Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết giàn thiêu và tập truyện ngắn những truyện không nên đọc lúc nửa đêm)

Sau 1975, đặc biệt là sau 1987, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật bình thƣờng của nó, ảnh hƣởng của công cuộc đổi mới tƣ duy mà Đảng khởi xƣớng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến và một độ lùi thời gian tƣơng đối thích hợp. là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thay đổi quan trọng của văn học. Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng, các phƣơng diện của đời sống văn học nhƣ tác giả, tác phẩm, các hoạt động sáng tác, lí luận, phê bình. đều có sự chuyển biến tích cực. Trong bức tranh chung ấy, chúng ta rất dễ nhận ra sự khởi sắc của thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã nhận ra xu hƣớng vận động mới - xu hƣớng của những tìm tòi sáng tạo, của những lối viết hoàn toàn mới mẻ. Và hoà vào dòng chảy ấy, ta thấy xuất hiện một nữ văn sỹ có cá tính sáng tạo độc đáo - nhà văn Võ Thị Hảo. Cái tên Võ Thị Hảo đã từng gây ấn tƣợng mạnh trên văn đàn những năm 90 của thập kỷ trƣớc bởi những truyện ngắn Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi, Vườn yêu và mấy năm gần đây, chị lại làm độc giả sửng sốt bằng cuốn dã sử đậm chất "liêu trai" với cái tên mang cảm giác mạnh Giàn thiêu (2005), cùng với đó là tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm (2005) cũng khiến không ít ngƣời kinh ngạc. Đây là 2 tác phẩm đạt giải thƣởng của Hội nhà văn Hà Nội.

pdf121 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo (Qua tiểu thuyết giàn thiêu và tập truyện ngắn những truyện không nên đọc lúc nửa đêm), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– CAO THỊ THU HOÀI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– CAO THỊ THU HOÀI YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG SÁNG TÁC VÕ THỊ HẢO (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN NHỮNG TRUYỆN KHÔNG NÊN ĐỌC LÚC NỬA ĐÊM) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC HẠNH THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau 1975, đặc biệt là sau 1987, đời sống văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Sự chuyển tiếp từ thời chiến sang thời bình với những quy luật bình thƣờng của nó, ảnh hƣởng của công cuộc đổi mới tƣ duy mà Đảng khởi xƣớng, những vấn đề bức thiết cộm lên trong lịch sử dân tộc thời hậu chiến và một độ lùi thời gian tƣơng đối thích hợp... là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thay đổi quan trọng của văn học. Cùng với sự nghiệp đổi mới của Đảng, các phƣơng diện của đời sống văn học nhƣ tác giả, tác phẩm, các hoạt động sáng tác, lí luận, phê bình... đều có sự chuyển biến tích cực. Trong bức tranh chung ấy, chúng ta rất dễ nhận ra sự khởi sắc của thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã nhận ra xu hƣớng vận động mới - xu hƣớng của những tìm tòi sáng tạo, của những lối viết hoàn toàn mới mẻ. Và hoà vào dòng chảy ấy, ta thấy xuất hiện một nữ văn sỹ có cá tính sáng tạo độc đáo - nhà văn Võ Thị Hảo. Cái tên Võ Thị Hảo đã từng gây ấn tƣợng mạnh trên văn đàn những năm 90 của thập kỷ trƣớc bởi những truyện ngắn Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi, Vườn yêu… và mấy năm gần đây, chị lại làm độc giả sửng sốt bằng cuốn dã sử đậm chất "liêu trai" với cái tên mang cảm giác mạnh Giàn thiêu (2005), cùng với đó là tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm (2005) cũng khiến không ít ngƣời kinh ngạc. Đây là 2 tác phẩm đạt giải thƣởng của Hội nhà văn Hà Nội. 1.2. Cùng với những tên tuổi nhƣ Nguyễn Bình Phƣơng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh..., Võ Thị Hảo là nhà văn góp phần tạo ra xu hƣớng cách tân trong nền văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Các nhà văn này đã mang vào văn học hơi thở của cuộc sống và con ngƣời hiện đại. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết họ phải tự làm mới chính mình. Cùng với một quan niệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 mới mẻ về hiện thực là một văn phong táo bạo, những sáng tác đậm chất kì ảo xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống văn học hiện nay. Yếu tố kì ảo cũng chính là một trong những gam màu chủ đạo làm nên bức tranh đầy mê hoặc và lôi cuốn trong những sáng tác của nhà văn Võ Thị Hảo. 1.3. Kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo của kho tàng văn xuôi thế giới. Nó trở thành một dòng chảy liên tục trong tiến trình của lịch sử văn học nhân loại từ thời cổ đại, qua Trung đại đến cận đại và hiện đại. Bên cạnh đó ngoài vai trò tạo sự "lạ hoá" nhằm hấp dẫn ngƣời đọc, yếu tố kì ảo còn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con ngƣời. 1.4. Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Võ Thị Hảo, chúng ta có thêm cơ sở khoa học để nghiên cứu, khẳng định những đổi mới trong nghệ thuật tự sự của văn xuôi Việt Nam hiện đại từ 1987 đến nay. Và từ đó chúng ta nhận ra xu thế hoà nhập của văn xuôi Việt Nam hiện đại vào văn xuôi thế giới hiện nay. Chính vì thế, nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo (qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm) sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về thế giới nghệ thuật của nhà văn, cũng nhƣ có những nhìn nhận, đánh giá xác đáng hơn về quá trình vận động của văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 2. Lịch sử vấn đề Với 10 tập truyện ngắn, một tiểu thuyết và ba kịch bản phim truyện, sáng tác của Võ Thị Hảo đang là mối quan tâm và bình luận của rất nhiều nhà văn, nhà phê bình và độc giả. Đã có khá nhiều bài báo và rất nhiều trang web viết về sáng tác của Võ Thị Hảo, mà chủ yếu tập trung ở tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Chúng tôi khái quát những ý kiến đánh giá về các vấn đề xung quanh đề tài trên hai phƣơng diện sau: 2.1. Về nghệ thuật 2.1.1. Theo nhận xét của Phạm Xuân Nguyên: "Văn Võ Thị Hảo, không chỉ là những dòng chữ. Không chỉ là những truyện ngắn hay tiểu thuyết. Văn Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tƣợng mà mỗi lần tiếp cận ngƣời đọc lại ngạc nhiên thấy mình khám phá ra một lớp ngữ nghĩa ẩn mình sau những câu chữ. Đó là lối viết văn đã đƣợc tác giả thổi linh hồn, linh hồn đó tạo nên những câu văn huyễn ảo mê hoặc, thậm chí ma quái". ("Giàn thiêu” - xứ sở của lối văn chương mê hoặc, huyền bí - trang 8). 2.1.2. Trên báo Thể thao văn hoá, tác giả Lƣơng Thị Bích Ngọc trong bài viết Võ Thị Hảo giữa những trang viết trang đời nhận xét: "Đọc truyện chị, thấy cuốn hút cứ tƣởng hình nhƣ mình bị mê hoặc bởi lối kể truyện cuốn hút, có duyên và lối văn phong vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ", "một hiện thực nghiệt ngã đƣợc chở đi trên lối văn phong ảo - thực và câu chữ ngọt ngào, dịu nhẹ". 2.1.3. Tác giả Nguyễn Hoài Nam trong bài Giàn thiêu - một nghệ thuật làm tan khối băng lịch sử đã nhấn mạnh đến những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm này: “Tiểu thuyết lịch sử Giàn thiêu của Võ Thị Hảo là một nghệ thuật làm tan khối băng lịch sử mà chị đã gặp phải khi dựng lên một “Giàn thiêu” với rất nhiều “lửa” của mình”. Cũng trong bài viết, tác giả chú ý hơn cả đến hai nhân vật: Nguyên Phi Ỷ Lan và Thiền sƣ Từ Đạo Hạnh: “Võ Thị Hảo đã làm tan rã khối băng nhận thức về Ỷ Lan - với tƣ cách là một nhân vật lịch sử, một khối băng vốn đã cố kết vững chắc”. Còn với nhân vật Từ Đạo Hạnh, cách làm tan rã khối băng lịch sử của Võ Thị Hảo lại thể hiện ở một phƣơng diện khác - đó là đặt một giả thiết rõ ràng lên làn sƣơng mù mờ vốn đã bao quanh nhân vật này suốt mƣời thế kỉ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Nhƣ vậy, tác giả Nguyễn Hoài Nam đã nhìn nhận và đánh giá Giàn thiêu trên cả hai phƣơng diện: trƣớc hết, đây là một tiểu thuyết lịch sử và xa hơn nữa còn là cuốn sách làm tan khối băng lịch sử, kéo quá khứ về hiện tại, đặt quá khứ - hiện tại trong một dòng chảy liên tục của thời gian. 2.1.4. Tác giả Quang Hải trong nhà văn Võ Thị Hảo và những cố gắng giải thiêng huyền sử lại dẫn dắt ngƣời đọc vào thế giới của tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm: Đêm bướm ma là câu chuyện “mang không khí huyền hoặc pha mùi cổ sử thi đọng lại rất lâu. Có hơi hƣớng của Liêu trai chí dị, của Truyền kì mạn lục và dĩ nhiên nó đƣợc cảm nhận bởi con ngƣời hiện đại …”. Ngƣời viết cũng chỉ ra sự khác biệt về nghệ thuật qua giọng điệu của hai truyện ngắn Dệt cỏ và Người chăn bò thần thánh. Ở Dệt cỏ là giọng văn thƣơng cảm, xót xa. Còn Người chăn bò thần thánh là giọng giễu nhại, phê phán. Đặc biệt, bài viết này đã ít nhiều đề cập đến một khía cạnh nhỏ của yếu tố kì ảo khi nhấn mạnh: mạch truyện giải thiêng là mạch chính, giọng chủ của tác phẩm. 2.1.5. Bài viết Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ côi trên trang web http:// chimviet.free.tr| tacpham1 | stt1| vothihao.html đã đặt sáng tác của Võ Thị Hảo trong sự so sánh với các nhà văn khác: “Ngƣời đọc có thể tìm thấy trong văn phong Võ Thị Hảo cái tàn nhẫn, chất huyền thoại phảng phất cơn mƣa Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thị Hoài”. Đồng thời ngƣời viết cũng cho rằng “cay độc và ẩn dụ trở thành phong trào, thành phong cách thời đại, dấu ấn của thế hệ này”. 2.1.6. Báo Người đại biểu nhân dân (2005) bày tỏ sự ca ngợi những cách tân nghệ thuật của Giàn thiêu: “Cuốn tiểu thuyết này đang đi theo con đƣờng riêng của nó, ngấm dần vào trái tim ngƣời ta và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng nhƣ những hình tƣợng nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thƣờng trở đi trở lại ám ảnh ngƣời đọc”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.2. Về nội dung 2.2.1. Trong buổi toạ đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo (Trên Vietnamnet.vn. 20.10.2005) có một số ý kiến: - Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân trong bài "Tiểu thuyết và lịch sử - nhân đọc "Giàn thiêu" của Võ Thị Hảo” đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa tiểu thuyết và lịch sử, cũng nhƣ định nghĩa thế nào là "tiểu thuyết lịch sử" và quyền tự do của nhà văn trong việc sử dụng chất liệu lịch sử vào tiểu thuyết. Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: “Tiểu thuyết “Giàn thiêu” còn có nhiều mặt đáng nói, nhất là xu hƣớng nữ quyền khá lộ liễu của nó với mấy nhân vật nữ đặc sắc: Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan, cung nữ Ngạn La. Cả ba đều là những nhân vật hƣ cấu, đƣợc cài xen vào một quá khứ lịch sử, đƣợc đặt bên cạnh nhiều nhân vật lịch sử (…). Không khó để nhận ra rằng tác giả đã đƣa vấn đề của thế giới hiện đại vào tài liệu quá khứ. Đây không phải là điểm yếu, ngƣợc lại là điểm mạnh, đem lại sức sống cho ngòi bút nhà tiểu thuyết khi nhúng bút vào tích xƣa chuyện cũ”. - Hai nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và Hoàng Ngọc Hiến th ì cùng chung một lời nhận xét: Giàn thiêu là một tiểu thuyết, trƣớc hết là tiểu thuyết, nghĩa là Giàn thiêu trƣớc hết không phải là một truyện lịch sử, không phải là minh chứng lịch sử mà là một sự tƣ duy lại lịch sử bằng phƣơng pháp tiểu thuyết. - Nhà văn Châu Diên thì nói rằng: ông "lấy làm tiếc cho Võ Thị Hảo" - giá nhân vật chính của Giàn thiêu là Ỷ Lan thay vì Từ Đạo Hạnh thì cuốn tiểu thuyết còn thành công hơn. 2.2.2. Phùng Hữu Hải trong Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975 lại nhìn nhận về sáng tác của Võ Thị Hảo ở một khía cạnh khác - đó là cảm hứng triết luận về ngƣời phụ nữ (mà theo ông đây là một nội dung của yếu tố kì ảo): "Võ Thị Hảo qua chùm chuyện Tim vỡ, Nàng tiên xanh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 xao, Hành trang người đàn bà Âu lạc tỏ ra đặc biệt hứng thú với đề tài này. Dựa vào cảnh ngộ của những ngƣời phụ nữ mang nỗi đau của "cả giới đàn bà", Võ Thị Hảo tìm ra những quy luật nghiệt ngã của đời ngƣời phụ nữ ...". 2.2.3. Ngay trong bài phỏng vấn “Tôi không định mê hoặc…” của Minh Đức trên báo Người Đại biểu Nhân dân (2005), khi đƣợc hỏi: “Thông điệp của Giàn thiêu là gì?”, Võ Thị Hảo đã trả lời rằng, điều mà chị muốn gửi gắm qua tiểu thuyết này chính là khát vọng tự do và tình yêu. Và chị cũng khẳng định: sức sống của Giàn thiêu sẽ quyết định sự mê hoặc hay không mê hoặc ngƣời đọc. 2.2.4. Luận án tiến sỹ của Bùi Thanh Truyền đã chỉ ra những thông điệp mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm qua các tác phẩm: “Người chăn bò thần thánh với những chi tiết về giống bò tập thể kì lạ: chúng không cần ăn cỏ, không cần bài tiết, chỉ cần “chúm môi, phồng má thổi phù một cái, thế là cả đàn bò cứ ngoan ngoãn lừ lừ ra nhƣ một đàn bóng khổng lồ” chính là cái nhìn phê phán một thời kì hợp tác xã không ít những non nớt, tiêu cực (…), ngƣời viết phần nào làm lộ ra cái thế giới bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con ngƣời hôm nay” [55, tr.181]. Tuy có không ít những ý kiến đánh giá về yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo, nhƣng chúng chỉ nằm rải rác trong những bài báo, bài nghiên cứu chứ chƣa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách có hệ thống và bao quát về vấn đề này. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi sẽ lấp đầy “khoảng trống” đó, nhằm khám phá sâu một phƣơng diện nghệ thuật đặc sắc làm nên giá trị sáng tác Võ Thị Hảo, đặc biệt là yếu tố kì ảo qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện của cái kì ảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm cùng nghệ thuật xây dựng, miêu tả cái kì ảo trong hai tác phẩm trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Yếu tố kì ảo với những biểu hiện đa dạng và hiệu quả thẩm mĩ của nó trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết Giàn thiêu - nhà xuất bản Phụ nữ - 2005, (tái bản có bổ sung) và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - nhà xuất bản Phụ nữ - 2005. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chính sau: 1. Phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học. 2. Phƣơng pháp hệ thống. 3. Phƣơng pháp thống kê. 4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Có đƣợc những kết luận khoa học về yếu tố kì ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo, tiếp tục mở rộng con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của tác giả. 6.2. Góp phần giải mã các yếu tố kì ảo trong văn học và cách tiếp cận văn học kì ảo. 6.3. Đóng góp một tài liệu học tập, nghiên cứu về Võ Thị Hảo và văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Sáng tác của Võ Thị Hảo trong khuynh hƣớng văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại. Chƣơng 2: Các kiểu loại nhân vật kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Chƣơng 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO TRONG KHUYNH HƢỚNG VĂN HỌC KÌ ẢO VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI Khái niệm khuynh hƣớng “ghi nhận tính cộng đồng về cơ sở tƣ tƣởng thẩm mĩ của nội dung nghệ thuật; tính cộng đồng này đƣợc quy định bởi sự thống nhất về truyền thống nghệ thuật và văn hoá, bởi sự gần gũi trong cách hiểu của các nhà văn đối với các vấn đề của đời sống, bởi sự giống nhau về các tình thế xã hội, thời đại, văn hoá, nghệ thuật” [7]. Đặc điểm cốt lõi nhất của mọi khuynh hƣớng văn học là phƣơng pháp sáng tác của nó, chính phƣơng pháp quy định tính chất của việc lựa chọn chất liệu đời sống và phƣơng thức nghệ thuật để xử lí chất liệu. Sở dĩ chúng tôi xếp Võ Thị Hảo vào khuynh hƣớng trên bởi các sáng tác của nhà văn này cũng chứa nhiều yếu tố huyễn ảo, li kì và có một số điểm tƣơng đồng về bút pháp nghệ thuật với một số nhà văn sáng tác thiên về khuynh hƣớng kì ảo nhƣ Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Nguyễn Huy Thiệp... 1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác Võ Thị Hảo 1.1.1. Tiểu sử Võ Thị Hảo sinh ngày 13 - 4 - 1956 ở Diễn Châu - Nghệ An. Tốt nghiệp khoa văn trƣờng Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Ra trƣờng chị về công tác tại nhà xuất bản Văn hoá dân tộc. Chị làm thơ từ rất sớm và từng nghĩ sẽ trở thành nhà thơ, nhƣng chị lại viết văn và thành danh với văn xuôi. Dù vào nghề văn chƣa đƣợc bao lâu, song Võ Thị Hảo nhanh chóng đƣợc ngƣời đọc biết đến. Chị đƣợc đánh giá là một trong những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân phận bé nhỏ, lam lũ trƣớc cuộc đời luôn khiến chị trăn trở trên từng trang viết của mình. Ngoài ra, Võ Thị Hảo còn “bén duyên” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 với điện ảnh và hội hoạ. Ba kịch bản phim truyện của chị đƣợc đánh giá khá cao. Bên cạnh đó, chị còn say mê vẽ tranh và đã mở một triển lãm tranh với tên gọi Đường chân trời khiến bạn bè hội họa không khỏi kinh ngạc. Giản dị trong đời thƣờng nhƣng mạnh mẽ trong văn chƣơng là điều dễ nhận thấy ở nhà văn này. 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác Với 10 tập truyện ngắn, một tiểu thuyết đã in và ba kịch bản phim truyện, sáng tác của Võ Thị Hảo đang gây ấn tƣợng mạnh trên văn đàn. Sách đã in: Biển cứu rỗi - tập truyện ngắn, Nxb HN 1991, giải thƣởng cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn. Chuông vọng cuối chiều - tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 1993. Truyện ngắn chọn lọc Võ Thị Hảo, Nxb Hội nhà văn, 1995, giải thƣởng 5 năm văn học Hà Nội. Ngậm cười - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 1998. Nàng tiên xanh xao - tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, 2000. 101 cái dại của đàn ông (phóng tác), Nxb Văn hoá dân tộc,1994. Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005. Goá phụ đen - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005. Hồn trinh nữ - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005. Người sót lại của rừng cười, Nxb Phụ nữ, 2006. Tiểu thuyết “Giàn thiêu”, Nxb Phụ nữ 2003, giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2004. Ba kịch bản phim truyện: Con dại của đá, Mùa thu kiếp sau, Biển cứu rỗi, Nxb Hội nhà văn, 2006. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Giải thƣởng báo chí toàn quốc 1999: loạt bài phóng sự điều tra về các lao động nữ ở Samoa. 1.2. Những sáng tác đậm chất kì ảo của Võ Thị Hảo Tiểu thuyết Giàn thiêu. Các tập truyện: Người sót lại của rừng cười, Biển cứu rỗi, Goá phụ đen, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Hồn trinh nữ. 1.3. Võ Thị Hảo trong khuynh hƣớng văn học kì ảo Việt Nam đƣơng đại 1.3.1. Khái niệm kì ảo và văn học có yếu tố kì ảo 1.3.1.1 Khái niệm kì ảo Bàn về khái niệm này, đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới giới nghiên cứu vẫn chƣa tìm đƣợc định nghĩa thống nhất. Gần đây, trên nhiều sách, báo, tạp chí, ngoài thuật ngữ “truyện kì ảo”, chúng ta còn thấy nhiều thuật ngữ khác nhƣ: truyện kinh dị, truyện kì lạ, truyện huyền ảo, truyện huyễn tƣởng… để gọi tên những truyện mà nội dung và hình thức có chứa đựng yếu tố kì ảo. Theo cách chia của TS Bùi Thanh Truyền, có thể chia hệ thống thuật ngữ trên làm ba hƣớng: Chú trọng đến chức năng tâm lý mà loại truyện này gây ra, nhấn mạnh nhiều đến tính chất khác thƣờng, không thực. Nó có chức năng giải trí, tiêu khiển. Những khái niệm: truyện linh dị, truyện huyễn hoặc, truyện dị thƣờng… đƣợc xếp theo hƣớng này. Coi kì ảo nhƣ một thủ pháp nghệ thuật đắc lực để nhận thức và phản ánh cuộc sống, nhƣng vẫn chú trọng đến tính truyền thống vốn có. Ví dụ: Lê Nguyên Cẩn sử dụng khái niệm truyện kì ảo, Đỗ Lai Thuý sử dụng khái niệm truyện kinh dị, Vũ Thanh sử dụng khái niệm truyền kì đời mới… Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sẽ chọn cách hiểu này để tìm hiểu và phân tích về yếu tố kì ảo trong hai sáng tác của Võ Thị Hảo. Hƣớng thứ ba bao gồm những nhà nghiên cứu nhƣ Nguyễn Văn Dân, Đặng Anh Đào, Lê Huy Bắc với các thuật ngữ nhƣ: truyện huyễn tƣởng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 truyện quái dị, truyện huyền ảo… chỉ những truyện kì ảo hiện đại ra đời vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở phƣơng Tây. Chính sự không thống nhất trên đã khiến cho việc xác định nội hàm khái niệm kì ảo gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Thực trạng đó đòi hỏi chúng tôi phải lựa chọn tìm ra một thuật ngữ phù hợp để thuận tiện trong việc nghiên cứu đề tài. Nét chung giữa các thuật ngữ này là yếu tố lạ lẫm, bất thƣờng, nửa hƣ nửa thực. Trong cuốn Truyện kì ảo thế giới ta thấy xuất hiện thuật ngữ “le fantastique” có khá nhiều điểm gần gũi với các nghĩa trên. Trong từ điển Petit Robert của Pháp, sự kì ảo (le fantastique) đƣợc định nghĩa là “cái đƣợc sinh ra bởi sự tƣởng tƣợng, cái không tồn tại trong thực tế, cái có tính tƣởng tƣợng siêu nhiên” [12]. Từ những điểm tƣơng đồng đó, chúng tôi nhận thấy từ fantastique tƣơng đƣơng với khái niệm kì ảo. (Khái niệm “kì ảo” còn đƣợc gọi tên là yếu tố kì ảo, cái kì ảo hay sự kì ảo). Trong Hán ngữ đại tự điển, “kì” là “khác thƣờng”, còn “ảo” là “không thực”. Nó thiên về tính chất li kì, hiếm thấy. Nhƣng “kì” còn đƣợc coi là một hình thức tƣ duy nghệ thuật để tạo nên các “kì văn”. Điều này thể hiện rõ nét trong thể loại Truyền kì của Trung Quốc và một số nƣớc khác nhƣ Nhật Bản, Việt Nam... Nhờ có “