Luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sựphát triển, là linh hồn sức sống của mỗi quốc gia dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữnước văn hóa Việt Nam là một thực thể, đồng thời hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trịbền vững những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên đó là: “lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý. sựtinh tếtrong ứng xử, tính giản dịtrong lối sống.”[27, tr 56]. Đó là bản sắc văn hóa dân tộc, mà bản sắc dân tộc là phần cốt lõi, tinh túy trong tâm hồn, tính cách dân tộc, thì cái bản sắc đó được biểu hiện ra trong toàn bộcác hoạt động xã hội, từcác hoạt động sản xuất tinh thần đến các hoạt động vật chất. Đúng nhưbáo cáo chính trị Đại hội VII của Đảng đã nêu rõ: “Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm không chỉtrong công tác văn hóa – văn nghệ, mà cảtrong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo. sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tưduy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam”[93, tr 286]. Có thểcoi đây là một luận điểm quan trọng đòi hỏi một sự đổi mới trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Bản chất của văn hóa tồn tại sâu xa mang tính chất nhân bản và nhân văn. Văn hóa kết tinh phẩm giá, năng lực, sức sáng tạo của con người. Văn hóa chăm lo chất lượng cuộc sống của con người, của xã hội ngày một nâng cao, sao cho con người có ý thức trong các mối quan hệcủa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tựnhiên, giữa hiện tại, quá khứvà tương lai, biết giữgìn phát huy giá trịcủa con người tạo ra nhiều thếhệ, chỉcó văn hóa mới không quên con người, mới trân trọng cuộc sống phong phú của con người và đi sâu vào tâm hồn riêng tưcủa con người, chia sẻnhững dằn vặt, lo âu của con người vềlẽsống và cái chết, vềnhững điều thiêng liêng và cõi tâm linh. Trong xu thếhiện nay, Việt Nam đang ởtrong quá trình xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nhưnghịquyết V của Trung ương Đảng vừa nhấn mạnh, văn hóa Việt Nam lại đang trên đà hội nhập với văn hóa thếgiới. Một mặt mởra khảnăng to lớn đểcác dân tộc giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội với nhau trên phạm vi toàn cầu tạo động lực cho quá trình đổi mới và hiện đại hóa văn hóa của các dân tộc, mặt khác nó cũng đưa lại cho chúng ta những thách thức mới. Mặt trái của cơchếthịtrường đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, thậm chí vào cảthành trì bền vững nhất của giá trịcá nhân khiến cho xã hội này đương đầu với mọi thách thức nhưlối sống ích kỷthực dụng, sựbăng hoại, các giá trịtinh thần truyền thống Chính sựsuy thoái vềlối sống đạo đức xã hội, có nguy cơngày càng tăng làm phai nhạt sựtinh tếtrong ứng xửcủa người Việt Nam mà ngàn đời vẫn luôn nhắc tới. Chính vì thế, người ta quan tâm đến một biểu hiện của văn hóa, được thểhiện trực tiếp thái độcủa con người, đó là ứng xử, ứng xửcó văn hóa ởmức cao nhất là văn hóa ứng xửcủa con người. Văn hóa ứng xửcủa con người Việt Nam cơbản được thểhiện ởnếp ứng xửkhoan dung thiên vềhành động với tư cách trực giác tổng hợp. Những hành động của ứng xửkhông ra ngoài nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn và cảtrọng nữ. Bên cạnh đó, ai cũng biết đã là con người mang tính nhân loại phổbiến thì ai cũng quan tâm đến mối quan hệ, thái độ ứng xửvới những vấn đềlớn giữa người với người, với bản thân, với gia đình, với xã hội, với tựnhiên. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa ứng xửcó một ý nghĩa rất to lớn, giúp ta nhìn nhận, đánh giá nền tảng tinh thần nhưmột thứghen nội sinh vững vàng đểcon người hiện nay sẵn sàng đón nhận những giá trịmới giao lưu văn hóa mang lại. ThơchữHán của Nguyễn Du được nghiên cứu sâu sắc trên nhiều bình diện, lịch sửnghiên cứu vì thơchữHán của Nguyễn Du vô cùng phongphú. Tuy nhiên, nhưnhiều thơchữHán khác, thơchữHán của Nguyễn Du là đối tượng luôn ẩn chứa nhiều điều mới mẻ, vì vậy khó có những công trình nghiên cứu thật trọn vẹn. Do đó, nghiên cứu văn hóa ứng xửtrong thơchữHán của Nguyễn Du đểnhận thức và xửlý đúng đắn và hiệu quả, góp phần làm rõ thêm những đóng góp văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay là một nhiệm vụcó ý nghĩa vừa cơbản, vừa cấp bách cảvềlý luận lẫn thực tiễn. Xuất phát từlí do trên chúng tôi chọn vấn đềVăn hóa ứng xửtrong thơchữHán của Nguyễn Du để làm đềtài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Văn học Việt Nam.

pdf115 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CAO THỊ LIÊN HƯƠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU   Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 MỤC LỤC MỤC LỤC............................................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 4 A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 5 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 12 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu................................................................................ 12 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 12 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 13 B. NỘI DUNG................................................................................................................ 15 Chương 1 : VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................................................... 15 1.1. Các khái niệm................................................................................................ 15 1.1.1. Khái niệm văn hóa .................................................................................. 15 1.1.2. Khái niệm ứng xử................................................................................... 21 1.1.3. Khái niệm văn hóa ứng xử ..................................................................... 23 1.2. Văn hóa ứng xử tiếp hợp nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai.............................. 29 1.2.1. Tiếp hợp Nho giáo .................................................................................. 29 1.2.2. Tiếp hợp Phật giáo .................................................................................. 33 1.2.3. Tiếp hợp Đạo giáo................................................................................... 36 Chương 2: NGUYỄN DU VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU............................ 41 2.1. Nguyễn Du..................................................................................................... 41 2.1.1. Thời đại Nguyễn Du................................................................................ 41 2.1.2. Gia thế và cuộc đời Nguyễn Du.............................................................. 44 2.2. Thơ chữ Hán Nguyễn Du .............................................................................. 49 Chương 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU............................................................................................................................ 81 3.1. Ứng xử đối với bản thân ............................................................................... 81 3.2. Ứng xử với môi trường tự nhiên ................................................................... 88 3.2.1. Thiên nhiên tươi đẹp để hưởng thụ ngâm vịnh..................................... 866 3.2.2. Thiên nhiên kỳ quái khiến con người phải khiếp sợ ............................... 95 3.3. Ứng xử với môi trường xã hội....................................................................... 75 3.3.1. Vua chúa ................................................................................................. 76 3.3.2. Quan lại ................................................................................................... 80 3.3.3. Những người nghèo khổ ......................................................................... 85 3.3.4. Người hiền, người tài .............................................................................. 89 3.3.5. Phụ nữ ..................................................................................................... 95 3.4. Ứng xử trong gia đình ................................................................................. 100 C. KẾT LUẬN.............................................................................................................. 108 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 111 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Đặc biệt là PGS.TS. LÊ THU YẾN đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. BGH Trường Đại học Sư Phạm các quý Thầy Cô lãnh đạo Phòng Đào Tạo và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt khóa học. Gia đình, người thân, bạn hữu đã động viên ủng hộ, giúp đỡ mọi mặt và dành nhiều tình cảm nhất giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2010 Cao Thị Liên Hương   A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là linh hồn sức sống của mỗi quốc gia dân tộc. Trong quá trình dựng nước và giữ nước văn hóa Việt Nam là một thực thể, đồng thời hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam. Văn hóa dân tộc Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc được vun đắp nên đó là: “lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý... sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...” [27, tr 56]. Đó là bản sắc văn hóa dân tộc, mà bản sắc dân tộc là phần cốt lõi, tinh túy trong tâm hồn, tính cách dân tộc, thì cái bản sắc đó được biểu hiện ra trong toàn bộ các hoạt động xã hội, từ các hoạt động sản xuất tinh thần đến các hoạt động vật chất. Đúng như báo cáo chính trị Đại hội VII của Đảng đã nêu rõ: “Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm không chỉ trong công tác văn hóa – văn nghệ, mà cả trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo... sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam”[93, tr 286]. Có thể coi đây là một luận điểm quan trọng đòi hỏi một sự đổi mới trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của chúng ta. Bản chất của văn hóa tồn tại sâu xa mang tính chất nhân bản và nhân văn. Văn hóa kết tinh phẩm giá, năng lực, sức sáng tạo của con người. Văn hóa chăm lo chất lượng cuộc sống của con người, của xã hội ngày một nâng cao, sao cho con người có ý thức trong các mối quan hệ của cá nhân và cộng đồng, giữa con người và tự nhiên, giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, biết giữ gìn phát huy giá trị của con người tạo ra nhiều thế hệ, chỉ có văn hóa mới không quên con người, mới trân trọng cuộc sống phong phú của con người và đi sâu vào tâm hồn riêng tư của con người, chia sẻ những dằn vặt, lo âu của con người về lẽ sống và cái chết, về những điều thiêng liêng và cõi tâm linh. Trong xu thế hiện nay, Việt Nam đang ở trong quá trình xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, như nghị quyết V của Trung ương Đảng vừa nhấn mạnh, văn hóa Việt Nam lại đang trên đà hội nhập với văn hóa thế giới. Một mặt mở ra khả năng to lớn để các dân tộc giao lưu văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế, xã hội với nhau trên phạm vi toàn cầu tạo động lực cho quá trình đổi mới và hiện đại hóa văn hóa của các dân tộc, mặt khác nó cũng đưa lại cho chúng ta những thách thức mới. Mặt trái của cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của xã hội, thậm chí vào cả thành trì bền vững nhất của giá trị cá nhân khiến cho xã hội này đương đầu với mọi thách thức như lối sống ích kỷ thực dụng, sự băng hoại, các giá trị tinh thần truyền thống… Chính sự suy thoái về lối sống đạo đức xã hội, có nguy cơ ngày càng tăng làm phai nhạt sự tinh tế trong ứng xử của người Việt Nam mà ngàn đời vẫn luôn nhắc tới. Chính vì thế, người ta quan tâm đến một biểu hiện của văn hóa, được thể hiện trực tiếp thái độ của con người, đó là ứng xử, ứng xử có văn hóa ở mức cao nhất là văn hóa ứng xử của con người. Văn hóa ứng xử của con người Việt Nam cơ bản được thể hiện ở nếp ứng xử khoan dung thiên về hành động với tư cách trực giác tổng hợp. Những hành động của ứng xử không ra ngoài nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn và cả trọng nữ. Bên cạnh đó, ai cũng biết đã là con người mang tính nhân loại phổ biến thì ai cũng quan tâm đến mối quan hệ, thái độ ứng xử với những vấn đề lớn giữa người với người, với bản thân, với gia đình, với xã hội, với tự nhiên. Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa ứng xử có một ý nghĩa rất to lớn, giúp ta nhìn nhận, đánh giá nền tảng tinh thần như một thứ ghen nội sinh vững vàng để con người hiện nay sẵn sàng đón nhận những giá trị mới giao lưu văn hóa mang lại. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được nghiên cứu sâu sắc trên nhiều bình diện, lịch sử nghiên cứu vì thơ chữ Hán của Nguyễn Du vô cùng phong phú. Tuy nhiên, như nhiều thơ chữ Hán khác, thơ chữ Hán của Nguyễn Du là đối tượng luôn ẩn chứa nhiều điều mới mẻ, vì vậy khó có những công trình nghiên cứu thật trọn vẹn. Do đó, nghiên cứu văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du để nhận thức và xử lý đúng đắn và hiệu quả, góp phần làm rõ thêm những đóng góp văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay là một nhiệm vụ có ý nghĩa vừa cơ bản, vừa cấp bách cả về lý luận lẫn thực tiễn. Xuất phát từ lí do trên chúng tôi chọn vấn đề Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Văn học Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề: Trong nhiều năm gần đây, các vấn đề văn hóa, văn hóa ứng xử mối quan hệ giữa văn hóa và văn học thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học nước nhà. Văn hóa là cội nguồn của văn học và “văn học nghệ thuật có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hóa cao quý ấy” (Phạm Văn Đồng). Giá trị văn hóa, tính văn hóa luôn là một thước đo giá trị của tác phẩm văn học. Xung quanh đề tài luận văn Văn hóa ứng xử trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi điểm qua một số công trình, bài báo khoa học sau: Về văn hóa, Đào Duy Anh đã đặt viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực nghiên cứu văn hóa Việt Nam khi cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” xuất bản năm 1938, Nxb Bốn Phương tái bản năm 1951. Từ đó đến nay có rất nhiều công trình của các nhà nghiên cứu về văn hóa vùng, văn hóa miền, văn hóa dân tộc – quốc gia Việt Nam hay văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á… của các tác giả nổi tiếng như Trần Quốc Vượng, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Toan Ánh, Chu Xuân Diên… Có thể kể đến Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới (Phan Ngọc), Một thế kỷ nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Nguyễn Chí Bền), Xã hội học văn hóa (Đoàn Văn Chúc), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa (Nguyễn Văn Dân), Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt (Nguyễn Đăng Duy), Tìm hiểu làng Việt (Diệp Đình Hoa), Con người, môi trường, văn hóa (Nguyễn Xuân Kính), Văn hóa gia đình Việt Nam (Vũ Gia Khánh), Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách (Lương Quỳnh Khuê)… Điểm lại những thành tựu đã đạt được, ghi nhận công lao của các nhà khoa học tiêu biểu của hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam trong tính tổng thể cộng đồng văn hóa dân tộc – quốc gia. Hướng nghiên cứu đại cương về văn hóa Việt Nam, hoặc “tiếp cận văn hóa học về văn hóa Việt Nam” theo quan niệm của Trần Ngọc Thêm và nhiều tác giả khác là nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản cùng những quy luật hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam. Có thể chỉ ra một số chủ đề chính của hướng nghiên cứu này: - Quá trình hình thành và phát triển cộng đồng văn hóa dân tộc – quốc gia Việt Nam. - Cá thể cộng đồng văn hóa cơ bản cấu thành nền văn hóa dân tộc – quốc gia Việt Nam: văn hóa gia đình, văn hóa làng, văn hóa đô thị, văn hóa vùng. - Văn hóa cá nhân: mẫu người Việt Nam trong lịch sử, tính cách con người, lý giải vấn đề con người làng xã trong tính cách người Việt. - Vấn đề bản sắc văn hóa con người Việt Nam, chiến lược xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. - Hệ tư tưởng với tư cách là yếu tố cốt lõi trong nền tảng tinh thần của xã hội. - Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế. Như vậy, hướng nghiên cứu nền văn hóa dân tộc – quốc gia, với tư cách một khoa học mới phát hiện trong những năm cuối thế kỷ XX, nhưng những vấn đề của nó đã được các nhà khoa học đề cập từ lâu. Vì vậy, những công trình nghiên cứu thuộc các khoa học chuyên ngành như ngôn ngữ học, văn học, xã hội học, lịch sử nghệ thuật, triết học… vấn đề văn hóa Việt Nam sẽ là đối tượng khảo sát cần thiết của chúng ta. Về văn hóa ứng xử, trong nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, các tác giả đều có đề cập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử. Tuy nhiên sự đề cập chỉ dừng lại ở nêu hiện tượng, nhìn nhận khái quát. Đầu tiên phải kể đến công trình Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Châu Thổ Bắc Bộ qua một số ca dao - tục ngữ của Trần Thúy Anh (2000) [2]. Công trình này tác giả nghiên cứu truyền thống ứng xử của người Việt trong cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ được cô động và đúc kết qua ca dao – tục ngữ. Tác giả đã lấy ca dao và tục ngữ làm điểm tựa để từ đó, hình dung một cách sinh động và sâu sắc bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa và sắc thái riêng biệt, kể cả những tiếp nhận văn hóa của thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt Châu thổ Bắc Bộ. Gần với công trình trên là Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình của Nguyễn Văn Lê (2001) [53], mọi ứng xử phải tuân theo những quy tắc văn hóa trong ứng xử “cha mẹ, ông bà trong ứng xử với con cháu và con cháu trong ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình. Con cháu đối với những người trên lấy sự tôn kính làm trọng. Bề trên đối với con cháu lấy sự yêu thương, lòng bao dung để răn dạy. Đó là đạo lý của dân tộc”[53, tr 6 ]. Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam của Lê Như Hoa (2002) [30]. Tác giả đã tiếp cận văn hóa ứng xử của người Việt và phần nói về văn hóa ứng xử của các dân tộc ít người. Đặc biệt là góc độ văn hóa học tác giả phân tích một cách logic về văn hóa ứng xử của người Việt “coi trọng tính tập thể, tính cộng đồng, xã hội ”. Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Nguyễn Viết Chức (2002) [13], cùng với quá trình ngàn năm xây dựng, cải tạo và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên Hà Nội, văn hóa ứng xử của người Hà Nội đã kết tinh những tinh hoa văn hóa đặc sắc của cả nước và giao lưu với nước ngoài. Hàng ngàn năm “người Hà Nội từ thế hệ nọ đến thế hệ kia đã lưu giữ được một cốt cách, một phương thức ứng xử hòa đồng với thiên nhiên biến đổi tự nhiên theo quá trình hoàn thiện cuộc sống của mình. Những thắng cảnh Hồ Tây, sức quyến rũ của hồ Hoàn Kiếm, những đường phố bạt ngàn cây xanh, những dòng Kim Ngưu, Tô Lịch chạy dài vòng quanh thành phố là kết tinh những giá trị ứng xử với thiên nhiên của cha ông ta tạo nên một truyền thống ứng xử văn hóa thông minh và thẩm mỹ của người Hà Nội” [13, tr 5 – 6 ]. Văn hóa ứng xử của người Giẻ Triêng, Nguyễn Hùng Khu (2006) [46], tác giả thông qua một phong tục cụ thể - phong tục hôn nhân và cách tìm hiểu về văn hóa ứng xử của người Giẻ Triêng ở một vùng văn hóa – văn hóa Tây Nguyên. Tìm hiểu tộc người Giẻ Triêng, Nguyễn Đình Khu góp phần vào việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của tộc người Giẻ Triêng nói riêng, văn hóa Tây Nguyên nói chung. Văn hóa ứng xử còn phải kể đến, Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt của Lê Văn Quán (2007) [73], “người Việt Nam chú trọng sự tôn kính, trọng hiếu quý hòa, thờ phụng tổ tiên, thịnh hành nguyên tắc chủ nghĩa danh phận uy quyền” [73, tr 7]. Vấn đề này được tác giả quan tâm và tập trung bàn về văn hóa ứng xử gia đình, bạn bè, tình yêu… Ngoài ra chúng tôi cũng quan tâm đến luận văn thạc sĩ Ngữ văn Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm của Triệu Thùy Dương (2007) – Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM [21]. Triệu Thùy Dương chỉ ra truyền thống văn hóa ứng xử của người Việt trên con đường văn hóa hiện đại chính là truyền thống ứng xử xã hội, truyền thống văn hóa ứng xử được kết tinh từ đời sống văn hóa cổ truyền từ rất lâu đời được thể hiện trong văn học trung đại, đặc biệt là trong các truyện thơ Nôm, “là một cách khẳng định văn hóa ứng xử đồng thời cũng là một vấn đề cốt lõi, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thế hệ sâu này” [ 21, tr 4]. Nét đẹp phong tục các dân tộc thiểu số: trong văn hóa ứng xử, Vi Hoàng (2008) [32], tác giả đề cập văn hóa ứng xử người với người, ứng xử con người với loài vật và ứng xử con người với thiên nhiên. Hỏi đáp về văn hóa ứng xử của người Việt của Phạm Minh Thảo (2008) [80], tìm hiểu nghiên cứu qua thực tiễn cuộc sống và muốn truyền lại cho thế hệ mai sau các kinh nghiệm ứng xử quý báu về vấn đề “Người Việt phải ứng xử như thế nào để tồn tại và phát triển?” [80, tr 5]. Điều đó được đặt trong các thời kỳ lịch sử đầy biến động và sóng gió như ngày nay. Tất cả các công trình nêu trên đi vào nghiên cứu đặc trưng giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội của người Việt Nam trong quan hệ gia đình và xã hội. Riêng về lĩnh vực thơ chữ Hán, người viết chú ý điểm qua những công trình nghiên cứu: Về văn bản công trình nghiên cứu đáng chú ý, đó là cuốn Nguyễn Du toàn tập do Mai Quốc Liên chủ biên (Nxb Văn học 1996) có 250 bài thơ [62]. Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX [59] có những nhận định xác đáng về tâm sự của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán “Buồn thương như một tiếng đàn réo rắt, não ruột vang lên trong hầu hết các thi phẩm của ông” [59, tr 304]. Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du là Đào Duy Anh. Trong bài viết Thi tập của Nguyễn Du trong công trình Khảo luận về Kim Vân Kiều, lần đầu tiên vị trí của thơ chữ Hán Nguyễn Du được khẳng định về hình thức cũng như về nội dung. Có thể nói đây là những ý kiến có giá trị gợi mở cho nhiều nhà nghiên cứu, phê bình ở giai đoạn sau. Năm 1960 nhà phê bình Hoài Thanh tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Du trong bài viết Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán [26, tr 37]. Hoài Thanh khẳng định: “Cái điều rõ ràng là Nguyễn Du không bằng lòng với toàn bộ cuộc đời lúc bấy giờ” [26, tr 39]. Song thái độ không dứt khoát đã không thể làm mờ được tấm lòng cảm thông, xót thương của Nguyễn Du đối với những kiếp người đau khổ. Dù chưa nhìn rõ nguồn gốc của những điều bất công của cuộc đời nhưng “thái độ của Nguyễn Du rõ ràng tình cảm của Nguyễn Du chân thành, sâu sắc” [ 26, tr 45]. Cùng với quan điểm của Hoài Thanh, Xuân Diệu viết Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán [26, tr 46] đã nghiêng hẳn về cái nhìn buồn thương, day dứt của Nguyễn Du trước cuộc đời. Xuân Diệu cho rằng, giống như Khuất Nguyên xưa, Nguyễn Du “mang những vấn đề của ngàn năm, của triệu người, nên cái đau khổ của ông là một đau khổ lớn có tính chất đại diện cho nhân loại” [26, tr 52]. Xuân Diệu cũng đi sâu vào một số bài thơ tiêu biểu như Thái bình mại ca giả, Sở kiến hành, Phản chiêu hồn… tất cả điều chứng tỏ một tấm lòng “yêu thương con người đến cháy gan cháy ruột”[26, tr 59]. Đây cũng là quan điểm đánh giá của Lê Trí Viễn trong Lịch sử văn học Việt Nam (tập III) [103], ông đi sâu vào thế giới nhân vật đó là những người trung can nghĩa khí bị hãm hại, những kiếp người tài hoa lỗi lạc lầm than, những kẻ hèn yếu đáng thương. Đặc biệt cảm thương những ng