Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã có sựphát triển vượt bậc và đạt đến những thành tựu đỉnh cao. Chỉtrong vòng 15 năm, người đọc được chứng kiến sựxuất hiện của hàng loạt cây bút chuyên nghiệp tài năng như: Thạch Lam, Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Lan Khai, Tchya – Đái Đức Tuấn, ThếLữ Tên tuổi và sựnghiệp của họgắn liền với những tìm tòi, đổi mới vềcách thức thểhiện nội dung và bút pháp nghệthuật. Sự phá cách, chất hiện đại trong phong cách sáng tác của các văn nhân thi sĩ đã làm nên sự đa sắc diện cho nền văn xuôi lãng mạn Việt Nam. Những tưởng trước ngưỡng cửa cuộc sống hiện đại, trước những xâm lấn của văn hóa phương Tây vào xã hội Việt Nam, yếu tốhuyễn hoặc, kỳ ảo trong văn học sẽkhông còn đất đểsinh tồn. Thếnhưng, khi đi sâu vào khámphá địa hạt của văn học nghệthuật giai đoạn 1930 – 1945, lạthay cái chất kỳ ảo, ma quái, kinh dịvẫn nảy nởvà phát triển trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong các tác phẩm văn xuôi thuộc khuynh hướng lãng mạn. Trên thi đàn văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 đã xuất hiện nhiều trang viết đậm chất kỳ ảo, huyễn hoặc. Có thểkể đến: Rừng khuya – Lan Khai; Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya – Tchya Đái Đức Tuấn; Vàng và máu, Trại Bồ Tùng Linh – ThếLữ; Trên đỉnh non Tản, Xác ngọc lam, Loạn âm, Khoa thi cuối cùng – Nguyễn Tuân; Lan rừng, Bóng người trong sương mu – Nhất Linh; Ngậm ngãi tìm trầm – Thanh Tịnh Sáng tác của họ đưa người đọc vào thếgiới của những câu chuyện hoang đường kỳ ảo đậm chất huyễn hoặc, ma quái. Ở đấy, trí tưởng tượng phong phú của các nhà văn lãng mạn có dịp tung hoành mà không bịhiện thực cuộc sống kiềm tỏa. Họthỏa sức đào sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, vào cái tôi nội cảm, diễn tả ước mơ, khát vọng của cá nhân, đềcập đến những sốphận cá nhân với thái độbất hoà, bất lực trước hiện thực tầm thường, tù túng Hơn bao giờhết, yếu tốkỳ ảo được đưa vào trong văn học với mật độkhá dày đặc, trởthành một dòng, một nhánh riêng với nhiều tên tuổi nổi tiếng: ThếLữ, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Đái Đức Tuấn, Lan Khai, Thanh Tịnh, Hoàng Trọng Miên Sáng tác của họ đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn, được đông đảo người đọc đón nhận và thu hút nhiều sựchú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học.

pdf116 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thanh Tùng YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thanh Tùng YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời tri ân đến quí thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong những năm học qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi – Phó chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã giúp đỡ tôi giải quyết các vấn đề vạch ra trong đề tài, cũng như tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình viết luận văn. Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn và phòng Khoa học công nghệ & sau đại học trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn Ban giám hiệu, Tổ Văn trường THPT Trần Bình Trọng – Cam Lâm – Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác để tôi hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. T.p Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2009 Người viết TRẦN THANH TÙNG MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục 2.3.3. Yếu tố kỳ ảo và những khát khao về hạnh phúc lứa đôi.......................... 66 2.3.4. Yếu tố kỳ ảo và cảm hứng triết luận về con người .................................. 72 2.3.5. Yếu tố kỳ ảo và những lý giải khoa học về các hiện tượng thần bí ......... 79 Chương 3: YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ 3.1. Kỳ ảo như một yếu tố mang giá trị mĩ cảm ....................................................... 86 3.1.1. Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng lãng mạn ............................................... 86 3.1.2. Thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh ....................................................... 88 3.2. Kỳ ảo như một yếu tố, phương tiện kỹ thuật trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ...................................................... 93 3.2.1. Tác động của yếu tố kỳ ảo lên cốt truyện .............................................. 93 3.2.2. Tác động của yếu tố kỳ ảo lên thế giới nhân vật ................................... 97 3.2.3. Tác động của yếu tố kỳ ảo lên trần thuật ............................................. 102 3.2.4. Tác động của yếu tố kỳ ảo lên không gian và thời gian nghệ thuật .... 113 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 126 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 đã có sự phát triển vượt bậc và đạt đến những thành tựu đỉnh cao. Chỉ trong vòng 15 năm, người đọc được chứng kiến sự xuất hiện của hàng loạt cây bút chuyên nghiệp tài năng như: Thạch Lam, Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Lan Khai, Tchya – Đái Đức Tuấn, Thế Lữ… Tên tuổi và sự nghiệp của họ gắn liền với những tìm tòi, đổi mới về cách thức thể hiện nội dung và bút pháp nghệ thuật. Sự phá cách, chất hiện đại trong phong cách sáng tác của các văn nhân thi sĩ đã làm nên sự đa sắc diện cho nền văn xuôi lãng mạn Việt Nam. Những tưởng trước ngưỡng cửa cuộc sống hiện đại, trước những xâm lấn của văn hóa phương Tây vào xã hội Việt Nam, yếu tố huyễn hoặc, kỳ ảo trong văn học sẽ không còn đất để sinh tồn. Thế nhưng, khi đi sâu vào khám phá địa hạt của văn học nghệ thuật giai đoạn 1930 – 1945, lạ thay cái chất kỳ ảo, ma quái, kinh dị vẫn nảy nở và phát triển trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong các tác phẩm văn xuôi thuộc khuynh hướng lãng mạn. Trên thi đàn văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 đã xuất hiện nhiều trang viết đậm chất kỳ ảo, huyễn hoặc. Có thể kể đến: Rừng khuya – Lan Khai; Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya – Tchya Đái Đức Tuấn; Vàng và máu, Trại Bồ Tùng Linh – Thế Lữ; Trên đỉnh non Tản, Xác ngọc lam, Loạn âm, Khoa thi cuối cùng… – Nguyễn Tuân; Lan rừng, Bóng người trong sương mu – Nhất Linh; Ngậm ngãi tìm trầm – Thanh Tịnh… Sáng tác của họ đưa người đọc vào thế giới của những câu chuyện hoang đường kỳ ảo đậm chất huyễn hoặc, ma quái. Ở đấy, trí tưởng tượng phong phú của các nhà văn lãng mạn có dịp tung hoành mà không bị hiện thực cuộc sống kiềm tỏa. Họ thỏa sức đào sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, vào cái tôi nội cảm, diễn tả ước mơ, khát vọng của cá nhân, đề cập đến những số phận cá nhân với thái độ bất hoà, bất lực trước hiện thực tầm thường, tù túng… Hơn bao giờ hết, yếu tố kỳ ảo được đưa vào trong văn học với mật độ khá dày đặc, trở thành một dòng, một nhánh riêng với nhiều tên tuổi nổi tiếng: Thế Lữ, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Đái Đức Tuấn, Lan Khai, Thanh Tịnh, Hoàng Trọng Miên… Sáng tác của họ đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn, được đông đảo người đọc đón nhận và thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học. 1.2. Sự thực, yếu tố kỳ ảo đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống văn học nhân loại và nó hoàn toàn không hề xa lạ với độc giả Việt Nam. Yếu tố kỳ ảo đã tạo thành một dòng chảy liên tục trong lịch sử của văn học dân tộc từ thời kì cổ đại cho đến cận hiện đại. Tuy nhiên, do đặc điểm xã hội, tâm lí nhận thức của mỗi thời kì khác nhau, nên yếu tố kỳ ảo ở mỗi thời kì văn học cũng không giống nhau. Ngay từ buổi bình minh của văn học, văn học dân gian Việt Nam đã gắn liền với yếu tố kỳ ảo. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết dân gian ra đời nhằm phản ánh nhận thức, niềm tin của con người cổ đại về những biến cố, sự kiện của thế giới thuở hồng hoang. Sang thời kì trung đại, yếu tố kỳ ảo tiếp tục tồn tại trong những sáng tác của các văn nhân nho sĩ. Sáng tác của họ là lời cảnh báo về những chuyện xấu xa ở trần gian hướng con người đến cuộc sống tốt lành nhằm mục đích phục vụ cho quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Đến đầu thế kỉ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 – 1945, hạt giống yếu tố kỳ ảo đã thực sự sinh trưởng tốt tươi trên mảnh đất văn xuôi lãng mạn và thu đạt được những thành tựu rực rỡ. Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là sản phẩm của sự kết hợp độc đáo giữa yếu tố kỳ ảo trong văn học phương Tây và văn học truyền thống. Vì vậy, nghiên cứu văn xuôi kỳ ảo văn học giai đoạn này không chỉ giúp chúng ta thấy được những đóng góp của nó vào thành tựu chung của văn xuôi lãng mạn mà còn hiểu rõ hơn về truyền thống của văn học Việt Nam. 1.3. Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đã góp phần tạo nên những giá trị khó phủ nhận về mặt nội dung và nghệ thuật. Nó là phương thức thể hiện quan niệm mới về thế giới, cuộc sống của các nhà văn lãng mạn, là một trong những hình thức đắc dụng để nhà văn đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm với những cung bậc cảm giác của con người. Đồng thời, nó mang lại giá trị thẩm mĩ đặc sắc cho những tác phẩm lãng mạn, phản ánh, lưu giữ được nhiều dấu ấn phong cách tác giả và sự đa dạng về văn phong nghệ thuật. Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn là một việc làm có ý nghĩa góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn về diện mạo của dòng văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945. Chính vì thế, trong luận văn này, chúng tôi chọn đề tài: “Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, yếu tố kỳ ảo trong văn học đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được bàn luận vào sau những năm 1975 và thực sự sôi nổi vào những năm đầu của thế kỉ XXI. Nội dung các bài nghiên cứu về yếu tố kỳ ảo tập trung ở hai phương diện sau: 2.1. Nghiên cứu lý luận Bài nghiên cứu Cái kỳ ảo và văn học huyễn ảo của Lê Huy Bắc đã xác định đặc điểm phát triển của “văn học kỳ ảo và cái kỳ ảo” bằng việc xác định bản thể và định danh trong tiến trình lịch sử. Ông đề xuất dùng khái niệm “văn học huyễn ảo” “với mục đích nhằm bao quát cả một lịch sử sáng tạo văn chương nơi xuất hiện sự đan cài của hai yếu tố thực và ảo mà hàm lượng bao giờ cũng nghiêng qua phần ảo”. Từ đó, ông nhấn mạnh “thế giới của văn học huyễn ảo là thế giới của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ hoang đường, thần diệu… luôn ngự trị. Có lúc nó giúp người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến họ hoang mang, khiếp đảm và có lúc khiến họ hoài nghi, bối rối…”[3]. Lê Huy Bắc đã dùng khái niệm “văn học huyễn ảo “ để thay cho khái niệm “văn học kỳ ảo” và ông dùng khái niệm văn học kỳ ảo để chỉ một bộ phận, một giai đoạn trong tiến trình của văn học huyễn ảo. Bài viết này đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định quan niệm về văn học kỳ ảo. Bài viết Về cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo trong nghiên cứu văn học của Lê Nguyên Long bước đầu cũng đã thể hiện sự quan tâm đến văn học kỳ ảo và khái niệm cái kỳ ảo. Trong bài viết này, Lê Nguyên Long đã tổng hợp nhiều quan niệm về thuật ngữ kỳ ảo và văn học kỳ ảo của các học giả nước ngoài. Từ đó ông đưa ra ý kiến của mình về cái kỳ ảo: “cái kỳ ảo là cái không thể cắt nghĩa được bằng lý tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại. Chính sự không cắt nghĩa được bằng lý tính ấy đã tạo nên một “sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ” (Roger Caillois), gây ra tâm trạng hoang mang cho người nào đối diện với nó” [30]. Khái niệm mà Lê Nguyên Long đề xuất phần lớn xuất phát từ thực tiễn sáng tác của văn học phương Tây. Chỉ có một lần duy nhất tác giả liên hệ với văn học Việt Nam khi khẳng định: “truyền thống truyện truyền kỳ, chí quái phương Đông với những kiệt tác như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, hay tuyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ chính xác cần được gọi tên là fantasy, vừa xét về thời điểm ra đời, vừa xét từ đặc trưng nghệ thuật của nó…” [3]. 2.2. Nghiên cứu thực tiễn sáng tác Trong tiểu luận Tìm hiểu các dạng truyện kỳ ảo trong văn học cổ trung đại và cận đại Đông Tây nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Huệ Chi đã luận giải khá rõ nét về lý thuyết và thực tiễn truyện kỳ ảo trong đời sống văn học Phương Tây và Trung Hoa từ cổ đại cho đến cận đại. Bài viết cũng đã xác lập được diện mạo “truyện truyền kì” trong văn học cổ cận đại Việt Nam trong quan hệ đối sánh với văn học kỳ ảo nước ngoài. Ông nhận định: “Văn học Việt Nam trong hàng nghìn năm chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn học và văn hóa Trung Quốc, lẽ dĩ nhiên, “cái kỳ ảo” Trung Quốc vang bóng rất rõ vào “cái kỳ ảo” Việt Nam. Mặc dù thế, trước khi tìm hiểu “cái kỳ ảo” Trung Quốc tưởng cũng nên nhìn sang chân trời xa hơn, thử xem “cái kỳ ảo” phương Tây có những đặc sắc gì, có những biểu hiện gì chung với “cái kỳ ảo” phương Đông, hoặc giả có thể soi tỏ được chút gì cho việc tìm tòi các dạng thức, các đặc điểm của “cái kỳ ảo” trong văn học dân tộc” [7]. Với tiểu luận này, Nguyễn Huệ Chi đã góp một phần không nhỏ giúp người đọc nhìn thấy được bản sắc của truyện kỳ ảo Việt Nam. Luận án tiến sĩ: Sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam của Bùi Thanh Truyền – Trường Đại học Huế cũng là một công trình nghiên cứu đáng chú ý. Trong luận án này tác giả đã đi tìm nguyên nhân về sự hồi sinh của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại. Theo tác giả, sự có mặt trở lại của yếu tố kỳ ảo trong văn học giai đoạn này xuất phát từ những nguyên nhân: từ những thay đổi trong đời sống xã hội – văn học, từ sự mở rộng quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học, từ sự mở rộng quan niệm về hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học, từ sự mở rộng quan niệm về phương pháp sáng tác tiếp cận hiện thực và xuất phát từ truyền thống văn hóa văn học dân tộc. Phải thấy rằng, đây là công trình nghiên cứu có giá trị khoa học lớn góp phần giúp người đọc hình dung được sắc diện của dòng văn xuôi kỳ ảo trong thời đại mới. Bài viết gần với đề tài nhất: Dư ba của truyện truyền kỳ, chí dị trong văn học Việt Nam hiện đại của Vũ Thanh. Trong bài viết này, tác giả không chỉ giới thiệu khá đầy đủ những nhà văn mà các tác phẩm của họ mang đậm phong cách truyền kì, kinh dị như: Nguyễn Tuân, Thế Lữ, Lan Khai, Thanh Tịnh, Đái Đức Tuấn… mà còn làm sáng rõ bút pháp nghệ thuật độc đáo, đa dạng của họ. Hơn thế, ông đã phân tích đánh giá khá sâu về những đóng góp của dòng truyện truyền kỳ đời mới cho văn học hiện đại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng phải kể đến: Truyện kỳ ảo Việt Nam trong đời sống văn học đương đại của Bùi Thanh Truyền. Trong bài viết này, có một phần nhỏ nhà nghiên cứu đã đề cập đến: “những cây bút kỳ ảo với phong cách tài hoa, độc đáo: Thế Lữ, Tchya Đái Đức Tuấn, Đỗ Huy Nhiệm, Nguyễn Tuân. Sự xuất hiện của đội ngũ này đã làm sinh động đời sống văn học lúc bấy giờ…”. Tuy nhiên, đó chỉ là sự phác thảo, điểm qua một giai đoạn văn học chứ chưa có sự đào sâu nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề. Hay bài báo: Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác của Nguyễn Tuân đăng trên báo Văn nghệ, số 51, năm 2008. Tuy là bài viết khảo sát cụ thể về yếu tố kỳ ảo trong sáng tác của riêng một tác giả (Nguyễn Tuân), song nó cũng có những gợi mở cần thiết cho đề tài. Mặc dù dòng văn xuôi kỳ ảo lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 chưa được quan tâm nhiều, nhưng yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi nghệ thuật sau 1975, đặc biệt là văn xuôi đương đại lại được quan tâm hơn trong những năm gần đây. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ: Nghệ thuật kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam và luận án tiến sĩ: Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam của Bùi Thanh Truyền. Hay đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Yếu tố huyền ảo trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (đề tài nghiên cứu cấp Bộ) của Hoàng Thị Văn. Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành văn học cũng có rất nhiều những bài viết ở khía cạnh này: Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 của Phùng Hữu Hải; Vai trò của yếu tố kỳ ảo trong truyện Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Văn Kha; Vai trò của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam của Đặng Anh Đào… Các bài viết trên đã đưa ra những nhận định, phân tích, lý giải hiệu quả nghệ thuật của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi hiện đại Việt Nam sau 1975 ở những góc nhìn khác nhau. Như vậy, cho đến nay nghiên cứu về yếu tố kỷ ảo trong văn học đã được các nhà nghiên cứu bàn luận ở nhiều phạm vi, mức độ khác nhau. Nhìn chung, các bài viết nghiêng nhiều về nghiên cứu lý luận. Còn nghiên cứu về thực tiễn sáng tác thì chủ yếu gắn với văn học kỳ ảo sau 1975 hoặc là văn học kỳ ảo đương đại. Thực tế, cho thấy chưa có nhiều bài viết về yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 hoặc có thì chỉ ở dạng phác họa, điểm qua nên còn nhiều khía cạnh quan trọng, thú vị chưa được nghiên cứu. Trên đây là một vài nhận xét của chúng tôi về các công trình nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong văn học Việt Nam. Vì những nguyên nhân khách quan và năng lực chủ quan, chúng tôi rất lấy làm tiếc chưa thể tiếp cận và thống kê thật đầy đủ các bài viết, công trình nghiên cứu về yếu tố kỳ ảo trong văn học đã được công bố. Trong phạm vi của một luận văn chúng tôi rất trân trọng những ý kiến, quan điểm, cách đánh giá, nhận xét của các nhà khoa học đã đề xuất. Những ý kiến quí báu đó sẽ giúp chúng tôi có những định hướng đúng đắn, vững chắc về mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cũng như về mặt tư liệu tham khảo để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra của luận văn. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nhằm qua thế giới nghệ thuật tìm ra những quan niệm mới của nhà văn về cuộc sống, con người và giá trị thẩm mĩ đặc sắc mà yếu tố kỳ ảo mang lại. Đồng thời, qua nghiên cứu luận văn sẽ phác thảo bức tranh chung về dòng văn học kỳ ảo giai đoạn này. 4. Phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của luận văn Luận văn khảo sát và tìm hiểu yếu tố kỳ ảo trong một số tác phẩm văn xuôi (đối tượng khảo sát là truyện ngắn và tiểu thuyết) giai đoạn 1930 – 1945 của những tác giả thuộc khuynh hướng lãng mạn như: Trên đỉnh non Tản, Khoa thi cuối cùng, Xác ngọc lam, Đới roi, Loạn âm, Rượu bệnh của Nguyễn Tuân; Làng, Am culy xe… của Thanh Tịnh; Vàng và máu, Trại Bồ Tùng Linh… của Thế Lữ; Thần ho, Ai hát giữa rừng khuya của Tchya – Đái Đức Tuấn, Rừng khuya của Lan Khai… Từ đó, luận văn miêu tả, lý giải sức hấp dẫn, ám ảnh của yếu tố kỳ ảo, tìm ra những nét độc đáo của yếu tố kỳ ảo trong quan niệm thẩm mĩ cũng như phương thức thể hiện nội dung của những tác phẩm văn học này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, luận văn chúng tôi không loại trừ phương pháp luận nghiên cứu văn học nào, song với đối tượng nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp lịch sử – xã hội Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội cụ thể trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Mối quan hệ giữa văn học và thế giới thực tại khách quan là điều đã được chứng minh và thừa nhận. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ít nhiều chịu sự chi phối văn học truyền thống và hoàn cảnh thời đại mà người cầm bút đang sống. Vì vậy, nghiên cứu yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 chúng tôi không thể không nghiên cứu lịch sử hình thành của nó trong quá khứ, sự tác động của hoàn cảnh lịch sử trong thời đại nó ra đời. Phương pháp lịch sử – xã hội với cái nhìn lịch đại sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn sự chi phối đó. 5.2. Phương pháp sưu tầm thống kê và phân loại. Chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm, thống kê để thu thập thống kê các tác phẩm kỳ ảo của dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 từ các tuyển tập Văn học. Sau khi sưu tầm, chúng tôi làm công tác thống kê các tác phẩm kỳ ảo và sắp xếp, phân loại chúng theo từng nhóm đề tài (tùy thuộc vào sự xuất hiện của yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm) để tiến hành nghiên cứu theo mục tiêu và nhiệm vụ mà luận văn đã đề ra. 5.3. Phương pháp hệ thống loại hình. Vận dụng phương pháp này, mục đích của chúng tôi là đặt các tác phẩm có sử dụng yếu tố kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 vào trong hệ thống văn học kỳ ảo Việt Nam từ trước đến nay. Đồng thời, có thể mở rộng hệ thống để liên hệ với những nền văn học trên thế giới ít nhiều có ảnh hưởng đến văn học Việt Nam: Trung Quốc, Pháp, Mỹ… Phương pháp hệ thống loại hình sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về đặc trưng của thể loại truyện ngắn kỳ ảo và những nét chính về phong cách trần thuật. Đồng thời, còn giúp thấy rõ những nét độc đáo của đời sống tâm linh người Việt có trong những tác phẩm mà chúng tôi nghiên cứu. 5.4. Phương pháp miêu tả so sánh Vận dụng phương pháp này để chỉ ra những đóng góp của yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945trên các phương diện nội dung và nghệ thuật. Thấy được những khác biệt của văn học giai đoạn này so với văn học kỳ ảo truyền thống cũng như văn học hậu hiện đại. Phương pháp này còn giúp chúng tôi liên hệ với những hiện tượng tiêu biểu của dòng văn học kỳ ảo thế giới như: Allan Poe, Hoffmann, Maupassant, Bồ Tùng Linh… thấy được những điểm tương đồng cũng như dị biệt giữa các tác phẩm kỳ ảo của văn xuôi lãng mạn Việt Nam với các truyện ngắn kỳ ảo của các tác giả kể trên. 5.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp phân tích, tổng hợp cũng được chúng tôi sử dụng thường xuyên trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu các văn bản kỳ ảo c