Đất nƣớc ta đang trên con đƣờng hòa nhập với thế giới trong cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bằng những cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực. Chính vì thế, nhu cầu của một xã hội đang trên đà phát triễn cần phải có những
con ngƣời lao động có năng lực, năng động, có khả năng tự lực, tự chiếm lĩnh tri thức
suốt đời. Nên nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục là phải đổi mới để đào tạo những con
ngƣời nhƣ thế. Đó là nhiệm vụ thách thức, nan giải đối với chúng ta hiện nay.
Trƣớc tình hình thực tiễn đó, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục nƣớc ta đã đề
cập đến nhiều phƣơng pháp giảng dạy khác nhau nhƣ: phƣơng pháp thực nghiệm,
phƣơng pháp mô hình, phƣơng pháp tƣơng tự, phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn
đề .theo định hƣớng “đặt HS là chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt
động tự lực, tự giác; tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thứ ”; “thông qua việc
dạy kiến thức để dạy HS kỉ năng cách tiếp cận, tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức khoa
học” .Chắc chắn rằng nếu vận dụng những phƣơng pháp trên một cách hợp lý vào
giảng dạy thì sẽ đạt kết quả theo mục tiêu đổi mới. Tuy nhiên, những phƣơng pháp
này hiện nay vẫn còn đƣợc áp dụng rất hạn chế với nhiều lý do khách quan, chủ quan.
GV là lực lƣợng nòng cốt trong việc đổi mới cách dạy và cách học. GV phải
chuyển từ vai trò là ngƣời chủ động truyền đạt sang vai trò ngƣời tổ chức, điều khiển,
hƣớng dẫn và giúp đỡ hoạt động học tập của HS. Để làm đƣợc điều này, ngƣời GV
phải tạo đƣợc sự hứng thú, động lực cho HS thực hiện hoạt động học tập của mình.
Thiết nghĩ, tại sao những năm gần đây, Đài truyền hình tổ chức hàng loạt các
games show ở mọi lĩnh vực dành cho mọi lứa tuổi nhƣ: Đƣờng lên đỉnh Olympia, Đấu
trƣờng 100, Ai là triệu phú, Rồng vàng, Rung chuông vàng .dƣới các hình thức trắc
nghiệm. Các Games show này vừa là sân chơi giải trí, vừa là nơi để học tập những
kiến thức bổ ích nên thu hút rất đông đảo ngƣời chơi cũng nhƣ ngƣời xem. Vậy thì tại
sao chúng ta không biến những tiết học lý thuyết truyền thống thành những games
show nho nhỏ với sự lựa chọn những câu hỏi trắc nghiệm thích hợp và sự giải thích
dẫn dắt của GV, bên cạnh đó vẫn vận dụng những phƣơng pháp dạy học tích cực để
tạo sự hứng thú cho hoạt động học tập của HS. Nhất là, hình thức này rất thích hợp
với bộ môn Vật Lý–một môn khoa học tự nhiên và liên quan đến đời sống hằng ngày
5
của con ngƣời rất nhiều. Ngoài ra, những năm gần đây, hình thức kiểm tra, thi học kỳ,
thi tốt nghiệp là trắc nghiệm. Việc giảng bài cùng với việc lựa chọn một số câu hỏi
trắc nghiệm thích hợp sẽ giúp HS làm quen, rèn luyện kỉ năng làm bài trắc nghiệm
trong quá trình học.
Chính vì vậy, với ý tƣởng trên, mong muốn góp phần nhỏ trong công cuộc đổi mới
phƣơng pháp giáo dục hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm trong chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT nhằm
phát huy tính tích cực của HS trong học tập” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình
143 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sửdụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương "sóng ánh sáng" và "lượng tửánh sáng" vật lý thpt nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Hương Trà
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG "SÓNG ÁNH
SÁNG" VÀ "LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG" VẬT LÝ
THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học vật lý
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Sau ba năm cố gắng học tập và nghiên cứu tại phòng khoa học và công nghệ-sau
đại học – Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP. HCM, Tôi đã hoàn thành đề tài luận văn này.
Và để đạt đƣợc điều đó tôi xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô, đồng nghiệp đã giúp đỡ
tôi rất nhiều.
Đầu tiên, Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Thái Khắc Định – Trƣởng khoa
Vật Lý-Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP.HCM – Là ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho khóa
luận này. Thầy đã tận tình giúp đỡ tôi từ lúc xác định hƣớng đi của đề tài, cung cấp tài
liệu, hƣớng dẫn giải quyết những khó khăn trong lúc nghiên cứu, cho đến khi hoàn
chỉnh đề tài.
Tiếp đến, tôi gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Văn Tiến – Hiệu trƣởng trƣờng
PTTH Dân Lập Châu Á Thái Bình Dƣơng, Q1, TP.HCM đã tạo mọi điều kiện để tôi
thực hiện thực nghiệm sƣ phạm cho đề tài của mình.
Cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Chiên – đồng nghiệp bộ môn vật lý của tôi đã ủng hộ
và giúp đỡ, cố vấn trong quá trình soạn bộ câu hỏi TNKQ cũng nhƣ ra đề kiểm tra.
Cảm ơn bạn Phùng Thị Cẩm Tú – đồng nghiệp và là bạn học, đã phụ giúp tôi xử lí
kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
Cảm ơn các thầy cô ở tổ phƣơng pháp và lí luận dạy học môn vật lý – Phòng sau
KHCN-sau Đại học – trƣờng Đại Học Sƣ Phạm TP.HCM đã trang bị kiến thức cho
tôi, phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận này.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Vì thời gian và điều kiện có hạn, nội dung của đề tài chắc chắn có phần sai sót. Rất
mong đƣợc sự góp ý của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
TP.HCM . tháng 7 năm 2009.
Ngƣời thực hiện
Lê Thị Hƣơng Trà
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................................ 1
MỤC LỤC.............................................................................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 4
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................8
1.1. Cơ sở của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ................................................................... 8
1.1.1. Phương pháp dạy học truyền thống không đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay. ....... 8
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý ........................................ 9
1.2. Phát huy tính tích cực học tập của HS ............................................................................. 10
1.2.1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS ................................................................ 10
1.2.2. Tích cực hóa hoạt động nhận thức vật lý của HS ...................................................... 11
1.2.3. Những đặc trưng của tính tích cực hóa hoạt động nhận thức .................................. 12
1.3. Cơ sở lí luận của phƣơng pháp trắc nghiệm trong việc phối hợp các phƣơng án dạy
học vật lý có hiệu quả ...................................................................................................................... 13
1.3.1. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng trắc nghiệm tự luận ............ 13
1.3.2. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá HS bằng TN khách quan ................... 14
CHƢƠNG II: SOẠN THẢO, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRẮC NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC CHƢƠNG “SÓNG ÁNH SÁNG” VÀ “LƢỢNG TỬ ÁNH SÁNG” LỚP 12
THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ....................................21
2.1. Những nội dung, kiến thức cơ bản của chƣơng “sóng ánh sáng” và chƣơng “lƣợng tử
ánh sáng” ......................................................................................................................................... 21
2.1.1. Cấu trúc nội dung chương “sóng ánh sáng” .............................................................. 21
2.1.1.1.Sơ đồ cấu trúc chương: .................................................................................................. 21
2.1.2. Cấu trúc nội dung chương “lượng tử ánh sáng” ....................................................... 23
2.2. Xây dựng phƣơng án dạy học các bài học cụ thể cùng việc sử dụng bộ câu hỏi trắc
nghiệm phù hợp trong chƣơng “sóng ánh sáng” và “lƣợng tử ánh sáng” ................................. 25
2.2.1. Bài thứ nhất : TÁN SẮC ÁNH SÁNG ....................................................................... 25
2.2.2. Bài thứ hai : GIAO THOA ÁNH SÁNG ................................................................... 31
2.2.3. Bài thứ ba: CÁC LOẠI QUANG PHỔ ..................................................................... 39
2.2.4. Bài thứ tư: TIA HỒNG NGOẠI VÀ TIA TỬ NGOẠI ............................................ 47
2.2.5. Bài thứ năm: TIA X .................................................................................................... 54
2.2.6. Bài thứ sáu:HIỆN TƢỢNG QUANG ĐIỆN-THUYẾT LƢỢNG TỬ ................... 60
2.2.7. Bài thứ bảy: HIỆN TƢỢNG QUANG ĐIỆN TRONG ............................................ 69
2.2.8. Bài thứ tám: HIỆN TƢỢNG QUANG – PHÁT QUANG ........................................ 77
2.2.9. Bài thứ chín: MẪU NGUYÊN TỬ BO ...................................................................... 84
2.2.10. Bài thứ mười: SƠ LƢỢC VỀ TIA LAZE ................................................................. 91
3
CHƢƠNG 3 ............................................................................................................................98
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................................................98
2.3. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................ 98
2.4. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................ 98
2.5. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................................... 98
2.6. Thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................................................... 98
2.6.1. Kết quả thực nghiệm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm chương Sóng
Ánh Sáng: ..................................................................................................................................... 99
2.6.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm
chương Lượng tử ánh sáng: ..................................................................................................... 103
2.7. Kết luận chƣơng 3............................................................................................................ 107
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................109
PHỤ LỤC ..............................................................................................................................111
4
LỜI MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nƣớc ta đang trên con đƣờng hòa nhập với thế giới trong cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bằng những cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực. Chính vì thế, nhu cầu của một xã hội đang trên đà phát triễn cần phải có những
con ngƣời lao động có năng lực, năng động, có khả năng tự lực, tự chiếm lĩnh tri thức
suốt đời. Nên nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục là phải đổi mới để đào tạo những con
ngƣời nhƣ thế. Đó là nhiệm vụ thách thức, nan giải đối với chúng ta hiện nay.
Trƣớc tình hình thực tiễn đó, trong nhiều năm qua, ngành giáo dục nƣớc ta đã đề
cập đến nhiều phƣơng pháp giảng dạy khác nhau nhƣ: phƣơng pháp thực nghiệm,
phƣơng pháp mô hình, phƣơng pháp tƣơng tự, phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn
đề….theo định hƣớng “đặt HS là chủ thể của hoạt động nhận thức, thông qua hoạt
động tự lực, tự giác; tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thứ ”; “thông qua việc
dạy kiến thức để dạy HS kỉ năng cách tiếp cận, tìm hiểu, tự chiếm lĩnh tri thức khoa
học”….Chắc chắn rằng nếu vận dụng những phƣơng pháp trên một cách hợp lý vào
giảng dạy thì sẽ đạt kết quả theo mục tiêu đổi mới. Tuy nhiên, những phƣơng pháp
này hiện nay vẫn còn đƣợc áp dụng rất hạn chế với nhiều lý do khách quan, chủ quan.
GV là lực lƣợng nòng cốt trong việc đổi mới cách dạy và cách học. GV phải
chuyển từ vai trò là ngƣời chủ động truyền đạt sang vai trò ngƣời tổ chức, điều khiển,
hƣớng dẫn và giúp đỡ hoạt động học tập của HS. Để làm đƣợc điều này, ngƣời GV
phải tạo đƣợc sự hứng thú, động lực cho HS thực hiện hoạt động học tập của mình.
Thiết nghĩ, tại sao những năm gần đây, Đài truyền hình tổ chức hàng loạt các
games show ở mọi lĩnh vực dành cho mọi lứa tuổi nhƣ: Đƣờng lên đỉnh Olympia, Đấu
trƣờng 100, Ai là triệu phú, Rồng vàng, Rung chuông vàng….dƣới các hình thức trắc
nghiệm. Các Games show này vừa là sân chơi giải trí, vừa là nơi để học tập những
kiến thức bổ ích nên thu hút rất đông đảo ngƣời chơi cũng nhƣ ngƣời xem. Vậy thì tại
sao chúng ta không biến những tiết học lý thuyết truyền thống thành những games
show nho nhỏ với sự lựa chọn những câu hỏi trắc nghiệm thích hợp và sự giải thích
dẫn dắt của GV, bên cạnh đó vẫn vận dụng những phƣơng pháp dạy học tích cực để
tạo sự hứng thú cho hoạt động học tập của HS. Nhất là, hình thức này rất thích hợp
với bộ môn Vật Lý–một môn khoa học tự nhiên và liên quan đến đời sống hằng ngày
5
của con ngƣời rất nhiều. Ngoài ra, những năm gần đây, hình thức kiểm tra, thi học kỳ,
thi tốt nghiệp là trắc nghiệm. Việc giảng bài cùng với việc lựa chọn một số câu hỏi
trắc nghiệm thích hợp sẽ giúp HS làm quen, rèn luyện kỉ năng làm bài trắc nghiệm
trong quá trình học.
Chính vì vậy, với ý tƣởng trên, mong muốn góp phần nhỏ trong công cuộc đổi mới
phƣơng pháp giáo dục hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm trong chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT nhằm
phát huy tính tích cực của HS trong học tập” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chủ yếu của đề tài “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong
chƣơng “ Sóng Ánh Sáng” và chƣơng “ Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT nhằm
phát huy tính tích cực của HS trong học tập” là nhằm soạn thảo bộ câu hỏi trắc
nghiệm trong hai chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” ở lớp 12 THPT
cùng với việc sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm đó tạo hứng thú, sinh động nhằm lôi
cuốn HS, phát huy tính tích cực học tập của HS, rèn luyện những kỉ năng cần thiết
trong kiểm tra, thi cử…Thông qua đó, HS có thể hiểu bài sâu hơn, rộng hơn, có hứng
thú và năng lực cho việc chiếm lĩnh tri thức suốt đời.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu: HS lớp 12 khi học tập chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và
“Lƣợng Tử Ánh Sáng”.
Đối tƣợng nghiên cứu: quá trình dạy học chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử
Ánh Sáng” theo hƣớng phát huy tính tích cực của HS.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm trong chƣơng “ Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh
Sáng” lớp 12 THPT và sử dụng chúng sẽ phát huy đƣợc tính tích cực của HS, đồng
thời giúp HS rèn luyện kỉ năng làm bài trắc nghiệm.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tiến trình giảng dạy và xây dựng phƣơng án dạy học những bài học cụ
thể trong hai chƣơng: “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT cùng
với việc lựa chọn một số câu hỏi trắc nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của HS.
6
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực
của HS trong dạy học vật lý nhằm vận dụng vào quá trình dạy học những kiến thức
cụ thể của chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT.
Nghiên cứu cơ sở lý luận của phƣơng pháp trắc nghiệm.
Phân tích nội dung, kiến thức cần dạy trong chƣơng “ Sóng Ánh Sáng” và
chƣơng “ Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT.
Tìm hiểu thực tế dạy học chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng”
ở các trƣờng THPT. Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân của khó khăn, sai lầm và
đề ra hƣớng khắc phục.
Soạn thảo phƣơng án dạy học trong từng bài học cụ thể của chƣơng “Sóng Ánh
Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT, kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi
trắc nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, học tập của HS.
Soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập từng bài, kiểm tra cuối chƣơng “Sóng
Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng”.
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT: nhằm xác định mức độ phù
hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của việc giảng dạy chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và
“Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT, theo hƣớng phát huy tích cực của HS với
việc kết hợp lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm.
Đề xuất một số ý kiến, nhận xét.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu mục tiêu đổi mới trong dạy học nói chung và trong vật lý nói riêng.
Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học nhằm tìm hiểu các quan điểm dạy học hiện
nay, tìm hiểu các phƣơng pháp giảng dạy truyền thống, phƣơng pháp giảng dạy đổi
mới và cơ sở lí luận việc dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực của HS.
Nghiên cứu tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận của phƣơng pháp trắc nghiệm.
7
7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu chuyên môn:
Nghiên cứu chƣơng trình, sách giáo khoa, sách GV, sách bài tập để xác định
nội dung, kiến thức, cấu trúc logic mà HS cần nắm vững trong hai chƣơng “Sóng
Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT. Nghiên cứu các dạng câu hỏi
trắc nghiệm trong các kỳ thi, trong các tài liệu tham khảo thuộc kiến thức của hai
chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT.
Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế dạy học chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và
“Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12 THPT.
Tìm hiểu thực tế dạy học hai chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “Lƣợng Tử Ánh
Sáng” lớp 12 THPT thông qua dự giờ, trao đổi với GV, sử dụng phiếu điều tra ở
một số trƣờng THPT, phân tích kết quả và đề xuất nguyên nhân của những khó
khăn, sai lầm và hƣớng khắc phục.
7.3 Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm sƣ phạm:
Tiến hành dạy học chƣơng “Sóng Ánh Sáng” và “ Lƣợng Tử Ánh Sáng” lớp 12
THPT theo hƣớng phát huy tính tích cực của HS với sự kết hợp câu hỏi trắc
nghiệm phù hợp.
Phân tích tình hình diễn biến cụ thể của từng bài học trên lớp học.
Phân tích những câu trắc nghiệm sử dụng trong bài giảng cũng nhƣ những câu
hỏi trắc nghiệm dùng trong bài kiểm tra đánh giá.
Xử lí số liệu và phân tích kết quả kiểm tra.
Đề xuất những nhận xét sau thực nghiệm sƣ phạm, đánh giá tính khả thi của đề
tài. Phân tích những ƣu, nhƣợc điểm, điều chỉnh lại cho thật phù hợp.
8
CHƢƠNG I
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC
TẬP CỦA HỌC SINH CÙNG VỚI VIỆC PHỐI HỢP PHƢƠNG PHÁP
TRẮC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
1.1. Cơ sở của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học
1.1.1. Phương pháp dạy học truyền thống không đáp ứng mục tiêu dạy học hiện
nay.
Nhƣ ta đã biết, hiện nay nhịp độ phát triễn của khoa học, kỉ thuật, công nghệ của
mọi mặt đời sống xã hộ nhanh chóng đến mức trong một đời ngƣời đã diễn ra nhiều
thay đổi căn bản trong nhiều lĩnh vực, làm cho những tri thức thu nhận ở nhà trƣờng
không còn đủ nữa. Con ngƣời phải tự lực thu nhận thêm tri thức mới, kỉ năng mới và
phải biết phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề mới nảy sinh, biết sáng tạo trong từng
công việc. Nhƣng với phƣơng pháp dạy học truyền thống lại không làm đƣợc điều đó
vì theo kiểu dạy học này chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỉ năng
áp dụng kiến thức theo mẫu có sẵn. Mặc dù chúng ta đã cố cải tiến để cho HS tích
cực, chủ động, sáng tạo nhƣng vẫn trong khuôn khổ của các hoạt động thụ động. Nó
vẫn không thay đổi căn bản của vấn đề.
Vì điều kiện cơ sở vật chất trƣờng học, điều kiện xã hội còn thấp nên việc vận
dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống còn ở mức tối thiểu nên càng không đáp ứng
đƣợc yêu cầu mới của việc dạy học. Ví dụ, kết quả thống kê qua nhiều thăm dò ý kiến
về đánh giá thực trạng cách dạy và cách học vật lý trên địa bàn TP. HCM ở ba đối
tƣợng GV giảng dạy vật lý, tổ trƣởng chuyên môn và Ban giám hiệu cho thấy sự nhất
trí cao về những nhận định sau: “Trên lớp, Thầy làm việc nhiều hơn trò; Phƣơng pháp
giảng dạy nghèo nàn, đơn điệu, còn nặng về thuyết trình một chiều: Thầy giảng – trò
nghe, thầy đọc – trò chép; giảng dạy còn nặng về lý thuyết, ít thực hành, xa rời thực
tế; phƣơng pháp giảng dạy lạc hậu, chƣa đánh thức và khơi dậy tìm năng; GV ít quan
tâm đến đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu hoạt động nhận thức tích cực của HS; GV ít
chú trọng khâu luyện tập, bồi dƣỡng, phát triễn năng lực tƣ duy sáng tạo cho HS (theo
báo cáo khoa học của đề tài Tìm và thể nghiệm các phƣơng pháp dạy và học Vật Lý ở
trƣờng THPT TP.HCM theo phƣơng pháp dạy học tích cực). Ngoài ra, cách đánh giá
và kiểm tra kiến thức của chúng ta cũng vẫn theo cách thức đã có từ mấy chục năm
9
qua, vẫn chủ yếu là kiểm tra sự ghi nhớ, hiểu một số kiến thức cơ bản và vận dụng
chúng để giải một số bài tập vật lý theo một số dạng nhất định và việc đánh giá cũng
chỉ dựa trên các kết quả trên. Trong khi đó không kiểm tra năng lực của HS về
phƣơng pháp nghiên cứu, về khả năng giải quyết vấn đề, về các năng lực hoạt động
khác trong học tập vật lý nhƣ đề xuất giả thuyết, xây dựng thí nghiệm….Các hình
thức kiểm tra cũng đơn điệu, chủ yếu là hình thức tự luận.
1.1.2. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý
Theo quan điểm nhận thức luận của duy vật biện chứng thì quá trình nhận thức
luận diễn ra theo con đƣờng: từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, rồi từ tƣ
duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Thực tiễn còn là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn
kiểm tra chân lí của nhận thức. Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích
mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Thực tiễn bao gồm nhiều
yếu tố và nhiều dạng hoạt động. Bất kì quá trình hoạt động thực tiễn nào cũng gồm
những yếu tố nhƣ nhu cầu, lợi ích, mục đích, phƣơng tiện và kết quả. Các yếu tố liên
hệ với nhau, qui định lẫn nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể
xảy ra. Chính từ trong hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức của con ngƣời
hình thành và phát triễn. Quá trình học tập của HS về bản chất là quá trình nhận thức
những kinh nghiệm của nhân loại đã tích lũy đƣợc. Do đó, quá trình này cũng phải
đƣợc tổ chức theo các quy luật nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức là
phải thông qua hoạt động thực tiễn của chính HS.
Khi bàn về phƣơng pháp giáo dục J. Piaget đã nhấn mạnh đến vai trò hoạt động
của HS. Ông nói: “trẻ em đƣợc phú cho tính hoạt động thật sự và giáo dục không thể
thành công nếu không sử dụng và không thật sự kéo dài tính hoạt động đó”. Nhƣ vậy
có thể nói hoạt động của trẻ trong quá trình giáo dục và giáo dƣỡng là yếu tố không
thể thiếu đƣợc và để kéo dài hoạt động đó thì việc tích cực hóa đƣợc coi là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhất. Điều này cũng cần phải đƣợc quán triệt trong tiến
trình khắc phục quan niệm của HS trong dạy học vật lý.
Mục đích của dạy học là phát triễn toàn diện cho HS. Điều