Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam bao
gồm tất cả bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
Tính thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể
đóng góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện
không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người.
Nền văn hóa này đã chịu đựng được sự thử thách và khảo nghiệm của
lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tính đoàn kết, tính thống nhất
này đã hình thành nên khái niệm dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng và
phát triển một nền văn hóa Việt Nam với tất cả sự phong phú và độc đáo của
54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta. Việc phát triển văn hóa nhằm mục tiêu
tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam nhưng làm thế nào để
tạo dựng nên một sự bền vững khi trên co n đường phát triển các dân tộc lại
đang đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh đó, hiện nay các
thế lực phản động trong nước và quốc tế đã và đang sử dụng văn hóa như một
công cụ để kích động mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.
134 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa của người Tày ở huyện định hóa tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------
DƢƠNG QUỐC HUY
VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY
Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Dương Quốc Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Duy Tiến, cùng các thầy cô trong Bộ môn
lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên,
Bộ môn Lịch sử; Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương
đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả yên tâm công tác.
Trong thời gian đi điền dã thu thập tài liệu tác giả đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của các già làng, trưởng bản và những người cung cấp thông tin
ở nhiều xã trong huyện Định Hóa. Tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tác giả
Dương Quốc Huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu .............................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn ................................... 5
5. Nguồn tài liệu ............................................................................................. 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 6
7. Bố cục luận văn .......................................................................................... 6
Chƣơng 1: VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN .......... 7
1.1. Lịch sử hành chính huyện Định Hóa ........................................................ 7
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................ 8
1.3. Các thành phần dân tộc trong huyện ........................................................ 9
1.4. Vài nét về người Tày ở huyện Định Hóa ............................................... 13
1.4.1. Dân số, nguồn gốc ........................................................................... 14
1.4.2. Tình hình kinh tế ............................................................................. 14
1.4.3. Đời sống văn hóa, xã hội ................................................................. 17
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................... 26
Chƣơng 2: VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƢỜI TÀY ĐỊNH HÓA............. 27
2.1. Ăn, uống ................................................................................................ 27
2.1.1. Ăn ................................................................................................... 27
2.1.2. Uống ............................................................................................... 31
2.1.3. Ứng xử trong ăn uống ..................................................................... 32
2.2. Nhà cửa ................................................................................................. 34
2.2.1. Nhà ở .............................................................................................. 34
2.2.2. Kiến trúc công cộng ........................................................................ 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
2.3. Trang phục ............................................................................................ 45
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................... 47
Chƣơng 3: VĂN HÓA TINH THẦN ............................................................. 48
3.1. Một số tục lệ trong chu kỳ đời người ..................................................... 48
3.1.1. Cưới xin .......................................................................................... 48
3.1.2. Sinh đẻ ............................................................................................ 56
3.1.3. Các nghi lễ liên quan đến làm nhà mới ............................................ 59
3.1.4. Ma chay .......................................................................................... 61
3.2. Văn học dân gian ................................................................................... 73
3.2.1. Truyện kể ........................................................................................ 73
3.2.2. Ca dao, tục ngữ, câu đố ................................................................... 80
3.2.3. Thơ ca ............................................................................................. 84
3.3. Lễ hội dân gian ...................................................................................... 99
3.3.1. Lễ hội Lồng tồng ............................................................................. 99
3.3.2. Lễ hội cầu mùa .............................................................................. 103
3.4. Nghệ thuật ........................................................................................... 104
3.4.1. Nghệ thuật múa rối ........................................................................ 104
3.4.2. Nghệ thuật tạo hình ....................................................................... 106
3.5. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của người Tày Định Hóa trong điều kiện hiện nay ................... 111
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................... 113
KẾT LUẬN ................................................................................................ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam bao
gồm tất cả bản sắc văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.
Tính thống nhất ấy không chỉ là phép cộng đơn giản, các dân tộc chỉ có thể
đóng góp vào và làm nên sự phong phú của văn hóa Việt Nam với điều kiện
không đánh mất bản sắc văn hóa tộc người.
Nền văn hóa này đã chịu đựng được sự thử thách và khảo nghiệm của
lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tính đoàn kết, tính thống nhất
này đã hình thành nên khái niệm dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng và
phát triển một nền văn hóa Việt Nam với tất cả sự phong phú và độc đáo của
54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta. Việc phát triển văn hóa nhằm mục tiêu
tạo nên sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam nhưng làm thế nào để
tạo dựng nên một sự bền vững khi trên con đường phát triển các dân tộc lại
đang đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bên cạnh đó, hiện nay các
thế lực phản động trong nước và quốc tế đã và đang sử dụng văn hóa như một
công cụ để kích động mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.
Do vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia, là vấn đề tồn tại hay không tồn tại đối với mỗi dân tộc.
Dân tộc Tày là cư dân bản địa và lâu đời ở nước ta. Họ phân bố trên
phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai
xuống vùng trung du; từ biên giới phía đông của tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Cao Bằng qua huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh đồng bào Tày có mặt lâu đời và có số
dân chiếm 9,08%. Trong đó người Tày ở Định Hóa có số dân trên 43367
người chiếm 49,2 % dân số toàn huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
Do sớm có mặt ở Định Hóa lại chiếm tỷ lệ dân số khá đông, trong tiến
trình phát triển của lịch sử, đồng bào Tày nơi đây đã sớm xây dựng cho mình
một nền văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng góp phần xây dựng nên
truyền thống văn hóa Việt Nam.
Trên cơ sở đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn trở thành vấn
đề trọng tâm trong đường lối của Đảng. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ V khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định rõ: “Di sản văn hóa
là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ
sở để tạo ra những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng
bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và
dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật
thể”[56, tr.206].
Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hóa
truyền thống của đồng bào Tày ở huyện Định Hóa, chúng tôi chọn vấn đề
“Văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” làm luận
văn thạc sỹ của mình. Trong đó tập trung chủ yếu vào đời sống vật chất và
tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, vấn đề về người Tày đã trở thành vấn đề nghiên cứu của
không ít nhà nghiên cứu, nhà khoa học và vấn đề liên quan đến người Tày đã
được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu sau:
Ngay từ thời phong kiến, các nhà sử học đã nói tới xã hội, phong tục
tập quán của các dân tộc thiểu số trong đó có người Tày. Tiêu biểu là tác
phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê quý Đôn. Cuốn sách đã đề cập đến văn hóa
của người Tày nói chung.
Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, có các công trình tiểu
biểu như:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
Cuốn “Văn hóa Tày Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư đã giới thiệu
khá đầy đủ về xã hội, con người và văn hóa của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt
Nam nói chung. Tuy nhiên, nhiều đặc trưng văn hóa mang tính địa phương
của dân tộc Tày trong đó có Định Hóa chưa được tác giả quan tâm đầy đủ.
Cuốn “Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam” do Viện dân tộc học xuất
bản năm 1992 là công trình nghiên cứu có tính toàn diện và công phu nhất về
điều kiện tự nhiên, dân cư; Lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa
vật chất, văn hóa tinh thần, tổ chức xã hội…của hai dân tộc Tày, Nùng nói
chung.
Cuốn “Văn hóa truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả Hoàng
Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn đã
miêu tả và trình bày khá đầy đủ về xã hội và văn hóa Tày Nùng, chữ Nôm
Tày- Nùng, Văn học dân gian, nghệ thuật làm nhà ở của người Tày, Nùng ở
Việt Nam.
Cuốn “Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc” của tác giả
Hoàng Quyết, Tuấn Dũng đã tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hóa
tinh thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc với những phong tục tập quán như
tục lệ đặt tên làng, tập quán nhà ở, ăn mặc, thờ cúng tổ tiên, lễ cưới từ xa xưa
của người Tày.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 1999 “Tín ngưỡng dân gian Tày lịch
sử và hiện tại” của tác giả Hoàng Ngọc La và Hoàng Hoa Toàn đã trình bày
khá chi tiết về tín ngưỡng dân gian Tày, với các tục thờ cúng, các tàn dư ma
thuật cùng các lễ nghi trong đời sống đồng bào Tày.
Cuốn “Văn hóa dân gian Tày” do Hoàng Ngọc La chủ biên đã nêu lên
những đặc trưng cơ bản về văn hóa vật thể và phi vật thể của tộc người Tày ở
Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
Như vậy, các tác phẩm nêu trên đã phản ánh một bước tiến lớn trong
lịch sử nghiên cứu về văn hóa dân tộc Tày trong đại gia đình các dân tộc Việt
Nam. Song phần lớn các tác phẩm nghiên cứu trên một phạm vi rộng với
những đặc trưng văn hóa của người Tày nói chung, chưa làm rõ được những
sắc thái phong phú, đa dạng của văn hóa Tày ở huyện Định Hóa. Mặc dù vậy,
các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước đã tạo ra những cơ sở, những
điều kiện để chúng tôi tiếp tục khai thác, làm rõ hơn về đời sống văn hóa của
dân tộc Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về văn hóa vật chất và
một số thành tố trong văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về văn hóa vật chất và tinh thần của người Tày ở
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề văn hóa
vật chất và tinh thần là một phạm trù rất rộng mà thời gian và trình độ còn
nhiều hạn chế, cho nên tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu
sau đây:
- Về văn hóa vật chất: tác giả đi vào nghiên cứu về ăn uống, trang phục
và nhà ở của người Tày Định Hóa.
- Về văn hóa tinh thần: đi vào nghiên cứu một số lễ tục trong chu kỳ
đời người (sinh đẻ, cưới xin, làm nhà mới, tang ma); văn học dân gian (truyện
kể, dân ca, tục ngữ, câu đố…); lễ hội Lồng tồng, cầu mùa; Nghệ thuật (múa
rối, hoa văn trên vải, nghệ thuật tạo hình đàn tính).
3.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về đời
sống vật chất cũng như tinh thần của người Tày, rút ra những giá trị tiêu biểu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
Từ đó làm cơ sở giúp các nhà quản lý hoạch định những biện pháp,
chính sách để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Tày ở huyện
Định Hóa nói riêng và của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Thái Nguyên nói
chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng trong luận văn các
phương pháp như: Phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp logic,
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, miêu thuật,
khảo tả…
4.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Giới thiệu vài nét về vị trí địa lý của huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu về văn hóa vật chất của người Tày như: Ăn, mặc, ở, đi lại.
- Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần của người
Tày như: sinh đẻ, cưới xin, ma chay, văn học và nghệ thuật dân gian.
- Tìm hiểu một số biến đổi trong văn hóa vật chất và tinh thần của
người Tày ở huyện Định Hóa hiện nay.
- Qua đó rút ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Tày.
5. Nguồn tài liệu
5.1. Tài liệu thành văn
- Các tác phẩm, công trình lý luận về vấn đề văn hóa tộc người như: Về
các giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam của Trường Chính; Nghị quyết Hội
nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ V khóa VIII; Một số phong tục tập quán
trong các dân tộc thiểu số góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người của
Nguyễn Từ Chi…
- Các tác phẩm thông sử và chuyên khảo trong đó có tài liệu chính sử
của nhà nước phong kiến như: Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
nhất thống chí…; Các sách chuyên khảo và các bài viết đề cập đến lịch sử,
văn hóa của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học như: Văn hóa Tày
Nùng của Lã Văn Lô - Hà Văn Thư, Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam của
Viện dân tộc học…
5.2. Tài liệu điền dã
Lời kể của người già, thầy cúng dân tộc Tày, trực tiếp quan sát một số
hoạt động văn hóa của người Tày ở huyện Định Hóa để ghi chép, miêu thuật
một cách cụ thể.
6. Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối hệ thống về
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Tày ở huyện Định Hóa.
- Thông qua việc tìm hiểu một số vấn đề văn hóa của người Tày ở
huyện Định Hóa sẽ giúp cho các cơ quan chức năng đánh giá một cách toàn
diện hơn về công tác bảo tồn và phát triển những giá trị trong văn hóa truyền
thống của người Tày ở Định Hóa.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Vài nét về huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 2: Văn hóa vật chất của ngƣời Tày ở huyện Định Hóa tỉnh
Thái Nguyên
Chƣơng 3: Văn hóa tinh thần của ngƣời Tày ở huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
Chƣơng 1
VÀI NÉT VỀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1. Lịch sử hành chính huyện Định Hóa
Định Hóa được hình thành từ rất sớm. Thời Hùng Vương, Định Hóa
thuộc Bộ Vũ Định. Thời Đường thuộc đất châu Long và châu Võ Nga, thời
Lý là châu Thái Nguyên và châu Vũ Lặc. Thời thuộc Minh, Định Hóa thuộc
huyện Tuyên Hóa, châu Thái Nguyên. Dưới thời Lê sơ, Tuyên Hóa thuộc Bắc
đạo, năm Quang Thuận thứ 7, Tuyên Hóa thuộc Thái Nguyên thừa tuyên.
Năm Quang Thuận thứ 10 đổi thành Ninh Sóc thừa tuyên. Đến thời Hồng
Đức, châu Tuyên Hóa thuộc xứ Thái Nguyên. Đến thời vua Gia Long, châu
Tuyên Hóa được đổi thành châu Định Hóa, thuộc phủ Phú Bình. Theo sách
Đại Nam Nhất thống chí chép lại, châu Định “đông tây cách nhau 172 dặm,
nam bắc cách nhau 98 dặm, phía đông đến địa giới huyện Phú Lương 46
dặm, phía tây đên địa giới châu Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang 126 dặm, phía
nam đến địa giới huyện Văn Lãng 146 dặm, phía bắc đến địa giới châu Thông
Hóa 47 dặm. Xưa là đất bộ Vũ Định, thời thuộc Minh gọi là huyện Tuyên
Hóa, đời Lê gọi là châu Tuyên Hóa, sau đổi làm châu Định Hóa, thuộc phủ
Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời quản trị…” [40, tr.158-159].
Dưới thời Lê sơ theo sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết năm 1438
huyện Định Hóa đổi thành châu Định Hóa thuộc phủ Phú Bình trong số 9
huyện châu. Định Hóa lúc đó có 40 xã, 12 trang.
Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1832), châu Định Hóa thuộc tỉnh Thái
Nguyên. Năm Minh Mạng thứ 16 (năm 1836) cắt 4 huyện là Định Châu, Văn
Lãng, Đại Từ, Phú Lương đặt thành phủ Tòng Hóa và đặt chức Lưu quan. Địa
giới phủ Tòng Hóa: “cách tỉnh 99 dặm về phía tây, đông tây cách nhau 153
dặm, nam bắc cách nhau 187 dặm” [40, tr.158]. Phía đông đến Đồng Hỷ phủ
Phú Bình. Phía tây đến địa giới huyện Sơn Dương, tỉnh Sơn Tây và châu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Phía nam giáp Phổ Yên, phủ Phú Bình. Phủ
Tòng Hóa gồm có 9 tổng và 36 xã. Từ đó đến trước Cách mạng tháng Tám
1945, Định Hóa có 8 tổng với 30 xã và 1 thị trấn. Đó là các tổng: Định Biên
Thượng, Định Biên Trung, Định Biên Hạ, Khuynh Kỳ, Thanh Điểu, Phượng
Vĩ Thượng, Phượng Vĩ Trung và Phượng Vĩ Hạ.
Sau cách mạng tháng Tám, Định Hóa thuộc phủ Ngô Quyền, tháng 6
năm 1945 đổi thành phủ Vạn Thắng. Năm 1948 phủ Vạn Thắng đổi thành
huyện Định Hóa và giữ nguyên cho đến ngày nay. Hiện nay, huyện Định Hóa
gồm 1 thị trấn (thị trấn Chợ Chu) và 23 xã (Bảo Cường, Bảo Linh, Bình
Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Định Biên, Điềm Mặc, Đồng Thịnh, Kim
Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phú Tiến, Phúc Chu,
Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung
Hội, Trung Lương).
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Huyện Định Hóa nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với tổng
diện tích đất tự nhiên là 520,75 km2, phía Bắc giáp Chợ Đồn, Bạch Thông
(Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Phú Lương;
phía Tây giáp Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang).
Địa hình