Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh cho chuỗi siêu thị Co-Opmart đến năm 2015
Thịtrường bán lẻViệt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, vươn lên trởthành một trong bảy thịtrường bán lẻsinh lợi nhất thếgiới (hãng nghiên cứu toàn cầu RNCOS đánh giá) do đạt được ba yếu tốquan trọng: chỉsốGDP tăng trưởng tốt, lượng người tiêu dùng trẻchiếm đa sốvà chính sách mởcửa đầu tư được cải thiện (nét mới đáng chú ý trong thu hút vốn FDI những năm gần đây là cơcấu đầu tư đã chuyển dịch từcông nghiệp sang lĩnh vực thương mại dịch vụ). Theo Tổng cục Thống kê, nếu nhưnăm 2007 thịtrường bán lẻViệt Nam đạt 45,7 tỷUSD thì năm 2008 tăng 31% so với năm 2007 (tính theo giá thực tế) và dự đoán sẽtăng trưởng khoảng 20%/năm đến 2015. ðặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng vềtài chính, lạm phát, giá cảtăng nhưhiện nay nhưng chỉsốlạc quan của người tiêu dùng Việt Nam lại nâng bậc từng năm - đứng thứ5 trên toàn thếgiới năm 2008 (Cty tư vấn quản lý AT Kearney Inc. USA xếp hạng). Việt Nam đã và đang trởthành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tưbán lẻnước ngoài tạo nên môi trường bán lẻsôi động với nhiều cơhội cho người tiêu dùng tiếp cận các loại hàng hóa đa dạng, giá cạnh tranh tuy nhiên cũng gây nên áp lựckhông nhỏ đối với các nhà bán lẻtrong nước: Vềmặt khách quan, khó khăn đến từviệc thiếu các chính sách - định hướng phù hợp (xin xem chi tiết phần 2.2.1.2. Yếu tốChính phủvà chính trị); đồng thời sức cạnh tranh trong thịtrường này khá lớn, doanh nghiệp VN không chỉchịu sức ép từcác tập đoàn bán lẻnước ngoài đang hoạt động khá thành công trong nước nhưMetro, BigC mà còn rất nhiều các tập đoàn nước ngoài khác đang ra sức thâm nhập thịtrường nội địa nhưCarrefour (Pháp), Tesco (Anh), Diary Farm (Hong Kong) (xin xem chi tiết phần 2.2.2.1. ðối thủcạnh tranh). Vềmặt chủquan, hệthống bán lẻViệt Nam hiện phát triển còn tựphát, thiếu ổn định và chưa bền vững. Các doanh nghiệp bán lẻVN có quy mô nhỏvà tăng 2 trưởng chậm; thiếu những doanh nghiệp lớn có phương pháp quản trịtiên tiến (xin xem chi tiết phần 2.2.2.Môi trường vi mô). Tuy nhiên đểtồn tại và phát triển, vài năm trởlại đây, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cũng ráo riết thực hiện các chiến lược hành động cụthể. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành tái cấu trúc, lập kênh huy động vốn để đáp ứng mục tiêu phát triển; đồng thời ra sức tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực nhằm đạt tới tính chuyên nghiệp cao, đủlực để điều hành hệthống và nắm bắt những cơhội; liên hiệp HTX Tp.HCM (Saigon Co-op) cũng đi theo hướng đó. Mặc dù có lợi thế“sân nhà” nhưng thực tếquá trình vận hành, điều phối thị trường và xửlý tình huống trong thời gian qua của các nhà bán lẻnội địa vẫn còn nhiều điểm yếu, nhưông Phan Lê Dũng (chuyên gia cao cấp vềnhãn hiệu, Tổng giám đốc Công ty Sunrider Vietnam) nhận định: “ công tác hậu cần chưa mạnh cảvềcông cụ và quy trình quản lý; thiếu tính chuyên nghiệp và hiện đại trong cảmua và bán; thiếu nguồn lực tài chính và con người ”[Nguồn: báo PN 18/07/08].Do đó, vấn đềquan trọng là các nhà bán lẻVN phải xây dựng cho được một chiến lược phát triển dài hơi, biết định vị đối tượng khách hàng, xác định thịtrường mục tiêu và sống chết vì nó như thếnào. Với mong muốn góp một phần nhỏvào thịtrường sôi động này, em xin chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho chuỗi siêu thịCo-opmart đến năm 2015” làm luận văn tốt nghiệp