Hiện nay theo nghị định 141/2006/NĐ-CP thì lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng cần phải thực hiện. Do đó việc phát triển và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là thực sự gay cấn và là mục tiêu lớn lao nhất. Trong khi đó các nghiệp vụ, sản phẩm của các ngân hàng hiện nay rất đa dạng và có phần giống nhau, sản phẩm của ngân hàng này nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ có một ngân hàng khác thay thế. Từ đó ngân hàng có thể sẽ bị mất đi thị phần nếu như không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Để luôn giữ được và phát triển mở rông thị phần nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển ngân hàng thì cần phải tạo dựng một thương hiệu riêng biệt và phát triển thương hiệu đó lên một tầm nhất định.
Từ những suy nghĩ như trên, thông qua việc đã có thời gian gắn bó về mặt quan hệ khách hàng cũng như quan hệ là một cổ đông nhỏ của ngân hàng Gia Định và hiện nay thì NH TMCP Gia Định hầu như là chưa có thương hiệu trên thị trường. Do đó, em chọn đề tài: “Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân Hàng TMCP Gia Định” để làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ của em.
Bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về ngân hàng và thương hiệu.
Chương II: Nghiên cứu thực trạng hoạt động và thương hiệu ngân hàng TMCP Gia Định trong thời gian qua.
Chương III: Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP Gia Định.
98 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân Hàng thương mại cổ phần Gia Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
LƯƠNG QUẢNG ĐỨC
XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN GIA ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HCM, tháng 10 năm 2008
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
Trường đại học Kinh tế Tp. HCM
LƯƠNG QUẢNG ĐỨC
XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN GIA ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân Hàng
Mã số: 60.31.12
Người Hướng Dẫn Khoa Học
PGS. TS. TRẦN HOÀNG NGÂN
TP. HCM, tháng 10 năm 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do bản thân tự nghiên cứu và thực hiện theo sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Trần Hoàng Ngân.
Các thông tin, số liệu để thực hiện đề tài chủ yếu lấy từ các Bản Cáo Bạch, Báo cáo tài chính của các ngân hàng có liên quan và từ nguồn Ngân Hàng Nhà Nước.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý quá trình nghiên cứu khoa học của luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2008
Người Cam Đoan
Lương Quảng Đức
MỤC LỤC
Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng và thương hiệu
Ngân hàng và hoạt động ngân hàng trang 01
Định nghĩa 01
Chức năng, nhiệm vụ 02
Phân loại 03
Lý luận về thương hiệu 04
Khái niệm về thương hiệu 04
Tầm quan trọng của thương hiệu 06
Sự hình thành giá trị thương hiệu 08
Định vị thương hiệu 09
Thương hiệu Ngân hàng 10
Đặc thù cần lưu ý trong thương hiệu ngân hang 12
Các thành tố của thương hiệu (Nhãn hiệu, Logo, Slogan) 13
Quy trình xây dựng một chương trình bản sắc thương hiệu tổng thể 15
Thương hiệu mạnh quyết định kinh doanh thành công 16
Kết luận chương 1 17
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng hoạt động và thương hiệu ngân hàng TMCP Gia Định trong thời gian qua.
Tình hình hoạt động, kinh doanh và phát triển NH TMCP Gia Định: 18
Lịch sử hình thành 18
Thực trạngvề hoạt động của NH TMCP Gia Định 20
Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: 25
Kết quả phát triển sản phẩm, dịch vụ 25
Khó khăn trong phát triển các dịch vụ 31
Trình độ kỹ thuật công nghệ 32
Nhân lực và trình độ quản trị 34
Mạng lưới chi nhánh 36
Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam và nhận định thương hiệu: 36
Thương hiệu của các ngân hàng Việt Nam 37
Nhóm các ngân hàng thương mại Quốc doanh 39
Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần 40
Nhóm thương hiệu mạnh 40
Nhóm thương hiệu trung bình 41
Thương hiệu yếu và khó nhận biết 42
Thương hiệu NH TMCP Gia Định 43
Thương hiệu NH TMCP Gia Định 43
Những khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu NH TMCP Gia Định 45
Thương hiệu NH TMCP Gia Định trong thời gian qua 46
Kết luận chương 2 47
Chương 3: Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP Gia Định
Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định trong thời gian tới 48
Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định 48
Chiến lược phát triển ngân hàng TM CP Gia Định 49
Nhóm giải pháp xây dựng thương hiệu lên mức trung bình 50
Tạo dựng thương hiệu 50
Quảng bá thương hiệu 58
Nâng cao năng lực tài chính và quy mô ngân hàng 62
Xây dựng và quảng bá thương hiệu qua website và internet 64
Nhóm giải pháp phát triển thương hiệu mạnh và bền vững 70
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 70
Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 73
Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng 78
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ 81
Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng 84
Thực hiện chương trình khách hàng trung thành 86
Bảo vệ thương hiệu. 88
Kết luận chương 3 89
Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay theo nghị định 141/2006/NĐ-CP thì lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng cần phải thực hiện. Do đó việc phát triển và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là thực sự gay cấn và là mục tiêu lớn lao nhất. Trong khi đó các nghiệp vụ, sản phẩm của các ngân hàng hiện nay rất đa dạng và có phần giống nhau, sản phẩm của ngân hàng này nếu không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ có một ngân hàng khác thay thế. Từ đó ngân hàng có thể sẽ bị mất đi thị phần nếu như không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Để luôn giữ được và phát triển mở rông thị phần nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển ngân hàng thì cần phải tạo dựng một thương hiệu riêng biệt và phát triển thương hiệu đó lên một tầm nhất định.
Từ những suy nghĩ như trên, thông qua việc đã có thời gian gắn bó về mặt quan hệ khách hàng cũng như quan hệ là một cổ đông nhỏ của ngân hàng Gia Định và hiện nay thì NH TMCP Gia Định hầu như là chưa có thương hiệu trên thị trường. Do đó, em chọn đề tài: “Xây dựng và giải pháp phát triển thương hiệu Ngân Hàng TMCP Gia Định” để làm đề tài nghiên cứu và bảo vệ luận văn thạc sỹ của em.
Bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về ngân hàng và thương hiệu.
Chương II: Nghiên cứu thực trạng hoạt động và thương hiệu ngân hàng TMCP Gia Định trong thời gian qua.
Chương III: Các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP Gia Định.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là toàn bộ hoạt động ngân hàng, các hoạt động Marketing, chiến lược phát triển của các ngân hàng TMCP Gia Định.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung chính là hoạt động của TMCP Gia Định và mở rộng nghiên cứu một vài NHTMCP khác để học tập kinh nghiệm xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như tạo dựng thương hiệu.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan khác nhau - trong đó có hạn chế về tìm kiếm nguồn thông tin, về kinh nghiệm của bản thân trong công tác - do vậy, luận văn chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn quan tâm.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ THƯƠNG HIỆU
Ngân hàng và hoạt động ngân hàng
Định nghĩa ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với các Công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể và các cá nhân v.v… bằng việc nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm,… cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nến kinh tế Quản tri ngân hàng TM; PGS. TS. Trần Huy Hoàng
.
Theo Luật Tổ chức tín dụng Chương 1, điều 20, Luật các TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004), QH Khóa XI
(Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/06/2004):
Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Theo đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp năm 1941 “Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” Quản trị Ngân hàng thương mại, TS. Trần Huy Hoàng, NXB Thống Kê 2003
.
Như vậy, Ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Qua các khai niện về ngân hàng thương mại trên ta có thể tóm lược về ngân hàng thương mại như sau:
Trước hết ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp, vừa hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và theo luật doanh nghiệp. Là một đơn vị có hoạt động kinh doanh bình thường như các loại hình doanh nghiệp khác, bên cạnh đó cũng có các nghiệp vụ kinh doanh rất đặc biệt. Do đó ngân hàng là loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Ngân hàng là một trung gian tín dụng, là cầu nối giữa nơi thừa vốn và thiếu vốn.
Hoạt động của ngân hàng TM là hoạt động kinh doanh. Để kinh doanh các ngân hàng TM phải có vốn (vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là ngân hàng công, được cổ đông đóng góp là ngân hàng cổ phần…) phải tự chủ về tài chính, đặc biệt hoạt động kinh doanh cần phải đạt đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận.
Chức năng, nhiệm vụ.
Tạo tiền ngân hàng
Một trong những chức năng chủ yếu của NHTM là khả năng tạo tiền và hủy tiền. Chức năng được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM.
Tiền gửi thanh toán
Việc thực hiện cơ chế thanh toán hay nói cách khác sự vận động vốn là một trong những chức năng quan trọng do các NHTM thực hiện và càng trở nên quan trọng khi được tín nhiệm trong việc sử dụng séc và thẻ tín dụng.
Huy động tiết kiệm
NHTM thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của dân chúng, tạo ra những tiện ích cho khách hàng đến gửi tiền, nhằm thu hút tối đa nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư, tổ chức kinh tế để cung ứng vốn lại cho nền kinh tế.
Mở rộng tín dụng
Chức năng đầu tiên của các NHTM là mở rộng tín dụng đối với khách hàng. Các NHTM luôn tìm kiếm các cơ hội để cho vay, xem đó là chức năng quan trọng nhất. Trong việc tạo ra khả năng tín dụng, các NHTM đã và đang thực hiện chức năng xã hội, làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốn đầu tư được mở rộng, đời sống người dân được cải thiện và nâng lên.
Tài trợ ngoại thương
Mặc dù ngoại thương được hình thành và bắt nguồn từ hoạt động nội thương nhưng nó có sự khác nhau đáng kể. Chính từ sự khác nhau đó, các NHTM cần thiết cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế đối với hoạt động ngoại thương.
Dịch vụ ủy thác
Những dịch vụ uỷ thác như thực hiện phân chia tài sản theo di chúc hoặc theo sự ủy thác của một cá nhân nào đó trước khi qua đời; ngân hàng thực hiện quản lý tiền hưu trí và phân chia lợi tức; thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc mua bán trái phiếu, cổ phiếu.
Bảo quản an toàn vật có giá
Đây là dịch vụ lâu đời nhất được các NHTM thực hiện. Theo đó NHTM phải có kho tàng kiên cố, két sắt để bảo quản an toàn tài sản và các giấy tờ có giá cho khách hàng.
Dịch vụ kinh kỷ
Đó là việc mua và bán các chứng khoán cho khách hàng. Mặc dù quyền hạn trong dịch vụ tài chính của các ngân hàng được nâng lên nhưng không được vượt quá giới hạn các hoạt động bảo lãnh hoặc cung ứng các dịch vụ nghiên cứu, đầu tư vốn thông thường, kết hợp với các hoạt động môi giới.
Phân loại.
Căn cứ vào hình thức sở hữu có thể phân loại gồm:
NHTM quốc doanh: là các NH kinh doanh bằng vốn cấp phát của ngân sách nhà nước.
NHTM cổ phần: là những NH hoạt động như công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp.
NHTM liên doanh: có vốn được góp bởi một bên là NH Việt Nam và bên còn lại là NH nước ngoài, có trụ sở đạt tại Việt Nam và hoạt động theo luật pháp Việt Nam.
NHTM 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh NHTM nước ngoài tại Việt Nam.
Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng:
Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng tập trung cung cấp một vài sản phẩm cho khách hàng, tuy số lượng sản phẩm không lớn nhưng giá trị của từng sản phẩm là rất lớn. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các công ty, xí nghiệp có quy mô lớn, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty.
Ngân hàng bán lẻ: ngân hàng loại này chú trọng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm. Số lượng sản phẩm rất nhiều, rất lớn để đáp ứng được các nhu cầu của nhiều khách hàng. Tuy giá trị của từng sản phẩm không lớn nhưng bù lại là một lực lượng khách hàng rất lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.
Ngân hàng vừa bán buôn, vừa bán lẽ: Là dạng ngân hàng bao gồm cả hai hoạt động nêu trên. Ngân hàng nhắm vào tất cả các dạng khách hàng từ nhỏ đến lớn
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
Ngân hàng chuyên doanh: chỉ hoạt động kinh doanh chuyen môn hoá trong môt lĩnh vực nào đó.
Ngân hàng đa năng, kinh doanh tổng hợp: là NH hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện bất kỳ nghiệp vụ nào được phép của NHTM.
Lý luận về thương hiệu
Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với hàng hóa của nhà sản xuất khác. Từ “Brand” (thương hiệu) xuất phát từ ngôn ngữ Na uy cổ “Brandr”. Nghĩa là “đóng dấu bằng sắt nung” (to burn). Trên thực tế, từ thời xa xưa cho đến ngày nay, “brand” đã và vẫn mang ý nghĩa chủ của những con vật nuôi đánh dấu lên các con vật của mình để nhận ra chúng.
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế,..., hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần:
Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty (ví dụ như: Uliniver), tên sản phẩm (Dove), câu khẩu hiệu (nâng niu bàn chân Việt), đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
Không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hỉnh vẽ, biểu tượng (ví dụ hình lưỡi liềm của hãng Nike), màu sắc (màu đỏ của Coca-cola), kiểu dáng thiết kế bao bì (kiểu chai nước khoáng Lavie) và các yếu tố nhận biết khác
Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất kỳ cái gì được gắn liền trên sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết dễ dàng và khác biệt với các sản phẩm cùng loại. Do đó, việc đầu tiên trong quá trình tạo dựng thương hiệu là lựa chọn và thiết kế cho sản phẩm hoặc dịch vụ một tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân tích thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng... Chúng ta có thể gọi các thành phần khác nhau đó của một thương hiệu là các yếu tố của thương hiệu.
Liên quan đến thương hiệu, Ambler & Styles đã định nghĩa như sau: “Thương hiệu là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị lợi ích mà họ tìm kiếm” (() Ambler, T&C. Styles (1996), Brand Development vs. New Product Development: Toward a Process Model of Extension.
).
Như vậy, có thể thấy rằng, thương hiệu là đại diện của một tập hợp các thuộc tính hữu hình và các thuộc tính vô hình của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường. Các thuộc tính hữu hình thuộc về vật chất của sản phẩm và là những gì mà khách hàng có thể cảm nhận được bằng thị giác nhằm đáp ứng cho khách hàng loại nhu cầu về chức năng đó là cung cấp giá trị lợi ích cơ bản của sản phẩm. Các thuộc tính vô hình của thương hiệu còn đáp ứng cả loại nhu cầu tâm lý nhằm tạo cảm giác an toàn, thích thú và tự hào về quyền sở hữu, sử dụng…
Mỗi thương hiệu muốn có khách hàng phải chiếm lĩnh được một vị trí nhất định trong nhận thức của khách hàng. Nơi mà các thương hiệu cạnh tranh với nhau không phải trên thị trường mà là trong nhận thức của người tiêu dùng
Tầm quan trọng của thương hiệu.
Đối với khách hàng :
Với người tiêu dùng thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm.
Thương hiệu là một công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hoá đối với quyết định mua sắm. Đây chính là điều quan trọng nhất mà một thương hiệu cũng như công ty được gắn với thương hiệu cần vươn tới. Nếu khách hàng nhận ra một thương hiệu và có một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý nhiều thông tin để ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm.
Thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm bên trong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao lâu).
Mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng có thể được xem như một kiểu cam kết hay giao kèo. Khách hàng đặt niềm tin và sự trung thành của mình vào thương hiệu và ngầm hiểu rằng bằng cách nào đó thương hiệu sẽ đáp lại và mang lại lợi ích cho họ thông qua tính năng hợp lý của sản phẩm, giá cả phù hợp, các chương trình tiếp thị.
Thương hiệu giúp khách hàng biểu đạt địa vị xã hội của mình. Việc mua các thương hiệu nhất định còn có thể là một hình thức tự khẳng định hình ảnh của người sử dụng. Mỗi thương hiệu không chỉ đặc trưng cho những tính năng, giá trị sử dụng của sản phẩm mà còn mang trên nó cả một nền tảng tượng trưng cho một dòng sản phẩm cung ứng cho những người có địa vị xã hội.
Thương hiệu còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộc tính cuả sản phẩm tới người tiêu dùng.
Thương hiệu có thể làm giảm rủi ro khi quyết định mua và tiêu dùng sản phẩm như :
Thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống cuả người tiêu dùng trở nên thuận tiện và phong phú hơn.
Đối với doanh nghiệp:
Thương hiệu làm cho sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống cuả người tiêu dùng trở nên thuận tiện và phong phú hơn.
Các thương hiệu thành công tạo ra tài sản cho doanh nghiệp nhờ thu hút và giữ được khách hàng trung thành. Khi một doanh nghiệp tạo ra được khách hàng trung thành, họ có thể chiếm được thị phần lớn, duy trì mức giá cao, đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Trong thế giới hàng hóa vô cùng đa dạng và phong phú như ngày nay, người tiêu dùng sẽ chỉ chú ý lựa chọn những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng, quen thuộc và phù hợp với họ mà thôi.
Thương hiệu giúp người bán phát triển các khách hàng trung thành. Nhờ người mua trung thành với một thương hiệu cụ thể, thị phần của công ty sẽ đạt được một mức chắc chắn nhất định, cho phép sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn. Một khi đã phát triển được một mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, doanh nghiệp có thể duy trì mức giá cao thay vì liên tục giảm giá để thu hút khách hàng.
Thương hiệu tạo được sự bền vững về mặt vị thế cạnh tranh. Một thương hiệu đã có được lòng tin của khách hàng thì sẽ dễ dàng có được lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Xây dựng và duy trì được những thương hiệu nổi tiếng là một phương thức phòng vệ hữu hiệu nhất của doanh nghiệp. Một thương hiệu thành công sẽ ngăn cản các đối thủ cạnh tranh cũng như các thương hiệu khác xâm nhập vào thị trường hiện tại của thương hiệu đó.
Trong nền kinh tế thị trường, sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào việc xây dựng những thương hiệu mạnh, qua đó, chế ngự được các sản phẩm cạnh tranh, mở rộng được việc tiêu thụ sản phẩm sang nhiều thị trường khác, phát triển thêm nhiều loại khách hàng khác và tăng lòng trung thành của họ với sản phẩm
Thương hiệu được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Nó được mua và bán bởi có thể đảm bảo thu nhập bền vững cho chủ sở hữu thương hiệu.
Khẳng định đẳng cấp chất lượng trước khách hàng.
Sự hình thành giá trị thương hiệu.
Giá tr