Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu công nghiệp và khu chế xuất

Đầu tư hiểu một cách khái quát theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó với kỳ vọng sẽ thu được những kết quả, những giá trị mới lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra trong tương lai. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ Những kết quả đó có thể là tài sản, tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá ), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn khoa học, kĩ thuật ) Cùng với sự phát triển kinh tế các hình thức đầu tư cũng ngày một đa dạng hơn. Trong một nền kinh tế đóng, nguồn vốn đầu tư để phát tiển kinh tế chỉ có thể dựa vào nguồn vốn huy động trong nước( vốn tích luỹ từ ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn tích luỹ trong dân.). Nhưng trong nền kinh tế mở cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì nguồn vốn đầu tư phát triển ngoài vốn trong nước còn có sự đóng quan trọng của nguồn vốn nước ngoài. Sự phát tiển nhanh chóng của các nước NICs, ASEAN trong hai thập kỷ gần đây cho thấy ý nghĩa của hoạt động thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. Ngay cả đối với những nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp .cũng vừa đầu tư ra nứơc ngoài vừa tranh thủ thu hút đầu tư quốc tế.

doc31 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu công nghiệp và khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a-Lời mở đầu b-Nội dung Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoàI, khu công nghiệp và khu chế xuất. I-Lý luận chung 1. Khái niệm về đầu tư: " Đầu tư hiểu một cách khái quát theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó với kỳ vọng sẽ thu được những kết quả, những giá trị mới lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra trong tương lai. Nguồn lực có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ…Những kết quả đó có thể là tài sản, tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá …), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn khoa học, kĩ thuật…)… Cùng với sự phát triển kinh tế các hình thức đầu tư cũng ngày một đa dạng hơn. Trong một nền kinh tế đóng, nguồn vốn đầu tư để phát tiển kinh tế chỉ có thể dựa vào nguồn vốn huy động trong nước( vốn tích luỹ từ ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn tích luỹ trong dân..). Nhưng trong nền kinh tế mở cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì nguồn vốn đầu tư phát triển ngoài vốn trong nước còn có sự đóng quan trọng của nguồn vốn nước ngoài. Sự phát tiển nhanh chóng của các nước NICs, ASEAN trong hai thập kỷ gần đây cho thấy ý nghĩa của hoạt động thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của các nước này. Ngay cả đối với những nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp ..cũng vừa đầu tư ra nứơc ngoài vừa tranh thủ thu hút đầu tư quốc tế. 2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: " Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng họ bỏ vốn đầu tư, cùng các đối tác nước sở tại chia sẻ rủi ro và lợi nhuận" Về bản chất đầu tư trực tiếp nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức được các tập đoàn nước ngoài sử dụng triệt để trong chính sách thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường hiện nay. ĐTTTNN là xu thế tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược. Việc các nước phát triển đầu tư ra nước ngoài trước hết vì quyền lợi của chính họ. Các nước phát triển đàu tư ra nước ngoài để kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên cũng phải khẳng định một điều: các nước tiếp nhận đầu tư cũng vì quyền lợi của bản thân mình. Tóm lại đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại quyền lợi cho cả hai bên (bên đầu tư, bên tiếp nhận đầu tư) vì vậy nó sẽ phát triển một cách bền vững và lâu dài. 3.Tác động của FDI đối với các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng. a) FDI bù đắp sự thiếu hụt vốn và ngoại tệ: Đối với các nước kém phát triển để phát triển kinh tế thì việc cần phải làm là tạo được cú huých đủ mạnh để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Tuy nhiên để tạo được cú huých đó các nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn và kĩ thuật. Vốn là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ kĩ thuật, tăng năng xuất lao động… từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển toàn xã hội. Nhưng để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của toàn thế giới. Như vậy vốn nước ngoài sẽ là một cú huých để đột phá "cái vòng luẩn quẩn". Trong đó FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà ít gây nợ nần. b) FDI mang lại công nghệ và trình độ kĩ thuật cao, trình độ quản lý tiên tiến cho nước tiếp nhận vốn đầu tư. Công nghệ mới ra đời và phát triển như vũ bão chất xám trở thành thông số chủ yếu để tính giá thành sản phẩm và tất yếu là giá thành sản phẩm thô, nguyên liệu sơ chế giảm một cách đáng kể. Đây là xu thế tất yếu của thời đại- xu thế này đe doạ hướng xuất khẩu nguyên liệu thô và nguyên liệu sơ chế của các nước đang phát triển. Như vậy để thoát khỏi đói nghèo không còn con đường nào khác, chúng ta cần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mình. Muốn thực hiện CNH-HĐH thì điều kiện kiên quyết là phải có công nghệ. Xét về lâu dài thì đây là một lợi ích căn bản nhất cho nước tiếp nhận đầu tư. Đứng trên giác độ công nghệ mà nói con đường để có công nghệ nhanh nhất, tốn ít vốn nhất đồng thời độ rủi ro thấp nhất là thông qua con đường thu hút FDI-thực hiện chuyển giao công nghệ. Trên thực tế FDI không chỉ thúc đẩy sự đổi mới vê công nghệ ở các nước tiếp nhận đầu tư mà còn góp phần tăng năng suất của các yếu tố sản xuất, thay đổi cấu thành sản phẩm và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển các nghành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi hàm lượng công nghệ kĩ thuật cao. Hơn thế nữa FDI còn đem lại kinh nghiệm quản lý, kĩ năng kinh doanh và trình độ kĩ thuật cao cho các đối tác trong nước tiếp nhận đầu tư thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm. FDI mang lại cho họ những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của các nước đầu tư, thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo kĩ sư, những nhà quản lý có chuyên môn, trình độ để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài. c) FDI tạo ra công ăn việc làm cho nước tiếp nhận đầu tư: Thực ra đây là tác dộng kép: tạo thêm công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao động tạo điều kiện taưng tích luỹ trong nước. FDI trực tiếp ảnh hưởng đến cơ hội tạo công ăn việc làm thông qua việc thu hút lao động vào các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Qua mối quan hệ hợp tác với các thành phần kinh tế trong nước FDI còn gián tiếp tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động khác bằng các hoạt động: thu mua nguyên vật liệu, gia công, dịchvụ…Tuy nhiên sự đóng góp của FDI vào việc tạo công ăn việc làm còn phụ thuộc rất nhiều vào nước tiếp nhận đầu tư như về phong tục tập quán, văn hoá, chính sách, khả năng kĩ thuật… d) FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp cũng là một đòi hỏi tất yếu để phù hợp với thời đại. FDI là một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên minh liên kết kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sụ phân công lao động quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI.FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi vì FDI làm xuất hiện nhiều lĩnh vực ngành nghề mới, nâng cao trình độ kĩ thuật, tăng năng xuất lao động… Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là ĐTTTNN đối với sự phát triển kinh tế ngay từ khi bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế Việt Nam đã tiến hành các biện pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Cho đến nay sau 13 năm tiến hành thu hút ĐTTTNN chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại cần phải có biện pháp tháo gỡ . Một trong những biện pháp nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn đó là đa dạng hoá hình thức đầu tư. Hiện nay ở Việt Nam theo pháp luật quy định thì có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoàI. Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT Build-operate-transfer) Xây dựng-chyển giao-kinh doanh (BTO). Xây dựng-chuyển giao(B-O). Hình thức khu chế xuất ( export processing zone ). Hình thức khu công nghiệp ( Industrial Zone ): Trong các hình thức trên KCN-KCX tỏ ra là có triển vọng trong thu hút và sử dụng có hiệu quả ngồn vốn FDI đồng thời hai hình thức này lại rất phù hợp với những điều kiện kinh tế -xã hội của Việt Nam hiện nay. II- Tổng quan về Khu công nghiệp và Khu chế xuất: Khái niệm : 1.1 Khái niệm KCX: Theo điều lệ của Hiệp hội KCX thế giới ( WEPZA), KCX được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tát cả các kkhu vực được Chính Phủ các nước cho phép hạot động như cảng tự do,khu mậu dịch tự do, KCN tự do hoặc bất kì khu vực ngoại thương hay khu vực khác được WEPZA công nhận. Định nghĩa này đồng nhất KCX với khu vực được miễn thuế Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) quan niệm KCX là khu vực được giới hạn về hành chính, có khi về địa lý, được hưởng một chế độ thuế quan cho phép tự do nhập khẩu thiết bị và mọi sản phẩm nhằm mục đích sản xuất hàng xuất khẩu.Chế độ htuế quan được ban hành cùng những quy định của luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế, nhằm thu hút đàu tư nước ngoài. Trên thế giới cùnh với sự phát triển của hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, KCX dần dần xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Khu mậu dịch tự do(Free Trade Zone hay Free Zone), kho quá cảng (Bonded warehouse), khu quá cảng (Bonded Erea), Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone).. Cảng tự do là khu vực cảng trong đó quy chế hải quan được thiết chế độc lập. ở đây vốn đầu tư nước ngoài, hàng hoá tầu thuyền ra vào một cách tự do, chính quyền không đánh thuế các loại nguyên liệu, vật tư và các bán thành phẩm nhập nhập khẩu. Nhưng các hàng hóa nhập vào thị trường nội địa phải chịu thuế hải quan bình thường. Khu mậu dịch tự do thì khônhg nhất thiết phải là cảng tự do, ở đay có sẵn các cơ sở kỹ thuật và phương tiện bốc xếp, vận chuyển chế biến lắp ráp, các thiết bị phục vụ vận tải biển, vận tải biển và hàng không, các nghiệp vụ chung chuyển hàng hoá. Mọi hàng hoá đều được nhập, xuát từ khu một cách tự do, không phải chịu thuế hải quan. Kho quá cảng, khu quá cảng có mục đích tương tựkhu mậu dịch tự do, ở đây hàng hoá được tự do nhập vào mà không phải chịu thuế tái xuất, trừ các hàng hóa nhập vào thị trường nội địa. Đồng thời trong các kho này còn tồn tại hình thức kho quá cảng chế biến, tức là một khu vực khép kín, các hàng hoá được nhập khẩu tự do và được chế biến, gia công, bao bì đóng gói có hay không sử dụng vật liệu hay phụ kiện nội địa. Theo qui chế ban hàn kèm theo nghị định của Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “ KCX là một khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu. KCX là một khu khép kín, có danh giới địa lý xác định, biệt lập với các vùng lãnh thổ ngoài khu chế xuấtbằng hệ thống tường rào, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ kí quyết định thành lập”. KCX được hưởng ưu đãi về nhiều mặt: nhập khẩu nguyên vật liệu , tuế công ty, được cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và các điều kiện khác để người sản xuất tại đây có lợi nhuận cao nhất.. Khái niệm này được hiểu theo nghĩa hẹp. Như vậy dù theo định nghĩa nào thì KCX đều được hiểu là khu vực tự do, nằm ngoài chế độ thuế quan của một nước, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho xuất khẩu. 1.2 Khái niệm KCN: Hiện nay trên thế giới có hai cách hiểu về KCN: Thứ nhất, KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng nhà ở..Theo quan niệm này, KCNthực chất là khu hành chính - kinh tế, trong đó sản xuất công nghiệp là hoạt động chủ yếu, còn các hoạt động khác chỉ mang tính chất bổ trợ cho sản xuất công nghiệp. Thứ hai, KCN là khu vực có giới hạn lãnh thổ nhất định, trong đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất hàng công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Việt nam định nghĩa “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp, có danh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ kí quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.” Đặc điểm : 2.1 Đặc điểm KCX: Mặc dù các nước khác nhau thì có quy định cụ thể về KCX khác nhau somg một KCX điển hình sẽ có các đặc điểm: Một là : nhập khẩu tự do nguyên vật liêu và không hạn chế về số lượng. Đây là ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước. Mặt khác doanh nghiệp trong KCX còn được miễn thuế doanh thu, thuế xuất khẩu đối với sản phẩm sản xuất ra và xuất khẩu. Hơn nữa, DNCX còn được nhận vài sự hỗ trợ trong quan hệ hợp tác với nền kinh tế trong nước. Hai là, các DNCX thường được Chính phủ nước chủ nhà quy định miễn thuế thu nhập công ty và thuế lãi cổ phần từ 3 đến 10 năm. Ba là, DNCX thường được ưu đãi trong hành chính như cung cấp thủ tục hải quan nhanh chóng, miễn thực nhiều quy định được áp dụng trong nước (hạn chế người nước ngoài chuyển lợi nhuận về nước, hạn chế người nước ngoài quảm lý..) Bốn là, DNCX được sử dụng cơ sở hạ tầng tốt (đường xá, điện, nước, điện thoại..) và được trợ cấp trong sử dụng một số yếu tố : thuế điện, nước rất thấp .. Tuy nhiên KCX có những hạn chế : do chúng là các khu đất riêng biệt nên khó có thể điều hành việc khuyến mại, phát triển dịch vụ đến mức đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Hơn nữa nếu có sự sai lầm trong lựa chọn vị trí thì việc phát triển thành công KCX là rất khó. Vì vậy, theo đánh giá của ngân hàng thế giới, nhìn chung trên thế giới có khoảng 40 đến 50% KCX đã thành công, chủ yếu tập trung ở Châu á số lại nằm ở châu Mỹ La Tinh và khu vực Ca-ri-bê ; 20-30% thành công ở từng mặt, còn lại tới 30% là thất bại tập trung vào các khu vực Châu Phi và Trung Đông. KCN và KCX khác nhau ở chỗ : 2.2 Phân biệt sự khác nhau giữa KCN và KCX KCX xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm xuất khẩu còn KCN được mở ra cho tất cả các ngành công nghiệp (bao gồm cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước). Như vậy, trong KCN có thể có DNCX. KCN cho phép các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế (bao gồm cả công ty100% vốn trong nước). Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nếu nằm trong KCN sẽ được hưởng ưu đãi như trong KCX và cũng sẽ được hưởng ưu đãi như trọng KCN. 2.3 Các điều kiện trong phân bố KCN: KCN là hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. Do vậy việc phân bố KCN phải đảm bảo các điều kiện; Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở rộng, nếu có thể liên kết thành cụm công nghiệp. Đặc biệt là phải có quy mô phù hợp với đặc điểm công nghệ chính gắn với điều kiện kết cấu hạ tầng. Có thị trường đầu vào (lao động, nguyên nhiên vật liệu..) đầy đủ và thuận lợi và có thể dễ dàng thay thế khi có sự cố sảy ra. Có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp chặt chẽ phát triển KCN với quy hoạch đô thị, phân bố dân cư, đảm bảo an ninh quốc phòng. Phải đảm bảo điều kiện kết cấu hạ tầng đặc biệt là các công trình kỹ thuật đấu nối với hạ tầng trong khu như : điện, nước, điện thoại.. Do vậy việc lựa chọn vị trí để xây dựng KCN là hết sức quan trọng bởi nó không chỉ quýet định sự thành bại của bản thân KCN mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của vùng, của đất nước. Mục tiêu của KCN và KCX: Ngày nay KCN- KCX đã trở thành một hình thức rất phổ biến trên thế giới bởi vì nó là nơi hội tụ mục tiêu của các nhà đầu tư và của nước chủ nhà. 3.1 Mục tiêu của nhà đầu tư: Di chuyển các ngành công nghiệp không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, các ngành công nghiệp đã tiêu chuẩn hoá, các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều tài nguyên và lao động sống. Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tận dụng chế độ ưư đãi về tài chính của nước chủ nhà cho hoạt động sản xuất của công ty ( miễn giảm thuế, phí dịch vụ với giá rẻ..). Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong nước. 3.2 Mục tiêu của nước chủ nhà : Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, học tập kỹ nănglao động và kinh nghiệm quản lý tiên tiến .. thúc đẩy quá trình phát triển trong nước. Khai thác thị trường trong nước, tạo nguồn hàng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, góp phần hội nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thông qua việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm từng bước nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời thông qua cạnh tranh góp phần thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Tạo việc làm: phát triển KCN-KCX sẽ tạo thêmviệc làm góp phần giải quyết nận thát nghiệp cao ở các nước đang phát triển. 4.. Sự cần thiết phải xây dựng KCN-KCX ở Việt Nam Nền kinh tế nước ta vẫn đang phát triển ở trình độ thấp kém, còn thấp xa sovới cả các nước trong khu vực, máy móc, công nghệ, thiết bị hầu hết là lạc hậu, năng xuất lao động và chất lượng thấp, sản phẩm có tính cạnh tranh kém.. Để thực hiện CNH-HĐH, xây dựng nền công nghiệp hướng vào xuất khẩu thì nhu cầu về vốn cũng như khoa học công nghệ là khá lớn.Trong khi đó tỷ lệ tiết kiệm trong nước mặc dù có tăng sau những cải cách kinh tế nhưng vẫn còn quá thấp. Để từng bước khắc phục tình trạng khó khăn thì chúng ta càn phải xây dựng thành công KCN-KCX. Thật vậy, xây dựng KCN-KCX chúng ta sẽ: Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia và tập đoàn tư bản lớnđể xây dựng các các ngành công nghiệp xuất khẩu. Khắc phục tình trạng yếu kém về kết cấu cơ sở hạ tầng trên diện rộng và nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong kim ngạch và cơ cấu hàng hàng xuất khẩu trên cơ sở phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu có sự tham gia của các công ty nước ngoài. Tạo môi trường pháp lý riêng có nhiều ưu đãi với cơ chế tập trung, có hiệu quả, thủ tục hành chính đơn giản thông thoáng cho nhà đầu tư trong KCN-KCX. KCN- KCX là giải pháp có hiệu quả đối với vấn đề tạo công ăn việc làm, đào tạo cán bộ quản lý và nâng cao trình độ tay nghề đội ngũ lao động. Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN-KCX từ tháng 10 năm1991 Chính Phủ đã ban hành quy chế về KCX và tháng 4 năm 1997 đã ban hành quy chế về KCN. Hoạt động của KCN-KCX đã troẻ thành một nét mới đặc thù trong nền kinh tế đất nước, góp phần không nhỏ và sự phát triển kinh tế. chương II : Thực trạng phát triển và thu hút FDI vào KCN-KCX I - Thực trạng thu hút FDI vào việt nam thời gian qua Cùng với việc ban hành Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cuối năm 1987, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế năng động này ngày càng có vai trò quạn trọng, bổ sung nguồn vốn và đóng góp tích cực cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong những năm 1991 đến 1995, vốn FDI chiếm 25,7% và từ năm 1996 đến nay, chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, thúc đẩy khai thác phát huy nhiều nguồn lực trong nước, góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTTTNN trong GDP cũng tăng dần qua các năm, từ năm 1992 đến năm1999 lần lượt là :2%; 3,6%; 6,1%; 7,4%; 9,1%; 9%; 10,1% ;10,3%. Đến nay đã có gần 3100 dự án của 65 nước và vùng lãnh thổ được cấp giấy phép, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 43 tỷ USD trong đó vốn tăng thêm của các dự án đang thực hiện là trên 5,5 tỷ USD. Trừ các dự án hết hạn, giải thể, hiện có khoảng 2500 dự án còn hiệu lực với vốn đăn ký đạt gần 36 tỷ USD. Vốn thực hiện đạt gần 18 tỷ USD và hiện chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. trong giai đoạn từ 1991 đến nay đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực mặc dù đã có nhiều thăng trầm, đặc biệt vào giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á năm1997. Qua bảng dưới đây chúng ta phần nào thấy được bức tranh toàn cảnh tình hình FDI vào Việt Nam Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 6t tháng Vốn đăng ký 1014 1658 2723 4404 7437 8298 5443 2356 151 483 Vốn thực hiện 213 394 1099 1946 2617 2646 3250 1956 100 600 % giẩm VĐK -34,4 -43,6 -35,9 -43 % giảm VTH -40 -20 -23 B1:Tình hình đầu tư qua cac năm( Triệu USD ) Nguồn : Bộ KH&ĐT STT Ngành Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp và xây dựng 18,5 51 2 Nông lâm ngư nghiệp 1,4 4 3 Dịch vụ 16,5 45 B2:Cơ cấu FDI theo ngành( Tỷ USD ) Nguồn : Bộ KH&ĐT II - Sự hình thành và phát triển KCN -KCX ở V
Tài liệu liên quan