Việc dạy học các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là
một thách thức lớn đối với không chỉ người đứng lớp mà cả những nhà nghiên
cứu về phương pháp. Ở mảng văn học này tồn tại không ít những rào cản về văn
tự (cả Hán và Nôm), văn hóa, lịch sử . trong mối tương quan với thời đại
chúng ta.
Văn học trung đại Việt Nam suốt một nghìn năm lịch sử trải qua các triều
đại phong kiến với bao truyền thống hiển hách dựng nước và giữ nước Hơi
thở của dân tộc đọng lại trong từng câu chữ với bao vẻ đẹp hào sảng kết tinh ở
nhiều thể loại: Chiếu, Biểu, Hịch, Phú, Cáo, Văn tế và các thể tài văn xuôi khác
Mảng văn học này chiếm một vị trí đặc biệt trong nhà trường và rất cần
được dạy học một cách bài bản, sâu sắc bởi nó tác động đến từng học sinh theo
những cách riêng
Nhưng xác định rõ thi pháp của thời kỳ, giai đoạn này cũng như trào lưu
của từng tác giả, tác phẩm vẫn còn là cái gì đó chưa được chú ý một cách
nghiêm túc. Vì vậy công việc dạy học bộ phận văn học này gần như chưa đi
đúng được các vấn đề bản chất sâu sắc cần thiết.
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đó là
những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài
thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá
cách). Để dạy tốt những tác phẩm này, người dạy cần phải nắm rõ bản chất, đặc
trưng, thi pháp của thể thơ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu về thi pháp của
thơ Nôm Đường luật vẫn chưa được thực sự coi trọng trong quá trình dạy học ở
nhà trường phổ thông hiện nay.
116 trang |
Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm đường luật ở Lớp 10 Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN TIẾN DŨNG
VẬN DỤNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
Ở LỚP 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Viết Chữ
HÀ NỘI - 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời tri ân và biết ơn sâu sắc đến Thầy - Phó giáo sư
- Tiến sĩ Nguyễn Viết Chữ, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động
viên, khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa sau đại học,
Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy trong Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo,
bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy, công tác tại trường THPT Giao Thủy C,
trường THPT Quất Lâm, cũng như Sở giáo dục – Đào tạo tỉnh Nam Định, đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập nghiên cứu để hoàn thành khóa học.
Xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình dành cho tôi sự quan tâm, chia
sẻ, động viên, khích lệ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để tôi hoàn
thành luận văn này.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Tiến Dũng
ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP : Đại học Sư phạm
GS : Giáo sư
NXB : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
THPT : Trung học phổ thông
TS : Tiến sĩ
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
Tr : Trang
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 4
4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 5
5. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu . .............................................................................. 6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 6
8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 7
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................ 7
1.1.1. Vài nét về thi pháp học ............................................................................. 7
1.1.2. Đặc trưng thi pháp văn học trung đại Việt Nam ....................................... 8
1.1.2.1. Hệ thống ưóc lệ trong văn học trung đại ................................................ 8
1.1.2.2. Thiên nhiên trong văn học trung đại .................................................... 13
1.1.2.3. Quan niệm về không gian, thời gian .................................................... 17
1.1.2.4. Quan niệm về con người ..................................................................... 20
1.1.3. Thơ Nôm Đường luật và quan niệm dạy học thơ Nôm Đường luật theo
hướng vận dụng thi pháp .................................................................................. 26
1.1.3.1. Thơ Nôm Đường luật .......................................................................... 26
1.1.3.2. Quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật ..................................... 26
1.1.3.3. Đặc trưng của thơ Nôm Đường luật .................................................... 30
1. 2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 34
1.2.1. Vai trò, vị trí của thơ Nôm Đường luật trong chương trình Ngữ văn Trung
học phổ thông .................................................................................................. 34
iv
1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học thơ Nôm Đường luật trong
chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông .................................................... 36
1.2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................. 36
1.2.2.2. Khó khăn. ............................................................................................ 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THÍCH HỢP THI
PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀO DẠY HỌC THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT
Ở LỚP 10 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................... 38
2.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại hiện nay ................................................ 38
2.1.1. Thực trạng dạy học thơ trung đại ở trường trung học phổ thông hiện nay ..... 38
2.1.2. Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT hiện nay ........ 41
2.1.2.1. Khảo sát tình hình dạy học tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở THPT .... 41
2.1.2.2. Kết quả khảo sát .................................................................................. 43
2.1.2.3. Nhận xét về thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật ở THPT hiện nay .... 45
2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy thơ Nôm
Đường luật ở lớp 10 trung học phổ thông ........................................................ 49
2.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc ......................................................... 49
2.2.1.1. Bám sát thi pháp của thơ HánNôm Đường luật trung đại .................... 49
2.2.1.2. Bám sát văn bản gốc và giai đoạn sáng tác của tác phẩm văn học
trung đại .......................................................................................................... 50
2.2.1.3. Đối chiếu các văn bản, phát hiện, khơi gợi, kích thích sự hình thành
năng lực so sánh, liên tưởng, tưởng tượng ....................................................... 51
2.2.1.4. Tạo không khí tranh luận, đối thoại giữa các tổ, nhóm, cá nhân ......... 54
2.2.2. Biện pháp vận dụng thích hợp thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ
Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT ................................. 56
2.2.2.1. Hướng dẫn học sinh xác định những nét tiêu biểu của thi pháp văn học
trung đại liên quan đến tác phẩm ...................................................................... 56
2.2.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội văn bản trên cơ sở thi
pháp tác giả. ..................................................................................................... 58
2.2.2.3. Hướng dẫn học sinh vượt rào cản ngôn ngữ thông qua hoạt động cắt
nghĩa, chú giải.................................................................................................. 72
2.2.2.4. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu về thi pháp được sử
dụng trong tác phẩm ........................................................................................ 81
v
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM .................................................................... 84
3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 84
3.2. Yêu cầu thực nghiệm ................................................................................ 84
3.3. Địa bàn, đối tượng và bài thực nghiệm ...................................................... 85
3.4. Thời gian và quy trình tiến hành thực nghiệm ........................................... 85
3.4.1. Thời gian thực nghiệm ........................................................................... 85
3.4.2. Quy trình tiến hành thực nghiệm ............................................................ 86
3.5. Giáo án thực nghiệm ................................................................................. 86
3.5.1. Yêu cầu chuẩn bị .................................................................................... 86
3.5.1.1. Đối với giáo viên ................................................................................. 86
3.5.1.2. Đối với học sinh .................................................................................. 87
3.5.2. Giáo án thực nghiệm .............................................................................. 88
3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 101
1. Kết luận ..................................................................................................... 101
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 104
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 106
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các bài thơ Nôm Đường luật ở THPT ............................................. 35
Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi thi pháp trong phần tìm hiểu bài của các bài thơ
Nôm Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình cơ bản ........ 43
Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án ................................................... 43
Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát phương pháp dạy học
của giáo viên (15 giáo viên) ............................................................................. 44
Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng ............................................... 85
Bảng 3.2. Thống kê kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh trong sự
so sánh, đối chứng ........................................................................................... 99
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc dạy học các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là
một thách thức lớn đối với không chỉ người đứng lớp mà cả những nhà nghiên
cứu về phương pháp. Ở mảng văn học này tồn tại không ít những rào cản về văn
tự (cả Hán và Nôm), văn hóa, lịch sử. trong mối tương quan với thời đại
chúng ta.
Văn học trung đại Việt Nam suốt một nghìn năm lịch sử trải qua các triều
đại phong kiến với bao truyền thống hiển hách dựng nước và giữ nướcHơi
thở của dân tộc đọng lại trong từng câu chữ với bao vẻ đẹp hào sảng kết tinh ở
nhiều thể loại: Chiếu, Biểu, Hịch, Phú, Cáo, Văn tế và các thể tài văn xuôi khác
Mảng văn học này chiếm một vị trí đặc biệt trong nhà trường và rất cần
được dạy học một cách bài bản, sâu sắc bởi nó tác động đến từng học sinh theo
những cách riêng
Nhưng xác định rõ thi pháp của thời kỳ, giai đoạn này cũng như trào lưu
của từng tác giả, tác phẩm vẫn còn là cái gì đó chưa được chú ý một cách
nghiêm túc. Vì vậy công việc dạy học bộ phận văn học này gần như chưa đi
đúng được các vấn đề bản chất sâu sắc cần thiết.
Thơ Nôm Đường luật là một thành tựu rực rỡ của thơ ca Việt Nam. Đó là
những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài
thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và cả những bài theo thể Đường luật phá
cách). Để dạy tốt những tác phẩm này, người dạy cần phải nắm rõ bản chất, đặc
trưng, thi pháp của thể thơ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu về thi pháp của
thơ Nôm Đường luật vẫn chưa được thực sự coi trọng trong quá trình dạy học ở
nhà trường phổ thông hiện nay.
Việc chuẩn bị từ sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.... Thậm
chí cả công việc đào tạo cho sinh viên trẻ về thi pháp văn học trung đại cũng
chưa được dụng công đến mức cần thiết. Việc dạy học các tác phẩm Hịch, phú,
cáo và đặc biệt là thơ ca còn tồn tại nhiều điều bất cập. Vì vậy ở luận văn này
2
chúng tôi hướng sự chú ý đến việc “Vận dụng thi pháp văn học trung đại vào
dạy học thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 - Trung học phổ thông.”
Nhà trường Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI đang khẩn trương
hiện đại hóa hướng đi, phương pháp vào với từng môn học để hội nhập khu vực
và quốc tế, vừa để giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc thì ở văn học trung đại đã
bảo tồn được sâu sắc bản sắc riêng về văn hóa dân tộc.
Đặc biệt trong chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng
phát huy năng lực cho người học như hiện nay thì việc cung cấp những kiến
thức nền tảng cho học sinh là rất thiết yếu để các em học sinh có thể chủ động
lĩnh hội khám phá tri thức một cách có sáng tạo. Vì vậy việc vận dụng thi pháp
vào dạy thơ Nôm Đường luật cũng là một hướng đổi mới để các em học sinh có
thể tự nghiên cứu, tìm hiểu được nhiều những tác phẩm thơ Nôm Đường luật
không đưa vào giảng dạy trong nhà trường.
2. Lịch sử nghiên cứu
Dạy học hiện đại phải đi từ khái quát đến cụ thể. Nếu không giải quyết được
cái khái quát thì khi gặp cái cụ thể ta không giải quyết được. Việc nghiên cứu
thi pháp và vận dụng sâu sắc thi pháp văn học trung đại vào dạy học thơ Nôm
Đường luật đang đặt ra những vấn đề có thể nói là rất cấp thiết, vận dụng thi
pháp vào dạy thơ Nôm Đường luật trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn
chế. Bởi lẽ văn học trung đại đã được đưa vào học tập trong nhà trường phổ
thông từ nhiều năm nay, ở cả cấp THCS và cấp THPT. Và ở trường phổ thông
cũng đã dành một thời lượng nhất định để định hướng tìm hiểu một số tác phẩm
nhất định. Tuy nhiên vấn đề vận dụng thi pháp vào trong giảng dạy thì còn
nhiều hạn chế. Các tác giả đã từng nghiên cứu về thi pháp văn học trung đại
phải kể đến Trần Đình Sử với “Thi pháp văn học trung đại” và “Mấy vấn đề về
thi pháp văn học trung đại Việt Nam.” Trong các công trình của mình, có thể
nói Trần Đình Sử là người hệ thống và vận dụng lí thuyết thi pháp một cách
công phu, bài bản nhất ở cả ba phương diện: Không gian, thời gian, ngôn ngữ.
3
Nhưng đi sâu vào từng tác phẩm của từng tác giả, phát hiện được những nét
riêng trong cá tính sáng tạo của họ thì như còn để ngỏ.
Nguyễn Đăng Na có “Văn học trung đại Việt Nam tập 1, 2” nhưng cũng chủ
yếu hệ thống sắp xếp lại những thành tựu trước đó của ông. Còn Lã Nhâm Thìn
với “Thơ Nôm Đường luật” thì trong đó tác giả cũng chủ yếu đi sâu phân tích
nội dung các bài thơ mà ít chú ý dến phương pháp. Với Bùi Văn Nguyên và Hà
Minh Đức thì lại đi sâu vào hình thức cổ thể của thơ ca Việt Nam. Trần Nho
Thìn thì chủ yếu khẳng định sự đóng góp của Trần Đình Hượu với văn hóa dân
tộc mà cũng ít chú ý đến thi pháp của văn học.. Bên cạnh các công trình
nghiên cứu còn phải kể đến các bài báo, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
quan tâm tìm hiểu đến văn học trung đại và thi pháp của văn học trung đại.
Nhìn chung các tác giả nghiên cứu đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau
để tìm hiểu nghiên cứu về thi pháp văn học trung đại nói chung và thi pháp của
thơ Nôm Đường luật nói riêng. Tuy nhiên việc nghiên cứu vận dụng thi pháp
của văn học trung đại vào giảng dạy thì thực sư chưa được quan tâm, đặc biệt là
việc vận dụng thi vào dạy những bài thơ Nôm Đường luật ở chương trình Ngữ
Văn 10 THPT.
Ở nước ngoài đặc biệt là ở phương Tây vấn đề vể thi pháp đã được tìm hiểu
và nghiên cứ khá sớm nên họ đã hình thành cả một bộ môn thi pháp học để
nghiên cứu về thi pháp trong sáng tác. Thuật ngữ thi pháp học (poetika) đã được
Aristote đề cập đến cách đây hơn hai nghìn năm, đó là công trình tổng kết kinh
nghiệm về nghệ thuật kịch thời Hi Lạp cổ đại, nó làm nên một học thuyết về
nguyên tắc mô phỏng, miêu tả các loại và thể, các hình thức thơ ca mà người Hi
Lạp tiếp nhận. Nó là một trình khoa học có ảnh hưởng sâu, rộng đến văn hóa
Châu Âu thời cổ đại, thời phục hưng và cho đến thế kỷ XVIII- XIX.
Cuối thế kỷ XIX, trên thế giới lại mới quan tâm đến vấn đề thi pháp, lúc
này họ nhìn văn hóa nghệ thuật theo một quy luật sáng tác riêng. Các công trình
thi pháp học tiêu biểu phải kể đến như M. Bakhtin cho xuất bản cuốn “Mấy vấn
đề sáng tác Dostoievki” và sau này là “Mấy vấn đề thi pháp Dostoievki”.
4
Khrapchenco cũng đã tổng kết thi pháp học lịch sử như là khuynh hướng nổi bật của
nghiên cứu văn học Liên Xô từ năm 1959.
Ở nước ta vấn đề thi pháp cũng đã dược manh nha từ những năm đầu thế kỷ XX
tuy nhiên phải đến những năm cuối thế ky XX thì thi pháp mới được nhìn nhận như
một bộ môn nghiên cứu thực sự và bộ môn thi pháp học mới được chính thức ra đời
để đưa vào học tập, nghiên cứu, giảng dạy. Người có công lớn đưa thi pháp học đến
Việt Nam chính là Giáo sư Trần Đình Sử một người đã có nhiều năm bỏ công sức để
nghiên cứu về vấn đề thi pháp. Cho đến nay vấn đề thi pháp đã được nhìn nhận như
một bộ môn khoa học nghiên cứu thực thụ. Nhưng những công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học còn mang nặng tính hàn lâm, kinh viện mà ít chú trọng đi vào ứng
dụng trong thực tế giảng dạy.
Tuy nhiên đi vào tìm hiểu thực tế trong quá trình giảng dạy các tác phẩm văn
học nói chung và tác phẩm văn học trung đại nói riêng thì hầu hết các thầy cô giáo
và các em học sinh cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thi pháp mà người dạy
cũng như người học mới chỉ chú trọng vào nội dung được thể hiện trong rác phẩm
cũng như một vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu. Thậm chí với một số người khái
niệm thi pháp còn rất xa lạ và họ coi đó là công việc của các nhà nghiên cứu. Ở
phạm vi nghiên cứu của đề tài này tác giả cũng chỉ dám đề cập đến việc vận dụng thi
pháp vào trong thực tế giảng dạy một vài bài thơ Nôm Đường luật cụ thể trong
chương trình Ngữ Văn THPT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở của thi pháp học nói chung và thi pháp văn học trung đại nói riêng
để có những vận dụng linh hoạt vào việc giảng dạy thơ Nôm Đường luật ở
chương trình THPT. Vì thế khi thực hiện đề tài này chúng tôi nhằm hướng tới
những nhiệm vụ và mục đích sau:
5
– Góp phần giải quyết một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới
phương pháp dạy học văn hiện nay: Tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm văn
chương trong chương trình THPT.
– Nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề vận dụng thi pháp vào giảng dạy, chú ý đến
những ưu thế và tính khả thi của hướng đi này trong việc vận dụng vào thực tế
dạy học bộ môn Ngữ văn, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn
trong nhà trường phổ thông hiện nay.
– Tác giả cũng xin được đề xuất một quy trình, cách thức tổ chức hoạt động dạy
học theo hướng vận dụng thi tháp và thử nghiệm vận dụng thi pháp vào thực tế
giảng dạy khi tiến hành dạy học một số bài thơ Nôm Đường luật ở chương trình
Ngữ văn ở bậc THPT ...
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về thi pháp học nói chung và thi pháp văn
học trung đại nói riêng, chúng tôi đã tìm hiểu, đối chiếu để vận dụng thi pháp
văn học trung đại vào dạy thơ Nôm Đường luật ở lớp 10 THPT nhằm giải quyết
một cách tốt nhất hướng tiếp cận các tác phẩm thơ Nôm Đường bằng các biện
pháp thích hợp nhất để đạt hiệu quả tối ưu theo định hướng dạy học đọc - hiểu
văn văn bản như hiện nay.
4. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu
Với tính chất bước đầu, luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
như sau:
– Cơ sở lí luận của phương pháp dạy học vận dụng thi pháp và hoạt động dạy
học văn theo hướng vận dụng thi pháp.
– Vận dụng phương pháp dạy học vận dụng thi pháp vào việc tổ chức hoạt
động dạy học một số bài thơ N