Tổng quan: Trong 5 năm 2007-2011, bệnh viện (BV) Nhi đồng I và BV Nhi đồng II lần lượt đã thực hiện thay máu cho 228 và 197 trẻ sơ sinh (SS) tăng bilirubin máu (BM), nhiều trẻ trong số đó nhập viện với những triệu chứng của bệnh lý não cấp do bilirubin. Vấn đề là khả năng phân loại mức độ vàng da (VD) của nhân viên y tế (NVYT) không chính xác nên trẻ được nhập viện trễ. Mục tiêu: Lượng giá khả năng phân loại mức độ VD bằng mắt của NVYT. Phương pháp: 66 NVYT (gồm sinh viên Y6, học viên sau đại học chuyên ngành Nhi khoa) tham gia vào nghiên cứu (NC) mô tả hàng loạt ca của chúng tôi. Mục tiêu NC: xác định tỉ lệ không phù hợp giữa mức độ VD của trẻ SS phân loại theo thang điểm Kramer và mức BM. Mỗi đối tượng NC phân loại mức độ VD theo thang điểm Kramer trên một trẻ SS mẫu 2 lần: lần 1(Kr1) dưới ánh sáng đèn néon trắng không đủ sáng theo cách bất kỳ; rồi lần 2 (Kr2) sau khi đã được hướng dẫn phương pháp đánh giá đúng cách. BM toàn phần được thực hiện trong vòng 1 giờ sau khi đánh giá Kr2 và được quy thành độ Kramer (Krc). Kết quả NC mô tả tỉ lệ không phù hợp giữa 3 giá trị Kr1, Kr2 và Krc. Kết quả: Chỉ có 45,4% NVYT đánh giá mức độ VD theo thang điểm Kramer phù hợp với mức BM của trẻ SS mẫu. Sự phù hợp của Kr1 và Kr2 với nhau và với Krctăng dần theo trình độ chuyên môn (36,1% ở sinh viên Y 6, 45,8% ở học viên SĐH năm thứ nhất và 100% ở học viên SĐH năm thứ 2) và theo số lần tiếp xúc trung bình với trẻ SS mỗi tuần (32,6% khi không tiếp xúc lần nào, 70,6% khi tiếp xúc 1-5 lần và 100% khi tiếp xúc > 5 lần). Kết luận: Kết quả NC cho thấy NVYT càng ít kinh nghiệm lâm sàng, càng ít cơ hội tiếp xúc với trẻ SS thì phân loại VD SS theo thang điểm Kramer càng kém chính xác. Cần NC thêm để khẳng định kết quả.
3 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lượng giá khả năng phân loại lâm sàng mức độ vàng da sơ sinh của nhân viên y tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012
222
LƯỢNG GIÁ KHẢ NĂNG PHÂN LOẠI LÂM SÀNG MỨC ĐỘ VÀNG DA
SƠ SINH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
Phạm Diệp Thùy Dương*
TÓM TẮT
Tổng quan: Trong 5 năm 2007-2011, bệnh viện (BV) Nhi đồng I và BV Nhi đồng II lần lượt đã thực hiện
thay máu cho 228 và 197 trẻ sơ sinh (SS) tăng bilirubin máu (BM), nhiều trẻ trong số đó nhập viện với những
triệu chứng của bệnh lý não cấp do bilirubin. Vấn đề là khả năng phân loại mức độ vàng da (VD) của nhân viên
y tế (NVYT) không chính xác nên trẻ được nhập viện trễ.
Mục tiêu: Lượng giá khả năng phân loại mức độ VD bằng mắt của NVYT.
Phương pháp: 66 NVYT (gồm sinh viên Y6, học viên sau đại học chuyên ngành Nhi khoa) tham gia vào
nghiên cứu (NC) mô tả hàng loạt ca của chúng tôi. Mục tiêu NC: xác định tỉ lệ không phù hợp giữa mức độ VD
của trẻ SS phân loại theo thang điểm Kramer và mức BM. Mỗi đối tượng NC phân loại mức độ VD theo thang
điểm Kramer trên một trẻ SS mẫu 2 lần: lần 1(Kr1) dưới ánh sáng đèn néon trắng không đủ sáng theo cách bất
kỳ; rồi lần 2 (Kr2) sau khi đã được hướng dẫn phương pháp đánh giá đúng cách. BM toàn phần được thực hiện
trong vòng 1 giờ sau khi đánh giá Kr2 và được quy thành độ Kramer (Krc). Kết quả NC mô tả tỉ lệ không phù hợp
giữa 3 giá trị Kr1, Kr2 và Krc.
Kết quả: Chỉ có 45,4% NVYT đánh giá mức độ VD theo thang điểm Kramer phù hợp với mức BM của trẻ
SS mẫu. Sự phù hợp của Kr1 và Kr2 với nhau và với Krc tăng dần theo trình độ chuyên môn (36,1% ở sinh viên
Y 6, 45,8% ở học viên SĐH năm thứ nhất và 100% ở học viên SĐH năm thứ 2) và theo số lần tiếp xúc trung
bình với trẻ SS mỗi tuần (32,6% khi không tiếp xúc lần nào, 70,6% khi tiếp xúc 1-5 lần và 100% khi tiếp xúc > 5
lần).
Kết luận: Kết quả NC cho thấy NVYT càng ít kinh nghiệm lâm sàng, càng ít cơ hội tiếp xúc với trẻ SS thì
phân loại VD SS theo thang điểm Kramer càng kém chính xác. Cần NC thêm để khẳng định kết quả.
Từ khóa: nhân viên y tế - phân loại bằng mắt – mức độ vàng da sơ sinh – thang điểm Kramer.
ABSTRACT
ASSESSMENT THE VISUAL ABILITY OF HEALTHCARE PRACTITIONERS IN NEONATAL
JAUNDICE CLASSIFICATION
Pham Diep Thuy Duong * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 222 - 225
Background: Between 2007 and 2011, the Pediatric Hospital Number 1 and the Pediatric Hospital Number
2 performed the exchange transfusion for 228 and 197 hyperbilirubin newborn, respectively. Some of them were
admitted lately with acute bilirubin encephalopathy.
Objective: To evaluate the correlation between the jaundice degree classification of the healthcare
practitioners by using Kramer scale and the serum bilirubin of newborn jaundice.
Methodology: We performed a case series study enrolled 66 individuals (6th year medical students and post-
graduate pediatric specialist). Each participant used Kramer scale jaundice classification two times for each
jaundice newborn: the first time (Kr1), under the casual neon bulb light with individual examination technique
and the second time (Kr2), using the correctly instructed method. The total serum bilirubin was measured within
1 hour after Kr2, and the lab result was converted to Kramer scale (Krc). Three values of Kr1, Kr2 and Krc. were
compared for matching.
* Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Diệp Thùy Dương ĐT: 0908 143 227 Email: thuyduongpd@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
223
Results: Only 45.4% examiners had jaundice assessment Kramer scale matched to the blood bilirubin
levels. The percentage of matching related to the participant learning year (increased from 36.1% for the 6th_year
medical students to 45.8% for 1st year postgraduate and 100% for 2nd year postgraduate specialists) and their
contact times per week with newborn (32,6%, 70,6% and 100% for those who have no contact, 1-5 times and over
5 times per week respectively).
Conclusion: The examiners with less practical experience and less contacting times with jaundice newborns
would less likely to give accurate Kramer degree.
Key words: healthcare practitioner - visual classification - neonatal jaundice degree - Kramer scale.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong 5 năm 2007-2011, BV Nhi đồng I và
BV Nhi đồng II lần lượt đã thực hiện thủ thuật
thay máu cho 228 và 197 trẻ SS VD. Nhiều trẻ
trong những trẻ này nhập viện rất trễ với những
triệu chứng của bệnh lý não cấp do bilirubin.
Thực trạng này đặt ra nhiều vấn đề: Phải chăng
khả năng đánh giá mức độ VD SS của NVYT
còn thấp? hay Việc đánh giá toàn diện để truy
tìm những trẻ nguy cơ cao tăng BM chưa đúng
mức? hay Thân nhân trì hoãn đưa trẻ đi khám?...
Mục tiêu nghiên cứu
Lượng giá khả năng đánh giá mức độ VD
bằng mắt của NVYT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca
Đối tượng nghiên cứu
Là 66 NVYT, bao gồm sinh viên (SV) Y 6,
học viên sau đại học (SĐH, gồm Chuyên khoa
cấp I và cấp II, Cao học chuyên ngành Nhi
khoa) năm thứ I và năm thứ II.
Phương pháp tiến hành
Mỗi đối tượng NC đánh giá mức độ VD trên
một trẻ SS 2 lần theo phân độ Kramer (Kr) từ
không vàng da, vàng da ở mức K I đến K V(2).
Đánh giá lần 1 (Kr1) dưới ánh sáng đèn néon
trắng không đủ sáng theo cách bất kỳ và đối
tượng NC được phép thay đổi mọi điều kiện
quan sát nếu thấy cần thiết; ngay sau đó đối
tượng NC được hướng dẫn thực tế một lần về
phương pháp đánh giá mức độ VD bằng mắt
đúng cách (quan sát dưới ánh sáng mặt trời đủ
sáng, ấn da ngay trước khi đánh giá, lần lượt
theo hướng từ đầu đến chân) rồi đánh giá lần 2
(Kr2) trong những điều kiện này. Các đối tượng
đánh giá riêng rẽ và không thảo luận kết quả
đánh giá với nhau. Đo BM toàn phần trong
vòng 1 giờ sau khi đánh giá Kr2 và quy thành
độ K tương ứng (Krc). So sánh Kr1 và Kr2 với
nhau và với chuẩn Krc.
Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & BÀN LUẬN
6 trẻ SS mẫu trong NC là những trẻ đủ
tháng, đủ cân, có BM từ 3 – 27,7 mg/dL (không
vàng da đến vàng da mức độ Kr 1 -5). Có 66 đối
tượng tham gia NC và đánh giá mức độ VD trên
6 trẻ SS mẫu được phân bố như sau:
Bảng 1: Đặc tính dịch tễ học của đối tượng NC
Đặc tính Phân bố
Giới tính 29 nam; 37nữ
Tuổi 27,8 (23 - 46)
Trình độ 38 SV Y6; 24 SĐH năm I; 4
SĐH năm II
Cơ quan công tác 38 SV Y 6; 3 Trung tâm y
tế; 10 BV huyện; 12 BV đa
khoa; 3 BV nhi
Cho biết đã được hướng
dẫn đánh giá VD bằng mắt
trước đó
27 không; 39 có
Thời gian điều trị trẻ SS
trước đây
57 chưa; 9 có điều trị từ 3-
72 tháng
Số lần tiếp xúc trung bình
với trẻ SS mỗi tuần
46 không lần nào; 17 1-5
lần; 2 5-20 lần;1 21-50 lần
Phân tích số liệu NC cho thấy:
Xem xét sự tương hợp giữa Kr1 và Kr2 cho
thấy ở phân độ K 2-3 có hiện tượng đánh giá
tăng lên, còn ở phân độ K 4-5 lại đánh giá giảm
xuống sau khi được hướng dẫn. Như vậy, cần
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012
224
xem lại phương pháp cũng như thời gian hướng
dẫn. Dù có thể sai lệch, đánh giá mức độ VD
bằng mắt thực hiện đúng cách cũng cho một
ước lượng ban đầu về mức độ VD, và khi VD
quá mức rốn thì cần xác định mức BM bằng đo
qua da hay xét nghiệm máu(1).
Bảng 2: Sự tương hợp giữa Kr1 và Kr2
Kr2
1 2 3 4 5
1 0% 16,7% 0% 0% 0%
2 0% 9,1% 3,0% 6,1% 0%
Kr1 3 0% 0% 13,6% 12,1% 1,5%
4 0% 0% 4,5% 13,6% 1,5%
5 0% 0% 0% 1,5% 13,6%
Phân tích số liệu cho thấy sự tương hợp giữa
Kr1 và Kr2 không bị ảnh hưởng bởi giới tính
cũng như cơ quan công tác, nhưng bị ảnh
hưởng bởi số lần tiếp xúc trung bình với trẻ SS
mỗi tuần trong quá trình làm việc tại cơ quan
công tác: không tiếp xúc trẻ SS hay tiếp xúc 1-5
lần thì sự tương hợp chỉ là 47,1-50%, trong khi
tiếp xúc 6-20 lần thì sự tương hợp lên đến 100%
(không đối tượng nào tiếp xúc >20 lần). Điều
này gợi ý kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng,
và việc thực tập sau hướng dẫn cần phải lập đi
lập lại.
Bảng 3: Sự tương hợp giữa Kr1 và Kr2 theo số lần
tiếp xúc trung bình với trẻ SS mỗi tuần trong quá
trình làm việc tại cơ quan công tác
Tương hợpKr1 và Kr2 (%)
1 2 3 4 5 Tổng cộng
10,9 19,6 19,6 0 50,1
1-5 47,1 47,1
6-20 50 50 100
Số
lần
tiếp
xúc
>20
So sánh mỗi kết quả đánh giá bằng mắt
với phân độ Kramer qui chuẩn Krc, chỉ xét 2
trường hợp mong đợi lần lượt là phù hợp ở cả
2 lần và Kr1 không phù hợp rồi Kr2 phù hợp,
kết quả lần lượt là 31,8% và 13,6%. Tổng cộng
của cả trường hợp này chỉ là 45,4%.
Bảng 4: Sự phù hợp giữa Kr1 và Kr2 với Krc
Kr2
Không phù hợp Phù hợp
Kr1 Không phù hợp 36,4 13,6
Phù hợp 18,2 31,8
Sự phù hợp của Kr1 và Kr2 với Krc không
bị ảnh hưởng bởi giới tính nhưng bị ảnh
hưởng bởi trình độ chuyên môn. Sự phù hợp
tăng dần theo trình độ chuyên môn: 36,1% ở
sinh viên Y 6, lên 45,8% ở học viên SĐH năm
thứ nhất và đến 100% ở học viên SĐH năm
thứ 2. Điều này cho thấy khi trình độ càng
thấp thì càng cần phải huấn luyện nhiều hơn,
lâu dài hơn.
Bảng 5: Sự phù hợp của Kr1 và Kr2 với Krc theo trình
độ chuyên môn
Kr2
Không phù
hợp
Phù hợp
SV Y 6 Không phù
hợp
36,4 13,6
36,1%* Phù hợp 18,2 31,8
Kr1 SĐH năm I Không phù
hợp
36,4 13,6
45,8%* Phù hợp 18,2 31,8
SĐH năm II Không phù
hợp
36,4 13,6
100%* Phù hợp 18,2 31,8
* là tổng cộng 2 trường hợp mong đợi lần lượt là phù hợp
ở cả 2 lần và Kr1 không phù hợp rồi Kr2 phù hợp
Xem xét sự phù hợp của Kr1 và Kr2 với Krc
theo số lần tiếp xúc trung bình với trẻ SS mỗi
tuần cho thấy sự phù hợp tăng dần: 32,6% khi
không tiếp xúc lần nào, lên 70,6% khi tiếp xúc
1-5 lần và đến 100% khi tiếp xúc > 5 lần. Điều
này cho thấy kinh nghiệm thực tế đóng vai trò
rất quan trọng, nên người càng ít kinh nghiệm
với trẻ SS thì càng phải được huấn luyện lâu
dài và thực hành nhiều hơn.
Bảng 6: Sự phù hợp của Kr1 và Kr2 với Krc theo số
lần tiếp xúc trung bình mỗi tuần với trẻ SS
Kr2
Không
phù hợp
Phù hợp
0 lần Không phù hợp 50 8,7
32,6 %* Phù hợp 17,4 23,9
Kr1 1-5 lần Không phù hợp 5,9 23,5
70,6 %* Phù hợp 23,5 47,1
6-20 lần Không phù hợp 0
100%* Phù hợp 100
>20 lần Không phù hợp 0