Luận văn Vị từ gây khiến trong Tiếng Việt

Đây là kết quảnghiên cứu khoa học của chúng tôi sau ba năm Cao học. Đểcó được luận văn này, chúng tôi xin bày tỏlòng tri ân sâu sắc đối với TS Trần Hoàng, người đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chúng tôi từnhững bước đầu khó khăn cho đến khi chúng tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, thầy cũng là người giúp đỡvà động viên chúng tôi vềmọi mặt. Chúng tôicũng xin được bày tỏlòng biết ơn chân thành đến các Giáo sư, quý thầy cô Trường Đại học Sưphạm TpHồChí Minh (đặc biệt là các giáo sư, giảng viên của Khoa Ngữvăn), các Giáo sư, quý thầy cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các Giáo sư, quý thầy cô Trường Đại học Sưphạm Hà Nội cùng quí thầy cơtrong những năm qua đã tận tình chỉdẫn, giúp đỡvà góp những ý kiến quý báu cho chúng tôi. Người viết cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Sưphạm Tp HồChí Minh và Phòng Khoa học Công nghệ– Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.

pdf72 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3019 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vị từ gây khiến trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN VỊ TỪ GÂY KHIẾN TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành : LÝ LUẬN NGÔN NGỮ Mã số : 60 – 22 – 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN HOÀNG Tp. Hồ Chí Minh, năm 2007 LỜI NÓI ĐẦU Đây là kết quả nghiên cứu khoa học của chúng tôi sau ba năm Cao học. Để có được luận văn này, chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với TS Trần Hoàng, người đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chúng tôi từ những bước đầu khó khăn cho đến khi chúng tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, thầy cũng là người giúp đỡ và động viên chúng tôi về mọi mặt. Chúng tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Giáo sư, quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh (đặc biệt là các giáo sư, giảng viên của Khoa Ngữ văn), các Giáo sư, quý thầy cô Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các Giáo sư, quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng quí thầy cơ trong những năm qua đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và góp những ý kiến quý báu cho chúng tôi. Người viết cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh và Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. Xin cảm ơn gia đình, anh chị em đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này. Người viết rất mong nhận được từ phía người đọc sự lượng thứ cho những sai sót mà luận văn mắc phải và những ý kiến đóng góp để chúng tôi tiếp tục bổ sung đề tài nghiên cứu của mình. DẪN NHẬP 0.1 Lý do chọn đề tài: Thuật ngữ vị từ gần đây không còn xa lạ đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Ngay cả với những người “ngoại đạo” về ngôn ngữ học, nó cũng dần trở nên quen thuộc. Những nghiên cứu về hoạt động của vị từ trong các ngôn ngữ tự nhiên nói chung không còn là một vấn đề mới mẻ. Người ta đã miêu tả và phân tích tương đối kỹ lưỡng về vị từ trong nhiều công trình ngôn ngữ khác nhau. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vị từ của các nhà ngôn ngữ học như: Dik.S [52], Emeneau [53], Halliday [54], Lyons J [56], [57]…Và cũng có không ít những công trình nghiên cứu đề cập tới vị từ ( động từ ) tiếng Việt như công trình của Lê Cận, Phan Thiều [5], Đinh Văn Đức [8], Cao Xuân Hạo [9], [10], [11], Nguyễn Văn Hiệp – Nguyễn Minh Thuyết [13], Nguyễn Thị Quy [33], [34]………Điều đó chứng tỏ đây quả là một đối tượng khá hấp dẫn. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là những vấn đề liên quan đến vị từ đã được cày xới kỹ lưỡng. Nhiều vấn đề phức tạp và lí thú về vị tư nói chung và vị từ gây khiến nói riêng vẫn đang còn được tranh luận. Chẳng hạn về khái niệm “ động từ” và “tính từ”, các tiêu chí phân loại vị tư…Đa số các công trình ma chúng tôi đề cập trên, nhìn chung, tuy đã nghiên cứu một cách tương đối bao quát các vị tư tiếng Việt nhưng chưa tập trung tìm hiểu một cách đầy đủ và chi tiết từng tiểu loại để phân tích và giải thích nghĩa của chúng. Ngay đến công trình “ Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó” của tác giả Nguyễn Thị Quy, được xem là tác phẩm nghiên cứu khá sâu sắc về vị từ hành động trong tiếng Việt cũng chưa nêu lên những vấn đề cụ thể về vị từ gây khiến. Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn cho mình công việc đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của loại vị từ gây khiến này với hy vọng có thể đóng góp những suy nghĩ và cứ liệu của mình về một số vấn đề lý luận liên quan đến việc miêu tả cấu trúc vị ngữ của câu tiếng Việt, mà trong đó vị từ gây khiến giữ một vai trò quan trọng. Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi cũng có mong muốn cung cấp một số ngữ liệu cụ thể cho việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như việc dạy tiếng Anh cho người Việt. 0.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Từ những công trình nghiên cứu về tiếng Việt đã được xuất bản có liên quan đến vấn đề vị tư, chúng tôi tạm khái quát thành hai xu hướng nghiên cứu chính: Xu hướng thứ nhất là của các tác giả vốn không quan tâm đến vị tư gây khiến. Các giả đầu tiên thuộc nhóm này là Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm. Trong “Việt Nam văn phạm”, (1950). Các tác giả đã dựa vào hình thức ngữ âm để phân loại động từ và đưa ra danh sách động từ như sau: Động từ đơn: là những tiếng động từ do một tiếng tạo nên, biểu diễn một việc gì đó: nói, cười,ăn, uống, nghỉ… Nhưng khi phân loại động từ ghép, các tác giả trên lại căn cứ vào nghĩa của từng tiếng để tiếp tục phân thành những bậc thấp hơn. Động từ ghép: là những tiếng động từ do hai tiếng tạo thành và có thể được chia thành nhiều loại nhỏ hơn: - Động từ do hai tiếng có nghĩa riêng ghép với nhau thành một nghĩa: bẩm báo, bênh vực, buôn bán, dom ngó, nói cười… - Động từ do hai tiếng ghép lại với nhau mà tiếng sau có công dụng là làm trọn nghĩa cho tiếng đứng trước: bán rao, đánh lừa, hỏi thăm, làm quan… - Động từ do một tiếng động từ ghép với một tiếng danh từ ( ở đây tác giả lại dựa trên phương diện từ loại của từng yếu tố cấu tạo để phân loại ): biết ơn, đánh giá, đánh bạc, đánh hơi, làm việc… - Động từ do một tiếng động từ ghép với một tiếng đệm đặt sau: bàn bạc, bắt bớ, gặp gỡ… - Động từ do hai tiếng không có nghĩa ghép lại với nhau: ăn năn, cằn nhằn, chiêm bao, mà cả, phàn nàn… Trước hết, các tác giả trên đã dựa vào hình thức ngữ âm để phân loại động từ và đưa ra danh sách động từ nhưng khi phân loại động từ ghép, họ lại căn cứ vào nghĩa của từng tiếng để tiếp tục phân thành những bậc thấp hơn. Bên cạnh đó, khi xét toàn bộ danh sách động từ đã được liệt kê chúng tôi cũng tuyệt nhiên không thấy các tác giả nhắc đến vị từ gây khiến. Vì thế, việc phân loại vị từ như trên vừa không đảm bảo tính nhất quán vừa không bao quát được hết các tiểu loại vị từ. Người tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến là học giả Lê Văn Lý vì trong cuốn “Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam”, (1972) ông đã phân loại “Tự ngữ Việt Nam” thành 6 loại như sau: Loại A: danh tự Loại B: Động tự Loại B’: Tính tự Loại C: C1: Ngôi tự C2: Số tự C3: Phụ tự Những từ được xếp vào trong loại B theo ông phải: - Có thể có những “ngôi tự” ( đại từ nhân xưng ), đứng trước: tôi viết, mày học, nó chơi… - Có thể có những ngữ vị phủ định đi sau: đi không?Về chưa? - Có một trong những “tự ngữ” sau đây đứng trước: đang , đương, vẫn, vốn, đã, sẽ, sắp… Tác giả còn bị chú thêm: đa số các tự ngữ của tiếng Việt đều thuộc về ba từ loại A, B và B’, còn các tự ngữ khác thuộc loại C. Như vậy, Lê Văn Lý cũng không quan tâm đến những tiểu loại nhỏ hơn của vị từ như vị từ gây khiến. Một tác giả khác thuộc trường phái miêu tả là M. B. Emeneau trong ấn phẩm “Studies in Vietnamese Grammar”, (1951), đã đưa ra một khuôn mẫu về trật tự của chuỗi động từ như sau: 1 2 3 4 sẽ đã chớ / đừng không / chẳng cũng chưa tự …. Từ bảng mẫu về trật tự của chuỗi động từ của M. B. Emeneau, chúng tôi thấy rằng trong quá trình nghiên cứu của mình, ông chỉ quan tâm đến việc phân tích một số vị từ cụ thể và so sánh chúng với vị từ tiếng Anh ( chẳng hạn: động từ “có” ( to have), động từ “làm” (to do), động từ “ cho” ( to give)…Ong chưa tiến hành phân định những loại nhỏ hơn trong nội bộ vị từ do đó việc vị từ gây khiến không được đề cập cũng là điều dễ hiểu. Còn tác giả Bùi Đức Tịnh trong “Văn phạm Việt Nam”, (1952) ông đã dựa vào phương diện ý nghĩa mà phân biệt động từ thành hai loại: Động tư viên ý ( ĐTVY ): Động từ không cần có “sự vật túc ngữ” (SVTN): Ví dụ: Tôi cười. ĐTVY Động từ khuyết ý ( ĐTKY ): Động từ phải có một “sự vật túc ngữ” mới đủ nghĩa. Ví dụ: Anh Giáp trồng rau. ĐTKY SVTN Ong còn lưu ý là một động từ có thể “viên ý” hay “khuyết ý” tuỳ từng trường hợp. Ví dụ: Tôi ăn cơm. (ăn: khuyết ý). Anh ấy ngủ, tôi ăn. (ăn: viên ý) [45, tr82]. Từ những tìm hiểu trên, chúng ta thấy rằng, tác giả này phân loại vị từ theo “ý” nhưng lại lấy hình thức, tức sự có mặt hay không có mặt của túc ngữ trong cấu trúc bề mặt, làm tiêu chuẩn. Do mắc phải những hạn chế đó nên ông cũng không có điều kiện quan tâm đến vị từ gây khiến. Cùng nhóm này còn có tập thể soạn giả, Uy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, quyển“ Ngữ pháp tiếng Việt”,(1983). Tác phẩm đã đưa ra kết quả phân loại động từ như sau: - Động từ ngoại động: làm, viết… - Động từ nội động: ngủ, tắm… - Động từ cảm nghĩ: nghe, tin, nhớ… - Động từ phương hướng: lên, xuống, ra, vào… - Động từ tồn tại: có, còn, mất, hết… - Động từ biến hóa: trở nên, trở thành… - Động từ ý chí: dám, muốn, toan… - Động từ tiếp thụ: bị, được, phải… - Động từ so sánh: bằng, thua, hơn… - Động từ là. Nhìn chung thì đây là một kết quả phân loại vị từ tương đối đầy đủ. Nhưng trong danh sách khá dài các vị từ được liệt kê, chúng tôi điểm thấy không có mặt các vị từ gây khiến. Họ đã không gọi tên vị từ gây khiến một cách minh bạch và do đó, vị từ gây khiến cũng không có tư cách là một tiểu loại của vị từ hành động. Nhìn bao quát danh sách động từ mà các tác giả trên nêu ra, chúng tôi nhận thấy không có mặt vị từ gây khiến. Qua đó chứng tỏ, các tác giả này khi phân loại động từ đã bỏ qua một loại vị từ có số lượng khá lớn và được sử dụng tương đối phổ biến trong giao tiếp hằng ngày như vị từ gây khiến. Điều này thật là đáng tiếc. Xu hướng thứ hai là của các tác giả có đề cập đến các vị từ gây khiến, tức là thừa nhận có sự tồn tại của vị từ gây khiến. Tuy nhiên, ở mỗi tác giả, chúng tôi lại tìm thấy một cách xác định khác nhau về vị từ gây khiến. Theo xu hướng này có các tác giả: Lê Biên, Nguyễn Kim Thản, Đinh Văn Đức, Hoàng Văn Thung – Lê A, Lê Cận – Phan Thiều, Nguyễn Thị Quy. Các tác giả thuộc Tủ sách Đại học Sư phạm với “Giáo trình tiếng Việt” (1976) cho rằng: Những động từ gây khiến ( ĐTGK ) biểu thị ý thúc đẩy đối tượng hoàn thành hay tiếp tục một hoạt động khác như: khiến cho, làm cho, bắt, buộc… Về ngữ pháp, nhóm động từ này bị chi phối bởi hai bổ ngữ, một bổ ngữ chỉ đối tượng ( BNĐT ) và một bổ ngữ phụ tiếp ( BNPT ), bổ ngữ đối tượng biểu thị yêu cầu hoặc nội dung, mục đích của động từ chính. Ví dụ: Bộ đội tấn công vào đồn buộc địch đầu hàng. ĐTGK BNĐT BNPT Nguyễn Kim Thản, tác giả của chuyên luận “Động từ trong tiếng Việt”, (1977) đã có được một sự nghiên cứu khá công phu dành cho vị từ gây khiến. Ong viết: “ Động từ gây khiến biểu thị những hoạt động thúc đẩy, cho phép, giúp đỡ hay cản trở sự thực hiện của những hành động khác”. Chúng gồm: bảo, bắt, buộc, bắt buộc, cản trở, cho phép, cổ vũ, cưỡng bức, cưỡng ép, dạy, dẫn, dắt, dìu, dìu dắt, đề nghị, đòi hỏi, cần, giục, gọi, giúp đỡ, khuyên nhủ, khuyên răn, khuyên bảo, khuyến khích, lãnh đạo, mời, nài nỉ, nài ép, thuyết phục, yêu cầu, ra lệnh… Tuy nhiên, cuối cùng thì tác giả này cũng coi vị từ gây khiến và vị từ cầu khiến là một. Nằm trong xu hướng trên nhưng hai tác giả Lê Cận, Phan Thiều ơ “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (tập 1), (1983), trình bày cụ thể hơn. Hai ông cho rằng: động từ gây khiến là lớp nhỏ của động từ, biểu thị những hoạt động cho phép, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động khác nhau. Ví dụ: Nhà trường cho phép học sinh nghỉ học. VTGK Cũng theo hai ông thì lớp động từ gây khiến thường chịu sự chi phối của hai bổ tố: một bổ tố chỉ đối tượng nhận sự chi phối của hoạt động gây khiến tức là nhận sự ngăn cản, cho phép hay giúp đỡ của chủ thể, do danh từ (DT) đảm nhiệm; một bổ tố do động từ (ĐT) đảm nhiệm, chỉ kết quả của hoạt động gây khiến tức là kết quả của sự giúp đỡ, cho phép hay cản trở. Khi đó, chúng ta có một trật tự cố định như sau: Ví dụ: Cha khuyên con đọc sách. ĐTGK DT chỉ đối tượng ĐT làm bổ tố Và họ đưa ra các đơn vị của động từ gây khiến là: cấm, cho phép, ép, mời, khuyên, bảo… Như vậy, có lẽ vì kế thừa những nghiên cứu những công trình đi trước nên ở công trình này, tác giả đã và có những trình bày sâu sắc hơn về vị từ gây khiến. Song chung quy lại, thì giáo trình của Lê Cận, Phan Thiều vẫn giữ quan điểm của những tác giả đi trước, nghĩa là nhâp hai tiểu loại vị từ gây khiến và cầu khiến thành động từ gây khiến dù giữa chúng có nhiều điểm rất khác biệt.. Một tác giả tương khác đồng quan điểm với Nguyễn Kim Thản là Đinh Văn Đức. Trong công trình nghiên cứu “Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại”, (1986) đã bày tỏ quan điểm tương tự như Nguyễn Kim Thản. Ong cũng cho rằng vị từ gây khiến và vị từ cầu khiến là một. Đến“Ngữ pháp tiếng Việt” (1995) của hai tác giả Hoàng Văn Thung và Lê A thì vị từ gây khiến đã được quan tâm nhưng chúng chưa được tách thành một tiểu loại riêng. Trong quá trình phan loại động từ tiếng Việt, hai ông nêu ra danh sách động từ với các cách phân loại khác nhau: - Động từ độc lập và động từ không độc lập. - Động từ chỉ hành động và trạng thái  Tư thế, động tác cơ thể: đứng, nằm, ngồi, co, duỗi…  Trạng thái tâm lý: nghỉ ngơi, hồi hộp…  Hành động: ăn, đánh, xây dựng…  Chuyển động có hướng: ra, vào, lên, xuống…  Hoạt động cho nhận: cho, tặng, lấy…  Cấu khiến: mời, sai, khuyên, bảo…  Hoạt động kết nối: buộc, pha, trộn…  Đánh giá, xem xét: bầu, gọi ,xem, coi…  Cảm nghĩ: biết, thấy, nói, nghĩ… Còn tác giả Lê Biên trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại”, (1999) đã trình bày xác định khái niệm “động từ gây khiến” (ĐTGK) như sau: “ Động từ gây khiến là những động từ vận động có tác động gây khiến, chi phối hoạt động của đối tượng”. Ví dụ: (1) Con học giỏi khiến ba mẹ vui lòng. ĐTGK (2) Sản xuất lúa gạo tăng làm cho mọi người phấn khởi. ĐTGK (3) Mọi người đề nghị chị Lan hát. ĐTGK Trong khi liệt kê các động từ gây khiến, tác giả Lê Biên đã đề cập đến hai loại vị từ: làm cho, khiến cho, khiến… và bắt, buộc, đề nghị…Thực tế thì ở đây có đến hai nhóm vị từ khác nhau vị từ gây khiến và vị từ cầu khiến. Ong đã không nêu lên một nhận thức nào về sự đối lập giữa vị tư gây khiến với vị tư cầu khiến nên đã xảy ra trường hợp nhập các vị tư cầu khiến vào vị từ gây khiến. Rõ ràng các tác giả của công trình trên trong khi nêu quan điểm về vị từ gây khiến đã không phân định được sự khác biệt giữa vị từ gây khiến và vị từ cầu khiến trong khi hai loại vị từ này có nhiều điểm rất khác nhau cả về hình thức lẫn nội dung như chúng tôi sẽ trình bày ở những chương sau. Do đó, mặc dù đã đưa ra một danh sách khá dài các vị từ, nhưng trong danh sách đó, cũng như các tác giả của các chuyên luận đi trước, họ không xác định vị từ gây khiến với tư cách là một tiểu loại của vị từ hành động. Tác giả cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến là Nguyễn Thị Quy. Có thể nói cho đến thời điểm hiện nay, thì bà là người trình bày chi tiết hơn cả về vị từ hành động. Trong khi thực hiện chuyên luận “ Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó”, tác giả này đã vận dụng những thành tựu của Ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu vị từ tiếng Việt và phân loại chúng như sau: Tiêu chí phân loại [±TÁC ĐỘNG] Vị từ Tiêu chí phân loại: DIỄN TRỊ Chuyển động Chạy, bay, bước, bò… Hành thể [- M ục tiê u] Ứng xử Cười, khóc… Đương thể 1 diễn tố V ô tác (=bất cập vật) + Di chuyển Đến, vào, rời, qua… T Á C ĐỘ N G ] [+ M ục tiê u] - Di chuyển Nhìn, quan sát, đọc… Hành thể, mục tiêu Vật chất: sản phẩm Làm, xây, đóng, vẽ.. Tác thể, sản phẩm Tác tạo đối tượng Tinh thần: nhận thức – phát ngôn Nghĩ, khẳng định, nói… Tác thể, điều ý/ lời Hủy diệt Huỷ, phá, bỏ, giết… Vật chất Bẻ, nấu, đánh… Chuyển trạng thái Tinh thần Dọa, trêu, mắng.. Tác thể, bị thể/ đương thể [+ T Á C ĐỘ N G ] Là m c ho đố i t ượ ng bi ến ch uy ển n v [-Mục Đv. Chủ thể Cầm, mang, lấy, Tác thể, đương thể 2 diễn tố C huyển tác (= cập vật/ ngoại động) buông… tiêu] Đv. Vị trí (chuyển động) Đẩy, dắt, chăn, thả… Đv. Chủ thể và nhận thể Gửi, cho, chuyển… Tác thể, đương thể, nhận thể [+Mục tiêu] Đv. Vị trí cũ và đích Đút, đặt, lắp… Tác thể, đương thể, đích Cầu khiến Sai, ra lệnh, yêu cầu Tác thể, đương thể, hành động 3 diễn tố [ 34, trang 148 ] Như vậy, theo tác giả Nguyễn Thị Quy, vị từ gây khiến là một tiểu loại của vị từ hành động. Nó được xếp vào nhóm các vị từ biểu thị những hành động làm cho đối tượng biến đổi trạng thái vật chất. Quan điểm của chúng tôi khi xác định vị từ gây khiến cũng đi theo hướng này. 0.3 Phạm vi nghiên cứu: Chúng ta đều biết rằng, ngữ vị từ là loại ngữ đoạn chuyên thể hiện nội dung sự kiện và có ưu thế cú pháp nhất để giữ vai trò của phấn thuyết trong câu. Chúng có thể được xem là những phần thuyết điển hình thế nhưng việc miêu tả cấu trúc vị ngữ cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Vị từ là một thành tố quan trọng trong cấu trúc vị ngư, nếu chúng ta khảo sát cụ thể và kĩ lưỡng chúng sẽ phát hiện những tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu và miêu tả cấu trúc vị ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, vì những lý do chủ quan và khách quan, trong công trình này, chúng tôi chỉ xin được giới hạn việc tìm hiểu ở vị từ gây khiến tiếng Việt, một tiểu loại rất quan trọng trong ngữ vị từ hành động tiếng Việt. Cụ thể là chúng tôi tập trung khảo sát các vị từ gây khiến trên hai phương diện ngữ nghĩa và ngữ pháp, đi vào phân loại, lập danh sách, mô tả các qui tắc kết hợp của các vị từ gây khiến dựa trên ngôn liệu trong tiếng Việt, nhằm giúp người sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp tránh được những sai sót không đáng có. Chúng tôi cũng xin được phép hạn định phạm vi nghiên cứu ở các ngữ vị từ gây khiến mà chỉ gồm một vị từ (vị từ đơn), các vị từ ít dùng hoặc chỉ được tìm thấy trong những văn bản cổ, chúng tôi tạm thời chưa xem xét. Cũng trong luận văn này, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu sự hoạt động của các vị từ gây khiến ở một số tác phẩm văn học đang được giảng dạy trong nhà trường phổ thông hiện nay. 0.4 Phương pháp nghiên cứu: Khi thực hiện nội dung nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định cho mình phương hướng nghiên cứu là đi từ nội dung đến hình thức nói cách khác là đi từ ý nghĩa đến cấu trúc của các kết cấu gây khiến. Vì vị từ gây khiến là một vấn đề thiên về nghĩa học và mục tiêu chính của luận văn là tìm ra những đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của chúng nên chúng tôi chọn cách tiếp cận đối tượng dưới quan điểm của Ngữ pháp chức năng, trong đó ngôn ngữ được nghiên cứu như một hệ thống ý nghĩa được nhận thức bằng các hình thức mà qua đó các ý nghĩa được hiện thực hóa. Cụ thể là luôn có sự phân biệt một cách rạch ròi ba bình diện: Cú pháp – Nghĩa học – Dụng pháp. Cách làm đó không ngoài mục đích là tránh việc xem các dấu hiệu hình thức của đối tượng là mục tiêu nghiên cứu mà chỉ xem các dấu hiệu hình thức đó là một mắc xích trung gian để phát hiện và xác định các đặc trưng của vị từ gây khiến. Và chúng tôi sẽ sử dụng đặc trưng của bình diện này để lý giải nguyên do tồn tại của các đặc trưng ở các bình diện còn lại. Về mặt phương pháp, luận văn đã sử dụng những phương pháp cụ thể sau: 1. Phương pháp phân bố: Vì tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ đơn lập nên đặc điểm ngữ pháp của từ sẽ bộc lộ rõ trong cách phân bố. Chính qua việc quan sát cách phân bố của từ trên trục kết hợp, chúng ta có thể rút ra những quy tắc ngữ pháp đúng với thực tế sử dụng của tiếng Việt. 2. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để tìm ra sự khác biệt cũng như tương đồng trong đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa vị từ gây khiến với các vị từ hành động khác. 3. Phương pháp thống kê: Trong khi làm việc với các nguồn ngữ liệu cụ thể ( các tác phẩm văn học được trích dẫn trong sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 hiện hành), luận văn đã dùng phương pháp này với mục đích tìm hiểu mức độ nhận thức của người Việt trong việc sử dụng các vị từ gây khiến. 4. Phương pháp miêu tả: Dụng ý của chúng tôi khi sử dụng phương pháp này là làm rõ những đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của v