Luận văn Văn hóa và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80

Ba mươi năm miệt mài trên con đường sáng tạo văn học, Nguyễn Minh Châu đã để lại số lượng lớn những sáng tác vừa mang giá trị nhân văn cao cả vừa độc đáo về bút pháp thể hiện. Đặc biệt, trong thời kì văn học đổi mới, với những tác phẩm không chỉ đánh dấu cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt trong quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã được công luận trân trọng ghi nhận là “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh”(Nguyên Ngọc). Ông trở thành đại diện tiêu biểu cho phong trào đổi mới văn học thời kì sau chiến tranh với những sáng tác gây chú ý, hấp dẫn người đọc. Tác phẩm Nguyễn Minh Châu sau 1975 phản ánh rất nhiều nội dung, một trong những nội dung mà ông dồn nhiều tâm huyết là phản ánh văn hóa và con người miền Trung. Vấn đề văn hóa và con người ở từng địa phương, từng vùng văn hoá đang là mũi nhọn nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội trong giai đoạn Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà ở lĩnh vực văn chương, tìm hiểu “Văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80” sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam hiện nay. Hơn thế nữa, qua việc nghiên cứu văn hóa và con người miền Trung trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở thời kì lịch sử đầy biến động của đất nước, giúp hiểu sâu hơn về tầm nhìn, tầm cảm, tầm nhận thức, lí giải cuộc sống, con người của nhà văn. Những trang viết sâu sắc về lẽ đời, nặng lòng với vùng đất và con người quê hương của nhà văn đem lại cho người đọc sự khám phá đầy lí thú, một cách nhìn chân thực, sinh động, giúp soi tỏ một phương diện của đời sống hiện thực mà Nguyễn Minh Châu đã dồn tâm huyết và tài năng đóng góp cho văn học nước nhà những năm 80 thế kỷ XX.

pdf107 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH --------------------------------------------------------- THÁI THỊ PHƯƠNG THẢO VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI MIỀN TRUNG TRONG TRUYỆN NGUYỄN MINH CHÂU NHỮNG NĂM 80 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN KHA Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 Lêi c¶m ¬n T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban gi¸m hiÖu, tËp thÓ ThÇy c« khoa Ng÷ v¨n Tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Thµnh phè Hå ChÝ Minh, Phßng Khoa häc vµ C«ng nghÖ Sau §¹i häc ®· tËn t×nh gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu T«i xin ®Æc biÖt bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi TS.NguyÔn V¨n Kha, ng­êi ThÇy ®· tËn t©m, chu ®¸o h­íng dÉn t«i hoµn thµnh luËn v¨n th¹c sÜ nµy. T«i còng xin ®­îc c¶m ¬n Th­ viÖn Quèc gia, Th­ viÖn Khoa häc X· héi, Th­ viÖn tr­êng §¹i häc S­ ph¹m Thµnh phè Hå ChÝ Minh ®· cung cÊp cho t«i nhiÒu t­ liÖu quý gi¸. Xin c¶m ¬n nh÷ng ng­êi th©n, b¹n bÌ, ®ång nghiÖp ®· khÝch lÖ, gióp ®ì, ®éng viªn t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu Thµnh phè Hå ChÝ Minh, th¸ng 7 n¨m 2010 Ng­êi thùc hiÖn luËn v¨n Th¸i ThÞ Ph­¬ng Th¶o PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Ba mươi năm miệt mài trên con đường sáng tạo văn học, Nguyễn Minh Châu đã để lại số lượng lớn những sáng tác vừa mang giá trị nhân văn cao cả vừa độc đáo về bút pháp thể hiện. Đặc biệt, trong thời kì văn học đổi mới, với những tác phẩm không chỉ đánh dấu cho bước chuyển âm thầm mà quyết liệt trong quan niệm sáng tác mà còn đạt tới sự hoàn thiện nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu đã được công luận trân trọng ghi nhận là “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh”(Nguyên Ngọc). Ông trở thành đại diện tiêu biểu cho phong trào đổi mới văn học thời kì sau chiến tranh với những sáng tác gây chú ý, hấp dẫn người đọc. Tác phẩm Nguyễn Minh Châu sau 1975 phản ánh rất nhiều nội dung, một trong những nội dung mà ông dồn nhiều tâm huyết là phản ánh văn hóa và con người miền Trung. Vấn đề văn hóa và con người ở từng địa phương, từng vùng văn hoá đang là mũi nhọn nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội trong giai đoạn Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì lẽ đó mà ở lĩnh vực văn chương, tìm hiểu “Văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80” sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam hiện nay. Hơn thế nữa, qua việc nghiên cứu văn hóa và con người miền Trung trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở thời kì lịch sử đầy biến động của đất nước, giúp hiểu sâu hơn về tầm nhìn, tầm cảm, tầm nhận thức, lí giải cuộc sống, con người của nhà văn. Những trang viết sâu sắc về lẽ đời, nặng lòng với vùng đất và con người quê hương của nhà văn đem lại cho người đọc sự khám phá đầy lí thú, một cách nhìn chân thực, sinh động, giúp soi tỏ một phương diện của đời sống hiện thực mà Nguyễn Minh Châu đã dồn tâm huyết và tài năng đóng góp cho văn học nước nhà những năm 80 thế kỷ XX. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu được đưa vào chương trình giảng dạy văn học ở lớp 12 phổ thông trung học. Vì vậy, đề tài ngoài việc tìm hiểu những nét nổi bật thể hiện văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80, còn có tác dụng đào sâu để nâng cao chất lượng giáo án khi giảng dạy tác phẩm của nhà văn ở trường trung học phổ thông. Những điểm đã nói trên đây, chính là lý do để chúng tôi chọn đề tài “Văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80” làm luận văn thạc sĩ. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 2.1 Nhận xét chung. Nguyễn Minh Châu là một trong số ít nhà văn mà sự nghiệp sáng tác phản ánh tương đối trung thành quá trình vận động, phát triển của văn xuôi Việt Nam đương đại. Ông cũng là một trong số không nhiều những tác giả đương đại mà mỗi sáng tác ra đời thường được bạn đọc chú ý và có sức hấp dẫn với các cây bút phê bình. Theo trình tự thời gian, cùng với sự già giặn và tinh tế của ngòi bút tác giả, số bài viết về con người và tác phẩm của Nguyễn Minh Châu cũng ngày một phong phú, đa diện, sâu sắc. Khảo sát trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu từ trước tới nay, chúng tôi thấy rằng Nguyễn Minh Châu là một nhà văn được tiếp cận khá kĩ lưỡng: Ở góc độ tác giả, đó là một nhà văn có tư chất nghệ sĩ, có trách nhiệm với ngòi bút, luôn khao khát đổi mới tư duy nghệ thuật; Ở góc độ tác phẩm, đó là những sáng tác ghi đậm tài năng và tâm huyết của nhà văn, đặc biệt càng những sáng tác về sau càng gây được sức hấp dẫn đối với công chúng độc giả và giới phê bình. Để thấy được sự diễn tiến của ngòi bút tác giả qua sự tiếp nhận của công chúng độc giả và giới phê bình, chúng tôi tạm chia thành các mốc sau: 2.1.1 Thời kỳ ban đầu từ Cửa sông (1967) đến Dấu chân người lính (1972) có hơn 17 bài phê bình đăng trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương (theo Tôn Phương Lan). Mặc dù thời kì này Nguyễn Minh Châu chưa thực sự là một gương mặt nổi bật, có sức hấp dẫn lớn đối với giới phê bình nhưng số lượng đáng kể các bài phê bình ít nhiều cho thấy đã có một gương mặt nhà văn Nguyễn Minh Châu khá ấn tượng trong đời sống văn học bấy giờ. Đánh giá về ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong tiểu thuyết đầu tay Cửa sông, nhà nghiên cứu Phong Lê nhận xét: “Nguyễn Minh Châu tỏ ra có khả năng khái quát hoá cuộc sống. anh biết chọn lựa những tình huống, những hoàn cảnh điển hình để có thể qua việc miêu tả hình ảnh cuộc sống ở một nơi mà cho ta hiểu nhiều nơi. Anh biết thu gọn những vấn đề lớn của xã hội vào trong khuôn khổ câu chuyện” [59, tr.122-123]. Nguyễn Đăng Mạnh – Trần Hữu Tá khẳng định “hướng đi và triển vọng của Nguyễn Minh Châu” “nói chung là chắc chắn” [59, tr.125]. Song Thành nhận ra dấu hiệu về “những suy nghĩ và trăn trở trong ngòi bút” [59, tr.130] Nguyễn Minh Châu thời kỳ này. Nhìn chung, các ý kiến phê bình thời kì này dù chưa có sự đánh giá cao tài năng Nguyễn Minh Châu nhưng đều thống nhất ở sự khẳng định một cây bút có tiềm năng, có tâm huyết, đã ghi được dấu ấn đáng kể trong đời sống văn học bấy giờ, đang “tiến những bước vững chắc và hứa hẹn” (Phan Cự Đệ) [59, tr.137]. 2.1.2 Thời kì từ 1975 đến 1985, với sự trăn trở và mạnh dạn trong đổi mới tư duy nghệ thuật, sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã trở thành một hiện tượng văn học được dư luận đặc biệt chú ý với những ý kiến đa chiều. Xung quanh những tác phẩm truyện ngắn như Bức tranh (1976), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1982), Khách ở quê ra (1984)…đã có hẳn một cuộc trao đổi về “Truyện ngắn những năm gần đây của Nguyễn Minh Châu” do tuần báo Văn nghệ tổ chức vào tháng 6 – 1985. Đánh giá về “ hiện tượng Nguyễn Minh Châu” thời kì này, cuộc trao đổi đã nổi lên hai luồng ý kiến: một bên tỏ ra nghi ngại, dè dặt về hướng tìm tòi đổi mới của ông; một bên khác lại khẳng định sự tìm tòi của Nguyễn Minh Châu và xem những tìm tòi đó là cần thiết và có hiệu quả tích cực. Ở luồng ý kiến thứ nhất, một số nhà nghiên cứu cho rằng sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu đã được đẩy theo “một hướng có vẻ phức tạp hơn nhưng chưa chắc đã là sâu sắc hơn” (Bùi Hiển). Cũng chính vì thế đã có không ít những “băn khoăn”, những hoài nghi về “những con người lạ lẫm quá” (Đào Vũ), “những nhân vật dị thường” (Nguyễn Kiên) trên trang viết của anh. “Một số nhân vật được xây dựng có tính chất khiên cưỡng”, “độc đáo nhưng hơi cá biệt”, “cảm hứng của tác giả hơi gán ghép” (Phan Cự Đệ). Có ý kiến lại cho rằng nhà văn đã “thiếu đi cái nhìn đẹp đẽ, hợp lí”, “không ít khi rơi vào tự nhiên chủ nghĩa”…(Triều Dương). Đáng nói là, ngay trong các ý kiến xem ra còn nghi ngại và dè dặt này, hầu như ai cũng đều thừa nhận nét mới của ông không chỉ so với mọi người mà còn so với chính ông trong thời kì trước đó. Luồng ý kiến thứ hai đã đánh giá cao sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu. Lê Lựu ngoài sự khẳng định khả năng “nhìn đâu cũng ra truyện ngắn”, còn thấy ở Nguyễn Minh Châu điều đáng kể “anh là một trong những nhà văn duy trì sự tìm tòi, góp phần làm cho văn học không nhạt, giúp cho văn học có cái để bàn”. Đặc biệt, Lê Lựu khẳng định Nguyễn Minh Châu đã “thành công” trong “những thể nghiệm” của mình. Phong Lê nhìn ra “cái đa giọng điệu, cái đa thanh của cuộc đời đã vào tác phẩm” và do nhận thức “cái quyết định không phải là đề tài” nên “Nguyễn Minh Châu đã dần dần tạo ra thế giới nghệ thuật của riêng mình”. Với “đối tượng mới”, văn phong Nguyễn Minh Châu như “hoạt” hẳn lên, “tỏ rõ thêm một khía cạnh trong tài năng của mình”, một sự “thật sự hết mình trong lao động nghệ thuật” (Lê Thành Nghị). Có thể nói những ý kiến trên đây là tương đối tập trung, tiêu biểu cho thái độ và cách đánh giá khác nhau buổi đầu đối với sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu. 2.1.3 Từ sau cuộc thảo luận, tin vào tấm lòng của chính mình, trung thành với con đường đã chọn, Nguyễn Minh Châu vẫn tiếp tục gửi tới cuộc đời những thông điệp mới, những tác phẩm đã đạt tới độ chín về nghệ thuật, có sức cảm thông sâu sắc và sự hiểu biết tinh tế về con người, cuộc đời. Xu hướng đổi mới văn học trong thập kỉ 80 cùng giá trị đích thực của các tác phẩm khiến dư luận dần đi tới một đánh giá thống nhất: coi những sáng tác của Nguyễn Minh Châu là bước khởi đầu của thời kì đổi mới, đồng thời khẳng định vị trí tiên phong của nhà văn. Trần Đình Sử xác định: “cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đã mang lại những đề tài và chủ đề mới, có ý nghĩa bức thiết đối với đời sống hiện nay” [59, tr.212]. “Thành công của ông trong những năm gần đây là sự gặp gỡ kì diệu giữa thời đại và cảm quan nghệ thuật nhạy bén của nghệ sĩ với những tìm kiếm chân lí kiên trì, những suy ngẫm trăn trở đầy trách nhiệm của một nhà văn tài năng và tâm huyết” (Lã Nguyên) [59, tr.288]. 2.1.4 Từ 1992 cho đến nay, nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Minh Châu ngày càng phong phú, đa diện, sâu sắc. Những ý kiến phê bình, luận văn, luận án đã tiếp cận khá kĩ lưỡng trên nhiều bình diện về tác giả cũng như tác phẩm,có thể kể tới những công trình tiêu biểu như việc phân tích tác phẩm bằng việc giải mã các hình tượng ám ảnh ngay trong văn bản tác phẩm của ông (Đỗ Đức Hiểu, Chu Văn Sơn), tìm hiểu cấu trúc và tình huống của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (Bùi Việt Thắng), tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan), Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học sau 1975 (Trịnh Thu Tuyết – Nguyễn Văn Long)… Nhìn chung, Nguyễn Minh Châu đã được xem xét khá kĩ lưỡng ở từng tác phẩm cụ thể, ở từng giai đoạn sáng tác, ở chân dung con người và cả ở khu vực phê bình tiểu luận. Cũng như mọi nhà văn lớn, lịch sử sáng tác của ông sẽ còn ngắn hơn nhiều lịch sử quá trình nghiên cứu về ông. 2.2 Những ý kiến bàn về văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu. Trong cái trăn trở đầy trách nhiệm, Nguyễn Minh Châu đã dành tình cảm sâu nặng đối với quê hương mảnh đất miền Trung – nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Tác phẩm đầu tiên ông viết về những con người Cửa sông quê hương, tác phẩm cuối cùng - Phiên chợ Giát – ông cũng dành phần lớn công sức và tâm huyết để khám phá thể hiện con người miền Trung. Ngay từ những năm 70, theo dõi bước đi ban đầu của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên đã tinh tế nhận ra “vùng khám phá” trong sáng tác truyện của ông: “anh đặc biệt rung động trước những số phận gắn bó với mảnh đất miền Trung khắc khổ, thi vị, anh hùng. Ở đây có những kỉ niệm quê hương của bản thân anh. Anh tựa vào đó, tựa vào cái thân thiết riêng tư của số phận từng người để nâng lên thành mối quan hệ giữa chiến sĩ, quân đội với nhân dân và đất nước” [59, tr.124]. Có thể nói đó là một nhận xét hết sức tinh tế, đã nắm được cái hồn, cái cốt trong sự trăn trở của Nguyễn Minh Châu ngay từ những ngày đầu. Năm 1982, khi viết lời tựa cho tiểu thuyết Miền cháy được dịch và in ở Liên Xô, Nguyễn Đình Thi đã phân tích kĩ lưỡng vùng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm: “cái giải đất nơi chính khúc giữa nước Việt Nam! Cái vùng đất từ bao đời con người đánh vật với cát sỏi, gió bão mà dành lấy từng tấc đất trồng trọt, cái nơi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” ấy!- những con người ở đây gan góc, bền bỉ thông minh dưới cái bề ngoài lam lũ, nghèo nàn…Trong cuốn tiểu thuyết Miền cháy, Nguyễn Minh Châu đã viết về tất cả những chuyện ấy” [47, tr.105]. Rõ ràng, sự khái quát của Nguyễn Đình Thi về cuốn tiểu thuyết đã định hướng dòng nhận thức của người đọc, người ta nhận ra sự tiếp nối cũng như nét riêng không thể lẫn trong ngòi bút Nguyễn Minh Châu ở cuốn tiểu thuyết này nói riêng và trong sáng tác của ông nói chung: đó là sự say sưa, trân trọng viết về vùng đất và những con người quê hương. Năm 1989, trong “Những ngày cuối cùng gặp Nguyễn Minh Châu”, GS.Nguyễn Đăng Mạnh trong dòng cảm xúc chân thành của mình đã bày tỏ: “tôi rất thích Cửa sông. Thích hơn Dấu chân người lính. Không hiểu sao tôi cứ bị ám ảnh mãi bởi hình ảnh những người nông dân vùng biển Nghệ Tĩnh của anh. Những con người chất phác, cục mịch, lực lưỡng như mọc lên từ sỏi đá, rồi nhờ sóng gió, bão táp mà luyện thành xương sắt da đồng. Những con người như thuộc vào thế giới hoang sơ nào” [59, tr.94]. Trong bài viết này, hình ảnh những con người miền Trung, đặc biệt là người nông dân đã được GS ghi nhận như một điểm nhấn đặc sắc trên trang viết Nguyễn Minh Châu. Có thể xem đây là tài liệu có sức khái quát khá cao về con người miền Trung, đủ thấy sự đánh giá trân trọng của GS dành cho Nguyễn Minh Châu cũng như cho những nhân vật trên trang viết của ông. Năm 1990, Nguyễn Trung Thu trong bài viết “Nguyễn Minh Châu với mảnh đất và con người Quảng Trị” đã có sự tổng kết khái quát về sự gắn bó của Nguyễn Minh Châu đối với vùng đất vốn được mệnh danh là “cái rốn” của chiến tranh, ôm chứa biết bao đau thương, mất mát này: “Anh Nguyễn Minh Châu để lại bảy cuốn tiểu thuyết thì bốn cuốn anh viết về con người và mảnh đất Quảng Trị: Dấu chân người lính, Miền cháy, Những người đi từ trong rừng ra, Mảnh đất tình yêu. Truyện vừa Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành cùng rất nhiều truyện ngắn đặc sắc khác, và gần nhất là truyện vừa Cỏ lau – thiên truyện vào loại hay nhất của Nguyễn Minh Châu hoàn thành trước khi anh lâm bệnh vài tháng, đều là chuyện về con người và về vùng đất này” [59, tr.84]. Cũng trong bài viết này, trên cơ sở sự thâu tóm khái quát về vùng đất và con người Quảng Trị được Nguyễn Minh Châu thể hiện trong một loạt tác phẩm, Nguyễn Trung Thu đã có sự đánh giá xác đáng: “Thực là rất rõ anh Nguyễn Minh Châu muốn mượn mảnh đất nhọc nhằn của miền Trung ấy, mảnh đất mà nhà thơ Chế Lan Viên đã ngùi ngùi nói về quê hương mình: Nơi những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ Những đồi sim không đủ quả nuôi người Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng. để thể hiện những vấn đề da diết nhất của số phận dân tộc mình” [59, tr.87]. Năm 1995, nhân “Kỉ yếu hội thảo 5 năm ngày mất Nguyễn Minh Châu” do hội văn nghệ Nghệ An tổ chức, Nguyễn Tường Lân đã đi tìm “cốt cách xứ Nghệ quê hương” trong con người và trên trang viết Nguyễn Minh Châu. Điều đặc biệt được tác giả chỉ rõ, cái cốt cách ấy không chỉ thấm đẫm sắc nét trên những trang viết về quê hương mà “ngay những tác phẩm anh viết về những vùng trời khác, những miền đất khác, cái tâm hồn và cốt cách xứ Nghệ của người viết vẫn lồ lộ in đậm lên mỗi trang văn” [47, tr.497]. Đây là một nhận xét rất đáng quý để khi khai triển đề tài, chúng tôi không chỉ chú trọng những tác phẩm viết về miền Trung mà còn phải luôn đặt vấn đề nghiên cứu trong hệ thống là toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Năm 2004, TS.Nguyễn Văn Kha trong bài viết “Con người miền Trung trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu” trên cơ sở sự phân tích khá kĩ lưỡng và thấu đáo đã đưa ra những nhận xét tiêu biểu về con người miền Trung trên trang viết Nguyễn Minh Châu ở ba phương diện:1. Cái nhìn sâu rộng có tính lịch sử về con người và xứ sở mảnh đất miền Trung. 2. Viết về con người miền Trung, Nguyễn Minh Châu tập trung chú ý vào thân phận con người và tính cách nhân vật. 3. Khám phá và phát hiện phẩm chất con người là cảm hứng chủ đạo trong những trang viết về con người miền Trung. Những đóng góp của Nguyễn Minh Châu cho vùng đất quê hương nói riêng, cho dân tộc nói chung được tác giả khẳng định đầy trân trọng: “Mảng truyện viết về xứ sở và con người miền Trung của Nguyễn Minh Châu là bài ca về đất nước, về năng lực người. Cùng với thời gian, mảng truyện này góp phần khẳng định tư tưởng nhân văn của Nguyễn Minh Châu chứng tỏ sự lịch lãm, am hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người Việt Nam” [54, tr.86]. Đây có thể xem là những định hướng quan trọng trong quá trình khai triển đề tài của chúng tôi. Nhìn chung, những ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình đánh giá về tư tưởng, nghệ thuật, về tài năng, phong cách …của Nguyễn Minh Châu có thể nói khá phong phú, đa dạng và sâu sắc. Tuy nhiên, những ý kiến liên quan đến vấn đề “văn hoá và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80” lại không nhiều. Dù vậy, những tài liệu đã tiếp cận ít nhiều cũng chạm đến những vấn đề mà luận văn đặt ra. Chúng tôi xin ghi nhận tất cả những ý kiến trên và xem đó là những gợi ý quý báu để nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về đề tài luận văn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Từ hướng tiếp cận văn hóa, luận văn nghiên cứu một phương diện được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là văn hoá và con người miền Trung. Khái niệm “miền Trung” trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu được giới hạn trong phạm vi vùng đất xứ Nghệ – mảnh đất quê hương của nhà văn, và vùng đất Quảng Trị – mảnh đất Nguyễn Minh Châu đã dồn nhiều tâm huyết và trăn trở trong sự nghiệp sáng tác của mình. Do tính chất và phạm vi của đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu, bao gồm truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết sáng tác những năm 80 (của thế kỉ XX). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nội dung của đề tài, để vấn đề có hệ thống, chúng tôi cũng mở rộng sang các sáng tác thời kì trước những năm 80; bên cạnh đó các bút ký, tiểu luận của nhà văn cũng sẽ được tham khảo để thấy rõ hơn vấn đề trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4.1. Cách tiếp cận văn hóa học được vận dụng như cách tiếp cận chính để giải quyết vấn đề đặt ra trong đề tài. Từ góc độ văn hóa, lấy tiêu chí văn hóa để phân chia và soi sáng các giá trị văn học. Từ cách tiếp cận này chúng tôi nhận thức được các vấn đề sau: Đúng như nhận định của M.Bakhtin: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa” [7, tr.361]. Tìm hiểu văn hóa và con người miền Trung trong truyện Nguyễn Minh Châu những năm 80 ta thấy được mối quan hệ nội tại của văn học và văn hóa. Văn học vừa là một thành tố quan trọng của văn hóa vừa tác động đến sự phát triển của văn hóa dân tộc. Với tư cách chủ thể tiếp nhận văn hóa đồng thời là chủ thể sáng tạo, nhà văn chính là người lưu giữ qua văn chương mình những đặc trưng của văn hóa dân tộc, đối với Nguyễn Minh Châu còn là văn hóa vùng miền. Người nghiên cứu, người đọc muốn tìm hiểu văn hóa và con người miền Trung sẽ đọc Nguyễn Minh Châu, Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân; cũng như muốn biết văn hóa Nam Bộ phải đọc Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc; muốn thưởng thức văn hóa ẩm thực miền Bắc phải đọc Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam…Thể hiện bằng hình tượng và thông qua hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học, những nét riêng của văn hóa được người đọc cảm nhận sống động, tươi nguyên và cụ thể hơn. Ngược lại, tiếp cận cuộc sống từ góc nhìn lịch sử văn hóa, nhà văn cũng đem đến những cách nhìn nhận mới mẻ về hiện thực. Dĩ nhiên không thể đánh giá văn học bằng các tiêu chí và nội dung của văn hóa nhưng