Trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước, chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nỗ lực
thực thi tiến trình đó. Đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý luôn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành bại
của mọi công việc, của từng tổ chức, cơ quan cũng như đối với toàn cục của
cách mạng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Coõng việc thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. [15; 269, 273]
Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đó là vấn đề
trọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, sự thành bại của cách mạng.
Đại hội Đảng khoá VIII đề ra mục tiêu của công tác cán bộ là: “Xây dựng đội
ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng mà nòng cốt là cán bộ chủ chốt của các
ngành, các cấp”.
Trong công tác tổ chức cán bộ, tổ chức thực hiện luân chuyển và và bổ
nhiệ m lại cán bộ quản lý được xác định là khâu đột phá nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý. ẹoự là chủ trương rất quan trọng trong công tác
cán bộ của Đảng, có ý nghĩa đặc biệt trong thời kỳ hiện nay. Luân chuyển và
bổ nhiệ m lại cán boọ không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa, phát triể n
truyền thống của dân tộc ta và những quan điểm tư tưởng của Đảng, Bác Hồ
về công tác cán bộ qua các thời kỳ cách mạng.
Luân chuyển cán bộ tạo ra cách nhìn mới, là cơ hội kiể m nghiệ m giữa
lý luận và thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc vận dụng cụ thể, sát
thực, khách quan giữa trường học và trường đời. Luân chuyển cán bộ nhằ m
khắc phục thực trạng giáo điều trong tư duy, đẩy lùi cách nhìn cũ, kìm hãm s ự
phát triển. Luân chuyển cán bộ nhằm đổi mới toàn diện phong cách làm việc,
tinh thần trách nhiệm trước công việc, tính tiên phong gương mẫu trước quần
chúng của cán bộ.
123 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng mà nòng cốt là cán bộ chủ chốt của các ngành, các cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––
THẠCH VĂN THÀNH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN
VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––
THẠCH VĂN THÀNH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN
VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN QUỐC THÀNH
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học này, tôi xin chân thành cảm ơn
Phó giáo sư, Tiến sĩ Tâm lý học Trần Quốc Thành, Chủ nhiệm khoa Tâm lý
trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình
thực hiện.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo
dục, khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Đại học Thái Nguyên đã
tận tâm giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Tổ chức Tỉnh uỷ,
Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Cao Bằng, Phòng Giáo dục huyện, cán bộ
quản lý các trường tiểu học trong huyện. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Thạch Văn Thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTƯ : Ban chấp hành trung ương
BNL : Bổ nhiệm lại
CBQL : Cán bộ quản lý
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
CMNV : Chuyên môn nghiệp vụ
CNH - HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ĐHSP : Đại học sư phạm
GD - ĐT : Giáo dục - đào tạo
GDP : Tốc độ tăng trưởng kinh tế
GDTX : Giáo dục thường xuyên
GSTS : Giáo sư tiến sĩ
KTTH - HN : Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp
LL chính trị : Lý luận chính trị
LC CBQL : Luân chuyển cán bộ quản lý
NQTƯ : Nghị quyết trung ương
PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ
PTCS : Phổ thông cơ sở
QLGD : Quản lý giáo dục
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
THSP : Trung học sư phạm
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC
HIỆN LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN
LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC .................................................................... 6
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cụ baỷn liên quan đến vấn đề nghiên cứu ................... 7
1.2.1. Tổ chức ............................................................................................... 7
1.2.2. Quản lý .............................................................................................. 11
1.2.3. Mối quan hệ giữa tổ chức và quản lý ................................................. 14
1.2.4. Cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ quản lý ......................................... 17
1.2.5. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý .................................................... 20
1.2.6. Luân chuyển cán bộ quản lý .............................................................. 23
1.2.7. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lýự ............................................ 24
1.3. Trường tiểu học và cán bộ quản lý trường tiểu học ............................... 26
1.3.1. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân ............................ 26
1.3.2. Cán bộ quản lý trường tiểu học .......................................................... 31
1.4. Tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý
trường tiểu học ...................................................................................... 32
1.4.1. Tổ chức thực hiện .............................................................................. 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.4.2. Mục đích việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán
bộ quản lý trường tiểu học ..................................................................... 33
1.4.3. Những nguyên tắc cơ bản trong việc tổ chức thực hiện luân
chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học. ........................ 35
1.4.4. Qui trình luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu
học ........................................................................................................ 36
1.5. Ý nghĩa của luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý đối với
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học .......... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN
VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG
TIỂU HỌC HUYỆN BẢO LÂM TỈNH CAO BẰNG ....................... 42
2.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên và dân số ........................................................... 42
2.1.2. Nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế .............................................. 44
2.2. Thực trạng giáo dục - đào tạo huyện Bảo Lâm ..................................... 45
2.2.1. Một số chủ trương lớn nhằm đổi mới giáo dục - đào tạo .................... 46
2.2.2. Kết quả thực hiện các chủ trương lớn của ngành GD-ĐT Bảo
Lâm ....................................................................................................... 49
2.3. Thực trạng về giáo dục tiểu học huyện Bảo Lâm .................................. 51
2.3.1. Mạng lưới trường, lớp tiểu học .......................................................... 51
2.3.2. Tình hình chung về giáo dục tiểu học ................................................ 52
2.3.3. Chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Bảo Lâm .............. 55
2.4. Thực trạng về việc tổ chức luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản
lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm .................................................. 59
2.4.1. Luân chuyển cán bộ quản lý trường tiểu học ..................................... 59
2.4.2. Bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học ...................................... 64
2.4.3. Nhận xét chung về việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại Cán
bộ quản lý trường tiểu học huyện Bảo Lâm ........................................... 69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
VIỆC LUÂN CHUYỂN, BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BẢO LÂM ...................................... 74
3.1. Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp tổ chức thực
hiện việc luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL các trường tiểu học. ........ 74
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ..................................................... 74
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính nhất quán .................................................. 75
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................... 76
3.2. Biện pháp tổ chức thực hiện việc luân chuyển, bổ nhiệm lại CBQL
các trường tiểu học huyện Bảo Lâm ...................................................... 76
3.2.1. Vận hành tốt cơ chế lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBQL trường tiểu
học ........................................................................................................ 76
3.2.2. Quy hoạch và bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL trường tiểu
học ........................................................................................................ 79
3.2.3. Xây dựng đề án luân chuyển bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ sở chủ động triển khai .... 85
3.2.4. Phát huy dân chủ trong luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL
trường tiểu học ...................................................................................... 88
3.2.5. Tăng cường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu
học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các vùng miền khác nhau của
huyện ..................................................................................................... 93
3.3. Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp................. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 101
1. Kết luận ................................................................................................. 101
2. Khuyến nghị .......................................................................................... 106
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................... 109
CÁC PHỤ LỤC ....................................................................................... 112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập của đất nước, chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nỗ lực
thực thi tiến trình đó. Đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý luôn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành bại
của mọi công việc, của từng tổ chức, cơ quan cũng như đối với toàn cục của
cách mạng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Coõng việc thành công hoặc
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. [15; 269, 273]
Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đó là vấn đề
trọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, sự thành bại của cách mạng.
Đại hội Đảng khoá VIII đề ra mục tiêu của công tác cán bộ là: “Xây dựng đội
ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng mà nòng cốt là cán bộ chủ chốt của các
ngành, các cấp”.
Trong công tác tổ chức cán bộ, tổ chức thực hiện luân chuyển và và bổ
nhiệm lại cán bộ quản lý được xác định là khâu đột phá nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý. ẹoự là chủ trương rất quan trọng trong công tác
cán bộ của Đảng, có ý nghĩa đặc biệt trong thời kỳ hiện nay. Luân chuyển và
bổ nhiệm lại cán boọ không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa, phát triển
truyền thống của dân tộc ta và những quan điểm tư tưởng của Đảng, Bác Hồ
về công tác cán bộ qua các thời kỳ cách mạng.
Luân chuyển cán bộ tạo ra cách nhìn mới, là cơ hội kiểm nghiệm giữa
lý luận và thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc vận dụng cụ thể, sát
thực, khách quan giữa trường học và trường đời. Luân chuyển cán bộ nhằm
khắc phục thực trạng giáo điều trong tư duy, đẩy lùi cách nhìn cũ, kìm hãm sự
phát triển. Luân chuyển cán bộ nhằm đổi mới toàn diện phong cách làm việc,
tinh thần trách nhiệm trước công việc, tính tiên phong gương mẫu trước quần
chúng của cán bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Thực hiện bổ nhiệm lại có tác động rất lớn đối với cán bộ quản lý. Nó
chứng minh cho phẩm chất đạo đức, năng lực cán bộ quản lý trong quá trình
công tác. Do vậy họ luôn luôn phải gương mẫu, rèn luyện, học tập và phấn
đấu không ngừng để đáp ứng trước yêu cầu ngày càng cao của công việc.
Tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý càng có ý nghĩa
hơn đối với cán bộ quản lý trường tiểu học khi họ là người chịu trách nhiệm
quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường nhằm phát triển mục tiêu giáo dục
tiểu học - bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Bảo Lâm hiện nay phần
lớn được bổ nhiệm từ giáo viên, đa số có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ
chuyên môn đạt chuẩn, song để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay,
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học bộc lộ nhiều yếu kém. Mặt
khác, cán bộ quản lý trường tiểu học thường là người địa phương nên có
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác của họ. Đó là sức ì, lối làm
việc chủ quan, tư duy chậm đổi mới; tình trạng cục bộ địa phương; phải chịu
áp lực của phụ huynh học sinh, của bà con và của chính quyền sở tại …
Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến cán bộ quản lý, làm cho họ
khoự phát huy hết khả năng sáng tạo, đôi khi làm sa sút phẩm chất cán bộ,
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.
Như vậy cùng với các biện pháp như đánh giá, quy hoạch và đào tạo
bồi dưỡng thì luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ là những biện pháp góp
phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc chọn đề tài: “Biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại
cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng” để
nghiên cứu là việc làm rất cấp thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới và
phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện trong giai đoạn hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng việc luân chuyển và bổ
nhiệm lại đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học, đề xuất một số biện pháp
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu
học ở huyện Bảo Lâm, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của
huyện trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể
Công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện
Bảo Lâm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các
trường tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý
các trường tiểu học huyện Bảo Lâm còn nhiều điều bất cập. Điều đó ảnh
hưởng nhất định đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học. Nếu
đề xuất được các biện pháp tổ chức thực hiện tốt việc luân chuyển và bổ
nhiệm lại cán bộ quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý các trường tiểu học của huyện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về luân chuyển và bổ nhiệm lại
cán bộ quản lý trường tiểu học.
5.2. Khảo sát thực trạng việc tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán
bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm.
5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán
bộ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học
huyện Bảo Lâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Cán bộ quản lý trường tiểu học được quản lý theo nguyên tắc song
trùng lãnh đạo, nhửng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp tổ chức
luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học thuộc trách nhiệm
quản lý của cấp phòng Giáo dục và đào tạo với tư cách là cơ quan tham tham
mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện.
Về thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu việc luân chuyển và bổ nhiệm lại
cán bộ quản lý từ năm 2002 đến nay.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Phân tích, tổng hợp các văn
bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của các cấp quản lý giáo dục, các tài
liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Xây dựng và sử dụng các mẫu điều tra, thu thập các số liệu về việc
đánh giá thực trạng, hiệu quả và ý kiến của cán bộ quản lý các trường tiểu học
huyện Bảo Lâm về tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường
tiểu học.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Tiếp cận và xem xét về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cũng như
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường tiểu học của huyện nhằm
phục vụ mục đích nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Qua thực tiễn chỉ đạo và cán bộ quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo địa phương, ngành về các biện
pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Bảo Lâm.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Áp dụng để xử lý số liệu và phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu.
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, cấu trúc của luận văn có 3
chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán
bộ quản lý trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm
lại cán bộ quản lý trường tiểu học.
Chương 3: Một số biện pháp tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán
bộ quản lý trường tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUÂN CHUYỂN
VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý nói
chung và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng trong những năm gần đây luôn là
vấn đề mang tính thời sự của công tác tổ chức cán bộ - một mặt quan trọng
của khoa học quản lý.
Luân chuyển và bổ nhiệm lại là những thuật ngữ rất quen thuộc của đối
với các nhà lãnh đạo và quản lý. Trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và
đặc biệt trong công tác tổ chức cán bộ từ trung ương đến các địa phương,
ngành, thuật ngữ này thường được nói đến.
Đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học viết về đề tài nâng cao năng lực
hoặc chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở (THCS),
trường tiểu học như:
"Những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường
tiểu học huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hoá" của tác giả Lê Như Linh;
"Thực trạng và các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý trường THCS tỉnh Bắc Ninh" của tác giả Nguyễn Công Duật;
"Các giải pháp tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ
quản lý trường tiểu học tỉnh Sơn La"...
"Một số biện pháp năng cao kỹ năng quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng
trường tiểu học tỉnh Quảng Ninh" của tác giả Đào Văn Thảo...
Các luận văn này đi sâu vào việc nghiên cứu năng lực quản lý, chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đưa ra các giải pháp như qui hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý... nhằm nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng
quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THCS,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
tiểu học trên địa bàn của một huyện, một tỉnh cụ thể. Các luận văn kể trên
chưa có tác giả nào tập trung đi sâu vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn công
tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là việc luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản
lý, một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực quản
lý và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Trên thực tế việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ
quản lý giáo dục nói chung, cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng còn
nhiều vấn đề bất cập nhưng chưa có một đề tài nào nghiêm cứu một cách hệ
thống. Đặc biệt nghiên cứu về luân chuyển và bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ
quản lý cũng chưa có công trình nào.
1.2. Một số khái niệm cụ baỷn liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tổ chức
Khi ng