Theo cam kết với Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và các Hiệp định
song phương, Việt Nam đã dỡ bỏ dần các rào cản trong lĩnh vực thương mại và
tài chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Vì vậy , các
doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do phải cạnh tranh
mạnh mẽ trong thị trường đã mở cửa .
Đến cuối năm 2011, các ngân hàng nước ngoài được xem giống như các
ngân hàng Việt Nam thì các ngân hàng của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ các đối thủ này. Hiện nay, các ngân hàng đang khẩn trương mở
rộng quy mô họat động nhằm tạo thế đứng nhất định cho mình. Hoạch định chiến
lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại,
phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh là nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân
hàng.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và tôi chọn đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN
LƢỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI
NHÁNH HỒ CHÍ MINH (MARITIME BANK HO CHI MINH) ĐẾN NĂM
2015 làm luận văn của mình nhằm xây dựng và áp dụng tại chi nhánh mà tôi
đang công tác.
99 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hồ Chí Minh (maritime bank ho chi minh) đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
(MARITIME BANK HO CHI MINH) ĐẾN NĂM 2015
GVHD: Th.S NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: HUỲNH PHƯỚC MAI PHƯỢNG
LỚP : 08HQT1
MSSV: 08B4010058
TP. HỒ CHÍ MINH – 2011
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Theo cam kết với Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và các Hiệp định
song phương, Việt Nam đã dỡ bỏ dần các rào cản trong lĩnh vực thương mại và
tài chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Vì vậy , các
doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do phải cạnh tranh
mạnh mẽ trong thị trường đã mở cửa .
Đến cuối năm 2011, các ngân hàng nước ngoài được xem giống như các
ngân hàng Việt Nam thì các ngân hàng của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ các đối thủ này. Hiện nay, các ngân hàng đang khẩn trương mở
rộng quy mô họat động nhằm tạo thế đứng nhất định cho mình. Hoạch định chiến
lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại,
phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh là nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân
hàng.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và tôi chọn đề tài: XÂY DỰNG CHIẾN
LƢỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI
NHÁNH HỒ CHÍ MINH (MARITIME BANK HO CHI MINH) ĐẾN NĂM
2015 làm luận văn của mình nhằm xây dựng và áp dụng tại chi nhánh mà tôi
đang công tác.
2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
(MARITIME BANK HO CHI MINH) ĐẾN NĂM 2015.
- Phạm vi nghiên cứu là họat động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng
Hải chi nhánh Hồ Chí Minh , có so sánh, đối chiếu với hoạt động kinh doanh của các
đối thủ cạnh tranh khác trong ngành, gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
2
(Sacombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB Bank), Ngân hàng TMCP Đông Á
(Đông á Bank), và các Ngân hàng TMCP khác tại TP Hồ Chí Minh.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
Mục đích của luận văn là XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
(MARITIME BANK HO CHI MINH) ĐẾN NĂM 2015 và đề xuất các giải
pháp thực hiện chiến lược này nhằm đưa Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh
Hồ Chí Minh luôn đứng trong tốp đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam và hệ thống ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh .
Mục tiêu nghiên cứu:
- Khái quát lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh, quy trình xây dựng
chiến lược, các công cụ xây dựng chiến lược, các đặc điểm của ngành ngân hàng
ảnh hưởng đến quản trị chiến lược.
- Phân tích các yếu tố bên ngoài, các yếu tố nội bộ để tìm điểm mạnh -điểm
yếu, cơ hội - nguy cơ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hồ Chí Minh.
- Xác định mục tiêu kinh doanh, dựa trên cơ sở điểm mạnh - điểm yếu, cơ
hội - nguy cơ, hoạch định chiến lược kinh doanh và đề ra giải pháp để thực hiện
các chiến lược đó.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Các nguồn thông tin:
- Luận văn sử dụng các thông tin từ sách báo, tạp chí Ngân hàng, wesite
(asset.com, msb.com.vn, sacombank.com.vn…), các báo cáo được công bố của
các ngân hàng .
- Các phương pháp tiếp cận: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp
tiếp cận. Khi phân tích thực trạng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải
chi nhánh Hồ Chí Minh thì sử dụng phương pháp tiếp cận đặc biệt, khi phân tích
các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
3
của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hồ Chí Minh thì sử dụng phương
pháp tiếp cận lịch sử, kết hợp phương pháp tiếp cận định tính và định lượng.
- Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Luận văn sử dụng tổng hợp các
phương pháp quan sát, phỏng vấn, chuyên gia.
- Phương pháp xử lý thông tin: Luận văn sử dụng phương pháp mô hình
hóa, phân tích nhân quả, thống kê mô tả khi phân tích về kết quả họat động kinh
doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hồ Chí Minh. Kết hợp sử dụng
phương pháp các môn học: Quản trị chiến lược, Quản trị nhân sự, Marketing…
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Luận văn đã dựa trên cơ sở những lý luận liên quan đến quản trị chiến
lược và vận dụng lý luận đó phân tích điểm mạnh-điểm yếu, cơ hội-nguy cơ của
Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Hồ Chí Minh . Từ đó họach định chiến
lược kinh doanh và đề ra các giải pháp để thực hiện các chiến lược này, nhất là
trong bối cảnh hiện nay sẽ thực thi đầy đủ các cam kết về lĩnh vực ngân hàng.
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 10
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
“Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành
động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp”.
Chiến lược kinh doanh không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để
có thể đạt được những mục tiêu đó vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình
hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác. Nó chỉ tạo ra các khung hướng dẫn tư duy
để hành động.
Khung chiến lƣợc: là các giai đoạn quản trị chiến lược.
- Giai đoạn hình thành chiến lược: Hình thành chiến lược là quá trình thiết
lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các yếu tố
khuyết điểm bên trong và bên ngoài, đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn giữa
những chiến lược thay thế.
- Giai đoạn thực thi chiến lược: là giai đoạn hành động của quản trị chiến
lược, thực thi là huy động quản trị viên và nhân viên để thực hiện các chiến lược
đã được lập ra.
- Giai đoạn đánh giá chiến lược: là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến
lược, xem xét lại các yếu tố là cơ sở cho các chiến lược hiện tại, đo lường thành
tích, thực hiện các hoạt động điều chỉnh, giai đoạn đánh giá chiến lược là cần thiết
vì thành công hiện tại không đảm bảo cho sự thành công trong tương lai. Sự thành
công luôn tạo ra các vấn đề mới khác, các tổ chức có tư tưởng thỏa mãn thì phải
trả giá bằng sự tàn lụi.
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 11
Chiến lƣợc kinh doanh thông thƣờng đƣợc xác định dƣới ba cấp độ :
+ Chiến lược cấp công ty: Xác định và vạch rõ các mục đích, các mục tiêu
và các họat động kinh doanh của công ty, tạo ra các chính sách và các kế họach cơ
bản để đạt các mục tiêu của công ty.
+ Chiến lược cấp kinh doanh: Xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dụng
cụ thể của thị trường cho họat động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, xác
định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hòan thành mục tiêu của nó để
góp phần vào việc hòan thành mục tiêu chung của công ty.
+ Chiến lược cấp chức năng: Xác định các giải pháp, kế họach cho từng
lĩnh vực kinh doanh.
Xung quanh khái niệm về chiến lược kinh doanh có những khái niệm liên
quan chặt chẽ:
+ Bản báo cáo nhiệm vụ: Báo cáo về mục đích phục vụ dài hạn thể hiện sứ
mệnh kinh doanh của công ty bằng những sản phẩm dịch vụ mà tổ chức sẽ cung
cấp cho khách hàng, giúp phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Nó mô tả những
giá trị và ưu tiên của tổ chức, xác định chiều hướng phát triển tổng quát của tổ
chức.
+ Những mục tiêu dài hạn: Những thành quả xác định mà một tổ chức tìm
cách đạt được khi theo đuổi nhiệm vụ chính của mình. Mục tiêu dài hạn là trên
một năm. Nó phải có tính thách thức, đo lường được, phù hợp, hợp lý và rõ ràng.
Nó được thiết lập cho toàn công ty và cho từng bộ phận. Mục tiêu dài hạn quan
trọng trong giai đọan thiết lập chiến lược.
+ Mục tiêu hàng năm: Những cái mốc mà các tổ chức phải đạt được để đạt
đến các mục tiêu dài hạn. Nó được đưa ra dưới hình thức các thành tựu về quản lý,
tiếp thị, tài chính/kế tóan, sản xuất/điều hành, nghiên cứu phát triển và hệ thống
thông tin. Mục tiêu hàng năm quan trọng trong giai đọan thực thi chiến lược.
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 12
+ Các chính sách: Phương tiện để đạt được mục tiêu đề ra, là những chỉ dẫn
cho việc đưa ra quyết định và thực hiện các tình huống thường lập lại hoặc những tình
huống có tính chu kỳ. Chính sách quan trọng trong giai đọan thực thi chiến lược.
+ Các cơ hội và thách thức: Đây là những tác động thuộc yếu tố môi trường
bên ngoài, ngoài tầm kiểm sóat của tổ chức và có thể có lợi hay gây hại đến tổ chức.
+ Các điểm mạnh và điểm yếu: Đây là những tác động thuộc yếu tố nội bộ
của tổ chức, trong phạm vi kiểm soát của tổ chức. Nó được xác định trong mối liên
hệ với các đối thủ cạnh tranh.
1.1.2 Các loại chiến lƣợc kinh doanh.
1.1.2.1 Chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung.
Mỗi chiến lược của công ty đều áp dụng được cho cấp đơn vị kinh doanh. Tuy
nhiên, ở cấp đơn vị kinh doanh trước hết phải chú ý đến các chiến lược tăng trưởng
tập trung vì đối tượng trọng tâm của các chiến lược này là sản phẩm và thị trường.
Nhóm chiến luợc này chủ yếu nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty
với những sản phẩm hiện có trên cơ sở tăng cường hoạt động marketing hoặc thay
đổi chiến lược thị trường hiện có mà không thay đổi sản phẩm nào. Lọai này có ba
chiến lược chính:
+ Thâm nhập thị trường: Tìm kiếm thị phần tăng lên cho sản phẩm, dịch vụ
hiện tại trong các thị trường hiện có qua nỗ lực tiếp thị.
+ Phát triển thị trường: Đưa sản phẩm, dịch vụ hiện có vào các khu vực mới.
+ Phát triển sản phẩm: Tăng doanh số bằng cải tiến, đổi mới sản phẩm, dịch
vụ hiện có.
1.1.2.2 Các chiến lƣợc cạnh tranh theo quan điểm của M.Porter
Michael E.Poter – giáo sư trường đại học Harvard đã đưa ra các chiến lược
cạnh tranh cơ bản trong tác phẩm ”Chiến lược cạnh tranh”:
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 13
1. Chiến lƣợc dẫn đầu chi phí thấp.
Chiến lược này tạo ra thế cạnh tranh bằng hai cách:
- Định giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhằm thu hút
những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá cả để gia tăng tổng số lợi nhuận.
Chiến lược này phù hợp với đơn vị kinh doanh có quy mô lớn, có khả năng giảm
chi phí trong các quá trình hoạt động.
- Kiềm chế không cắt giảm giá hoàn toàn, bằng lòng với thị phần hiện tại và
sử dụng công cụ chi phí thấp hơn để có mức lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị sản
phẩm bán ra.
2. Chiến lƣợc khác biệt hoá:
Đơn vị kinh doanh sẽ tập trung tạo ra các chủng loại sản phẩm và các
chương trình marketing khác biệt rõ rệt so với đối thủ cạnh tranh để có thể vươn
tới dẫn đầu ngành. Từ đó ấn định giá cao hơn các sản phẩm thông thường khác, gia
tăng doanh số nhờ thu hút khách hàng thích nhãn hiệu có đặc trưng nỗi bật như:
mùi vị độc nhất, khả năng dự trữ sẵn sàng phân phối cho khách hàng ở bất cứ nơi
nào, ứng dụng khoa học trong thiết kế và điều hành việc thực hiện, dịch vụ tối ưu,
chất lượng cao, uy tín và dễ phân biệt…
3. Chiến lƣợc tập trung vào trọng điểm:
Theo chiến lược này, các đơn vị kinh doanh tập trung sự chú ý của mình
vào phân khúc hẹp trên toàn bộ thị trường. Các phân khúc này có thể được xác
định theo khu vực địa lý, sản phẩm, đối tượng khách hàng. Những phân khúc hấp
dẫn được lựa chọn là nơi chưa có đối thủ cạnh tranh hay đối thủ chưa đáp ứng tốt
nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 14
1.1.2.3 Các chiến lƣợc cạnh tranh dành cho các đơn vị kinh doanh theo vị trí
thị phần trên thị trƣờng:
Tuy ở cùng một công ty nhưng mỗi đơn vị kinh doanh có vị trí thị phần
khác nhau trên thị trường.
1. Đơn vị kinh doanh dẫn đầu thị trƣờng.
- Chiến lược mở rộng tổng nhu cầu thị trường: Tìm kiếm khu vực địa lý
mới để bán hàng, tìm kiếm khách hàng mới, phát triển công dụng mới, khuyến
khích sử dụng sản phẩm nhiều hơn.
- Chiến lược phòng thủ: Giúp đơn vị kinh doanh dẫn đầu thị trường giữ
được vị trí của mình trên thị trường hiện tại. Các đơn vị dẫn đầu thị trường luôn bị
đe dọa bởi các đối thủ khác, nhất là những đơn vị giữ vị trí thách thức với thị
trường. Vì vậy, đơn vị kinh doanh phải phòng thủ liên tục để chống lại các cuộc
tấn công của đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược mở rộng thị phần: Bằng cách mua lại hay thâu tóm các đơn
vị kinh doanh của đối thủ cạnh tranh nhỏ, tấn công để chiếm thị phần của các đối
thủ yếu.
2. Đơn vị kinh doanh thách thức với thị trƣờng:
Tấn công các đơn vị kinh doanh dẫn đầu và những đối thủ khác để gia
tăng thị phần hoặc có thể kinh doanh song song với các đối thủ cạnh tranh và
không đụng chạm đến các đối thủ cạnh tranh đứng sau. Để thực hiện chiến lược
tấn công, các đơn vị kinh doanh cần phải thực hiện các bước sau:
- Xác định rõ những đối thủ cạnh tranh cần tấn công và mục tiêu của chiến
lược tấn công.
- Chọn chiến lược tấn công thích hợp: tấn công về phía trước, tấn công bên
sườn, tấn công bao vây…
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 15
3. Đơn vị kinh doanh theo sau thị trƣờng:
Đây là những đơn vị kinh doanh không muốn đương đầu với các đối thủ
dẫn đầu hay thách thức với thị trường vì không đủ nguồn lực, sợ bị tổn thất, hao
tốn nhiều chi phí…nên tìm cách né tránh bằng cách bám theo sau đối thủ dẫn đầu
thị trường qua các chiến lược mô phỏng:
- Mô phỏng hoàn toàn sản phẩm, cách thức phân phối, quảng cáo và những
hoạt động Marketing, cung ứng sản phẩm cho thị trường mục tiêu nhạy cảm với
giá thấp.
- Mô phỏng một số nội dung cốt lõi trong hỗn hợp Marketing của đối thủ dẫn
đầu và giữ một số khác biệt về bao bì, giá cả, quảng cáo, mạng lưới bán hàng…
- Mô phỏng có cải tiến để thích nghi với thị trường bằng cách dựa vào hỗn
hợp marketing của đối thủ dẫn đầu thị trường để cải tiến tạo đặc trưng riêng cho
hỗn hợp marketing của mình nhằm thích nghi với nhu cầu và mong muốn của thị
trường mục tiêu.
4. Đơn vị kinh doanh ẩn náu thị trƣờng.
Những đơn vị kinh doanh ẩn náu thị trường luôn tìm kiếm một hoặc vài phân
khúc ẩn náu an toàn và có khả năng sinh lời. Để có thể thành công trên phân khúc thị
trường hẹp, họ thường thực hiện các chiến lược chuyên môn hoá tiêu biểu:
- Chuyên môn hoá theo người sử dụng cuối cùng: Tuỳ theo ngành mà đơn
vị kinh doanh ẩn náu thị trường chọn một đối tượng khách hàng có nhu cầu cần sử
dụng sản phẩm hay dịch vụ để phục vụ.
- Chuyên môn hoá theo công đoạn trong tiến trình sản xuất, phân phối sản
phẩm.: Các đơn vị kinh doanh có thể chọn các chi tiết, thành phần của một sản
phẩm hoàn chỉnh, một mặt hàng bổ sung cho sản phẩm chính…
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 16
- Chuyên môn hoá theo khách hàng: Chọn khách hàng theo tiêu chuẩn nhân
khẩu học để phục vụ như khách hàng có thu nhập cao, trung bình hay thấp; hoặc
khách hàng là trẻ em, thiếu niên, thanh niên…
- Chuyên môn hoá theo khu vực bán hàng: Chọn một khu cực địa lý để
phục vụ như nội địa, thị trường địa phương, thị trường theo khu vực quốc tế…
- Chuyên môn hoá theo đặc trưng sản phẩm: chất lượng cao, sang trọng hay
trung bình.
- Chuyên môn hoá theo mặt hàng trong từng ngành hàng: theo một hoặc vài
mặt hàng trong ngành hàng lớn.
- Chuyên môn hoá theo dịch vụ kinh doanh lựa chọn mà đối thủ cạnh tranh
không cung cấp.
1.2 Quy trình xây dựng chiến lƣợc.
Xây dựng chiến lược kinh doanh là giai đọan đầu trong quá trình quản trị
chiến lược. Quy trình xây dựng chiến lược gồm 4 bước, mỗi buớc sẽ bao gồm
những công việc chủ yếu:
1.2.1 Xác định nhiệm vụ mục tiêu.
Ý tưởng về bản báo cáo nhiệm vụ kinh doanh của Peter Drucker đề ra giữa
những thập niên 70 do các cuộc nghiên cứu của Ông ở công ty General Motors và
21 quyển sách lẫn hàng trăm bài báo của mình. Drucker cho rằng: “Bản báo cáo
nhiệm vụ kinh doanh là bản tuyên bố « lý do tồn tại » của tổ chức. Nó trả lời câu
hỏi trung tâm: công việc kinh doanh của chúng ta là gì? Bản báo cáo nhiệm vụ
kinh doanh rõ ràng là điều hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và sọan thảo
các chiến lược một cách có hiệu quả”
1.2.2 Phân tích môi trƣờng bên ngoài.
Môi trường của một tổ chức là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế…
nằm bên ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị không kiểm sóat được nhưng chúng lại
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 17
ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường của tổ
chức có thể chia thành hai mức độ: môi trường vĩ mô, môi trường vi mô.
Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, nhưng không
nhất thiết phải theo một cách nhất định, bao gồm: (1) Môi trường kinh tế; (2) Môi
trường luật pháp, Chính phủ và chính trị ; (3) Môi trường văn hóa, xã hội; (4) Môi
trường tự nhiên; (5) Môi trường công nghệ.
Môi trường vi mô đó được xác định đối với một ngành cụ thể. Các doanh
nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường vi mô của ngành đó, bao gồm:
(1) Đối thủ cạnh tranh; (2) Khách hàng; (3) Nhà cung cấp;(4) Đối thủ tiềm ẩn; (5)
Sản phẩm thay thế.
Phân tích các yếu tố môi trường sẽ cho phép doanh nghiệp nhận diện rõ đâu
là cơ hội (O) mà doanh nghiệp có thể tận dụng và đâu là thách thức (T) mà doanh
nghiệp phải đương đầu.
Nhận diện và đánh giá cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài ảnh
hưởng đến doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng nhiệm vụ kinh doanh
rõ ràng, xác định mục tiêu dài hạn khả thi, thiết kế được chiến lược phù hợp và đề
ra các chính sách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu hàng năm.
Việc phân tích các yếu tố bên ngoài mang tính chất định tính, trực giác, khó
hình dung. Trong quản trị chiến lược, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 2 công cụ cho
phép doanh nghiệp chấm điểm và lượng hoá các ảnh hưởng của môi trường tới
hoạt động của doanh nghiệp. Đó là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và
ma trận hình ảnh cạnh tranh.
1.2.3 Phân tích môi trƣờng bên trong.
Tình hình nội bộ của doanh nghiệp thường được đánh giá qua các lĩnh vực
chức năng như: Tài chính; Nguồn nhân lực; Quản trị điều hành; Cơ cấu tổ chức;
Marketing; Nghiên cứu/phát triển; Công nghệ thông tin.
SVTH: Huỳnh Phước Mai Phượng GVHD: ThS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM 18
Việc phân tích nội bộ doanh nghiệp sẽ cho phép nhận diện những điểm
mạnh (S) và điểm yếu (W) của doanh nghiệp. Từ đó, các chiến lược kinh doanh
được lựa chọn cần phát huy tối đa các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của
doanh nghiệp.
Cũng tương tự như trong kỹ thuật phân tích các yếu tố bên ngoài, nhằm
lượng hoá các phân tích tình hình nội bộ doanh nghiệp, người ta dùng “ Ma trận
đánh giá các yếu tố bên trong” (IFE).
1.2.4 Phân tích chiến lƣợc và lựa chọn.
Việc phân tích chiến lược và lựa chọn chủ yếu là việc ra các quyết định chủ
quan dựa trên các thông tin khách quan, nhằm xác định các tiến trình họat động có
thể lựa chọn để nhờ chúng mà công ty có thể hòan thành trách nhiệm và mục tiêu
của mình.
Các chiến lược, mục tiêu và sứ mệnh hiện tại của công ty cộng với các
thông tin kiểm soát bên trong và bên ngoài sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành và
đánh giá các chiến lược có khả năng lựa chọn khả thi.
1.3 Các công cụ xây dựng chiến lƣợc kinh doanh.
Theo Fred R.David, có 3 giai đoạn để hình thành nên chiến lược kinh doanh
và mỗi giai đoạn sử dụng những công cụ khác nhau.
Giai đoạn 1: Giai đoạn thu thập và hệ thống hoá thông tin.
Giai đoạn này tóm tắt các thông tin cơ bản đã được thu thập và hệ thống hoá
để hình thành nên các chiến lược kinh doanh. Giai đoạn này sử dụng 3 công cụ:
Ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận IFE.