Văn học MỹLatin là nền văn học của các quốc gia, vùng lãnh thổTrung, Nam châu Mỹvà
Caribbe chủyếu viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và ngôn ngữbản địa, gồm ba giai đoạn: cổ
đại, cận đại và hiện đại. Nền văn học cổ đại bản địa hình thành từhàng ngàn năm trước, đây chủyếu là
những sáng tác dân gian truyền miệng. Nền văn học này bịvùi lấp bởi cuộc xâm lược phương Tây;
một thểchếchính trịcũng nhưvăn chương ban đầu thuần túy châu Âu ra đời. Vềsau nền văn chương
ấy giao thoa với khuynh hướng dân tộc bản địa làm nên đặc trưng của nền văn học cận đại. Văn học
hiện đại bắt đầu phát triển mạnh vào thếkỷXX và đạt được sựbùng nổmang tầm vóc thếgiới bằng 05
giải Nobel cho các tác giảGabriela Mistral (1945), Miguel Angel Asturias (1967), Gabriel Garcia
Marquez (1982), Pablo Neruda (1971) và Octavio Paz (1990). Giai đoạn này, văn học MỹLatin nổi
tiếng với Chủnghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism)- một trào lưu có nhiều đóng góp cho văn học
thếgiới.
Văn học hiện đại MỹLatin chứng kiến những thành tựu to lớn, trong đó có sựphát triển vượt bậc của
thểloại truyện ngắn, đặc biệt là mảng truyện ngắn kỳ ảo. Dòng truyện ngắn này kết hợp với truyện
ngắn tâm lý tạo nên trào lưu biểu hiện trong văn học MỹLatin hiện đại. Các tác giảdường nhưlý giải
lịch sửvà thếgiới bằng những yếu tốphi thực. Chủnghĩa hiện thực huyền ảo ra đời nhưmột phản ứng,
một khám phá là vì thế. Truyện ngắn hiện thực huyền ảo được khơi nguồn từBorges và phát triển với
tên tuổi của Gabriel Garcia Marquez.
Bản thân Marquez rất coi trọng truyện ngắn. Ông từng phát biểu [50,354]:
Tôi nghĩrằng truyện ngắn và tiểu thuyết không chỉlà hai thểloại văn học khác nhau mà còn là
hai tổchức có bản chất khác nhau nếu hiểu lẫn lộn sẽ đưa đến hậu quảtai hại. Ngày nay, tôi vẫn
tiếp tục tin nhưvậy và lại càng tin chắc hơn bao giờhết rằng truyện ngắn có vịthếhơn hẳn tiểu
thuyết.
Vì lẽ đó, tìm hiểu mảng truyện ngắn của ông cũng quan trọng không kém gì, nếu không nói là hơn, tiểu
thuyết. Đồng thời trong mảng truyện ngắn của ông, chúng tôi đặc biệt lưu ý mảng truyện ngắn kỳ ảo vì
ba lẽsau:
Thứnhất, mảng truyện ngắn kỳ ảo chiếm đa sốtrong tổng thểtruyện ngắn của Marquez. Theo khảo sát
của chúng tôi ởbảng 03, nhóm này có sốlượng 23/41 chiếm 56%.
Thứhai, trong các hợp tuyển, truyện ngắn kỳ ảo của Marquez cũng chiếm đa sốso với truyện ngắn
nghiêm ngặt (Bảng 3) 15 truyện ngắn kỳ ảo /19 hợp tuyển chiếm 79%.
170 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thành Trung
YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG
TRUYỆN NGẮN
GABRIEL GARCIA MARQUEZ
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số : 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO NGỌC CHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy hướng dẫn, Tiến sĩ Đào Ngọc Chương
Các thầy cô tổ Văn học Nước ngoài, các thầy cô khoa Ngữ Văn
Phòng Sau Đại học và Công nghệ trường Đại học Sư Phạm TP.HCM
Gia đình và bạn bè
đã tận tình góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.
TPHCM, ngày 09 tháng 09 năm 2010
Người viết luận văn
Nguyễn Thành Trung
Lớp Cao học Văn học Nước ngoài khóa 18
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu khảo sát, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố ở các công
trình khác.
Người viết luận văn
Nguyễn Thành Trung
Lớp Cao học Văn học Nước ngoài khoá 18.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Mỹ Latin là nền văn học của các quốc gia, vùng lãnh thổ Trung, Nam châu Mỹ và
Caribbe chủ yếu viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và ngôn ngữ bản địa, gồm ba giai đoạn: cổ
đại, cận đại và hiện đại. Nền văn học cổ đại bản địa hình thành từ hàng ngàn năm trước, đây chủ yếu là
những sáng tác dân gian truyền miệng. Nền văn học này bị vùi lấp bởi cuộc xâm lược phương Tây;
một thể chế chính trị cũng như văn chương ban đầu thuần túy châu Âu ra đời. Về sau nền văn chương
ấy giao thoa với khuynh hướng dân tộc bản địa làm nên đặc trưng của nền văn học cận đại. Văn học
hiện đại bắt đầu phát triển mạnh vào thế kỷ XX và đạt được sự bùng nổ mang tầm vóc thế giới bằng 05
giải Nobel cho các tác giả Gabriela Mistral (1945), Miguel Angel Asturias (1967), Gabriel Garcia
Marquez (1982), Pablo Neruda (1971) và Octavio Paz (1990). Giai đoạn này, văn học Mỹ Latin nổi
tiếng với Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magical realism)- một trào lưu có nhiều đóng góp cho văn học
thế giới.
Văn học hiện đại Mỹ Latin chứng kiến những thành tựu to lớn, trong đó có sự phát triển vượt bậc của
thể loại truyện ngắn, đặc biệt là mảng truyện ngắn kỳ ảo. Dòng truyện ngắn này kết hợp với truyện
ngắn tâm lý tạo nên trào lưu biểu hiện trong văn học Mỹ Latin hiện đại. Các tác giả dường như lý giải
lịch sử và thế giới bằng những yếu tố phi thực. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ra đời như một phản ứng,
một khám phá là vì thế. Truyện ngắn hiện thực huyền ảo được khơi nguồn từ Borges và phát triển với
tên tuổi của Gabriel Garcia Marquez.
Bản thân Marquez rất coi trọng truyện ngắn. Ông từng phát biểu [50,354]:
Tôi nghĩ rằng truyện ngắn và tiểu thuyết không chỉ là hai thể loại văn học khác nhau mà còn là
hai tổ chức có bản chất khác nhau nếu hiểu lẫn lộn sẽ đưa đến hậu quả tai hại. Ngày nay, tôi vẫn
tiếp tục tin như vậy và lại càng tin chắc hơn bao giờ hết rằng truyện ngắn có vị thế hơn hẳn tiểu
thuyết.
Vì lẽ đó, tìm hiểu mảng truyện ngắn của ông cũng quan trọng không kém gì, nếu không nói là hơn, tiểu
thuyết. Đồng thời trong mảng truyện ngắn của ông, chúng tôi đặc biệt lưu ý mảng truyện ngắn kỳ ảo vì
ba lẽ sau:
Thứ nhất, mảng truyện ngắn kỳ ảo chiếm đa số trong tổng thể truyện ngắn của Marquez. Theo khảo sát
của chúng tôi ở bảng 03, nhóm này có số lượng 23/41 chiếm 56%.
Thứ hai, trong các hợp tuyển, truyện ngắn kỳ ảo của Marquez cũng chiếm đa số so với truyện ngắn
nghiêm ngặt (Bảng 3) 15 truyện ngắn kỳ ảo /19 hợp tuyển chiếm 79%.
Thứ ba, do sở thích của bản thân người viết. Truyện ngắn kỳ ảo của Marquez đặc biệt thu hút chúng tôi
vào những thế giới nghệ thuật kỳ ảo như cổ tích nhưng lại hiện đại một cách rõ ràng và đầy ý nghĩa.
Thứ đến, đề tài này còn gắn với thực tế văn học Việt Nam đương đại. Có thể nhận thấy từ sau
năm 1986, yếu tố kỳ ảo bằng một con đường khác đã bắt đầu quay trở lại một cách đáng chú ý trong
nền văn học Việt Nam với một sức sống tươi mới, ham mê cái lạ và cả dũng khí lật lại các vấn đề
những tưởng đã ổn thỏa. Từ những Đêm bướm ma, Truyện không nên đọc lúc giao thừa… còn trích lại
nhiều tác phẩm thời trung đại, người đọc trong nước dần tiếp xúc với các tập truyện kỳ ảo đương đại
như Hồn hoa trở lại, Hồn hoa đêm tháp cổ, Truyện kỳ ảo thế giới (NXB Văn hóa, HN, 1999), Truyện
ngắn kinh dị (NXB Văn hóa, Hà Nội, 1997), Truyện dị thường (NXB VHTT, 2002),… Vì thế, nghiên
cứu mảng văn học kỳ ảo trở thành một nhu cầu tất yếu; đề cập đến yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn của
Marquez, chúng tôi hy vọng phần nào đáp ứng được mối quan tâm này.
Hơn nữa, hiện nay việc đưa Văn học Mỹ Latin và tác giả Marquez vào chương trình giáo dục Đại
học chỉ mới ở khâu chuẩn bị, đồng thời nền văn học nổi bật này vẫn chưa có được chỗ đứng xứng đáng
ở chương trình trung học phổ thông. Vì thế, tiến hành đề tài trong mối quan hệ với hoạt động giáo dục,
chúng tôi hướng đến việc nhấn mạnh khu vực văn học này cũng như bộ phận sáng tác được chính
Marquez ưu ái- truyện ngắn- trong việc xây dựng chương trình và giảng dạy văn học trong nhà trường
phổ thông cũng như đại học ngành Văn học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Về ấn phẩm
Đối tượng chúng tôi xác định là truyện ngắn của Marquez. Theo phát biểu của Marquez trước đây
[50,604] thì ông có 38 truyện ngắn, tuy nhiên theo khảo sát của chúng tôi (bảng 1 và 2) thì ông có
không dưới 40 truyện ngắn. Sử dụng tiêu chí yếu tố kỳ ảo, chúng tôi lọc ra được 23 truyện ngắn phù
hợp. Như vậy, về đối tượng chúng tôi khảo sát 23 truyện ngắn kỳ ảo của Marquez.
Về văn bản, trong 23 truyện ngắn này thì 20 truyện ngắn đã có bản tiếng Việt, chủ yếu là do
Nguyễn Trung Đức dịch. Chúng tôi sử dụng bản Gabriel Garcia Marquez- Mười hai truyện ngắn
phiêu dạt [52] và Gabriel Garcia Marquez- truyện ngắn tuyển chọn [53] của Nguyễn Trung Đức tuy
nhiên khi cần có những tham khảo và đối chiếu với nguyên bản, chúng tôi sử dụng ba văn bản: Ojos de
perro azul [78], Todos los cuentos 1947-1972 [79] và Doce cuentos Peregrinos [80] đồng thời dựa vào
các văn bản này để dịch hai tác phẩm Nỗi cay đắng của ba người mộng du và Bên kia cái chết. Truyện
ngắn Chết ở Samarra là một ví dụ trích trong quyển tiểu luận Làm sao để viết truyện ngắn của
Marquez xuất bản năm 1955 ở Bogota.
2.2 Về phương diện nghiên cứu
Trước hết chúng tôi tập trung vào khái niệm yếu tố kỳ ảo và mối liên hệ của nó với chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo, đặt vào bối cảnh sáng tác và mô hình quan niệm của Marquez.
Thứ đến, chúng tôi tiến hành tìm hiểu hệ thống các phương diện thể hiện yếu tố kỳ ảo trong
truyện ngắn của G.G.Marquez bao gồm loại hình nhân vật, không gian thời gian nghệ thuật, biểu tượng
và cấu trúc truyện ngắn.
Vì thế, chúng tôi thống nhất tên đề tài là “Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia
Marquez.”
3. Lịch sử vấn đề
Trong phần này, chúng tôi khảo sát một số công trình có liên quan đến đề tài theo hai mảng
chính: cái kỳ ảo và truyện ngắn Marquez.
3.1 Về cái kỳ ảo
Đây là thuật ngữ thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Chúng tôi sẽ làm rõ khái
niệm này ở chương 1, trong phần này chúng tôi chỉ đề cập một số ý kiến và quan điểm chính của các
nhà nghiên cứu.
Khái niệm cái kỳ ảo đã được thảo luận nhiều nhưng tập trung nhất là thông qua ý kiến của
Todorov từ những năm 1970 trong công trình Dẫn luận về văn chương kỳ ảo [70]. Theo ông, cái kỳ ảo
là “sự kiện không thể giải thích được bằng những quy luật của chính cái thế giới quen thuộc này”
[70,34]… Người cảm nhận sự kiện phải lựa chọn một trong hai giải pháp: hoặc đây chỉ là ảo ảnh của
giác quan, một sản phẩm của tưởng tượng và những quy luật của thế giới này vẫn vậy; hoặc quả thật
sự kiện đã diễn ra, nó là bộ phận của toàn bộ thực tế, nhưng bây giờ thực tế ấy lại được điều hành bởi
những quy luật mà chúng ta không biết… Cái kỳ ảo chiếm lĩnh thời gian của sự mơ hồ ấy: tới khi chọn
lấy một trong hai giải đáp, ta đã rời bỏ cái kỳ ảo để đi vào một thể loại cận kề, cái lạ hoặc cái thần
tiên. Cái kỳ ảo đó là sự lưỡng lự cảm nhận bởi một con người chỉ biết có các quy luật tự nhiên, đối
diện với một hiện tượng bên ngoài mang tính siêu nhiên.
Có thể khái quát ý kiến về cái kỳ ảo của Todorov như sau:
Thực- ảo
Thực
Lưỡng lự Ảo
Lạ Kỳ ảo Thần tiên
Todorov xác định sự lưỡng lự của độc giả là điều kiện thứ nhất của cái kỳ ảo, sau đó thứ hai là độc giả
hóa thân và đồng nhất với nhân vật lưỡng lự, cuối cùng là phải tồn tại một lối đọc không theo lối thơ
hoặc ngụ ngôn.
Như vậy, văn học kỳ ảo hay cái kỳ ảo muốn đạt chân giá trị của nó thì phải được duy trì để không thoái
hóa thành chuyện đời thường hay thần thoại, ngụ ngôn. Điều này có nghĩa là cái kỳ ảo nằm trong một
độ căng nhất định mà vị thế của nó không phải là không bấp bênh, nhưng Todorov chấp nhận điều đó.
Vì giải thích sẽ dẫn đến tiêu vong cái kỳ ảo, thế nên Todorov chủ yếu đưa ra các đề tài về tôi, về
mình… Về tôi, hệ đề tài này có nguyên lý ở thế khả năng biến đổi từ tinh thần sang vật chất (đó là biến
hóa, quyết định luận), xóa nhòa chủ thể và đối tượng, tạo nên cái nhìn thống hợp. Về mình, hệ thống
này hiện lên với đề tài tính dục và vì thế nó chủ yếu mang tính chất kỳ lạ xã hội chứ không còn siêu
nhiên nữa: loạn luân, tình yêu hơn một đôi, đồng giới, ân ái với xác chết,…
Có thể thấy ý kiến của Todorov đã hạn định yếu tố kỳ ảo khá hẹp, chủ yếu là trong văn học cận đại,
chính xác hơn là khi ý thức về cái kỳ ảo đã được định hình và người ta buộc phải chấp nhận yêu cầu
khá kiêu kỳ của cái kỳ ảo đặt ra cho sự tồn tại của mình. Bởi lẽ, cái kỳ ảo sẽ mất đi nếu được giải thích,
có nghĩa là trong khi bản thân đòi hỏi một quyết định luận tự thân thì nó lại từ chối một quyết định dù
là khiêm tốn nhất từ phía người đọc. Vì vậy, tuy có đề cập đến phương diện ngữ nghĩa của tác phẩm
nhưng Todorov phải đẩy việc giải thích ý nghĩa theo hướng khác đó là hướng chỉ ra hệ đề tài dù rằng
việc này không thể nào che giấu chúng ta rằng đó cũng là một dạng giải thích, tuy có khác biệt là thay
vì xác quyết một ý nghĩa cho từng trường hợp cụ thể ông quy tất cả thành một cái khung ta- mình để
bao quát hết các ý nghĩa nhân sinh liên quan đến cá nhân và cộng đồng. Thật ra, điều này cũng không
phải là trở ngại lớn trong việc phân tích truyện ngắn Marquez khi ít nhiều vẫn phải chỉ ra những lớp ý
nghĩa văn hóa xã hội, bởi lẽ, thứ nhất, người đọc đã không tách khỏi tính chất kỳ ảo mà vẫn ở trong đó,
nói chung vẫn duy trì nó. Thứ hai, có thể hiểu ý nghĩa đó như một bộ phận trong tổng thể- đó là tổng
thể đa nghĩa nhưng không phải theo kiểu nhiều nghĩa mà nghĩa nào cũng đúng nhưng phải hiểu là một
nghĩa duy nhất đúng nhưng không thể giải thích rốt ráo vì rào cản hạn chế ngôn ngữ cũng như tư duy,
tuy nhiên soi vào lăng kính thì sẽ tạo nên những nét nghĩa gần đúng. Nhờ đó, điều này có thể duy trì
cái kỳ ảo.
Trên tinh thần lý giải cái kỳ ảo theo hướng Todorov, John Gerlach trong bài viết The logic of Wings:
Garcia Marquez, Todorov, and the Endless resources of Fantasy [87, 81-90] thông quan phân tích tác
phẩm Cụ già với đôi cánh khổng lồ của Marquez đã chứng minh rằng: “Cái kỳ ảo không nhất thiết
phải gắn chặt với đề tài mà có thể được tạo ra ở bất kỳ thời kỳ nào, độc lập đối với đề tài.” Ông cho
rằng vì cái kỳ ảo được tạo ra từ sự lưỡng lự của người đọc và nhiệm vụ của người đọc là phản tư không
phải bản thân cái kỳ ảo mà là chu trình của nó, nhờ đó cái kỳ ảo không bao giờ kết thúc, nó đã, đang và
sẽ là một tiến trình nên sẽ không bị quy áp vào bất kỳ một khuôn mẫu nào.
Cùng một đề tài và đối tượng, Vera M. Kutzinsky trong bài viết The logic of the Wings: Gabriel
Garcia Marquez and Afro-American literature [87, 169-182] thông qua việc chứng minh mối liên hệ
của sáng tác Marquez với những yếu tố thuộc nền văn hóa châu Phi đã lý giải thái độ giải thiêng đối
với cái kỳ ảo hiện đại. Đó là quá trình thoái hóa của yếu tố thiêng mà người hiện đại thể hiện trong việc
tri nhận thế giới và tiếp nhận văn chương.
Ngoài ra các công trình khác như: Luận văn thạc sĩ Borderlands of Magical Realism: Defining
Magical Realism found in popular and children’s literature của Ashley Carol Wills tại đại học bang
Texas -San Marcos vào tháng 12 năm 2006; bài viết của Christopher Warnes: Naturalizing the
Supernatural: Faith, Irreverence and Magical Realism [108] hướng đến phân biệt vấn đề niềm tin và
sự bất kính trong quá trình hành chức của văn bản đã phần nào lý giải cái kỳ ảo như bộ phận trọng tâm
của khuynh hướng trộn lẫn những yếu tố kỳ ảo với đời thường trong sáng tác văn học; bài viết El
realismo mágico. Conceptos, rasgos, principios y métodos [77] của María Achitenei trình bày phương
pháp, nguyên tắc, đặc điểm và khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, bài viết From Realism to
Magic Realism: the Meticulous modernist fictions of Garcia Marquez [87,227-242] của Morton P.
Levitt trình bày tính sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của Marquez; Prisms of
Consciousness: The “New Worlds” of Colombus and Garcia Marquez [87,243-256] của Micheal
Palencia- Roth bàn về lăng kính tri nhận về tân thế giới của Colombus và Marquez; chuyên luận Image
and symbols: Studies in Religious symbolism,… cũng đã bước đầu góp phần cung cấp một bức tranh
khái quát về cái kỳ ảo trong văn chương.
Về phía các công trình trong nước, Lê Nguyên Cẩn với Cái kỳ ảo trong tác phẩm của Balzac [13]
đã vạch ra những điểm khái quát nhất về cái kỳ ảo. Về bản chất, ông dùng thuật ngữ Le fantastique từ
tiếng Pháp để minh định thuật ngữ cái kỳ ảo: “Như vậy, cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật,
nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường,
độc đáo… Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực-
ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” (tr.16). Ông xem
cái kỳ ảo như một yếu tố nghệ thuật xuất phát từ trí tưởng tượng. Nó như một vết đứt gãy, đảo lộn
trong trần thuật đưa người đọc sang một thế giới khác. Lê Nguyên Cẩn đã đưa ra 11 đề tài kỳ ảo của
Roger Caillois, sau đó là 23 đề tài kỳ ảo của M.Schneider, chủ yếu tập trung vào các motif và nhân vật;
đồng thời ba nhóm đề tài kỳ ảo của Dan Pavel Sergiu cũng được ông trình bày khá kỹ lưỡng.
Có thể nhận thấy, tác giả Lê Nguyên Cẩn chấp nhận cái kỳ ảo tồn tại từ xa xưa trong bất cứ nền văn
học dân tộc nào dưới những hình thức được phân theo cấp độ: thần linh, quái dị, ma quỷ, khác lạ, phi
thường, siêu nhiên. Những cấp độ này tùy thuộc vào ý đồ sáng tạo ra sự đa dạng về mặt hình thức đề
tài [Sđd,29]. Yếu tố niềm tin cũng được ông nhắc đến khi thẩm định cái kỳ ảo (điều này đã được
Todorov giải quyết khá rõ). Như vậy, căn cứ trên ý đồ tác giả, Lê Nguyên Cẩn đã không giải thích rõ
sự khác biệt về tính chất của cái kỳ ảo trong diễn trình của nó. Ví dụ như độ lệch của vết đứt gãy này
thuần túy là trí tưởng tượng hay có thể ghi nhận sự tham gia của yếu tố niềm tin, đặc biệt trong các nền
văn học cổ xưa; hay vết đứt gãy này là vi phạm với tư duy sáng tác hiện đại vì nó phá vỡ các quy luật
còn chặt chẽ và bất biến. Vậy vai trò của nó với tư duy cổ đại là phá vỡ hay chính là tác thành quy
luật?... Vì thế, tác giả có khuynh hướng khái quát hóa và đặt trọng tâm ở các đề tài. Rõ ràng, về lý
thuyết, Lê Nguyên Cẩn tạo một độ rộng cho khái niệm cái kỳ ảo và khẳng định nó như sự tưởng tượng
có ý thức sáng tạo nghệ thuật là khá táo bạo, đặc biệt khi chúng ta đem áp dụng cho các tác phẩm thần
thoại cổ xưa, hay Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. Tuy nhiên, khi ứng dụng, tác giả chủ yếu vận
dụng khái niệm cái kỳ ảo như một thành tố nghệ thuật xuất hiện khi được ý thức đầy đủ, điều này hiển
nhiên do quy định của đề tài, đối tượng hướng đến là cái kỳ ảo của Balzac. Cái kỳ ảo này chủ yếu ở
phương diện hình thức, mục tiêu của nó không gì khác hơn là khái quát hiện thực, mà nhiều khi bản
thân cái kỳ ảo nếu bị tách rời thì cốt truyện vẫn không có gì thay đổi (những chuyện lạ xảy ra trong
Tấm da lừa đều có cơ sở thực tế của nó), bởi nó là hình ảnh tập trung thể hiện một đối tượng xuyên
suốt trong Tấn trò đời- đó là dục vọng, cái kỳ ảo là một lớp áo khác khái quát mọi dạng thức dục vọng
nhân sinh, cái kỳ ảo này có lẽ đi trên con đường của biểu tượng.
Lê Huy Bắc trong công trình Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez [8] đã
tổng kết và trình bày các vấn đề về cái kỳ ảo- đúng hơn là cái huyễn ảo. Lê Huy Bắc xác định văn học
kỳ ảo chỉ mới xuất hiện cùng thời hoặc phát triển xa hơn văn học lãng mạn và về bản chất thì những
truyện thần thoại mang tính chất kỳ ảo khác với cái được gọi là văn học kỳ ảo sau này. Theo đó, ông
dùng thuật ngữ văn học huyễn ảo để bao quát các dạng thức văn học thần ma, gô tích, kinh dị, ma quỷ,
phi thường, siêu nhiên, kỳ ảo và huyền thoại. Văn học huyễn ảo xuất hiện từ khi con người biết sáng
tác văn chương tuy nhiên nó là một trào lưu chứ không thể là một thể loại theo đúng cấu trúc sau
[8,15]:
Văn học
Văn học
không hư cấu Văn học hư cấu
Loại hình
(kind)
Tự sự Kịch Trữ tình
Thể loại
(genre)
Tiểu thuyết Truyện ngắn
Sau đó, Lê Huy Bắc trình bày các giai đoạn của văn học huyễn ảo như sau:
TT
Thời gian Đặc điểm Tên gọi Tác giả Quan niệm về
cái huyễn ảo
Thái độ
về cái
huyễn ảo
1
Cổ đại-
thế kỷ
XIII
Cái
huyễn
tưởng
(the
mythical)
Thần
thoại,
cổ tích
Khuyết danh
Ma quỷ, siêu
nhiên, thần
bí,… là ta
Không sợ
2
Thế kỷ
XIV-
Cái kỳ ảo
(the
Văn
học kỳ
Shakespeare,
Hoffmann,
Ma quỷ, siêu
nhiên, thần Sợ hãi
XIX fantastic) ảo Poe, Balzac bí,… không
phải là ta
3
Thế kỷ
XX- nay
Cái
huyền ảo
(the
magical)
Văn
học
huyền
ảo
Kafka,
Borges,
Marquez
Ma quỷ, siêu
nhiên, thần
bí,… vừa là ta
vừa không
phải là ta
Vừa sợ
vừa
không sợ
Có thể thấy hệ thống của nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc khá rõ ràng và mạch lạc, khái niệm huyễn ảo đã
bao quát được các dạng thức mà những nhà nghiên cứu trước đây ít nhiều đề cập đến ở nhiều chừng
mực, mức độ. Việc xác định khung thời gian, đặc điểm và quan niệm là một hướng đi hợp lý nhằm
minh định khái niệm trong lĩnh vực khá mơ hồ là nghiên cứu văn chương huyền ảo (hay huyễn ảo). Vì
những điều này, chúng tôi cơ bản thống nhất với ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc và khái niệm
chúng tôi triển khai về sau cũng dựa trên khung quy định đã được ông thể hiện. Tuy nhiên, chúng tôi
vẫn giữ lại thuật ngữ cái “kỳ ảo” thay vì cái “huyễn ảo” dù nội hàm và ngoại diên của chúng, trong
luận văn này, là tương đương.
Như vậy, thông qua các công trình này, chúng tôi nhận được những hệ thống luận điểm và hướng
dẫn quý giá về cái kỳ ảo; từ đó chúng tôi cố gắng vận dụng vào luận văn với ý thức hạn định lại cách
hiểu của mình trong những chiều hướng tương đồng cũng như có phần dị biệt với những khái niệm đã
được đề cập ở trên, cần thiết phải bàn luận kỹ hơn về khái niệm này và chúng tôi sẽ dành công việc đó
cho chương 1.
3.2 Về truyện ngắn của Gabriel Garcia Marquez
So sánh với tiểu thuyết, có thể thấy truyện ngắn của Marquez ít được chú ý hơn từ phía các nhà
nghiên cứu. Thông qua khảo sát, chúng tôi chia mối quan tâm đến truyện ngắn của Marquez từ các
công trình, bài viết thành hai mảng là nội dung và nghệ thuật với ý thức là sự phân chia này chỉ mang
tính phương tiện.
Thứ nhất, về mảng nội dung, chúng tôi lưu ý đến công trình của Frances M. Reece Nickeson.
Trong luận văn El budismo y el cuento hispanoamericano tại đại học trung tâm bang Connecticut New
Britain tháng Giêng năm 2007 [83], tác giả đã phân tích các tác phẩm nổi bật nhất của Marquez theo
Phật học, chỉ ra kỹ thuật mảnh vỡ, phát triển tuyến tính được ví với trạng thái Thiền, buông bỏ mọi
vướng mắc để hướng đến tự do. Ông khẳng định: “Có lý do chính đáng để dùng yếu tố kỳ ảo khi thể
hiện cuộc đời và kinh nghiệm về cuộc đời đó, nơi mà con người cảm nhận hai thái cực