Một quốc gia hay một khu vực nào đó khi kinh tế phát triển sẽ kèm theo nạn ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng; nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, gây hậu quả xấu cho loài người, huỷhoại nguồn thực phẩm, thuỷ sản, sinh cảnh, nguồn nước Vậy phải làm thế nào để vừa phát triển kinh tế vừa chống ô nhiễm. Đây thật sựlà một bài toán rất nan giải và bức bách của tỉnh Đồng Tháp, để góp phần giải quyết vấn đề này thì việc phân vùng sinh thái môi trường đất trong tỉnh Đồng Tháp nói chung huyện Tam Nông nói riêng rất quan trọng để giúp nền kinh tế của tỉnh phát triển bền vững.
95 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
--------------------------------
NGUYEÃN THÒ AÙNH TUYEÁT
XAÂY DÖÏNG BAÛN ÑOÀ PHAÂN VUØNG SINH THAÙI MOÂI
TRÖÔØNG ÑAÁT PHUÏC VUÏ QUY HOAÏCH PHAÙT TRIEÅN
NUOÂI TOÂM CAØNG XANH HUYEÄN TAM NOÂNG,
TÆNH ÑOÀNG THAÙP
Chuyeân ngaønh: Sinh thaùi hoïc
Maõ soá : 60 42 60
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ SINH HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
GS-TSKH LEÂ HUY BAÙ
Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2007
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc đến: GS – TSKH Lê Huy Bá là
người Thầy đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn đến: Thầy, Cô của khoa Sinh; phòng Khoa Học Công Nghệ Sau Đại Học,
trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh cùng các Giáo sư Tiến Sĩ đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp tôi học tập và trang bị kiến thức để hoàn thành đề tài. Sở Giáo Dục và Đào Tạo An Giang; Ban
Giám Hiệu cùng Thầy, Cô trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu đã động viên và tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành đề tài.. Các Phòng Ban và Uy Ban Nhân Dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
đã nhiệt tình hỗ trợ và cung cấp tài liệu, số liệu tham khảo quí báo, hữu ích để tôi thực hiện đề tài. Cuối
cùng tôi xin cảm ơn bạn bè cùng người thân của tôi.
Tp. HCM 2007
Tác giả Luận văn
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một quốc gia hay một khu vực nào đó khi kinh tế phát triển sẽ kèm theo nạn ô nhiễm môi
trường ngày càng gia tăng; nguồn tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, gây hậu quả xấu cho loài người,
huỷ hoại nguồn thực phẩm, thuỷ sản, sinh cảnh, nguồn nước… Vậy phải làm thế nào để vừa phát triển
kinh tế vừa chống ô nhiễm. Đây thật sự là một bài toán rất nan giải và bức bách của tỉnh Đồng Tháp,
để góp phần giải quyết vấn đề này thì việc phân vùng sinh thái môi trường đất trong tỉnh Đồng Tháp
nói chung huyện Tam Nông nói riêng rất quan trọng để giúp nền kinh tế của tỉnh phát triển bền vững.
Tam Nông là một trong những huyện của tỉnh Đồng Tháp thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười.
Đồng Tháp Mười là một trong những vùng trũng của Đồng Bằng Sông Cửu Long, nằm ở phía bắc sông
Tiền. Do thế nên ngập lũ định kỳ hàng năm phù hợp với quy luật của vùng đồng bằng châu thổ. Mùa lũ
trùng với mùa mưa, do nước mưa theo dòng chảy từ thượng nguồn kết hợp với lượng mưa tại chỗ và
kéo dài từ giữa tháng 8 đến tháng 12, bị lũ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
người dân.
Hoạt động kinh tế của huyện Tam Nông tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Nên đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính nhỏ lẻ, phần lớn chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người dân và chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế.
Phần lớn đất đai của huyện Tam Nông có nhóm đất phèn chiếm tỷ lệ rất cao 81,97% (theo tài
liệu điều tra và xác định tài nguyên đất của Phân Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam, 1999), nên
chỉ thích nghi với những cây chịu phèn như: Lúa, tràm, năng… mùa lũ ở HTN nước cao hơn mặt ruộng
trung bình từ 1,5 đến 2,5m, thậm chí 4,25m nên vào mùa lũ thì không thể trồng lúa. Do vậy, thu nhập
của người dân rất thấp. Gần đây việc trồng lúa kết hợp với nuôi thuỷ sản trong mùa lũ lại là một lợi thế
của huyện Tam Nông, đặc biệt là tôm càng xanh trong hai năm qua đã đem lại lợi nhuận rất cao cho
người dân. Nhưng diện tích nuôi TCX còn ít, chưa phát triển trên toàn huyện, việc “ Xây dựng bản đồ
phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh Huyện Tam
Nông” lại rất cần thiết để phát triển quy mô trên toàn huyện một cách khoa học và bền vững đây cũng
là một trong những chiến lược phát triển của tỉnh Đồng Tháp nói chung, của huyện Tam Nông nói
riêng. Trong đó việc bố trí mô hình thuỷ sản phù hợp với địa hình đất đai từng vùng nhằm giúp cho
người dân có thể sống chung với lũ một cách căn cơ. Vì thế việc phân vùng đất sẽ giúp HTN tận dụng
sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Phân vùng sinh thái môi trường đất làm cơ sở khoa học và thực tiễn xác định khu vực cụ thể
canh tác, sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, bảo tồn, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn huyện Tam Nông tỉnh
Đồng Tháp một cách hợp lý và bền vững.
Xây dựng cơ sở, mục đích phân vùng sinh thái môi trường đất nuôi tôm càng xanh phục vụ định
hướng phát triển kinh tế xã hội và đồng thời thành phong trào mang tính phổ biến ở HTN, tỉnh Đồng
Tháp.
Phân cụ thể vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh
HTN.
Lên bản đồ các vùng sinh thái môi trường đất theo các tiêu chí thích hợp nuôi tôm càng xanh và
không thích hợp nuôi tôm càng xanh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khảo sát và lấy mẫu đất, nước trên địa bàn HTN.
Tìm hiểu về tình hình nuôi tôm càng xanh trên toàn huyện trong những năm qua.
Nghiên cứu về các đối tượng có liên quan đến việc phân vùng sinh thái môi trường đất với mục
đích phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh, các loại bản đồ của huyện.
Thu thập, đánh giá các yếu tố tự nhiên, đặc điểm môi trường sinh thái trong mối tương quan đến
đất và nghề NTTS ở HTN.
Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên: Khí tượng, thủy văn, thổ nhưỡng và các điều kiện liên quan đến
việc nuôi TCX (chất lượng nguồn nước, đất đai, chế độ thủy văn, tính chất đất, hệ thực vật, nguồn thức
ăn tự nhiên…) trong HTN.
Điều tra, thu thập và xây dựng các bản đồ với các nội dung sau:
Bản đồ hành chính.
Bản đồ đất.
Bản đồ Sông suối.
Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất của huyện.
Bản đồ Giao thông.
Bản đồ Phân bố ngập lũ.
Bản đồ Địa hình địa mạo.
Bản đồ Phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh.
Đánh giá và xây dựng cơ sở dữ liệu về các yếu tố môi trường. Từ đó, lập các lớp bản đồ của các
yếu tố tự nhiên có liên quan đến phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ nuôi tôm càng xanh.
Chồng xếp bản đồ theo phương pháp GIS kết hợp với viễn thán CRS để xác định tính tối ưu
hoá, sử dụng đất theo quan điểm sinh thái.
Kiểm tra thực địa đối chiếu với lý thuyết.
Sử dụng phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh
HTN.
Không phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ các linh vực khác ngoài việc nuôi tôm càng
xanh.
Không đi sâu vào chuyên đề xây doing bản đồ.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Giải quyết vấn đề xác định các vị trí tiểu vùng cơ bản đặc trưng cho việc nuôi tôm càng xanh
của huyện TN.
Xác định điều kiện sinh thái môi trường để định ra vùng cụ thể thích hợp cho nuôi tôm càng
xanh
Nâng cao tính khoa học phong trào nuôi tôm càng xanh ở HTN, giúp cho phong trào nuôi tôm
thêm thành công và bền vững
Xây dựng bản đồ cụ thể từng tiểu vùng phát triển nuôi tôm càng xanh ở HTN.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Được thể hiện qua hình 1, gồm các phương pháp sau
5.1 Phương pháp luận
Hình 1: Sơ đồ khối nghiên cứu Phân Vùng Sinh Thái môi trường Đất phục vụ quy hoạch phát
triển nuôi tôm càng xanh ở huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp Tỷ Lệ Bản Đồ 1/25.000
Dựa vào quan điểm sinh thái môi trường, có sự liên quan chặt chẻ giũa các yếu tố thành phần với nhau
trong đó đất là thành phần chủ đạo, trong quá trình nghiên cứu xác định sự tương quan giữa các thành
phần đất, nước, khôngkhí, sinh vật, con người..., yếu tố chủ đạo mang tính diễn thế đặc trưng của hệ
sinh thái.
Phương pháp cụ thể
Phương
pháp tổng
hợp
vàbiên
Điều tra
khảo sát
thực tế
Phương
pháp
lấy mẫu
Phân tích, xử lý
số liệu
Thành lập các
loại bản đồ
Phương
pháp
phân
tích
mẫu
Đánh
giá tính
chất
của đất
Phân vùng
STMTĐ,
phục vụ
nuôi TCX,
với tỷ lệ
bản đồ
1/25.000
Biện pháp
cải tạo
sử dụng
hợp lý
vùng đất
nuôi tôm
càng xanh
Nêu các
đặc trưng
của từng
tiểu vùng
sinh thái
Hoàn thành
đề tài
Tổng hợp
Phương pháp luận
Trong hệ sinh thái có nhiều phân hệ khác nhau, nhiệm vụ của chúng tôi là phân thành từng vùng
sinh thái với sự đặc trưng cho việc nuôi tôm càng xanh, phân định vùng, ranh giới vùng, xác định đặc
thù theo những chỉ tiêu đánh giá nhất định chủ yếu là sử dụng phân loại đất.
Quá trình nghiên cứu xây dựng phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát
triển nuôi tôm càng xanh ở HTN được thể hiện theo sơ đồ hình 1.
5.2. Phương pháp cụ thể
5.2.1. Phương pháp tổng hợp và biên hội tài liệu
Điều tra và biên hội số liệu, dữ liệu đã có ở các cơ sở ban ngành của huyện về các điều
kiện tự nhiên. Sử dụng phương pháp “Tiếp cận cập nhật thông tin dữ liệu”, phương pháp “Tổng hợp dữ
liệu” (sách “Phương pháp nghiên cứu khoa học” Lê Huy Bá, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp Hồ
Chí Minh, 2005). Phương pháp tập hợp, tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên quan đến môi trường vùng
nuôi thủy sản; trong đó, bao gồm các điều kiện đất đai, chế độ và chất lượng nước, địa hình của HTN.
Dựa trên tổ hợp các đặc điểm phù hợp về đất đai, nguồn nước, … các vùng sinh thái nuôi trồng thủy
sản được xác lập. Phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp GIS. Các tài liệu này được
thu thập từ các báo cáo tổng kết về hiện trạng môi trường, quy hoạch tổng thể về nuôi trồng thủy sản
của huyện. Nguồn tài liệu trên là từ các sở, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phòng Tài
nguyên môi trường của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp và Viện Nuôi trồng Thủy Sản II.
Điều tra và biên hội tài liệu về các điều kiện kinh tế- xã hội theo chủ đề của đề tài và bằng
phiếu điều tra theo phương pháp “Tổng luận”, sách “Phương pháp nghiên cứu khoa học” - Vũ Cao
Đàm, NXB Khoa Học và Kỹ thuật, 2005.
Bảng 1: Phân loại đất đai HTN
Phân loại Việt Nam
Theo hệ thống FAO/ Unesco
TT Tên đất Kí
hiệu
Tên đất Kí hiệu
1 Đất Phù sa Alluvialam)
Đất phù sa không được
bồi sông Cửu Long.
Đất phù sa không được
bồi loang lổ sông Cửu
Long.
Đất phù sa có nền phèn.
P
Pf
Ps
Fluvisols
-Orthi Eutric Fluvisols.
-Cambic Fluvisols.
-Thioni Umbic Fluvisols.
FLe.o
FLc
FLu.t
2 Đất Xám (Grey Soil)
Đất xám điển hình
Đất xám loang lổ
X
Xf
Acrisols
-Haplic Acrisols
- Ferric Acrisols
ACh
ACf
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Đồng Tháp Mười sau 10 năm khai thác và phát triển kinh tế – xã hội (1985 -
1995).
Điều tra, thu thập và hệ thống hoá các số liệu về hiện trạng môi trường đất huyện Tam Nông,
trên cơ sở kế thừa các đề tài nghiên cứu đã có trước đây.
Tất cả các dạng tài liệu đã được thu thập, điều tra, khảo sát khi thực hiện đề tài đều được tổ
chức nhập dữ liệu vào máy tính. Các dữ liệu về điều kiện kinh tế xã hội và các điều kiện môi trường tự
nhiên của huyện sẽ được phân tích, tổng hợp theo mục tiêu của đề tài, xử lý, tổng hợp dự liệu ấy phục
vụ việc xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái và các nội dung có liên quan đến đề tài.
Thu thập các bản đồ hành chánh, giao thông, thổ nhưỡng, sông suối của huyện nhằm phục vụ đề
tài. Qua phương pháp này và theo bản đồ đất với tỷ lệ 1:100.000 [24], Bảng 1: Phân loại đất đai HTN
(phân loại theo hệ thống FAO).
5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu
* Khảo sát thực địa:
Tiến hành khảo sát sơ bộ trên toàn huyện vào năm 2006 để xác định các khu vực, các tuyến, các
điểm. Sau đó dựa vào bản đồ (bản đồ hành chính và bản đồ đất) sử dụng cho việc lấy mẫu đất và mẫu
nước.
Khảo sát, lấy mẫu đất tại các vùng được phân vùng theo TCVN 1995. Phân tích các chỉ tiêu
đánh giá đất ô nhiễm phèn, theo “Soil Analyse Method”, EPA, 1995 và TCVN 1995.
Khảo sát, điều tra hiện trạng họat động bảo vệ môi trường tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
theo phương pháp tiếp cận chọn lọc và điểm điển hình.
Khảo sát đánh giá tình hình nuôi tôm càng xanh ở HTN về:
-Điều tra phiếu hỏi về thực tế nuôi tôm càng xanh của dân.
3 Đất Phèn (Acid Sulphate
Soil)
Đất phèn tiềm tàng.
-Đất phèn tiềm tàng
nông.
Đất phèn hoạt động.
- Đất phèn hoạt động
nông.
- Đất phèn hoạt động
sâu.
-Đất phèn có lớp lũ tích
tụ trên mặt.
Sp
Sp1
Sj
Sj1
Sj2
Sd
Thionic Fluvisols
-ProtothioniThionic
Fluvisols.
-Epi Protothioni Thionic
Fluvisols.
-Orthithioni Thionic
Fluvisols.
-Epi Orthithioni Thionic
Fluvisols.
-Endo Orthithioni Thionic
Fluvisols.
-Arenithioni Thionic
Fluvisols.
FLt.p
FLt.pep
FLt.o
FLt.oep
FLt.oen
FLt.a
-Lấy ý kiến của kỹ sư thuỷ sản của HTN về tình hình nuôi, dịch bệnh của TCX cũng như hướng
phát triển trong thời gian tới. Trong năm 2006 huyện thực hiện “ Dự án đầu tư thí điểm hạ tầng thuỷ lợi
phục vụ nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng, xã Phú Thành B”.
* Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu:
Mẫu đất: Việc lấy mầu là rất cần thiết để kiểm chứng lại tính chất đất trong các tiểu vùng được dự
kiến phân theo quan điểm sinh thái. Việc lấy mẫu được chọn theo lưới toạ độ (sử dụng máy GPS) và
đánh dấu toạ độ lên bản đồ bằng phần mềm Mapinfo.
Do kinh phí hạn hẹp nên trong mỗi vùng lấy ba mẫu đất mặt, mỗi mẫu được lấy theo đặc điểm
đất và vị trí địa lý của vùng. Như vậy tổng cộng có 5 vùng, nên số lượng mẫu được lấy trên toàn HTN
sẽ là 3 mẫu x 5=15 mẫu đất được lấy để phân tích đánh giá, vị trí lấy mẫu (xem hình 2: Bản đồ lấy
mẫu đất và mẫu nước).
Dụng cụ lấy mẫu được làm bằng sắt, có dạng hình trụ hở rỗng ở giữa, dài1,5m, đường kính 50
cm, phía trên có hai tay cầm giúp lấy mẫu dễ hơn. Dùng tay cầm này để ấn dụng cụ xuống đất sâu từ
50 đến 60 cm trong đất, xoay tròn dụng cụ để nó cắt đứt phần đất cần lấy sau đó rút dụng cụ lên dùng
dao gọt cho mặt cắt bằng phẳng, lấy thước đo bỏ lớp mặt 30 cm, lấy lớp đất kế tiếp từ 30 – 40 cm cách
từ mặt xuống, với khối lượng 1 kg đất, cho vào túi nhựa đen đánh dấu kí hiệu mẫu, tiếp theo cho vào
thùng xốp giữ lạnh đưa đi phân tích.
Các chỉ tiêu cần phân tích: Fe; Al; SO4; pH.
Mẫu nước: Lấy mẫu nước cần thiết để đánh giá chất lượng môi trường nước tại các tiểu vùng, qua
đó đánh giá được chất lượng nước của từng tiểu vùng phục vụ cho việc nuôi tôm càng xanh.
Mỗi tiểu vùng lấy 2 mẫu nước, ta có 5 tiểu vùng, như vậy có 2 mẫu x 5 =10 mẫu nước được lấy
trên địa bàn HTN.
Lấy mẫu theo mặt cắt dọc, cách mặt nước 30 – 40 cm, miệng can đựng mẫu hướng về phía dòng
nước tới, tránh các chất rắn có kích thước lớn như rác, lá cây, xác chết sinh vật... Thể tích nước lấy là
0,5 lít, bảo quản mẫu trong thùng nhựa và giữ lạnh trong thùng đá.
Các chỉ tiêu phân tích: nhiệt độ; pH; Fe; Al.
Ngoài ra còn lấy 8 mẫu nước trong ao nuôi thuỷ sản, 28 mẫu nước trên sông, kênh rạch vào các
mùa khác nhau trong năm: Đầu mùa mưa, đầu mùa lũ, đỉnh lũ, mùa khô, phân bố mẫu tuỳ thuộc vào hệ
thống thuỷ văn và điều kiện canh tác (hình 2) [7]. Các chỉ tiêu phân tích mẫu nước này nhằm xác định
các chỉ số: Nhiệt độ (0 C); pH; SS (mg/l); DO (mg/l); BOD5 (mg/l).
5.5. Phương pháp GIS
Đây là phương pháp kết hợp giữa dữ liệu thông tin địa lý được nối kết với các lớp thông tin môi
trường có liên quan đến tính chất đất, chất lượng nước, chế độ nước (ngập lũ, phèn hóa), khu dân cư,
khu công nghiệp, …
Tất cả dữ liệu đầu vào được xử lý bằng máy tính để đưa ra kết quả trực quan phục vụ cho việc
xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi xây
dựng các cơ sở dữ liệu và bản đồ phân vùng trên nền bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000. Việc số hoá các lớp
thông tin từ các bản đồ nền trong khu vực nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ phân vùng
sinh thái dựa trên các tiêu chí thực thông qua việc chồng lớp các dữ liệu liên quan.
Các bước thực hiện:
-Điều tra, thu thập số liệu và hệ thống hóa các dữ liệu thông tin về bản đồ nền của huyện tỷ lệ
1/25.000:
Bản đồ Hành chánh.
Bản đồ Sông suối.
Bản đồ Thổ nhưỡng.
Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất của huyện.
Bản đồ Giao thông.
Bản đồ phân bố ngập lũ.
Bản đồ địa hình địa mạo.
-Điều tra, thu thập số liệu và hệ thống hóa các dữ liệu thông tin về:
Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn năm 2002 đến năm 2010 và định hướng 2020.
Và các lớp thông tin khác: Lũ lụt, sử dụng đất, giao thông, địa chất,…
Số hoá bản đồ: chủ yếu bằng phần mềm GIS: Mapinfor 7.5[ 25 ].
-Thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc tính: Dữ liệu kết quả phân tích mẫu được nhập theo bảng dữ liệu.
-Xây dựng các bản đồ chuyên đề về phân vùng sinh thái môi trường đất. Việc ứng dụng GIS vào
nghiên cứu đề tài cho phép chúng ta thực hiện công việc thu thập và tổng hợp dữ liệu một cách nhanh
chóng hơn, hiệu quả hơn. Các bản đồ hiện trạng môi trường: đất, nước, cũng như bản đồ dự báo (sau
khi chạy mô hình dự báo và phân tích) được xây dựng giúp cho việc đánh giá và phân vùng sinh thái
môi trường đất được trực quan, chính xác và tổng quát hơn.
Bên cạnh đó, việc quản lý cơ sở dữ liệu thông tin môi trường bằng hệ thống thông tin địa lý
(GIS) rất có hiệu quả và có thể cập nhật số liệu mới khi cần.
Chập bản đồ: quy trình tổng hợp dữ liệu không gian, kỹ thuật này gồm có 4 bước:
- Xác định các yếu tố sẽ được đưa vào phân tích.
- Liệt kê bản đồ cho từng yếu tố đã xác định
- Chồng xếp và phân tích các bản đồ thành phần và xây dựng các bản
đồ tổng hợp.
-Phân tích bản đồ tổng hợp để xác định khả năng sử dụng
Hình 3: Qui trình thực hiện thành lập dữ liệu hệ thống thông tin địa lý ( GIS)
5.4. Phương pháp xử lý số liệu
Nhập, xử lý các số liệu phân tích bằng phần mềm Excel: Nhập các kết quả thống kê điều tra đã
thực hiện ở trên; các kết quả phân tích mẫu và xử lý để đưa ra các sai số, độ tin cậy (f), độ tương quan
(r) của các dãy số liệu, . . .
Xử lý dữ liệu đã số hóa và xây dựng bản đồ bằng Mapinfo, Arcinfo
Quản lý và truy vấn số liệu các lớp thông tin trên Arcview.
5.5. Phương pháp chuyên gia
Dựa vào điều kiện của địa phương, xây dựng trong việc lựa chọn các các vấn đề chính, xây
dựng khung phân vùng, lựa chọn phân vùng và cuối cùng là vạch ra phân vùng chi tiết…
Tham khảo ý kiến:
- Kỹ sư thuỷ sản: Nguyễn Văn Thông , chức vụ Phó phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn
HTN.
-Tiến sĩ: Hà Nhựt Long, chúc vụ Trưởng bộ môn Thuỷ sản nước ngọt của trường Đại học Cần
Thơ.
5.6. Phương pháp xây dựng vùng thích hợp điều kiện sinh thái môi trường đất để phục vụ quy
hoạch phát triển nuôi TCX
Cắt bản đồ
Số hóa bản đồ HTN
để khởi tạo cơ sở dữ
liệu nền
Bản đồ số hóa HTN
Xây dựng cơ sở dữ liệu
nền từ nguồn dữ liệu bản
đồ được số hóa
Chuẩn bị dữ liệu mẫu,
số liệu thực địa
Nhập vị trí và kết quả
phân tích mẫu
Hiệu chỉnh dữ liệu,
biên tập và in ấn bản
đồ chuyên đề
Hiệu chỉnh dữ liệu
Sử dụng phần mềm
Mapinfo
Bản đồ lưu trong máy tính, có thể cập nhập sửa chữa
bổ sung, ứng dụng trong các mục đích khác
Trên cơ sở hiện trạng, xác định các vùng dẫn dụng các mục tiêu cụ thể cho từng vùng sinh thái
môi thái môi trường đất , vạch ra những nét chính cho từng vùng nuôi TCX để đem lại sự phát triển
bền vững cho huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Thực hiện đường lối đổi mới, TĐT đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều
lĩnh vực, nhất là sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp đã góp phần phát triển kinh tế ổn định xã
hội, đạt mức tăng trưởng cao so với trung bình cả nước. Trong đó hoạt động sản xuất thuỷ sản
đã góp phần không nhỏ, chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu Nông – Lâm – Ngư nghiệp của
tỉnh. Đặc biệt trong nuôi trồng thuỷ sản có bước phát triển nhanh về diện tích, năng suất và sản
lượn, cung, cấp một lượng hàng hoá lớn cho tiêu dùng và xuất khẩu. Mặt khác nuôi trồng thuỷ
sản cũng đã góp phần đáng kể vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tuy nhiên trong
quá trình phát triển vẫn còn đan xen những khó khăn bất cập làm hạn chế sự tăng trưởng trong
sản xuất thuỷ sản bền vững [31].
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, Sở