Luật bảo vệ và phát triển rừng
Luật BV và PTR đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2005
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật bảo vệ và phát triển rừng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
55 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM
Tel: (09) 39 29 39 91 – Fax: (09) 39 23 15 15
Email: tql2@cmard2.edu.vn - Website: www.cmard2.edu.vn
Luật BV và PTR đã được Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam
khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 03/12/2004, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/4/2005
MỘT SỐ VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
QUY ĐỊNH CHI TIẾT,
HƯỚNG DẪN THI HÀNH
55 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM
Tel: (09) 39 29 39 91 – Fax: (09) 39 23 15 15
Email: tql2@cmard2.edu.vn - Website: www.cmard2.edu.vn
• Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày
03/3/2006 về thi hành Luật BV và
PTR
• Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày
16/01/2006 quy định về PCCCR
• Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày
30/3/2006 về quản lý TVR, ĐVR
NCQH
• Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày
10/8/2006 về quản lý hoạt động
XK, NK, tái XK, nhập nội từ biển,
quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng và trồng cấy nhân
tạo các loài ĐV, TV HDNCQH
• Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày
16/10/2006 về tổ chức và hoạt
động của kiểm lâm
• Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày
28/03/2007 về nguyên tắc và
phương pháp xác định giá các loại
rừng
• Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày
14/01/2008 về quỹ BV và PTR
• Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày
02/11/2009 về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực QLR, BVR và QLLS
• Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày
24/12/2010 về tổ chức và quản lý
hệ thống RĐD
• Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ số 380/2008/QĐ-TTg ngày
10/4/2008 về chính sách thí điểm
chi trả dịch vụ môi trường rừng
• Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ số 186/2006/QĐ-TTg ngày
14/8/2006 về việc ban hành Quy chế
QLR
• Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ số 34/2011/QĐ-TTg ngày
24/6/2011 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều Quy chế QLR ban hành
kèm theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg
• Quyết định số 18/2007/QĐ-TTG
của Thủ tướng Chính phủ
ngày 05/02/2007 phê duyệt chiến
lược phát triển lâm nghiệp Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2020
• Quyết định số 57/QĐ-TTG của Thủ
tướng Chính phủ ngày 09/01/2012
phê duyệt kế hoạch BVPTR giai
đoạn 2011–2020
MỘT SỐ NỘI DUNG
CỦA LUẬT BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 2004
55 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM
Tel: (09) 39 29 39 91 – Fax: (09) 39 23 15 15
Email: tql2@cmard2.edu.vn - Website: www.cmard2.edu.vn
1. Phạm vi điều chỉnh
Luật BVPTR 2004 quy định về QL, BV,
PT, SDR (gọi chung là BV và PTR);
quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
2. Đối tượng áp dụng
• Luật BVPTR 2004 áp dụng đối với
CQNN, TC, HGĐ, CN trong nước,
người VN định cư ở nước ngoài,
TC, CN nước ngoài có liên quan
đến việc BV và PTR tại VN.
• Trong trường hợp ĐƯQT mà
VN ký kết hoặc gia nhập có
quy định khác với quy định
của Luật BVPTR 2004 thì áp
dụng quy định của ĐƯQT đó.
3. Một số thuật ngữ
• Rừng là một hệ sinh thái bao gồm
quần thể TVR, ĐVR, vi sinh vật
rừng, đất rừng và các yếu tố môi
trường khác, trong đó cây gỗ, tre
nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là
thành phần chính có độ che phủ
của tán rừng từ 0,1 trở lên.
Rừng gồm rừng trồng và rừng tự
nhiên trên đất RSX, đất RPH, đất
RĐD.
Một đối tượng được xác định là
rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau
(Thông tư 34-2009-BNNPTNT):
• Là một hệ sinh thái, trong đó thành
phần chính là các loài cây lâu năm
thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút
ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới
trồng và một số loài cây rừng ngập
mặn ven biển), tre nứa, có khả năng
cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các
giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như
bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi
trường và cảnh quan.
Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và
rừng mới tái sinh sau khai thác rừng
trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m
đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên
3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh
và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được
coi là rừng.
Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là
cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa, không
được coi là rừng.
• Độ tàn che của tán cây là thành phần
chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
• Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha
trở lên, nếu là dải cây rừng phải có
chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3
hàng cây trở lên.
Cây rừng trên các diện tích tập trung
dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20
mét được gọi là cây phân tán.
• Chủ rừng là TC, HGĐ, CN Nhà
nước giao rừng, cho thuê rừng,
giao đất để trồng rừng, cho thuê
đất để trồng rừng, công nhận
QSDR, công nhận QSH RSX là
rừng trồng; nhận chuyển nhượng
rừng từ chủ rừng khác.
+ BQL RPH, BQL RĐD được Nhà
nước giao rừng, giao đất để PTR.
+ Tổ chức kinh tế được Nhà
nước giao rừng, cho thuê rừng, giao
đất, cho thuê đất để PTR hoặc công
nhận QSDR, QSH RSX là rừng trồng,
nhận chuyển QSDR, nhận chuyển
QSH RSX là rừng trồng.
+ HGĐ, CN trong nước được
Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng,
giao đất, cho thuê đất để PTR hoặc
công nhận QSDR, QSH RSX là rừng
trồng, nhận chuyển QSDR, nhận
chuyển QSH RSX là rừng trồng.
+ Đơn vị VTND được Nhà nước
giao rừng, giao đất để PTR.
+ Tổ chức NCKH và phát triển công
nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp
được Nhà nước giao rừng, giao đất để
PTR.
+ Người VN định cư ở nước ngoài đầu
tư tại VN được Nhà nước giao rừng, cho
thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để PTR.
+ TC, CN nước ngoài đầu tư tại VN
được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê
đất để PTR
• QSH RSX là rừng trồng là quyền
của chủ rừng được chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt đối với cây trồng,
vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng
trồng do chủ rừng tự đầu tư trong
thời hạn được giao, được thuê để
trồng rừng theo quy định của PL
về BV và PTR và các quy định khác
của PL có liên quan.
• QSDR là quyền của chủ rừng
được khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng;
được cho thuê QSDR thông qua
hợp đồng theo quy định của PL
về BV và PTR và PL dân sự.
• Đăng ký QSDR, QSH RSX là
rừng trồng là việc chủ rừng
đăng ký để được CQNN có
thẩm quyền công nhận QSDR,
QSH RSX là rừng trồng.
• Công nhận QSDR, QSH RSX là
rừng trồng là việc CQNN có thẩm
quyền thừa nhận QSDR, QSH RSX
là rừng trồng bằng hình thức ghi
trong Giấy chứng nhận QSDĐ,
trong hồ sơ địa chính nhằm xác
lập quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng.
4. Phân loại rừng
Tiêu chí phân loại rừng
• Theo mục đích sử dụng chủ yếu
• Theo nguồn gốc hình thành
• Theo điều kiện lập địa
• Theo loài cây
• Theo trữ lượng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ
yếu, rừng được phân thành ba loại:
RPH, RĐD, RSX
4.1. RPH: được sử dụng chủ yếu để
bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, chống sa mạc hóa,
hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu,
góp phần bảo vệ môi trường
RPH, bao gồm:
• RPH đầu nguồn;
• RPH chắn gió, chắn cát bay;
• RPH chắn sóng, lấn biển;
• RPH bảo vệ môi trường;
4.2. RĐD: được sử dụng chủ yếu để
bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ
sinh thái rừng của quốc gia, nguồn
gen sinh vật rừng; NCKH; bảo vệ di
tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du
lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần
bảo vệ môi trường
RĐD bao gồm:
• VQG;
• Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu
dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn
loài - sinh cảnh;
• Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu
rừng di tích lịch sử, văn hoá,
danh lam thắng cảnh;
• Khu rừng NC, thực nghiệm KH
4.3. RSX: được sử dụng chủ yếu để sản
xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ
và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ
môi trường,
RSX bao gồm:
• RSX là rừng tự nhiên;
• RSX là rừng trồng;
• Rừng giống gồm rừng trồng và rừng
tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
Căn cứ vào nguồn gốc hình thành,
rừng được phân loại thành rừng tự
nhiên và rừng trồng
4.4. Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn
trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng
tái sinh tự nhiên.
Rừng tự nhiên gồm:
• Rừng nguyên sinh: là rừng chưa
hoặc ít bị tác động bởi con người,
thiên tai; cấu trúc của rừng còn
tương đối ổn định.
• Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác
động bởi con người hoặc thiên tai
tới mức làm cấu trúc rừng bị thay
đổi.
Rừng thứ sinh gồm:
+ Rừng phục hồi: là rừng được
hình thành bằng tái sinh tự nhiên
trên đất đã mất rừng do nương rẫy,
cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
+ Rừng sau khai thác: là rừng
đã qua khai thác gỗ hoặc các loại
lâm sản khác.
4.5. Rừng trồng: là rừng được hình
thành do con người trồng
Rừng trồng bao gồm:
• Rừng trồng mới trên đất chưa có
rừng;
• Rừng trồng lại sau khi khai thác
rừng trồng đã có;
• Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng
trồng đã khai thác.
Căn cứ vào điều kiện lập địa, rừng
được phân loại thành:
4.6. Rừng núi đất: là rừng phát triển
trên các đồi, núi đất.
4.7. Rừng núi đá: là rừng phát triển
trên núi đá, hoặc trên những diện
tích đá lộ đầu không có hoặc có rất
ít đất trên bề mặt.
4.8. Rừng ngập nước: là rừng phát
triển trên các diện tích thường
xuyên ngập nước hoặc định kỳ ngập
nước.
Rừng ngập nước gồm:
• Rừng ngập mặn: là rừng phát
triển ven bờ biển và các cửa sông
lớn có nước triều mặn ngập
thường xuyên hoặc định kỳ
• Rừng trên đất phèn: là rừng phát
triển trên đất phèn, đặc trưng là
rừng Tràm ở Nam Bộ.
• Rừng ngập nước ngọt: là rừng
phát triển ở nơi có nước ngọt
ngập thường xuyên hoặc định kỳ.
4.9. Rừng trên đất cát: là rừng trên
các cồn cát, bãi cát.
Căn cứ vào các loài cây, rừng được
phân loại thành:
4.10. Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ
yếu các loài cây thân gỗ.
Rừng gỗ bao gồm:
• Rừng cây lá rộng: là rừng có cây
lá rộng chiếm trên 75% số cây.
+ Rừng lá rộng thường xanh: là
rừng xanh quanh năm;
+ Rừng lá rộng rụng lá: là rừng
có các loài cây rụng lá toàn bộ theo
mùa chiếm 75% số cây trở lên;
+ Rừng lá rộng nửa rụng lá: là
rừng có các loài cây thường xanh và
cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn
giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến
75%.
• Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá
kim chiếm trên 75% số cây.
• Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây
lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao
theo số cây của mỗi loại từ 25%
đến 75%.
4.11. Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu
gồm các loài cây thuộc họ tre nứa
như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu,
lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương,
giang, v.v
4.12. Rừng cau dừa: là rừng có
thành phần chính là các loại cau
dừa.
4.13. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
• Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là
rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ
tàn che;
• Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là
rừng có cây tre nứa chiếm > 50%
độ tàn che..
Căn cứ theo trữ lượng rừng được
phân loại thành:
• Đối với rừng gỗ:
4.14 Rừng rất giàu: trữ lượng cây
đứng trên 300 m3/ha;
4.15. Rừng giàu: trữ lượng cây đứng
từ 201- 300 m3/ha;
4.16. Rừng trung bình: trữ lượng
cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;
4.17. Rừng nghèo: trữ lượng cây
đứng từ 10 đến 100 m3/ha;
4.18. Rừng chưa có trữ lượng: rừng
gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ
lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.
• Đối với rừng tre nứa: Rừng được
phân theo loài cây, cấp đường
kính và cấp mật độ
Cụ thể:
4.19. Nứa
Trạng thái D (cm) N (cây/ha)
Nứa to ≥ 5
- Rừng giàu (dày) ≥ 8.000
- Rừng trung bình 5.000 - 8.000
- Rừng nghèo (thưa) < 5.000
Nứa nhỏ < 5
- Rừng giàu (dày) ≥ 10.000
- Rừng trung bình 6.000 - 10.000
- Rừng nghèo (thưa) < 6.000
4.20. Vầu
Trạng thái D (cm) N (cây/ha)
Vầu to ≥ 6
- Rừng giàu (dày) ≥ 3.000
- Rừng trung bình 1.000 – 3.000
- Rừng nghèo (thưa) < 1.000
Vầu nhỏ < 6
- Rừng giàu (dày) ≥ 5.000
- Rừng trung bình 2.000 - 5.000
- Rừng nghèo (thưa) < 2.000
4.21. Tre, luồng
Trạng thái D (cm) N (cây/ha)
Tre, luồng to ≥ 6
- Rừng giàu (dày) ≥ 3.000
- Rừng trung bình 1.000 – 3.000
- Rừng nghèo (thưa) < 1.000
Tre, luồng nhỏ < 6
- Rừng giàu (dày) ≥ 5.000
- Rừng trung bình 2.000 - 5.000
- Rừng nghèo (thưa) < 2.000
4.22. Lồ ô
Trạng thái D (cm) N (cây/ha)
Lồ ô to ≥ 5
- Rừng giàu (dày) ≥ 4.000
- Rừng trung bình 2.000 - 4.000
- Rừng nghèo (thưa) < 2.000
Lồ ô nhỏ < 5
- Rừng giàu (dày) ≥ 6.000
- Rừng trung bình 3.000 - 6.000
- Rừng nghèo (thưa) < 3.000
5. Nội dung QLNN về BV và PTR
5.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các
văn bản QPPL về BV và PTR.
5.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện
chiến lược phát triển lâm nghiệp,
quy hoạch, kế hoạch BV và PTR trên
phạm vi cả nước và ở từng địa
phương.
5.3. Tổ chức điều tra, xác định, phân
định ranh giới các loại rừng trên bản
đồ và trên thực địa đến đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn.
5.4. Thống kê rừng, kiểm kê rừng,
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
và đất để PTR.
5.5. Giao rừng, cho thuê rừng, thu
hồi rừng, chuyển mục đích SDR.
5.6. Lập và quản lý hồ sơ giao, cho
thuê rừng và đất để PTR; tổ chức
đăng ký, công nhận QSH RSX là
rừng trồng, QSDR.
5.7. Cấp, thu hồi các loại giấy phép
theo quy định của PL về BV và PTR.
5.8. Tổ chức việc nghiên cứu, ứng
dụng KN và CN tiên tiến, quan hệ
HTQT, đào tạo nguồn nhân lực cho
việc BV và PTR.
5.9. Tuyên truyền, phổ biến PL về BV
và PTR.
5.10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý
VPPL về BV và PTR.
5.11. Giải quyết tranh chấp về rừng.
6. Nguyên tắc chung về BV và PTR
6.1. Hoạt động BV và PTR phải bảo
đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã
hội, môi trường, quốc phòng, an ninh;
phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm
nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch BV
và PTR của cả nước và địa phương;
tuân theo quy chế QLR do TTCP quy
định.
6.2. BVR là trách nhiệm của mọi cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Hoạt động BV và PTR phải bảo đảm
nguyên tắc QLR bền vững; kết hợp
BV và PTR với khai thác hợp lý để
phát huy hiệu quả tài nguyên rừng.
6.3. Việc BV và PTR phải phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Việc
giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục
đích SDR và đất phải tuân theo các
quy định của Luật BVPTR, Luật Đất
đai và các quy định khác của PL có
liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài
theo hướng XHH nghề rừng.
6.4. Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa
Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích
kinh tế của rừng với lợi ích phòng
hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn
thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt
và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho
người làm nghề rừng sống chủ yếu
bằng nghề rừng.
6.5. Chủ rừng thực hiện các quyền,
nghĩa vụ của mình trong thời hạn
SDR theo quy định của Luật BVPTR
và các quy định khác của PL, không
làm tổn hại đến lợi ích chính đáng
của chủ rừng khác.
Các nguyên tắc có tính đặc thù, có
tính chuyên môn, kỹ thuật được quy
định cụ thể ở các Chương có liên
quan như: nguyên tắc lập quy hoạch,
kế hoạch BV-PTR; nguyên tắc giao
rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng,
chuyển mục đích SDR; nguyên tắc
phát triển, sử dụng RPH, RĐD, RSX...
7. Quyền của Nhà nước đối với rừng
7.1. Thống nhất quản lý và định đoạt
đối với rừng tự nhiên và rừng được
phát triển bằng vốn của Nhà nước,
rừng do Nhà nước nhận chuyển QSH
RSX là rừng trồng từ các chủ rừng;
ĐVR sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh
vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng.
Quyền định đoạt đối với rừng gồm:
• Quyết định mục đích SDR thông
qua việc phê duyệt, quyết định quy
hoạch, kế hoạch BV và PTR;
• Quy định về hạn mức giao rừng và
thời hạn SDR;
• Quyết định giao rừng, cho thuê
rừng, thu hồi rừng, cho phép
chuyển mục đích SDR;
• Định giá rừng.
7.2. Điều tiết các nguồn lợi từ rừng
thông qua các chính sách sau:
• Thu tiền SDR, tiền thuê rừng;
• Thu thuế chuyển QSDR, chuyển
QSH RSX là rừng trồng.
7.3. Nhà nước trao QSDR cho chủ
rừng thông qua hình thức giao rừng;
cho thuê rừng; công nhận QSDR, QSH
RSX là rừng trồng; quy định quyền và
nghĩa vụ của chủ rừng.
8. BVR
8.1. Nội dung BVR
• Bảo vệ hệ sinh thái rừng
• Bảo vệ TVR, ĐVR
• PCCCR
• Phòng, trừ sinh vật hại rừng
• Quản lý các hoạt động KD, vận
chuyển, XK, NK, TNTX, TXTN, quá
cảnh TVR, ĐVR
8.2. Trách nhiệm BVR
• Trách nhiệm BVR của toàn dân
+ CQNN, TC, cộng đồng dân cư
thôn, HGĐ, CN có trách nhiệm BVR,
thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định về BVR theo quy định của Luật
BVPTR, PL về PCCC, PL về BV và
KDTV, PL về thú y và các quy định
khác của PL có liên quan.
+ TC, HGĐ, CN hoạt động trong
rừng, ven rừng có trách nhiệm thực hiện
các quy định về BVR; thông báo kịp thời
cho CQNN có thẩm quyền hoặc chủ rừng
về cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và
hành vi vi phạm quy định về QL, BVR;
chấp hành sự huy động nhân lực,
phương tiện của CQNN có thẩm quyền
khi xảy ra cháy rừng.
• Trách nhiệm BVR của chủ rừng
+ Chủ rừng có trách nhiệm BVR của
mình; xây dựng và thực hiện phương án,
biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng,
chống chặt phá rừng; phòng, chống săn,
bắt, bẫy ĐVR trái phép; PCCCR; phòng, trừ
sinh vật gây hại rừng theo quy định của
Luật BVPTR, PL về đất đai, PL về PCCC, PL
về BV và KDTV, PL về thú y và các quy định
khác của PL có liên quan.
+ Chủ rừng không thực hiện các quy
định về BVR mà để mất rừng được Nhà
nước giao, cho thuê thì phải chịu trách
nhiệm theo quy định của PL.
• Trách nhiệm BVR của các CQNN có
thẩm quyền
9. Khai thác rừng
• Việc khai thác TVR phải thực hiện
theo quy chế QLR do TTCP quy định
và quy trình, quy phạm về khai thác
rừng do Bộ NN-PTNT ban hành.
• Việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt ĐVR
phải được phép của CQNN có thẩm
quyền và tuân theo các quy định của
PL về bảo tồn ĐVHD
Bộ NN-PTNT quy định việc khai thác
TVR, săn bắt ĐVR, công cụ và
phương tiện bị cấm sử dụng hoặc bị
hạn chế sử dụng; chủng loài, kích
cỡ tối thiểu TVR, ĐVR và mùa vụ
được phép khai thác, săn bắt; khu
vực cấm khai thác rừng.
9.1. Đối với RPH
• Việc kết hợp sản xuất lâm nghiệp
- nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh
doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái - môi trường, khai
thác lâm sản và các lợi ích khác
của RPH phải tuân theo quy chế
QLR.
• Trong RPH là rừng tự nhiên được
phép khai thác cây đã chết, cây
sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ
lớn hơn mật độ quy định theo quy
chế QLR, trừ các loài TVR NCQH
bị cấm khai thác theo quy định
• Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trong
RPH là rừng tự nhiên được quy định
như sau:
+ Được phép khai thác các loại
măng, tre nứa trong RPH khi đã đạt yêu
cầu phòng hộ theo quy chế QLR;
+ Được phép khai thác các loại lâm
sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh
hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng,
trừ các loài TVR, ĐVR NCQH bị cấm khai
thác theo quy định
• Việc khai thác RPH là rừng trồng
được quy định như sau:
+ Được phép khai thác cây phụ
trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có
mật độ lớn hơn mật độ quy định theo
quy chế QLR;
+ Được phép khai thác cây trồng
chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo
phương thức khai thác chọn hoặc chặt
trắng theo băng, theo đám rừng;
+ Sau khi khai thác, chủ rừng phải
thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng
ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp
tục quản lý, bảo vệ.
• Việc khai thác lâm sản trong RPH phải
thực hiện theo quy chế QLR, thực hiện
đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của
Bộ NN-PTNT, bảo đảm duy trì khả năng
phòng hộ bền vững của rừng.
• Đối với những diện tích RSX xen kẽ
trong khu RPH thì chủ rừng được quản
lý, sử dụng theo quy định về RSX
• Đối với đất ở, đất trồng cây hàng năm,
đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng
thuỷ sản, đất làm muối của HGĐ, CN xen
kẽ trong RPH không thuộc quy hoạch
khu RPH thì HGĐ, CN được tiếp tục sử
dụng đúng mục đích được giao theo quy
định của PL về đất đai.
9.2. Đối với RĐD
• Mọi hoạt động ở khu RĐD phải
được phép của chủ rừng và
phải tuân theo quy chế QLR.
• Khai thác lâm sản trong khu bảo
vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ
- hành chính của VQG và khu
BTTN phải tuân theo quy chế
QLR, không được gây hại đến
mục tiêu bảo tồn và cảnh quan
của khu rừng và phải tuân theo
các quy định sau đây:
+ Được khai thác những cây gỗ
đã chết, gãy đổ; TVR ngoài gỗ, trừ
các loài TVR NCQH bị cấm khai thác
theo quy định
+ Không được săn, bắt, bẫy các
loài ĐVR.
• BQL khu RĐD được tiến hành các
hoạt động NCKH, dịch vụ NCKH
theo kế hoạch đã được CQNN có
thẩm quyền phê duyệt, báo cáo
kết quả hoạt động lên cơ quan
quản lý cấp trên.
• Việc NCKH, giảng dạy, thực tập
của cơ quan NCKH, cơ sở đào
tạo, nhà khoa học, học sinh, sinh
viên trong nước phải tuân theo
các quy định sau đây:
+ Có kế hoạch hoạt động trong
RĐD được BQL khu RĐD chấp
thuận;
+ Chấp hành nội quy khu rừng và
tuân theo sự hướng dẫn, kiểm tra của
BQL khu RĐD; tuân theo các quy định
của PL về KH và CN, PL về BV và PTR,
PL về đa