Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
146 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ giúp học sinh trung học phổ thông tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Tuyết An
XÂY DỰNG BỘ ĐỀ PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ
GIÚP HỌC SINH THPT TĂNG CƯỜNG
KHẢ NĂNG TỰ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Đặng Thị Oanh
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân
thành và sâu sắc đến:
- PGS.TS. Đặng Thị Oanh, cô hướng dẫn khoa học của luận văn, là người đã tận tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
- PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận
văn.
- Các thầy cô giáo khoa Hóa học trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và
trường Đại học sư phạm Hà Nội … là những thầy cô đã đào tạo và hướng dẫn để tôi có đủ
khả năng thực hiện luận văn này.
- Các thầy cô giáo và các em học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Thượng
Hiền, Hồng Đức, Võ Trường Toản, Tân Thông Hội đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực
nghiệm sư phạm.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, giúp
đỡ để tôi hoàn thành luận văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 5 năm 2010
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH : đại học
GV : giáo viên
HS : học sinh
NXB : nhà xuất bản
PPDH : phương pháp dạy học
THPT : trung học phổ thông
TNKQ : trắc nghiệm khách quan
TNTL : trắc nghiệm tự luận
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần
này là “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam,
tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.
Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra – đánh giá là một khâu quan trọng. Đổi
mới kiểm tra – đánh giá tạo động lực để đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại đổi mới phương
pháp dạy học là điều kiện quan trọng nhất để đổi mới kiểm tra – đánh giá. Kiểm tra – đánh giá là
công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy và học, góp phần cải thiện, nâng cao chất
lượng đào tạo con người theo mục tiêu. Ngoài việc giáo viên đánh giá học sinh còn phải chú trọng
hướng dẫn học sinh phát triển khả năng và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá
đúng mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự
thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
Việc đổi mới phương pháp kiểm tra – đánh giá thực hiện theo định hướng: Tăng cường kiểm
tra – đánh giá bằng việc sử dụng kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với trắc nghiệm
tự luận (TNTL) trên cơ sở nghiên cứu những ưu, nhược điểm của từng loại trắc nghiệm để sử dụng
nhằm đạt mục đích dạy học của bộ môn, từng lớp học, ... trong quá trình dạy học và bước đầu
khuyến khích HS tìm sách tham khảo để tự củng cố kiến thức, tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ
năng hoá học của mình.
Cách thức thi cử hiện nay ở các kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển vào các
trường Đại học, Cao đẳng, Trung học thường sử dụng thi 100% TNKQ; TNTL thường chỉ chiếm
một phần nhỏ trong các bài
kiểm tra đánh giá.
Mặt khác, trên thị trường, sách tham khảo về bài tập Hoá học có rất nhiều, nhưng HS không
biết lựa chọn loại sách nào giúp tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng thật
là hiệu quả.
Đáp ứng nhu cầu đó, cũng như để giúp các em HS THPT có thể tự kiểm tra – đánh giá kiến
thức, kĩ năng hoá học của mình, chúng tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng bộ đề phần hóa học vô cơ
giúp học sinh THPT tăng cường khả năng tự kiểm tra – đánh giá”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ giúp học sinh
THPT tự kiểm tra – đánh giá góp phần nâng cao kết quả học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng hóa học của học
sinh trong dạy học môn hóa học THPT phần hóa vô cơ.
- Đối tượng nghiên cứu: xây dựng bộ đề kiểm tra phần hóa học vô cơ.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu các tài liệu và hệ thống lý luận về kiểm tra – đánh giá.
- Xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng hóa học cần kiểm tra.
- Xây dựng các bộ đề kèm theo đáp án giúp HS tự kiểm tra – đánh giá.
- Thực nghiệm sư phạm.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu việc xây dựng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng phần hóa học vô cơ giúp HS tự kiểm tra
– đánh giá thì sẽ nâng cao kết quả học tập môn Hóa ở trường THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Quy trình xây dựng đề kiểm tra, đánh giá.
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc phần hóa học vô cơ chương trình THPT.
6.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn
Điều tra cơ bản
- Điều tra, tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục.
- Trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hóa học ở các trường THPT về số lượng câu hỏi, nội
dung, hình thức, khả năng sử dụng các đề kiểm tra.
- Thăm dò ý kiến của học sinh sau khi sử dụng bộ đề kiểm tra.
Thực nghiệm sư phạm
6.3. Phương pháp toán học
Sử dụng toán thống kê trong việc phân tích và xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm.
7. Phạm vi nghiên cứu
* Nội dung: phần hóa học vô cơ THPT chương trình cơ bản, gồm các chương:
- Nhóm halogen.
- Oxi – Lưu huỳnh.
- Nitơ – Photpho.
- Cacbon – Silic.
- Kim loại kiềm – kim loại kiềm thổ - nhôm.
- Sắt và một số kim loại quan trọng.
* Địa bàn: 4 trường THPT ở Tp.HCM.
* Thời gian: năm học 2009 – 2010.
8. Điểm mới của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp kiểm tra – đánh giá và vấn đề đổi mới phương
pháp kiểm tra – đánh giá.
- Tuyển chọn và xây dựng bộ đề kiểm tra kiến thức, kỹ năng hóa học phần hóa học vô cơ
chương trình cơ bản để học sinh tự kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng hóa học sau mỗi chương.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Vấn đề đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá [2]
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm
2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với
cộng đồng. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con
người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng
dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết phải bắt đầu
từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được (đối với người học) sau
một quá trình đào tạo. Nói chung, phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến
thức với kỹ năng đủ và chắc chắn.
Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong
muốn, vì vậy phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi đến kiến thức của loài người, trên cơ
sở đó tiếp tục học tập suốt đời. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy
ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn có năng lực
chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng
mới, các tư tưởng một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong
quan hệ với mọi người. Nội dung, chương trình giảng dạy trong nhà trường phải phát triển hứng thú
và năng lực nhận thức của học sinh; cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc tự học
và tự giáo dục sau này.
Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục, kết quả nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh
và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những
thay đổi trong sự phát triển tâm sinh lý, đó là sự thay đổi có gia tốc trong điều kiện phát triển của
các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận
nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, hiểu biết nhiều hơn, linh
hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinh bậc
trung học. Trong học tập, học sinh không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không
chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và
cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng để hình thành và phát
triển phương thức học tập ở học sinh một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn đồng
thời tạo các điều kiện thuận lợi.
Do đó, việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và kiểm tra – đánh
giá là đòi hỏi của thực tế khách quan, mang tính quy luật phổ biến mà mọi quốc gia, mọi nền giáo
dục đều phải chấp nhận.
Trích:
- Điều 29, mục II – Luật Giáo dục – 2005: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục
tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông;
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với
các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”.
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Việc đổi mới kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh đặc biệt là tự kiểm tra – đánh
giá của HS là một vấn đề rất quan trọng và được nhiều nhà giáo dục quan tâm. Trong lĩnh vực này
chúng tôi đã tìm hiểu và thống kê được một số tài liệu:
- Các văn bản, tài liệu hướng dẫn về đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo :
+ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 – môn
Hóa học, NXB Giáo dục (2005 – 2006 – 2007).
+ Tài liệu hướng dẫn: Kĩ thuật xây dựng bộ đề trắc nghiệm khách quan, Vụ phổ thông - Bộ
Giáo dục và Đào tạo (2008).
- Các sách về vấn đề tự kiểm tra đánh giá:
+ Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Ngà, Vũ Anh Tuấn (2009), Tự học tự kiểm tra đánh giá kiến
thức kĩ năng hoá học THPT. Dành cho học sinh khá giỏi (Tập 1 - Hoá học cơ sở), NXB Giáo dục
Việt Nam.
+ Đặng Thị Oanh và một số tác giả khác (2007), Bộ đề kiểm tra đánh giá môn hoá học lớp
10, NXB Đại học Sư phạm.
+ Đặng Thị Oanh và một số tác giả khác (2008), Bộ đề kiểm tra đánh giá môn hoá học lớp
11, NXB Đại học Sư phạm.
- Các luận văn thạc sĩ của một số trường ĐH Sư phạm từ năm 2000 đến nay:
+ Phạm Thị Bắc (2008), Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh THPT bằng
hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - Nâng cao (Phần vô cơ). Luận
văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
+ Nguyễn Thị Thiên Nga (2008), Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh
THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 - Nâng cao (Phần
hữu cơ). Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học - Trường ĐH Sư phạm Hà
Nội.
+ Huỳnh Thị Thu Hà (2009), Xây dựng bộ đề kiểm tra đánh giá lớp 12 - Nâng cao (Phần
Hoá học hữu cơ) để tăng cường năng lực tự học tự kiểm tra đánh giá của HSTHPT. Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành: Lý luận và PPDH Hoá học - Trường ĐHSP Huế.
Nhìn chung tài liệu và các luận văn thạc sĩ gần đây đã bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu vấn đề
giúp cho HS phổ thông có thể tự kiểm tra – đánh giá được kiến thức, kĩ năng hoá học của mình
thông qua việc thử sức với các bài kiểm tra 15 phút hoặc 45 phút đã dược các tác giả xây dựng căn
cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và bảng ma trận hai chiều.
Tuy nhiên các luận văn thạc sĩ trên hầu hết tập trung vào đối tượng chương trình hoá học nâng cao,
với chương trình hoá học cơ bản thì rất ít được quan tâm…..
1.3. Lý luận về kiểm tra – đánh giá [2], [4], [30]
1.3.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, nhằm xác định khi kết thúc
một giai đoạn trọn vẹn của một quá trình dạy học, mục đích dạy học đã đạt được đến mức độ nào,
kết quả học tập của HS đạt đến đâu so với mong muốn. Qua kiểm tra, đánh giá, người GV nhận biết
được mình đã thành công hay chưa thành công ở chỗ nào; người học cũng nhận biết được mình đã
thu hoạch được gì, mức thu hoạch trong quá trình học tập ra sao (từ nhận biết, thông hiểu đến vận
dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng biết làm và làm một cách thành thạo những điều đã
học.
Vị trí của kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học:
Môc tiªu
®µo t¹o
Tr×nh ®é xuÊt ph¸t
cña häc sinh
Nghiªn cøu
tµi liÖu míi
KiÓm tra - ®¸nh gi¸
kÕt qu¶ häc tËp
C¸c mèi liªn hÖ nghÞch
a) Kiểm tra
Kiểm tra là theo dõi sự tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu được những
thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
Trong lí luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc của quá trình dạy học, đảm nhận một
chức năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này. Kiểm tra có vai
trò liên hệ nghịch trong quá trình dạy học, nhằm mục đích biết những thông tin, kết quả về quá trình
dạy của thầy và quá trình học của trò, từ đó có những quyết định cho sự điều khiển tối ưu của cả
thầy và trò. Kiểm tra – đánh giá nhằm khảo sát khả năng của người học về môn học mà điểm số các
bài khảo sát là những số đo đo lường khả năng học tập của HS. Nếu việc kiểm tra và đánh giá một
cách nghiêm túc, thường xuyên và công bằng với kĩ thuật cao và đạt kết quả tốt thì người học sẽ học
tốt hơn.
b) Đánh giá
Đánh giá kết quả học tập là đo lường mức độ đạt được của người học về các mục tiêu và
nhiệm vụ của quá trình dạy học. Mô tả một cách định tính và định lượng: tính đúng đắn, tính chính
xác, tính vững chắc của kiến thức, tính đầy đủ, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết,
bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của người học,… và thái độ của người học trên cơ sở phân tích
các thông tin phản hồi từ việc quan sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao,
đối chiếu với các chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của môn học.
Đánh giá kết quả học tập của người học là một quá trình phức tạp và công phu. Nếu thực hiện
chu đáo, chuẩn xác thì việc đánh giá càng có nhiều thuận lợi và có độ tin cậy cao.
1.3.2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra gồm 3 chức năng: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.
Ba chức năng này liên kết thống nhất với nhau, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau
trong quá trình kiểm tra kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của người học.
Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học là phát hiện, củng cố, đào sâu và làm
chính xác thêm kiến thức, đồng thời có liên hệ chẽ và phục vụ trực tiếp cho việc học bài mới.
Đánh giá với 2 chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi độ tin cậy. Điều
khiển đòi hỏi tính hiệu lực, phát hiện và điều chỉnh lệch lạc, để từ đó đề ra được các biện pháp xử lí.
1.3.3. Định hướng đổi mới kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn hóa học của học sinh THPT
[4]
Đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học có vai trò quan
trọng trong việc cải thiện kết quả giáo dục học sinh. Thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học theo hướng phát triển các năng lực của học sinh thì cũng phải đổi mới kiểm tra đánh giá
theo hướng phát triển các năng lực của học sinh. Đổi mới đánh giá kết quả môn học sẽ bao gồm đổi
mới nội dung, hình thức và quy trình đánh giá, kể cả đánh giá ở từng thời điểm hoặc cả quá trình.
Cần tạo điều kiện để học sinh và tập thể học sinh tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập.
1.3.3.1. Mục tiêu đánh giá
- Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực người học; kết quả kiểm tra, thi đủ độ tin cậy để
xét lên lớp, tốt nghiệp, làm căn cứ xét tuyển sinh.
- Tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và đảm bảo tốt hơn lợi ích của người học.
1.3.3.2. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá trình độ tư duy, năng lực nhận thức, kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học để giải
quyết một vấn đề trong bài học, một tình huống thực tế, một hoạt động thực tiễn trong đời sống.
* Chú ý: đánh giá theo tỉ lệ phù hợp 3 mức độ của nội dung hóa học: biết, hiểu, vận dụng.
+ Biết: Học sinh nhớ được định nghĩa, tính chất, hiện tượng hóa học, công thức, khái niệm
hóa học… đã học. Trả lời câu hỏi thế nào? Là gì?...
+ Hiểu: Học sinh nêu và giải thích được các khái niệm, tính chất, hiện tượng hóa học, công
thức… Trả lời câu hỏi tại sao? Vì sao? Như thế nào?...
+ Vận dụng: Học sinh áp dụng những điều đã học trong các trường hợp tương tự, giải các
bài tập hóa học, giải thích hiện tượng thực tế, áp dụng một cách sáng tạo trong những điều kiện đã
thay đổi… Trả lời câu hỏi tại sao? Như thế nào? Vì sao? Bằng cách nào?
Như vậy, câu hỏi có thể chia làm 3 loại:
- Loại bề rộng cơ bản (tối thiểu) để đánh giá trình độ nhận thức “biết” và “hiểu”.
- Loại bề sâu, nâng cao để đánh giá trình độ nhận thức từ khá trở lên.
- Loại vận dụng sáng tạo để đánh giá trình độ nhận thức, kỹ năng, kỹ xảo đạt loại giỏi.
b) Đa dạng hóa các loại hình câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra:
- Bài tập trắc nghiệm khách quan có nội dung định tính và định lượng. Đối với bài kiểm tra
45 phút hoặc đề thi học kỳ, bài tập trắc nghiệm chiếm khoảng 30 – 40% về thời lượng và về số
điểm. Đối với bài kiểm tra 15 phút có thể hoàn toàn là trắc nghiệm hoặc tự luận.
- Bài tập tự luận định tính và định lượng chiếm khoảng 60 – 70% về thời lượng và số điểm
toàn bài.
- Nội dung của bài tập trắc nghiệm hoặc tự luận nên có câu hỏi thực hành hóa học (tư duy
hoặc thao tác), câu khảo sát, tra cứu, sưu tầm.
1.3.3.3. Yêu cầu, giải pháp
- Coi trọng kiểm tra, đánh giá chất lượng, nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản hóa học, chú
ý phát triển năng lực tư duy hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, không nặng về học thuộc lòng.
- Nội dung kiểm tra có tính bao quát chương trình đã học và theo đúng chuẩn kiến thức, kỹ
năng.
- Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học và có tác dụng phân hóa trình độ
học sinh.
- Nội dung kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai kể cả đáp án cũng như kết
quả.
- Việc kiểm tra – đánh giá phải có tính khả thi và có giá trị phản hồi.
1.3.3.4. Thực trạng kiểm tra – đánh giá môn hóa học trong trường THPT hiện nay [2]
a) Ưu điểm
- Đã đánh giá kiến thức hóa học về chất và những biến đổi của chúng…
- Đã đánh giá một số kỹ năng của học sinh như: viết phương trình hóa học, giải bài tập lý
thuyết định tính, bài tập định lượng… thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập tính toán, giải một số
dạng bài tập hóa học…
b) Tồn tại
- Mục tiêu đánh giá: chủ yếu tập trung vào việc nắm kiến thức hóa học mà hạn chế việc đánh
giá kỹ năng đặc biệt, kỹ năng thực hành…
- Nội dung đánh giá: còn ít các nội dung thực hành thí nghiệm, kiến thức gắn liền với thực tế
cuộc sống, kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống sản xuất. Chưa chú ý đánh giá năng lực thực
hành, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Hầu như ít kiểm tra về thí nghiệm hóa
học và năng lực tự học của học sinh.
- Chưa đánh giá hoạt động chiếm lĩnh kiến thức ở trên lớp, kỹ năng hoạt động nhóm trong
việc xây dựng và vận dụng kiến thức. Coi nhẹ kiểm tra – đánh giá chất lượng nắm vữn