Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế thế giới, của khoa học kĩ thuật. Thế giới đã tạo ra được rất nhiều công
trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cũng như ý nghiã khoa học, phục vụ trực
tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người. Để có được những thành tựu
như vậy giáo dục đóng góp một vai trò rất quan trọng. Tuy vậy, nền giáo dục
ở mỗi quốc gia, mỗi châu lục lại có nội dung và cách thức thực hiện khác
nhau. Chính điều đó đã làm cho chất lượng giáo dục ở mỗi quốc gia có được
những thành tựu khác nhau. Đối với Việt Nam - là một đất nước đang phát
triển, chắc chắn chưa thể có một nền giáo dục hiện đại và hoàn chỉnh. Chính
vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ
trương, đường lối nhằm đầu tư phát triển cho giáo dục - xác định giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Muốn vậy, chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cho giáo
dục: đổi mới về nội dung chương trình, về phương thức thực hiện, về kiểm tra
đánh giá, về công tác quản lí.ở tất cả các cấp học bậc học. Trong các công
tác cần phải đổi mới đó, việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng
học sinh là rất quan trọng. Từ trước tới nay chúng ta chỉ sử dụng chủ yếu hình
thức kiểm tra tự luận, vấn đáp để đánh giá xếp loại học sinh vì vậy thường
hay mắc phải một số khuyết điểm như: nội dung kiểm tra không bao trùm
khối lượng kiến thức được học, kết qủa đánh giá phụ thuộc vào ch ủ quan của
người chấm, mất một quỹ thời gian lớn cho việc chấm thi.Để khắc phục
những nhược điểm trên đây đã có nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam thực
hiện một hình thức kiểm tra đánh giá mới - đó là phương pháp trắc nghiệm
khách quan (TNKQ).
Là một học viên chuyên ngành Hoá phân tích, tôi nhận thấy: Đối với các
môn học chuyên ngành vẫn chưa thực hiện được hình thức kiểm tra TNKQ.
Vì vậy, chúng tôi muốn xây dựng một hệ thống các câu hỏi TNKQ dùng cho
sinh viên hệ cử nhân sư phạm và có thể dùng cho sinh viên chất lượng cao
-2-ngành sư phạm (với những câu hỏi nâng cao) hoặc còn có thể dùng cho học
viên cao học Hoá phân tích. Nếu vận dụng tốt lý thuyết về trắc nghiệm khách
quan để xây dựng thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học
phần “Các phương pháp phân tích hoá lý” sẽ giúp cho việc kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của sinh viên một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học.
Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần “Các
phương pháp phân tích hoá lý” sẽ giúp sinh viên chủ động và tích cực hơn
trong học tập học phần này.
Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
“Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá
kiến thức học phần “Các phương pháp phân tích hoá lý” trong Hoá Phân
tích đối với sinh viên hệ cử nhân trường Đại học Sư phạm Hà Nội”.
141 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá kiến thức học phần các phương pháp phân tích hoá lý trong hoá phân tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
..............................
ĐÀO VIỆT HÙNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC HỌC PHẦN CÁC
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOÁ LÝ TRONG HOÁ PHÂN TÍCH
ĐỐI VỚI SINH VIÊN HỆ CỬ NHÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
..............................
ĐÀO VIỆT HÙNG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
ĐỂ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC HỌC PHẦN CÁC
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOÁ LÝ TRONG HOÁ PHÂN TÍCH
ĐỐI VỚI SINH VIÊN HỆ CỬ NHÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ NỘI
Chuyên ngành : Hoá phân tích
Mã số : 60.44.29
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC
Hướng dẫn khoa học :
PGS. TS. TRẦN THỊ HỒNG VÂN
THÁI NGUYÊN 09 - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -1-
MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế thế giới, của khoa học kĩ thuật. Thế giới đã tạo ra được rất nhiều công
trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cũng như ý nghiã khoa học, phục vụ trực
tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người. Để có được những thành tựu
như vậy giáo dục đóng góp một vai trò rất quan trọng. Tuy vậy, nền giáo dục
ở mỗi quốc gia, mỗi châu lục lại có nội dung và cách thức thực hiện khác
nhau. Chính điều đó đã làm cho chất lượng giáo dục ở mỗi quốc gia có được
những thành tựu khác nhau. Đối với Việt Nam - là một đất nước đang phát
triển, chắc chắn chưa thể có một nền giáo dục hiện đại và hoàn chỉnh. Chính
vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ
trương, đường lối nhằm đầu tư phát triển cho giáo dục - xác định giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Muốn vậy, chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cho giáo
dục: đổi mới về nội dung chương trình, về phương thức thực hiện, về kiểm tra
đánh giá, về công tác quản lí...ở tất cả các cấp học bậc học. Trong các công
tác cần phải đổi mới đó, việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng
học sinh là rất quan trọng. Từ trước tới nay chúng ta chỉ sử dụng chủ yếu hình
thức kiểm tra tự luận, vấn đáp để đánh giá xếp loại học sinh vì vậy thường
hay mắc phải một số khuyết điểm như: nội dung kiểm tra không bao trùm
khối lượng kiến thức được học, kết qủa đánh giá phụ thuộc vào chủ quan của
người chấm, mất một quỹ thời gian lớn cho việc chấm thi....Để khắc phục
những nhược điểm trên đây đã có nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam thực
hiện một hình thức kiểm tra đánh giá mới - đó là phương pháp trắc nghiệm
khách quan (TNKQ).
Là một học viên chuyên ngành Hoá phân tích, tôi nhận thấy: Đối với các
môn học chuyên ngành vẫn chưa thực hiện được hình thức kiểm tra TNKQ.
Vì vậy, chúng tôi muốn xây dựng một hệ thống các câu hỏi TNKQ dùng cho
sinh viên hệ cử nhân sư phạm và có thể dùng cho sinh viên chất lượng cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -2-
ngành sư phạm (với những câu hỏi nâng cao) hoặc còn có thể dùng cho học
viên cao học Hoá phân tích. Nếu vận dụng tốt lý thuyết về trắc nghiệm khách
quan để xây dựng thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học
phần “Các phương pháp phân tích hoá lý” sẽ giúp cho việc kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của sinh viên một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học.
Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần “Các
phương pháp phân tích hoá lý” sẽ giúp sinh viên chủ động và tích cực hơn
trong học tập học phần này.
Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là:
“Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá
kiến thức học phần “Các phương pháp phân tích hoá lý” trong Hoá Phân
tích đối với sinh viên hệ cử nhân trường Đại học Sư phạm Hà Nội”.
II. Nội dung chính của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
- Áp dụng quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để xây
dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho học phần “Các phương pháp phân tích hoá
lí, dành cho hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
- Xây dựng các đề kiểm tra trắc nghiệm tạo cơ sở xác định giá trị của câu
hỏi.
- Định hướng việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm học phần “Các phương
pháp phân tích hoá lí” trong các khâu của quá trình dạy học.
Do thời gian và trình độ hạn chế nên bản luận văn còn có nhiều sai sót,
chúng tôi mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -3-
Chƣơng I
TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
I.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phƣơng pháp trắc nghiệm trên
thế giới và ở Việt Nam vào quá trình dạy học
Từ thế kỷ 19 người ta đã sử dụng trắc nghiệm để đo các khả năng của con
người. Đến thế kỷ 20, E. Toocdaica là người đầu tiên dùng trắc nghiệm để đo
trình độ kiến thức của học sinh đối với một số môn học [7; 9].
Năm 1940 đã xuất hiện nhiều hệ thống trắc nghiệm đánh giá kết quả học
tập của học sinh, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này còn ít và phạm vi
áp dụng còn nhiều hạn chế. Cùng với việc ứng dụng của công nghệ thông tin
vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống thì trắc nghiệm cũng có điều kiện
phát triển mạnh.
Năm 1961, ở Mỹ đã xây dựng một bộ gồm 2000 câu hỏi trắc nghiệm
chuẩn để đánh giá kết quả học tập của học sinh - sinh viên và sử dụng cho các
kỳ thi tuyển sinh.
Năm 1963, với sự trợ giúp của máy tính điện tử để xử lý kết quả thực
nghiệm trên diện rộng đã tạo điều kiện phát triển cho phương pháp trắc
nghiệm trong nhiều lĩnh vực.
Những năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đều đã sử dụng
phương pháp trắc nghiệm một cách rộng rãi và phổ biến vào quá trình dạy học
ở cấp phổ thông cũng như đại học, đặc biệt là ở các nước phương Tây.
Ở Việt Nam, từ những năm 1960 đã có những nghiên cứu thử nghiệm
phương pháp trắc nghiệm trong ngành tâm lý học.
Năm 1972, trắc nghiệm đã được sử dụng rộng rãi để ôn tập và thi tú tài.
Năm 1976, tác giả Nguyễn Như An dùng phương pháp trắc nghiệm trong việc
thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của sinh viên Đại học Sư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -4-
phạm” và năm 1978 với đề tài “Vận dụng kết hợp phương pháp test và phương
pháp kiểm tra truyền thống trong dạy học tâm lý học [7].
Năm 1995 - 1996 trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức kỳ thi tuyển sinh
vào Đại học bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm và có rất nhiều bộ sách
luyện thi ở khu vực phía Nam sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm được in.
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường Đại học
đã có một số hoạt động bước đầu nâng cao chất lượng đào tạo của học sinh -
sinh viên ở các các cấp học. Tổ chức hội thảo trao đổi thông tin về việc cải tiến
hệ thống phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong
nước và trên thế giới, các khoá huấn luyện và cung cấp những hiểu biết cơ bản
về chất lượng giáo dục và các phương pháp trắc nghiệm.
Tháng 4 - 1998, trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội có
cuộc hội thảo Khoa học về việc sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy học
và tiến hành xây dựng bộ trắc nghiệm để kiểm tra - đánh giá một số học phần
của các khoa trong trường.
Đặc biệt là việc áp dụng rộng rãi trong giảng dạy ở phổ thông và sử dụng
đại trà hình thức thi trắc nghiệm cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và
tuyển sinh vào Đại học năm 2007 - 2008 các môn Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cho đến nay, đã có rất nhiều các khoá luận tốt nghiệp,
luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, các nghiên cứu của sinh viên, học viên của
giảng viên ở các trường Đại học nghiên cứu và áp dụng hình thức này.
I.2. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
I.2.1. Trắc nghiệm là gì?
Theo chữ hán “trắc” có nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” có nghĩa là “suy xét,
chứng thực” [9; 16]. Cả trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận đều là
những phương tiện để kiểm tra khả năng học tập của học sinh - sinh viên, cả hai
đều là trắc nghiệm (test).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -5-
Để thuận tiện, trong bản luận văn này chúng tôi dùng từ “trắc nghiệm”
thay cho “trắc nghiệm khách quan” và “tự luận” (luận đề) thay cho trắc
nghiệm tự luận.
I.2.2. Bản chất của câu hỏi trắc nghiệm
Để hiểu rõ khái niệm của câu hỏi trắc nghiệm, chúng ta hãy tìm hiểu một
số định nghĩa của các nhà lý luận về trắc nghiệm như sau:
A. R. Petropxli (1970) cho rằng: “Test là bài tập làm trong thời gian
ngắn mà việc thực hiện bài tập đó nhờ có sự đánh giá về số lượng và chất
lượng có thể coi là dấu hiệu của sự hoàn thiện một số chức năng tâm lý” [7;
9].
S. G. Gellerterin (1976) cho rằng: “Test là thử nghiệm mang tính chất
bài tập xác định, kích thích hình thức nhất định của tính tích cực và thực hiện
cái dùng để đánh giá định lượng và định tính, dùng làm dấu hiệu của sự hoàn
thiện những chức năng nhất định” [7; 9]...
Theo K. M. Gurevich (1970): “Test là sự thi cử, bài tập hay sự thử tâm
sinh lý, trong thời gian thử ngắn và hạn chế, được chuẩn hoá, dùng để xác
định với mục đích thực hành những sự khác biệt giữa các cá nhân về trí tuệ
và năng lực chuyên môn” [7; 9].
Theo Trần Bá Hoành: “Test có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm,
là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học
sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý...)’’ [7; 9].
Cho tới nay, người ta vẫn hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc các
câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh, sinh viên suy nghĩ rồi
dùng ký hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời. Hay trắc nghiệm là một hình
thức đo đạc đã được “tiêu chuẩn hoá” cho mỗi cá nhân học sinh bằng điểm.
Trên đây là một số ý kiến của tác giả trong và ngoài nước, qua đó ta thấy
được nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau thuộc về bản chất của câu hỏi trắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -6-
nghiệm khách quan. Đa số các nhà tâm lý học, dạy học hiện nay đều có xu
hướng xem trắc nghiệm là một phương pháp dạy học dùng những bài tập
ngắn để kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động nhận thức, năng lực trí tuệ và
kỹ năng của học sinh.
Điều này được coi là dấu hiệu bản chất của phương pháp trắc nghiệm vì
nó cho thấy chức năng cơ bản của trắc nghiệm trong quá trình dạy học mà cụ
thể là trong kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh - sinh viên.
I.2.3. Khái niệm về trắc nghiệm tự luận
Trắc nghiệm tự luận (luận đề) là hình thức tự trình bày câu trả lời bằng
ngôn ngữ của mình. Loại trắc nghiệm này ngược với trắc nghiệm khách quan,
cho phép có một sự tự do tương đối để trả lời vấn đề đặt ra, đòi hỏi người được
kiểm tra biết sắp xếp câu trả lời cho đúng và sáng sủa. Bài trắc nghiệm luận đề
được chấm điểm một cách chủ quan, điểm số cho bởi những người chấm khác
nhau có thể không thống nhất nên loại trắc nghiệm này gọi là trắc nghiệm chủ
quan [7].
I.2.4. Khái niệm về trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm khách quan là hình thức học sinh chỉ sử dụng các ký hiệu
đơn giản để xác nhận câu trả lời đúng. Thông thường có nhiều câu trả lời được
cung cấp cho mỗi câu hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời đúng nhất. Bài trắc
nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần học sinh chọn câu trả lời đúng. Do đó
hệ thống cho điểm là khách quan và không phụ thuộc vào người chấm [7; 9] .
I.2.5. So sánh câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
I.2.5.1. Những điểm tương đồng giữa câu trắc nghiệm khách quan và tự luận
Trắc nghiệm khách quan cũng như trắc nghiệm tự luận đều được dùng
với mục đích đo lường thành quả học tập mà một bài kiểm tra có thể khảo sát
được. Hai loại câu hỏi có thể sử dụng để khuyến khích học sinh - sinh viên
học tập nhằm đạt các mục đích tiêu dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -7-
Giá trị của cả câu hỏi tự luận và trắc nghiệm đều tuỳ thuộc vào tính
khách quan và độ tin cậy của chúng.
I.2.5.2. Những điểm khác nhau giữa các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận
Phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận đều là hai phương pháp hữu
hiệu để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi phương pháp đều có
ưu, nhược điểm nhất định thể hiện qua bảng so sánh sau:
Bảng I-1: So sánh ưu điểm phương pháp trắc nghiệm khách quan và
trắc nghiệm tự luận [4; 17]
Vấn đề so sánh
Ƣu thế thuộc về
TNKQ TNTL
Ít tốn công ra đề +
Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là diễn đạt
tư duy hình tượng
+
Đề thi bao quát được phần lớn nội dung bài học +
Ít may rủi do trúng tủ, lệch tủ +
Ít tốn công chấm thi và khách quan trong chấm thi +
Áp dụng công nghệ mới trong chấm thi, phân tích kết
quả thi
+
Khuyến khích khả năng phân tích và hiểu đúng ý +
Khuyến khích sự suy nghĩ độc lập của cá nhân +
Dấu (+) để chỉ ưu thế thuộc về phương pháp đó
Để phân biệt dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và dạng câu hỏi trắc
nghiệm tự luận, ta tìm hiểu bằng so sánh sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -8-
Bảng I-2: So sánh dạng câu hỏi TNKQ và TNTL [4]
Tiêu chuẩn đánh giá TNKQ TNTL
Kết quả đánh giá - Tốt ở mức độ hiểu, biết ứng
dụng, phân tích
- Không thích hợp ở mức độ
tổng hợp, đánh giá, so sánh.
- Không thích hợp ở mức
độ nhận biết.
- Tốt ở mức độ hiểu, áp
dụng, phân tích.
- Tốt ở mức độ tổng hợp,
phê phán, suy luận.
Tính đại diện của nội
dung
- Nội dung có thể bao quát
toàn diện với nhiều câu hỏi.
- Phạm vi kiểm tra chỉ
tập trung vào một số khía
cạnh cụ thể.
Chuẩn bị câu hỏi. - Tốn nhiều thời gian hơn. - Tốn ít thời gian hơn.
Cách cho điểm - Khách quan, đơn giản và ổn
định.
- Chủ quan, khó và ít ổn
định.
Những yếu tố làm sai
lệch điểm
- Khả năng đọc, hiểu, phán
đoán.
- Khả năng viết, các cách
thể hiện.
Kết quả có thể có - Khuyến khích ghi nhớ, hiểu,
phân tích ý kiến của người
khác.
- Khả năng bật nhanh
- Khuyến khích tổng hợp,
diễn đạt ý kiến của bản
thân.
- Thể hiện tư duy logic
của bản thân.
Qua bảng so sánh trên ta thấy, sự khác nhau rõ rệt nhất giữa hai phương
pháp là ở tính khách quan, công bằng, chính xác. Đặc biệt là ở tính khách
quan. Do đó cần nắm vững bản thân, ưu nhược điểm của từng phương pháp
để có thể sử dụng mỗi phương pháp hữu hiệu, đúng lúc, đúng chỗ.
I.3. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chủ yếu đi sâu nghiên cứu
các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -9-
I.3.1. Loại câu điền khuyết [1; 2; 4; 8; 10; 17]
Đây là loại câu hỏi đòi hỏi phải điền hay liệt kê một hay nhiều từ để hoàn
thành một câu hỏi trực tiếp hay một nhận định chưa đầy đủ. Với loại câu này
học sinh phải tìm hiểu câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng.
* Ưu điểm: Học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường,
phát huy óc sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra,
nghĩ ra, tìm cây trả lời. Từ đó giúp học sinh luyện trí nhớ khi học. Loại này
cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi lựa chọn.
* Nhược điểm: Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là
trích nguyên văn các câu từ trong giáo trình. Phạm vi kiểm tra loại câu hỏi
này thường chỉ giới hạn vào các chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời
gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
Ví dụ 1: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh:
Hệ số hấp thụ phân tử là một hàm số của độ dài bước sóng, nó không
phụ thuộc vào................ của hợp chất màu hấp thụ ánh sáng. Hệ số hấp thụ
phân tử đặc trưng cho ......... riêng biệt của chất nghiên cứu, nó dùng để xác
định ............ của phản ứng trắc quang ở một bước sóng xác định.
I.3.2. Loại câu đúng sai [1; 2; 4; 8; 10; 17]
Người ta gọi câu “đúng - sai” là cách lựa chọn liên tiếp. Đây là loại câu
cung cấp một nhận định và học sinh được hỏi để xác định xem điều đó là “đúng”
hay “sai”. Hoặc có thể là câu hỏi trực tiếp để được câu trả lời là “Có” hay
“không”. Đôi khi chúng được nhóm lại dưới một câu dẫn. Các phương án trả lời
là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức được kiểm tra một cách nhanh chóng.
* Ưu điểm: Là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm kết thúc về
những sự kiện, vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi,
mang tính khách quan khi chấm.
* Nhược điểm: Học sinh có thể đoán mò, vì vậy có độ tin cậy thấp, dễ
tạo điều kiện cho học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -10-
không thoả mãn khi buộc phải chọn đúng hay sai, hoặc có thể có những
trường hợp ngoại lệ chứ không phải chỉ có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai.
Ví dụ 2: Khoanh tròn Đ nếu phát biểu đúng, S nếu câu phát biểu sai
1 Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử không thể xác định
được các kim loại kiềm, kiềm thổ
Đ S
2 Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử cho phép xác định độ
cứng của nước
Đ S
3 Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử có thể xác định hàm
lượng nhỏ hầu hết các ion kim loại trong nước thải
Đ S
4 Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử không thể phân tích
được các nguyên tố từ xa
Đ S
I.3.3. Loại câu ghép đôi [1; 2; 4; 8; 10; 17]
Loại câu này thường có hai dãy thông tin là câu dẫn và câu đáp, chúng
thường ghép đôi với nhau theo kiểu tương ứng một - một. Hai dãy thông tin
này không nên có số câu bằng để cho cặp ghép cuối cùng chỉ đơn giản gắn kết
của sự loại trừ liên tiếp. Nhiệm vụ của người học sinh là ghép chúng lại một
cách thích hợp.
* Ưu điểm: Dễ viết, dễ dùng, có thể dùng để đo các mức trí năng khác
nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức
hay lập các mối tương quan.
* Nhược điểm: Không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như
sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn câu hỏi này để đo mức trí năng
cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều
thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
I.3.4. Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn [1; 2; 4; 8; 10; 17]
Loại câu này thường có hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ
hay một câu hỏi có câu dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh
phải lựa chọn: Câu trả lời đúng, câu trả lời tốt nhất, câu trả lời kém nhất hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -11-
câu trả lời không có liên quan nhất; hoặc có nhiều hơn một câu trả lời thích
hợp.
Một câu hỏi nhiều lựa chọn gồm 2 bộ phận: câu dẫn và câu chọn. Trong
câu chọn chia thành 2 loại: câu đúng (hoặc câu sai phải lựa chọn) và câu nhiễu.
- Câu dẫn: Ở đầu câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu trực tiếp
hay một cách phát biểu không đầy đủ. Điều này có tác dụng như cách phát
biểu để tạo ra một kích thích gợi ý câu trả lời cho học sinh.
- Câu chọn: Thường gồm từ 3 đến 5 câu là phù hợp, câu lựa chọn không
nên quá ít (2 câu) hoặc quá nhiều (10 câu) dựa vào quy luật tâm lý và các quy
luật xác suất thống kê.
+ Câu đúng: Là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn
+ Câu sai: Là câu kém chính xác nhất
+ Câu nhiễu: Là câu trả lời có vẻ hợp lý, chúng có tác động nhiều đối với
học sinh có năng lực tốt và tác dụng thu hút đối với học sinh có năng lực kém.
* Ưu điểm:
- Giáo viên có thể dùng loại câu này để kiểm tra - đánh giá những mục
tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả
+ Nhận biết các điều sai lầm
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau
+ Định nghĩa các thành ngữ
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều vật
+ Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật.
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -12-
- Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so