Trong các công trình nghiên cứu vềlịch sửvăn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 trước
đây, một sốnhà nghiên cứu dựa trên sựkhác biệt vềkhuynh hướng nghệthuật đã phân chia văn học
Việt Nam giai đoạn này với ba xu hướng, tồn tại với ba dòng văn học phát triển song song và xen kẻ
nhau, trong đó, xu hướng lãng mạn chủnghĩa tiêu biểu với dòng văn học lãng mạn. Trong bản thân
văn học lãng mạn bao gồm thơMới lãng mạn và văn xuôi lãng mạn.
Ở đây, từgóc độlý luận văn học, người viết đềtài này muốn tìm hiểu thêm và nhìn nhận lại:
trong dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 còn có những yếu tốhiện thực. Bởi vì:
Các công trình nghiên cứu trước đây đã gần nhưxác định văn học lãng mạn 1930-1945 chỉ
đơn thuần là xu hướng lãng mạn.
Theo quan niệm thông thường trước đây, một sốnhà nghiên cứu đã quan niệm lãng mạn là
phi hiện thực, xa rời hiện thực xã hội.
Theo tinh thần đổi mới, cách nhìn nhận vềxu hướng lãng mạn cũng nhưdòng văn học lãng
mạn trước đây nên điều chỉnh lại đểthấy được sự đóng góp của văn học lãng mạn, cụthểlà văn
xuôi lãng mạn mà tiêu biểu là nhóm Tựlực văn đoàn trong việc phản ánh hiện thực xã hội thời kỳ
đó, cần thấy được sự đan xen yếu tốlãng mạn và yếu tốhiện thực trong những sáng tác của Tựlực
văn đoàn.
Với những lí do trên mà người làm đềtài mong muốn khi nghiên cứu, khi đọc hay học văn
xuôi lãng mạn 1930 -1945 sẽhiểu được một mặt tâm trạng của những người tiểu tưsản, trí thức ở
một nước thuộc địa, mặt khác hiểu thêm được một mảng đời sống hiện thực của các tầng lớp tiểu tư
sản và trung lưu của xã hội đương thời. Tác giảvà tác phẩm của Tựlực văn đoàn khá phong phú, đề
tài chỉchọn khảo sát một sốtác phẩm của hai tác giảKhái Hưng và Nhất Linh với tiêu đề: “Yếu tố
hiện thực và yếu tốlãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh thuộc nhóm Tựlực
văn đoàn”.
126 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3701 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong sáng tác của khái hưng và nhất linh thuộc nhóm tự lục văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Hoài Vũ
YẾU TỐ HIỆN THỰC VÀ YẾU TỐ LÃNG MẠN
TRONG SÁNG TÁC CỦA KHÁI HƯNG VÀ NHẤT LINH
THUỘC NHÓM TỰ LỤC VĂN ĐOÀN
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số : 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÂM VINH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, tập thể thầy cô khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Lâm Vinh, người thầy đã tận tâm, nhiệt
tình, chu đáo trong việc hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha
Tây Ninh đã tạo điều kiện, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá
trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tây Ninh, ngày 30 tháng 10 năm 2010
Người thực hiện luận văn
Trần Hoài Vũ
DẪN NHẬP
I. Lý do chọn đề tài
Trong các công trình nghiên cứu về lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 trước
đây, một số nhà nghiên cứu dựa trên sự khác biệt về khuynh hướng nghệ thuật đã phân chia văn học
Việt Nam giai đoạn này với ba xu hướng, tồn tại với ba dòng văn học phát triển song song và xen kẻ
nhau, trong đó, xu hướng lãng mạn chủ nghĩa tiêu biểu với dòng văn học lãng mạn. Trong bản thân
văn học lãng mạn bao gồm thơ Mới lãng mạn và văn xuôi lãng mạn.
Ở đây, từ góc độ lý luận văn học, người viết đề tài này muốn tìm hiểu thêm và nhìn nhận lại:
trong dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 còn có những yếu tố hiện thực. Bởi vì:
Các công trình nghiên cứu trước đây đã gần như xác định văn học lãng mạn 1930-1945 chỉ
đơn thuần là xu hướng lãng mạn.
Theo quan niệm thông thường trước đây, một số nhà nghiên cứu đã quan niệm lãng mạn là
phi hiện thực, xa rời hiện thực xã hội.
Theo tinh thần đổi mới, cách nhìn nhận về xu hướng lãng mạn cũng như dòng văn học lãng
mạn trước đây nên điều chỉnh lại để thấy được sự đóng góp của văn học lãng mạn, cụ thể là văn
xuôi lãng mạn mà tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn trong việc phản ánh hiện thực xã hội thời kỳ
đó, cần thấy được sự đan xen yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực trong những sáng tác của Tự lực
văn đoàn.
Với những lí do trên mà người làm đề tài mong muốn khi nghiên cứu, khi đọc hay học văn
xuôi lãng mạn 1930 -1945 sẽ hiểu được một mặt tâm trạng của những người tiểu tư sản, trí thức ở
một nước thuộc địa, mặt khác hiểu thêm được một mảng đời sống hiện thực của các tầng lớp tiểu tư
sản và trung lưu của xã hội đương thời. Tác giả và tác phẩm của Tự lực văn đoàn khá phong phú, đề
tài chỉ chọn khảo sát một số tác phẩm của hai tác giả Khái Hưng và Nhất Linh với tiêu đề: “Yếu tố
hiện thực và yếu tố lãng mạn trong sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh thuộc nhóm Tự lực
văn đoàn”.
II. Mục đích của đề tài
Đề tài hướng đến đối tượng là những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học,
sinh viên và học sinh có nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận văn xuôi lãng mạn 1930-1945 với những cái nhìn
mới hơn, nhận thức và đánh giá đúng hơn về một số tác giả, tác phẩm thuộc nhóm Tự lực văn đoàn.
Đề tài sẽ tổng kết, hệ thống hóa những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình hơn
nửa thế kỷ qua, trên cơ sở đó giúp tìm hiểu các tác giả, tác phẩm trong văn xuôi lãng mạn, tiếp cận
được nhiều giá trị về xã hội, nhân sinh và văn chương nghệ thuật, qua đó, sẽ hiểu được văn xuôi
lãng mạn đã đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, đấu tranh cho tự do yêu đương, cho hạnh phúc lứa
đôi, phê phán lễ giáo và đại gia đình phong kiến, đề cao vẻ đẹp của “cái tôi” cá nhân. Qua đề tài,
chúng ta cũng sẽ tiếp cận những thể loại văn xuôi hiện đại Việt Nam và thứ ngôn ngữ văn chương
bình dị, trong sáng, giàu có và hấp dẫn.
Đồng thời qua một số sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng, có thể gợi lên được đôi điều về
những vấn đề của hiện thực đời sống xã hội, con người và đời sống văn học giai đoạn 1930 – 1945,
một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng: Đối tượng chính là những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng.
1.1. Xét sáng tác của Nhất Linh có: Nho phong (Viết 1924 – 1925. Xuất bản 1926), Nắng
thu (Viết 1934, xuất bản 1942), Đoạn tuyệt (đăng báo 1934, xuất bản 1935), Lạnh lùng (đăng báo
1936, xuất bản 1937), Đôi bạn (đăng báo 1938, xuấtbản 1939), Bướm trắng (đăng báo 1939, xuất
bản 1940 -1941) và tham khảo hai cuốn viết chung với Khái Hưng: Gánh hàng hoa (đăng báo
1934, xuất bản 1935) và Đời mưa gió (đăng báo 1934, xuất bản 1935). Đặc biệt là Dòng sông
Thanh Thủy (1960, 1961 – 3 tập) và Xóm cầu mới (1961).
1.2. Xét sáng tác của Khái Hưng có: Hồn bướm mơ tiên (1933), Nửa chừng xuân (1934),
Tiêu Sơn Tráng sĩ (1934), Trống mái (1935), Gia đình (1935), Dọc đường gió bụi (1936), Thoát
ly (1937), Thừa tự (1938), Hạnh (1938), Đẹp (1939), Những ngày vui (1941), Băn khoăn –
Thanh Đức (1943), Khúc tiêu ai oán (1946).
1.3. Để hiểu rõ những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng, tôi còn đọc một số truyện ngắn
và tiểu thuyết khác của hai tác giả này trước và sau 1945, đặc biệt là những sáng tác của Nhất Linh
sau 1945, đồng thời cả những gì người ta viết về cuộc đời của các nhà văn.
Ngoài việc nghiên cứu các sáng tác của Khái Hưng và Nhất Linh, đề tài còn đối chiếu với
những công trình nghiên cứu văn học trước đây bàn về các tác giả, tác phẩm thuộc nhóm Tự lực văn
đoàn của dòng văn xuôi lãng mạn này để làm cơ sở so sánh.
Đặc biệt ở tác giả Nhất Linh có một số sáng tác trước năm 1932 như Nho phong (1926),
Người quay tơ (1927) và một số sáng tác sau năm 1943 như Dòng sông Thanh Thủy (1960, 1961 –
3 tập) và Xóm cầu mới (1961), không nằm trong giai đoạn Văn học Tự lực văn đoàn, nên tôi cũng
không xem xét kỹ mà chỉ dùng để so sánh với những sáng tác trong thời gian hoạt động của Tự lực
văn đoàn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài hướng đến là: thông qua việc khảo sát, nghiên cứu một số vấn
đề trong các tác phẩm của Khái Hưng và Nhất Linh, bản thân tôi đi tìm hiểu yếu tố hiện thực và
yếu tố lãng mạn trong các tác phẩm đó.
Trong phạm vi một luận văn, sở dĩ tôi chỉ đi vào một số truyện ngắn cũng như tiểu thuyết và
cũng chỉ giới hạn đối tượng khảo sát ở các tác giả chủ soái: Nhất Linh – Khái Hưng vì những lý do
sau đây:
- Trong khuôn khổ một luận văn, không có điều kiện khảo sát toàn bộ các tác giả của Tự lực
văn đoàn.
- Hai tác giả này là người đề xướng và là người thực hiện trực tiếp cho tinh thần, tôn chỉ của
Tự lực văn đoàn.
- Hai tác giả này có một khuynh hướng thẩm mỹ khá thống nhất với nhau có nhiều nét gần
gũi nhau về tư tưởng và phong cách (Khái Hưng – Nhất Linh có nhiều cuốn viết chung như Đời
mưa gió, Gánh hàng hoa).
Đồng thời, trong sự sáng tạo nghệ thuật không có một sự phân tách tuyệt đối giữa xu hướng
lãng mạn tiến bộ và xu hướng hiện thực. Trong tiểu thuyết lãng mạn tiến bộ của Khái Hưng và Nhất
Linh có những bức tranh xã hội, những chân dung được miêu tả không thua kém một nhà văn hiện
thực nào. Cho nên đề tài còn hướng đến tìm hiểu việc đánh dấu sự giao thoa giữa văn học lãng mạn
và văn học hiện thực.
IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài cung cấp một cái nhìn tổng quát về văn xuôi lãng mạn những năm
1932-1945. Nội dung chủ yếu của đề tài là hướng sự quan tâm thiết thực vào việc nghiên cứu và học
một số sáng tác có xu hướng lãng mạn đan xen yếu tố hiện thực của hai tác giả Khái Hưng và Nhất
Linh. Đồng thời thấy được đây là những tác phẩm thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi đầy cảm xúc;
đề cập đến những số phận cá nhân và thái độ bất hòa, bất lực trước xã hội; diễn tả những khát vọng,
ước mơ của một bộ phận trí thức có điều kiện tiếp cận tư tưởng và văn hóa phương Tây và chịu ảnh
hưởng ít nhiều của phong trào đấu tranh cách mạng chống thực dân của nhân dân.
Đề tài còn góp phần cung cấp một số nhận thức, một số cách hiểu mới hơn, đầy đủ hơn về
văn xuôi lãng mạn trong tình hình xã hội hiện nay, làm tiền đề cho một số bài giảng về tác phẩm
được học trong nhà trường phổ thông. Đồng thời đề tài còn cung cấp một số tài liệu tham khảo mở
rộng về văn xuôi lãng mạn thời kì 1932-1945, đặc biệt là về hai tác giả Khái Hưng và Nhất Linh
thuộc phái Tự lực văn đoàn.
Qua đề tài, một số sáng tác của nhất Linh và Khái Hưng viết trước 1945 được nghiên cứu
một cách có hệ thống, kết hợp các góc độ: văn học sử, xã hội học, thi pháp học…
Ngoài việc tìm hiểu yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn trong các tác phẩm, thì trong quá
trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn cố gắng phát hiện thêm:
1. Những tìm tòi sáng tạo của Nhất Linh và Khái Hưng trong quá trình hiện đại hóa thể loại
tiểu thuyết và đặc biệt quan tâm tới tiểu thuyết luận đề (trước chưa được chú ý).
2. Những đóng góp về một số vấn đề trong quan niệm về con người, tình yêu, nghệ thuật tả
cảnh thiên nhiên...
3. Chú ý phân tích thêm các tác phẩm trước đây thường chỉ được nhắc tên hoặc nói lướt qua
(Nho Phong, Nắng thu, trước 1932 và Dòng sông Thanh Thủy (1960, 1961 – 3 tập) và Xóm cầu
mới (1961) sau 1945).
Qua đó tôi muốn làm rõ hơn những cống hiến, cả những hạn chế của của nhất Linh và Khái
Hưng cũng như nhìn nhận lại việc phản ánh hiện thực xã hội trong các sáng tác và xác định vị trí
của nhà văn cũng như nhóm Tự lực văn đoàn trong lịch sử văn học Việt Nam.
Trong việc nghiên cứu một số sáng tác của nhất Linh và Khái Hưng trước 1945 cũng giúp ta
thấy được từng bước chuyển biến của quan điểm tư tưởng cùng với nghệ thuật của các nhà văn này.
V. Lịch sử vấn đề
Khi nghiên cứu về các tác phẩm văn xuôi lãng mạn cũng như các tác phẩm, tác giả trong
nhóm Tự lực văn đoàn, đã có rất nhiều ý kiến trước đây nhìn nhận, phân tích, phê bình, đánh giá.
Khen có, chê có, đồng ý, tán thành có, phản bác có…. Cho nên khi đánh giá hiện tượng văn học
này, chúng ta có những quan điểm lịch sử rõ ràng, đồng thời đặt trào lưu văn học lãng mạn này nói
chung và nhóm Tự lực văn đoàn nói riêng vào trong một giai đoạn lịch sử nhất định, có cơ sở lịch
sử xã hội, văn hóa riêng. Đồng thời tìm hiểu những đặc điểm chung của chủ nghĩa lãng mạn qua
thái độ của nhà văn đối với thực tại, qua việc xây dựng nhân vật, qua những phương thức biểu hiện.
Từ năm 1945 đến nay, việc đánh giá Tự lực văn đoàn cũng như phê bình những sáng tác của
Nhất Linh cũng như của Khái Hưng có nhiều diễn biến phức tạp. Trong từng thời kỳ có những ý
kiến khác nhau. Ở phạm vi luận văn này, tôi chỉ điểm lại diễn biến đánh giá trong hơn nửa thế kỷ
qua về những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng viết trước 1945.
Tôi tạm thời chia quá trình đánh giá đó như sau: Những ý kiến trước năm 1945; Từ sau năm
1945 đến 1986; Từ năm 1986 đến nay.
1. Trước năm 1945
Nhất Linh và Khái Hưng là một trong những tác giả được nhiều người nói tới, chủ yếu ở thể
loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Đó là các bài phê bình của Trương Tửu, Đức Phiên, Trần Thanh
Mại, Hà Văn Tiếp, Nguyễn Lương Ngọc, Mộng Sơn, Quan Sơn, Vũ Ngọc Phan,… đã đăng trên các
báo: Loa, Sông Hương, Tinh hoa, Ngày nay, Thời thế, Hà Nội tân văn, Phụ nữ thời đàm…. Ngoài ra
có các công trình nghiên cứu của Trương Chính: Dưới mắt tôi (1939), Vũ Ngọc Phan: Nhà văn hiện
đại, tập II (1942), Dương Quảng Hàm: Việt Nam văn học sử yếu (1942)… đều có đánh giá các sáng
tác của Nhất Linh và Khái Hưng.
Thời kỳ này, các nhà phê bình đề cao sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng. Những sáng tác
của các ông được coi là sự tiến bộ của tư tưởng mới, có ý nghĩa “cách mạng”. Trương Tửu viết trên
báo Loa (1935): “Đoạn tuyệt là một vòng hoa tráng lệ đặt lên đầu của chủ nghĩa cá nhân. Tác giả
đàng hoàng công nhận sự tiến bộ, và hăng hái tin tưởng ở tương lai”.
Nhiều ý kiến ca ngợi nội dung tư tưởng chống lễ giáo phong kiến, chống chế độ đại gia đình,
đòi giải phóng cá nhân của hai cuốn Đoạn tuyệt và Lạnh lùng. Nguyễn Lương Ngọc viết trên báo
Tinh hoa (1937) về cuốn Lạnh Lùng: “Đặt nhân đạo lên trên luân thường đạo lý”. Hà Văn Tiếp
khẳng định giá trị phản ánh hiện thực của Đoạn tuyệt là làm sống lại bức tranh về cuộc sống vô
nhân đạo, mẹ chồng áp chế nàng dâu: “Những lời lẽ gay gắt của bà Phán làm ta liên tưởng Nhất
Linh đã đi làm dâu một lần rồi”. Nhà phê bình Trương Chính đi sâu phân tích, lý giải các cuốn
Đoạn tuyệt, Lạnh lùng và một số tác phẩm của Nhất Linh viết chung với Khái Hưng, Ông cho
rằng: “Đoạn tuyệt đánh dấu một cách rõ ràng thời kỳ thay đổi tiến hóa của xã hội Việt Nam. Nó
công bố sự bất hợp thời của một nền luân lý khắc khổ, eo hẹp, đã giết chết bao nhiêu hy vọng”
(6.11).
Tuy nhiên, có một số ý kiến phê phán cuốn Lạnh lùng, cho đó là cuốn sách phụ nữ không
nên đọc. Trương Tửu viết ở báo Thời Thế (1937): “Tôi có thể kết án cuốn Lạnh lùng của Nhất Linh
phá hoại sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam”. Nhiều ý kiến không tán thành cách dùng yếu tố ngẫu
nhiên để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn tuyệt. Riêng về bút pháp nghệ thuật ngày càng tiến bộ
của Nhất Linh đã được đa số công nhận. Về cách mô tả tâm lý nhân vật, Trương Chính nhận xét:
“Ông Nhất Linh đã dùng cách quan sát tinh vi để tả những phiền phức riêng trong tâm hồn nhân
vật” (5.12).
Lời văn, cách viết của Nhất Linh được Trần Thanh Mại khen ngợi trên báo Sông Hương
(1937): “Văn tài uyển chuyển mạnh mẽ, không có chỗ nào đáng bỏ, không có mục nào phải thêm”.
Vũ Ngọc Phan nhìn nhận: “Nhất Linh là tiểu thuyết gia có khuynh hướng về cải cách: Tiểu thuyết
của ông biến hóa mau lẹ từ tiểu thuyết cổ lỗ đến tiểu thuyết tình cảm, rồi đi thẳng vào tiểu thuyết
luận đề. Trong loại tiểu thuyết luận đề tiểu thuyết của Nhất Linh chiếm địa vị cao hơn cả”…
(144.801).
Theo Dương Quảng Hàm (trong Việt Nam văn học sử yếu), tác phẩm của hai nhà văn chủ
chốt Nhất Linh và Khái Hưng được xếp vào khuynh hướng xã hội và được đánh giá là có nhiều
đóng góp về đường xã hội và văn chương. Về đường xã hội, hai nhà văn này muốn xóa bỏ hủ tục để
cải cách xã hội theo các quan niệm mới…, chỉ trích các phong tục, tập tục cũ và giãi bày những lý
tưởng mới về sinh hoạt trong gia đình hoặc xã hội. Về đường văn chương, hai nhà văn này muốn trừ
khử lối văn chịu ảnh hưởng của Hán văn mà viết lối văn bình thường, giản dị, ít dùng chữ Nho, theo
cú pháp mới, để được phổ cập trong dân chúng…” (56.445).
Xét ở phương diện yếu tố hiện thực trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, Thạch Lam, một
trong những người của nhóm đã viết: “Một quyển truyện, một tờ báo muốn cho người ta ham đọc
phải làm cho người ta vui hoặc người ta cảm động, mà muốn cho người ta cảm động thì cần phải
giống sự thật”. Còn Thế Lữ thì nói: “Chỉ có những cảm giác của cuộc đời thật là còn lại và in sâu
trong trí nhớ của người đọc, còn một cốt truyện kể ra và kết cấu một cách khéo léo cho vừa ý độc
giả sẽ bị quên ngay, không ai bàn đến nữa”. Như vậy, rõ ràng cả hai cây bút chủ chốt của Tự lực
văn đoàn đều phản đối thứ văn chương tuyên truyền đạo lý một cách lộ liễu (3.90-91).
Tóm lại, các nhà phê bình trước 1945 đánh giá cao truyện ngắn, tiểu thuyết của Nhất Linh và
Khái Hưng. Về nội dung tư tưởng có ý nghĩa cải cách xã hội, làm cho người đọc ghét cũ, yêu mới,
coi trọng quyền tự do cá nhân, góp phần đem luồng không khí mới phấn khởi, tiến bộ vào xã hội….
Về nghệ thuật có sự đổi mới, thành công trong cách mô tả tâm lý nhân vật, tả cảnh, kể chuyện, cách
sử dụng ngôn ngữ tài tình… Ở thời điểm lúc đó, tôi thấy cách đánh giá như vậy cũng không phải là
đề cao thái quá.
2. Từ năm 1945 đến trước 1986
Khoảng thời gian 1945 – 1954 do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, việc đánh giá một số
hiện tượng văn học tạm thời lắng xuống. Từ 1954 đến 1986 có thời gian khu vực miền Nam, miền
Bắc có những ý kiến khác nhau.
2.1. Ở miền Nam trước năm 1975 nhiều tác phẩm của Nhất Linh và Khái Hưng được in lại.
Các công trình khảo cứu, nghiên cứu ra đời như Phê bình văn học thế hệ 32, tập III (1972) của
Thanh Lãng, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III (1960) của Phạm Thế Ngũ, Tự lực văn
đoàn (1960) của Doãn Quốc Sỹ, Lược sử văn nghệ Việt Nam (1974) của Thế Phong, Bình giảng về
Tự lực văn đoàn (1958) của Nguyễn Văn Xung, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1972) của Bùi Xuân
Bào,… có đề cập đến những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng. Ngoài ra còn nhiều bài báo nói
tới Nhất Linh với Khái Hưng và các tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của các ông. Đặc biệt, trong
tuần lễ tưởng niệm Nhất Linh có các bài của Đặng Tiến, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Xung,
Doãn Quốc Sỹ, Vũ Hạnh, Tường Hùng, Dương Nghiệm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Trương Bảo Sơn,
Thế Uyên…. Ngoài ra còn có hồi ký của Nguyễn Vỹ, Nguyễn Thị Thế kể về Nhất Linh. Bản thân
Nhất Linh cũng nêu quan niệm sáng tác và tự đánh giá tác phẩm của mình ở cuốn Viết và đọc tiểu
thuyết.
Dẫu có những quan niệm khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu phê bình miền Nam hầu hết
có xu hướng đề cao những sáng tác của Nhất Linh và Khái Hưng. Thanh Lãng trong công trình Phê
bình văn học thế hệ 32, mục viết về Nhất Linh, đã chỉ ra những cái mới bước đầu của tác giả này:
“Đoạn tuyệt và Lạnh lùng là những bản cáo trạng dữ dội, đánh vào gia đình cũ Việt Nam. Loan và
Nhung biểu hiện cho cái tâm lý hay đúng hơn là cái ý hướng khao khát cái mới, đòi hỏi giải phóng”
(98.320).
Bùi Xuân Bào trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (viết bằng tiếng Pháp) đã dành
nhiều trang phân tích tác phẩm của Nhất Linh. Ông viết: “Từ Đoạn tuyệt nhân cách văn học của
Nhất Linh được khẳng định, ông đứng ra bảo vệ cá nhân chống lại gia đình” và “Bướm trắng là
bước phát triển mới của Nhất Linh. Tiểu thuyết này rất độc đáo chưa bao giờ những người đi trước,
hoặc đồng thời với Nhất Linh, lại đi xa đến thế trong việc phát triển một tấn kịch lương tâm”. Thế
Phong khen tác phẩm Đôi bạn: “Nhất Linh tạo cho đời một cuốn tiểu thuyết mà chủ đề thật sự là
hành động cách mạng bí mật” hay: “Đôi bạn rất tiêu biểu cho bước chuyển tiếp diễn ra ở thanh
niên, từ giấc mơ hạnh phúc cá nhân, đến giấc mơ ưa thích hành động anh hùng” (147.82).
Thế Phong khen những đoạn mô tả tình yêu của Đôi bạn, cách tỏ tình bằng mắt của nhân vật
Loan – Dũng. Đặng Tiến viết: “Nhân vật Nhất Linh sống trong không gian không phải là ngoại giới
mà trong không gian nội tâm; Dũng sống không phải trong mùa thu trước mắt, mà là mùa thu của
lòng chàng” (164.16). Nhất Linh được coi là đã thành công trong việc mô tả chiều sâu nội tâm nhân
vật và tiểu thuyết của ông có tính hiện đại. Bùi Xuân Bào nhận định: “Đến Bướm trắng, kỹ thuật
viết tiểu thuyết của Nhất Linh đạt đến hoàn hảo” (4.371).
Các nhà nghiên cứu cũng phê phán những hạn chế của tiểu thuyết Nhất Linh. Phạm Thế Ngũ
nói về việc xây dựng nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt có nhiều chỗ vô lý như việc Loan chủ trương
thờ cúng; hay Doãn Quốc Sỹ cũng chỉ ra cái không hợp lý trong tâm lý Loan nhất là ở chương hai.
Bùi Xuân Bào lý giải: “Do quá say sưa với luận đề nên nhân vật Loan thiếu sức sống, tác giả chiếu
vào nhân vật của mình một luồng ánh sáng quá mạnh khiến Loan trở thành trừu tượng” (4.372). Lê
Hữu Mục cho rằng, nhân vật Loan có hành vi trái với đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
Nhất Linh trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết cũng nhận thấy “Ý định chứng minh cho luận đề là
Đoạn tuyệt, Hai vẻ đẹp kể cả Lạnh lùng kém hay”.
Còn đối với văn chương Khái Hưng, các nhà nghiên cứu nhận xét hầu hết tác phẩm của ông
thường xoáy vào chủ đề: đề cao tình yêu tự do, chống lễ giáo phong kiến, một phần cải cách xã hội.
Khái Hưng rất hiểu tâm lý phụ nữ. Truyện của ông phần kết bao giờ cũng gây cảm giác bâng
khuâng, man mác cho bạn đọc. Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Khái Hưng viết truyện ngắn tuyệt hay,
linh hoạt và cảm người ta hơn là truyện dài…. Truyện ngắn Khái Hưng có một đặc biệt là ông tìm ra
ý nghĩa của mọi việc trên đời, dùng ngôn ngữ giản dị trong sáng ghi lại, làm cho người ta cảm