Với những chính sách phát triển kinh tế- xã hội hợp lý, trong hơn hai thập niên
qua, nền kinh tếViệt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng cảvềchiều rộng lẫn
chiều sâu. Trong giai đoạn 2001-2010, kinh tếViệt Nam tăng trưởng nhanh, đạt tốc
độbình quân 7,2%/năm; tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người năm
2010 đạt hơn 1.000USD. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 của Việt Nam có các
chỉ tiêu chính gồm: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000USD
(1)
; đồng thời, mức độtăng
dân số ổn định ởmức dưới 1,3%/năm, theo đó quy mô dân sốViệt Nam đạt khoảng
98 triệu người vào năm 2020.
Sựgia tăng dân sốvà thu nhập ngày càng tăng, làm tăng nhu cầu thực phẩm cả
vềsốlượng và chất lượng. Theo sốliệu thống kê năm 2010 của BộNông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, mức tiêu dùng bình quân thịt và các sản phẩm từthịt gia súc,
gia cầm của người Việt Nam khoảng 31,5kg/người/năm. Mặc dù đã tăng rất nhiều so
với giai đoạn trước, nhưng chỉbằng khoảng 60% so với mức tiêu dùng bình quân của
thếgiới. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển và của chính Việt Nam, người
tiêu dùng có thu nhập cao, có xu hướng tiêu dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc
từ động vật nhiều hơn và đặc biệt người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất
lượng, khẩu vị, an toàn vệsinh thực phẩm. Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa và
đô thịhóa tạo điều kiện cho nhiều người tham gia vào ngành công nghiệp và dịch vụ,
họkhông có nhiều thời gian để đi mua hàng và nấu nướng theo kiểu truyền thống,
làm tăng nhu cầu các loại thực phẩm đã qua sơchếhoặc chếbiến sẵn. Mặt khác, sau
khi Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi Việt Nam gia tăng
khảnăng cạnh tranh, từng bước tham gia vào thịtrường sản phẩm chăn nuôi thếgiới.
87 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn...................................................2
5. Những hạn chế của luận văn ..........................................................................3
6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................. 4
1.1. Khái niệm và phân loại về chiến lược .........................................................4
1.1.1. Khái niệm về chiến lược..................................................................4
1.1.2. Vai trò của chiến lược......................................................................5
1.1.3. Phân loại chiến lược ........................................................................6
1.1.3.1. Phân loại theo cấp độ chiến lược..............................................6
1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi chiến lược ...........................................7
1.1.3.3. Phân loại theo hướng tiếp cận chiến lược ................................7
1.1.4. Các chiến lược đơn vị kinh doanh ...................................................7
1.1.4.1. Các chiến lược cạnh tranh theo Michael Porter .......................7
1.1.4.2. Các chiến lược cạnh tranh dành cho các đơn vị kinh doanh theo
vị trí thị phần trên thị trường ....................................................8
1.1.4.3. Các chiến lược kinh doanh của Fred R. David ......................10
1.2. Quy trình xây dựng chiến lược..................................................................11
1.2.1. Xác định nhiệm vụ, sứ mạng của doanh nghiệp............................11
1.2.2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp.............................................11
1.2.3. Phân tích môi trường vĩ mô ...........................................................12
1.2.3.1. Yếu tố kinh tế .........................................................................12
1.2.3.2. Yếu tố xã hội ..........................................................................12
1.2.3.3. Yếu tố tự nhiên .......................................................................12
1.2.3.4. Yếu tố khoa học - công nghệ..................................................13
1.2.3.5. Yếu tố chính trị, pháp luật ......................................................13
1.2.4. Phân tích môi trường vi mô ...........................................................13
1.2.4.1. Áp lực từ các đối thủ tiềm ẩn .................................................14
1.2.4.2. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành....................................14
1.2.4.3. Áp lực từ khách hàng, nhà phân phối.....................................14
1.2.4.4. Áp lực từ nhà cung cấp...........................................................14
1.2.4.5. Áp lực từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế ..............................14
1.3. Một số công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược ................................15
1.3.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation - EFE)15
1.3.2. Ma trận các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation - IEF) ..16
1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Image Matrix - CIM).17
1.3.4. Ma trận SWOT (Strengths Weaknesses Opportunities Threats) ...17
1.3.5. Công cụ lựa chọn chiến lược (Ma trận QSPM) .............................18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH....................... 20
DOANH CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỒNG NAI ................. 20
2.1. Giới thiệu Nhà máy Chế biến Thực phẩm Đồng Nai (D&F)....................20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .................................................20
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của D&F ........................................................22
2.1.3. Sản phẩm chủ yếu..........................................................................22
2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của D&F .........................................................................................22
2.2.1. Yếu tố vĩ mô ..................................................................................22
2.2.1.1. Kinh tế ....................................................................................22
2.2.1.2. Dân số (xã hội) .......................................................................23
2.2.1.3. Vị trí D&F (tự nhiên) .............................................................24
2.2.1.4. Công nghệ ..............................................................................25
2.2.1.5. Chính trị, pháp luật.................................................................25
2.2.2. Yêu tố vi mô ..................................................................................26
2.2.2.1. Khách hàng.............................................................................26
2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh ..................................................................30
2.2.2.3. Nhà cung cấp..........................................................................39
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế ..................................................................40
2.2.2.5. Đối thủ tiềm ẩn.......................................................................41
2.2.3. Các yếu tố môi trường bên ngoài tác động theo Ma trận EFE ......42
2.3. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F ..................................43
2.3.1. Phân tích hoạt động sản xuất .........................................................43
2.3.1.1. Về nguyên liệu sản xuất .........................................................43
2.3.1.2. Về tình hình đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ ..............44
2.3.1.3. Các dây chuyền sản xuất và chế biến.....................................45
2.3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của D&F.....................................47
2.3.2.1. Về tình hình sản xuất..............................................................47
2.3.2.2. Về tình hình tiêu thụ sản phẩm và hệ thống kênh phân phối .48
2.3.3. Phân tích tình hình tài chính ..........................................................49
2.3.3.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..................49
2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ số tài chính.........51
2.3.4. Phân tích nguồn nhân lực ..............................................................52
2.3.4.1. Về cơ cấu tổ chức...................................................................52
2.3.4.2. Về nguồn nhân lực .................................................................53
2.3.5. Đánh giá các yếu tố môi trường bên trong................................54
2.4. Đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F ...................55
2.4.1. Các điểm mạnh..........................................................................56
2.4.2. Các điểm yếu.............................................................................56
2.4.3. Các cơ hội..................................................................................58
2.4.4. Các nguy cơ...............................................................................59
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ MÁY............................ 61
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỒNG NAI (D&F) ĐẾN NĂM 2020..............61
3.1. Sứ mệnh, nhiệm vụ....................................................................................61
3.1.1. Sứ mệnh .........................................................................................61
3.1.2. Nhiệm vụ .......................................................................................61
3.2. Mục tiêu của D&F.....................................................................................61
3.2.1. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu..................................................61
3.2.2. Mục tiêu của D&F đến năm 2020 .................................................63
3.3. Xây dựng và lựa chọn các chiến lược để thực hiện mục tiêu....................64
3.3.1. Phân tích ma trận SWOT để đề xuất chiến lược ...........................65
3.3.2. Phân tích các chiến lược đề xuất ...................................................66
3.3.2.1. Nhóm chiến lược S-O.............................................................67
3.3.2.2. Nhóm chiến lược S-T (Chiến lược kết hợp về phía trước) ....69
3.3.2.3. Nhóm chiến lược W-O (Chiến lược phát triển thị trường) ....70
3.3.2.4. Nhóm chiến lược W-T ...........................................................70
3.3.3. Đề xuất lựa chọn chiến lược (sử dụng công cụ Ma trận QSPM) ..72
3.4. Các giải pháp để thực hiện chiến lược đã lựa chọn và đánh giá hiệu quả
chiến lược đã chọn ....................................................................................72
3.4.1. Các giải pháp để thực hiện chiến lược đã lựa chọn .......................73
3.4.1.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy..........................................................73
3.4.1.2. Giải pháp về nhân sự ..............................................................73
3.4.1.3. Giải pháp về lựa chọn đối tác.................................................74
3.4.2. Đánh giá hiệu quả chiến lược đã chọn...........................................75
3.5. Kiến nghị ...................................................................................................77
3.5.1. Đối với Trung ương (chính sách, vĩ mô) .......................................77
3.5.2. Đối với địa phương (cấp tỉnh) .......................................................78
3.5.3. Đối với D&F..................................................................................78
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 80
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Dân số của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2006 và 2010 ........ 23
Bảng 2.2: Sản lượng thịt tiêu thụ tại các khu vực .................................................... 27
Bảng 2.3: Lý do mua thịt tại các chợ truyền thống .................................................. 27
Bảng 2.4: Phương tiện truyền thông được quan tâm khi mua thịt............................ 27
Bảng 2.5: Sản lượng sản xuất của D&F qua 3 năm 2008, 2009 và 2010................. 47
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F ................................... 49
Bảng 2.7: Thống kê nhân sự của D&F từ khi thành lập ........................................ 54
Bảng 3.1: Tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Đồng Nai trong 10 năm (2011-2020) ... 63
Bảng 3.2: Tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại TP.HCM trong 10 năm (2011-2020) .... 63
Bảng 3.3: Ma trận SWOT của D&F ......................................................................... 65
Bảng 3.4: Tính toán các khoản định phí cơ bản ...................................................... 76
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng chiến lược....................................................... 11
Hình 1.2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter................................ 13
Hình 2.1: Cơ cấu sản lượng theo đối tượng khách hàng năm 2010......................... 48
Hình 2.2: Sản lượng tiêu thụ qua 3 năm 2008, 2009 và 2010.................................. 50
Hình 2.3: Doanh thu tiêu thụ qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 ................................ 50
1
MỞ ĐẦU
Với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, trong hơn hai thập niên
qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Trong giai đoạn 2001-2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, đạt tốc
độ bình quân 7,2%/năm; tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người năm
2010 đạt hơn 1.000USD. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 của Việt Nam có các
chỉ tiêu chính gồm: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7-
8%/năm; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000USD(1); đồng thời, mức độ tăng
dân số ổn định ở mức dưới 1,3%/năm, theo đó quy mô dân số Việt Nam đạt khoảng
98 triệu người vào năm 2020.
Sự gia tăng dân số và thu nhập ngày càng tăng, làm tăng nhu cầu thực phẩm cả
về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, mức tiêu dùng bình quân thịt và các sản phẩm từ thịt gia súc,
gia cầm của người Việt Nam khoảng 31,5kg/người/năm. Mặc dù đã tăng rất nhiều so
với giai đoạn trước, nhưng chỉ bằng khoảng 60% so với mức tiêu dùng bình quân của
thế giới. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển và của chính Việt Nam, người
tiêu dùng có thu nhập cao, có xu hướng tiêu dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc
từ động vật nhiều hơn và đặc biệt người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất
lượng, khẩu vị, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, quá trình công nghiệp hóa và
đô thị hóa tạo điều kiện cho nhiều người tham gia vào ngành công nghiệp và dịch vụ,
họ không có nhiều thời gian để đi mua hàng và nấu nướng theo kiểu truyền thống,
làm tăng nhu cầu các loại thực phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến sẵn. Mặt khác, sau
khi Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi Việt Nam gia tăng
khả năng cạnh tranh, từng bước tham gia vào thị trường sản phẩm chăn nuôi thế giới.
Trước xu thế phát triển của thị trường và trong điều kiện khách quan của ngành
chăn nuôi Việt Nam nói chung và tại Đồng Nai nói riêng, Tổng công ty Công nghiệp
thực phẩm Đồng Nai là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con đã đầu tư thực hiện dự án Nhà máy Chế biến thực phẩm Đồng Nai
(1)
: Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về các Văn kiện Đại hội XI của Đảng
2
(D&F) với mục tiêu xây dựng một nhà máy giết mổ, chế biến sản phẩm từ thịt gia
súc, gia cầm có công nghệ hiện đại nhằm khép kín quy trình sản xuất “từ trang trại
đến bàn ăn”, cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
Là một cơ sở mới được đầu tư hệ thống dây chuyền máy móc thiết bị tự động
hóa cao, công nghệ hiện đại được đánh giá hàng đầu ASEAN nhưng thời gian qua
hoạt động liên tục bị lỗ (từ năm 2008 đến năm 2010), nhưng chưa có biện pháp cắt lỗ
nào rõ rệt được thực hiện. Do đó, cần phải xây dựng được chiến lược kinh doanh hợp
lý, một hướng đi phù hợp là sự cần thiết và cấp bách để D&F hết lỗ và có lợi nhuận.
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Xây dựng Chiến lược của Nhà máy Chế biến thực
phẩm Đồng Nai đến năm 2020” để viết luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và
thực tiễn cũng như hạn chế của luận văn này được trình bày như sau:
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh; quy trình xây dựng và
lựa chọn chiến lược.
- Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Chế biến
thực phẩm Đồng Nai (sau đây gọi tắt là D&F); đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và từ đó nghiên cứu, đề xuất chiến lược hợp lý.
- Xây dựng và ứng dụng chiến lược vào thực tiễn hoạt động của D&F hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược
của D&F.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh của D&F; trong quá trình
nghiên cứu, luận văn có mở rộng phạm vi nghiên cứu sang một số công ty cạnh tranh
trong ngành giết mổ và chế biến sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, bao
gồm: phỏng vấn, mô tả, thống kê, tính toán và so sánh, phân tích và tổng hợp số liệu.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3
Luận văn mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại doanh
nghiệp, giúp cho những người quản lý điều hành doanh nghiệp nói chung và D&F
nói riêng có dịp nhìn lại chiến lược của mình, cụ thể:
- Giúp những người quản lý có cái nhìn tổng quát về chiến lược, xây dựng
chiến lược của doanh nghiệp.
- Là tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực đối với D&F về xây dựng và thực hiện
chiến lược, kế hoạch kinh doanh từ nay đến năm 2020.
- Tác giả có kiến nghị một hướng nghiên cứu tiếp theo, D&F có thể tham khảo
và tiếp tục phát triển các ý tưởng này.
5. Những hạn chế của luận văn
Luận văn này là một nghiên cứu ứng dụng các mô hình lý thuyết khoa học kinh
tế vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với quy
mô là một luận văn tốt nghiệp điều kiện về thời gian có hạn, một phần nhận thức của
người viết về đơn vị còn hạn chế và nghiên cứu chưa đầy đủ, chắc chắn không tránh
khỏi một số thiếu sót cả về phương pháp luận lẫn phương pháp nghiên cứu. Theo tác
giả, luận văn có một số hạn chế làm ảnh hưởng đến độ tin cậy và độ chính xác của
một số vấn đề khoa học, gồm:
- Việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các đối thủ trạnh canh khó khăn, phức tạp và không đủ các thông
tin cần thiết để phân tích một cách đầy đủ và thấu đáo.
- Do điều kiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và
đặc điểm của ngành, việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác khá dễ dàng
hơn, nhất là doanh nghiệp FDI, trong khi đó thời gian nghiên cứu có hạn, nên chưa
đánh giá hết được sự cạnh tranh đến từ những đối thủ tiềm ẩn.
6. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh của D&F.
Chương 3: Xây dựng Chiến lược của D&F đến năm 2020.
4
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong chương này tác giả trình bày các khái niệm, lý thuyết liên quan được sử
dụng và vận dụng trong đề tài này gồm:
1.1. Khái niệm và phân loại về chiến lược
1.1.1. Khái niệm về chiến lược
Thuật ngữ chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, sau đó
được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh. Có nhiều khái niệm khác nhau về chiến
lược, sau đây xin trình bày một số khái niệm điển hình về chiến lược:
- Theo cách tiếp cận của Giáo sư Alfred Chandler, Đại học Havard: “Chiến
lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, xác định
các hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó.”
- Theo quan điểm của phương pháp C3: “Chiến lược thực chất là một giải pháp
mang tính chất lâu dài nhằm củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường.”
- Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn
Boston: “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển
và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức.”
- Theo Fred R. David, tác giả của cuốn sách Concepts of strategic management:
"Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn.”
Tuy có nhiều cách tiếp cận chiến lược, nhưng nhìn chung bản chất của chiến
lược kinh doanh là một hệ thống giải pháp dài hạn cho doanh nghiệp để phát triển
sản xuất kinh doanh và có các đặc điểm điển hình như sau:
- Chiến lược kinh doanh là các chiến lược tổng thể của doanh nghiệp xác định
các mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong thời kỳ tương đối dài (5 năm,10
năm...) và được quán triệt một cách đầy đủ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Chiến lược kinh doanh chỉ phác thảo các phương hướng dài hạn, có tính định