Tài chính và tiền tệ là hai phạm trù kinh tế hết sức cơ bản và có tác động
đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Sự hiểu biết căn bản và có hệ
thống về hai phạm trù tài chính và tiền tệ sẽ là rất cần thiết để nghiên cứu về các
hoạt động kinh tế tài chính nói chung. Vì vậy, mục đích của chương đầu tiên này làcung cấp những kiến thức khái quát về hai đối tượng này. Sau phần đầu tiên trình
bày về nguồn gốc, bản chất và các chức năng của tiền tệ cũng như cung, cầu tiền
tệ trong nền kinh tế, nội dung chương sẽ tiếp nối với khái niệm tài chính để thấy
rằng sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ đã làm nảy sinh
các quan hệ và các hoạt động tài chính.
127 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyế tài chính tiền tệ - Đặng Thị Việt Đức (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. ĐẶNG THỊ VIỆT ĐỨC - ThS. vũ QUANG KẾT - ThS. PHAN ANH TUẤN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
MỤC LỤC
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ........................................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 2
Chương 4. Tín dụng và lãi suất tín dụng ......................................................... 2
Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ ............................................ 3
1.1. NGUỒN GỐC VÀ CÁC HÌNH THÁI CỬA TIỀN TỆ ....................................... 4
1.2. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ............................................. 12
1.3. CUNG CẦU TIỀN TỆ .......................................................................... 18
1.4. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH ........................................ 25
1.5. BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH ......................................... 28
1.6. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...................................................................... 34
Chương 2 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH .............................................................. 39
2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ....................... 40
2.2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH .................................................... 42
2.3. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ....................................... 47
2.4. CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ...................................... 61
Chương 3 CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN ......................................... 64
3.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN .. 64
3.2. CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN .............................. 69
3.3. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................ 82
4.1. TÍN DỤNG .................................................................................... 96
4.2. LÃI SUẤT TÍN DỤNG ....................................................................... 110
Chương 5 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỂN TỆ .................... 127
5.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG
TRUNG ƯƠNG ...................................................................................... 127
Hình 5.2.Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ ................... 129
5.3. CHÍNH SÁCH TIEN TỆ ..................................................................... 139
Chương 6 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........................................................ 159
6.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................. 159
6.2. QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH ............................................................ 163
6.3. NGUỒN VỐN TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
.......................................................................................................... 171
6.4. CHI PHÍ, THU NHẬP, LỢI NHUẬN KINH DOANH .................................. 174
Chương 7 TÀI CHlNH CÔNG ...................................................................... 179
7.1. TÀI CHÍNH CÔNG ........................................................................ 180
7.2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .................................................................. 187
7.3. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA .................................................. 201
Chương 8 TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ................................................................. 205
8.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ .................. 205
8.2. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .................................. 207
8.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ..................................................... 220
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường và đặc biệt trong mở
rộng quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại với thế giới, nền kinh tế Việt Nam
đã có những biển đổi sâu sắc và phát triển mạnh mẽ; cùng với đó những lý luận về
tài chính, tiền tệ cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện.
Để cung cấp những kiến thức cơ bản và tổng quan về tài chính tiền tệ, Nhà
xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách "Lý thuyết Tài chính tiền tệ”
do TS. Đặng Thị Việt Đức - Trưởng Bộ môn Tài chính, khoa Tài chính kế toán, Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; ThS. Vũ Quang Kết - Giảng viên khoa Tài
chính kế toán, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ThS. Phan Anh Tuấn -
Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần chứng khoán Navibank biên
soạn.
Cuốn sách được xây dựng dựa trên quan điểm nhìn nhận hiện đại về hệ
thống tài chính, với sự tập trung vào thị trường tài chính và các tổ chức tài chính
trung gian được nhấn mạnh hơn trước đây. Cuốn sách đưa nhiều kiến thức tài chính,
tiền tệ phổ biến ở các nước để sinh viên và bạn đọc dễ dàng tìm hiểu và phân tích
các vấn đề tài chính tiền tệ và áp dụng trong thực tế.
Nội dung cuốn sách gồm 8 chương:
Chương 1.Đại cương về tài chính và tiền tệ
Chương 2. Thị trường tài chính
Chương 3. Các tổ chức tài chính trung gian
Chương 4. Tín dụng và lãi suất tín dụng
Chương 5. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
Chương 6. Tài chính doanh nghiệp
Chương 7. Tài chính công
Chương 8. Tài chính quốc tế
Đối tượng đọc mà cuốn sách hướng tới đầu tiên là sinh viên các trường đại
học thuộc khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán -
kiểm toán bởi Lý thuyết tài chính và tiền tệ là môn học cơ sở ngành bắt buộc đối với
các sinh viên này. Với cách biên soạn khoa học và rõ ràng, cách trình bày dễ hiểu,
cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các độc giả muốn tìm hiểu về hệ
thống tài chính và tiền tệ trong nền kinh tế, vốn là những vấn đề họ thấy, gặp và
ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày của họ như chi tiêu, lãi suất, giá chứng khoán,
thuế, dịch vụ công, tỷ giá...
Nhà xuất bản rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý vị để cuốn sách
được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Nhà
xuất bản Thông tin và Truyền thông, số 9, Ngõ 90, Phố Ngụy Như Kon Turn, Quận
Thanh Xuân, Hà Nội.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc./.
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
- CSTT: Chính sách tiền tệ
- DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
- GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
- NG: Nguyên giá
- NHNN: Ngân hàng nhà nước
- NHTG: Ngân hàng thế giới
- NHTM: Ngân hàng thương mại
- NHTW: Ngân hàng trung ương
- TSCD: Tài sản cố định
–TSLD: Tài sản lưu động
- VCĐ: Vốn cố định
– VLĐ: Vốn lưu động
- WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Chương 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
Tài chính và tiền tệ là hai phạm trù kinh tế hết sức cơ bản và có tác động
đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Sự hiểu biết căn bản và có hệ
thống về hai phạm trù tài chính và tiền tệ sẽ là rất cần thiết để nghiên cứu về các
hoạt động kinh tế tài chính nói chung. Vì vậy, mục đích của chương đầu tiên này là
cung cấp những kiến thức khái quát về hai đối tượng này. Sau phần đầu tiên trình
bày về nguồn gốc, bản chất và các chức năng của tiền tệ cũng như cung, cầu tiền
tệ trong nền kinh tế, nội dung chương sẽ tiếp nối với khái niệm tài chính để thấy
rằng sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ đã làm nảy sinh
các quan hệ và các hoạt động tài chính.
1.1. NGUỒN GỐC VÀ CÁC HÌNH THÁI CỬA TIỀN TỆ
1.1.1. Nguồn gốc của tiền tệ
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan. Tiền tệ ra đời và phát triển gắn
liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Theo Mác, tiền tệ là sản
phẩm tự phát, tự nhiên của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Khi nghiên cứu về tiền
Mác viết: là vật được kết tinh, hình thành một cách tự nhiên trong trao đổi”.
Trong lịch sử thoạt đầu người ta trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. Khi sản
xuất càng phát triển, hàng hóa sản xuất ra càng nhiều, nhu cầu sử dụng của con
người cũng đi kèm theo. Việc trao đổi hàng lấy hàng gặp nhiều khó khăn. Ví dụ
người sản xuất ra lúa cần cái rìu để cuốc đất nhưng người có rìu không cần lúa mà
cần vải, việc này buộc người có của phải đổi lấy vải và sau đó dùng vải để đổi lấy
rìu. Nhu cầu trao đổi càng nhiều hàng hóa thì quá trình trao đổi lòng vòng đó càng
phức tạp hơn. Chính vì vậy, người ta đã nghĩ ra tìm những vật làm trung gian cho
các cuộc trao đổi đó, đây là vật ngang giá.
Lịch sử đã ghi nhận sự phát triển của hình thái giá trị qua 4 giai đoạn sau:
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Khi một hàng hóa ngẫu nhiên
phản ánh giá trị của một hàng hoá khác
- Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng: khi nhiều hàng hoá đều có khả năng
trở thành vật ngang giá để thể hiện giá trị của một hàng hoá nào đó
- Hình thái giá trị chung khi một hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá
chung để thể hiện giá trị của tất cả các hàng hoá khác.
- Có nhiều loại hàng hóa đã từng được sử dụng để làm vật ngang giá chung
như: gia súc, đồng, bạc, vàng... Mỗi loại vật này đều có một số thuận lợi và bất lợi
riêng khi làm phương tiện trao đổi - vật ngang giá chung. Cuối cùng, vật ngang giá
chung bằng hàng hóa chỉ được hạn chế trong kim loại quý vì dễ vận chuyển hơn,
trong đó chủ yếu là vàng.
- Khi phần lớn các quốc gia, các vùng đều sử dụng vàng làm vật ngang giá
chung trong trao đổi hàng hóa với nhau (khoảng cuối thế kỷ XIX), vàng loại bạc và
trở thành vật ngang giá chung - thế giới độc nhất.
Trải qua tiến trình phát triển, tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức để đáp
ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của đời sống kinh tế.
1.1.2. Sự phát triển các hình thái của tiền tệ
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần lượt tồn
tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền
kinh tế, đặc biệt là của hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá.
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem đã có những dạng tiền tệ nào
trong lịch sử; chúng ra đời như thế nào và tại sao lại không được sử dụng nữa.
Bằng cách này, chúng ta sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về khái niệm tiền tệ.
1.1.2.1. Tiền tệ hàng hóa - Hóa tệ
Hóa tệ (commodity money) tức là tiền bằng hàng hóa, là hình thái đầu tiên
của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Hàng hóa dùng làm tiền tệ
trong trao đổi phải có giá trị thực sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này phải
ngang bằng với giá trị hàng hóa đem trao đổi, tức là trao đổi ngang giá hàng hóa
thông thường lấy hàng hóa đặc biệt - tiền tệ. Hóa tệ lần lượt xuất hiện dưới hai
dạng: hóa tệ phi kim loại và hóa tệ kim loại.
a. Hóa tệ phi kim loại
Đây là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, rất thông dụng trong các xã hội cổ
truyền. Tùy theo từng quốc gia, từng địa phương và từng khu vực, người ta dùng
những hàng hóa khác nhau để làm tiền tệ, chẳng hạn: ở Hy Lạp và La Mã người ta
dùng bò, trâu; ở Tây Tạng người ta dùng trà đóng thành bánh; ở châu Phi dùng lụa
vải, vỏ sò, vỏ hến để làm tiền.
Việc dùng từng loại hàng hóa làm tiền tệ do thói quen của địa phương. Nói
chung, hóa tệ phi kim loại có nhiều điều bất lợi khi đóng vai trò tiền tệ, như: tính
chất không đòng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản cũng
như vận chuyển, nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương. Do
vậy, hóa tệ không phải kim loại dần dần bị loại bỏ và người ta bắt đầu dùng hóa tệ
kim loại thay thế hóa tệ phi kim loại.
b. Hóa tệ kim loại
Là việc lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim loại được dùng để đúc thành tiền là
đồng, kẽm, bạc, vàng... Kim loại có nhiều ưu điểm hơn '3ng hóa không phải kim
loại khi sử dụng làm đơn vị tiền tệ, như: phẩm chất, trọng lượng có thể qui định
chính xác hơn, dễ dàng hơn, bền hơn, hao mòn chậm, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối
ít biến đổi...
Qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần người ta chỉ
chọn hai kim loại quý dùng làm tiền lâu dài hơn là bạc và vàng. Sở dĩ vàng hay bạc
trở thành tiền tệ lâu dài hơn là vì bản thân nó có những thuộc tính đặc biệt mà các
hàng hóa khác không có như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính
dễ lưu thông. Sau này vàng vượt bạc, trở thành hoá tệ kim loại độc quyền được
dùng làm tiền tệ.
Trong giai đoạn đầu, tiền vàng, bạc thường được đúc dưới dạng nén, thỏi.
Nhưng về sau để tiện cho việc trao đổi, tiền vàng thường được đúc thành những
đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhất định. Loại tiền này vì thế được gọi là
tiền đúc. Tiền đúc xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, khoảng thế kỷ thứ VII trước
Công Nguyên, sau thâm nhập sang Ba Tư, Hy Lạp, La Mã rồi vào châu Âu. Các đồng
tiền lưu hành ở châu Âu trước kia đều dưới dạng này.
Tiền vàng đã có một thời gian thống trị rất dài trong lịch sử. Điều này chứng
tỏ hiệu quả to lớn mà nó đem lại cho nền kinh tế. Hệ thống thanh toán dựa trên
tiền vàng vẫn còn được duy trì cho đến mãi thế kỷ XX, chính xác là năm 1971 (chế
độ tiền tệ Bretton-Woods). Ngày nay, mặc dù tiền vàng không còn trong lưu thông
nữa, nhưng các quốc gia cũng như nhiều người vẫn coi vàng là một dạng tài sản cất
trữ có giá trị.
Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ, nhưng tiền
vàng không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền sản xuất và trao
đổi hàng hoá phát triển đến mức cao. Một loạt lý do sau đây đã khiến cho việc sử
dụng tiền vàng ngày càng trở nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ
nữa:
1. Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoá phát triển, khối lượng và chủng
loại hàng hóa ngày càng tăng và đa dạng, trong khi đó lượng vàng sản xuất ra
không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ (nhu cầu trao đổi) của nền kinh tế.
2. Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hóa khác tăng lên
do năng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng
suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hoá khác. Điều đó dẫn đến việc
giá trị của vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu câu làm vật ngang giá
chung trong một số lĩnh vực có lượng giá trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán hàng
hoá tiêu dùng...
3. Việc sử dụng tiền tệ hàng hoá bị các nhà kinh tế xem như một sự lãng phí
những nguồn tài nguyên vốn đã có hạn.
Việc tìm kiếm một loại hình tiền tệ mới, thay thế cho vàng trong lưu thông
trở nên cần thiết.
1.1.2.2. Tiền danh nghĩa - Tiền là dấu hiệu giá trị
Khi vàng được sử dụng làm trung gian trong quá trình trao đổi hàng hoá,
ban đầu có đầy đủ giá trị. Nhưng trong quá trình lưu thông, nó đã bị cọ sát nhiều
và giảm dần trọng lượng và thực chất nó đã giảm giá trị nhưng vẫn được người ta
coi là tiền đầy đủ giá như ban đầu. Hiện tượng đó làm nảy sinh khả năng lấy một
vật khác thay thế tiền vàng làm phương tiện lưu thông. Khả năng đó đã từng bước
thành hiện thực khi người ta phát hành tiền kim loại đúc và sau này là tiền giấy để
thực hiện chức năng lưu thông của tiền tệ thay thế cho tiền vàng.
Tiền danh nghĩa là loại tiền tệ mà bản thân tự nó không có giá trị (chỉ là dấu
hiệu giá trị) song nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng.
Giá trị của tiền danh nghĩa chính là giá trị của vàng mà nó phản ánh, đại
diện. Tiền danh nghĩa gồm có hai loại: tiền kim loại và tiền giấy.
a. Tiền xu kim loại
Tiền kim loại (coin) thuộc hình thái tiền danh nghĩa khác với tiền kim loại
thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ, trong hóa tệ kim loại, giá trị của chất kim loại đúc
thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền, còn ở kim loại làm tiền danh
nghĩa, giá trị của chất kim loại đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng
tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gán cho nó một giá trị nào cũng được theo
tưởng tượng của con người.
b. Tiền giấy
Tiền giấy (Paper money or bank notes) có 2 loại: tiền giấy khả hoán và tiền
giấy bất khả hoán.
Tiền giấy khả hoán (Convertible Paper Money): Là một mảnh giấy được in
thành tiền để lưu hành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc (gold
certificate, silver certificate). Người có tiền giấy này có thể đến ngân hàng để đổi
lấy một số lượng vàng hay bạc tương đương với giá trị ghi trên đồng tờ giấy đó. Sự
ra đời tiền giấy khả hoán đã giúp cho việc giao dịch những khoản tiền lớn, cũng như
việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn nhiều. Tiền giấy khả hoán được ghi
nhận xuất hiện vào thế kỷ XVII, do một chủ ngân hàng tại Stockholm, Thụy Điển
đưa ra.
Thời kỳ đầu, các Ngân hàng thương mại (NHTM) là người phát hành các tiền
giấy khả hoán. Sau chiến tranh Thế giới thứ nhất, nhằm siết chặt quản lý trong việc
phát hành tiền giấy, Nhà nước đã ngăn cấm các NHTM phát hành giấy bạc ngân
hàng, và quy việc phát hành về 1 Ngân hàng trung ương (NHTW) duy nhất. Vì thế
ngày nay nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấy bạc của NHTW. Hàm lượng
vàng của đồng tiền được quy định theo luật của ngân hàng từng nước. Vì vậy người
ta cũng gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).
Thế nhưng, chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến tranh
và khủng hoảng kinh tế, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả năng đổi được ra vàng. Ở
Pháp, tiền giấy trở thành bất khả hoán năm 1720, từ năm 1848 đến 1850, từ năm
1870 đến 1875, từ năm 1914 đến 1928 và sau cùng kể từ ngày 01/10/1936 đến
nay. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chỉ còn duy nhất đồng USD là có thể đổi ra
vàng (chế độ bản vị hối đoái vàng). Tuy nhiên đến năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố
ngừng đổi đồng USD ra vàng (chế độ Bretton Wood sụp đổ) sự tồn tại của tiền giấy
có thể đổi được ra vàng trong lưu thông thực sự chấm dứt.
Tiền giấy bất khả hoán (Inconvertible Paper Money): Tiền giấy bất khả hoán
là loại tiền mà dân chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc.
Đây là loại tiền giấy (không mâu thuẫn) mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế
giới đang sử dụng.
Tiền giấy thực chất là các giấy nợ (IOU) của Ngân hàng trung ương với người
mang nó. Nhưng với tiền bất khả hoán, thì đó là các giấy nợ đặc biệt. Chúng chỉ
hứa trả cho người mang nó bằng các tờ tiền giấy khác, tức là NHTW thanh toán giấy
nợ này bằng giấy nợ khác. Và vì vậy, nếu bạn mang 100.000đ đem ra ngân hàng
người ta sẽ chỉ đổi cho bạn ra các đồng tiền với mệnh giá nhỏ hơn như 20.000đ,
l0.000đ... chứ không phải là vàng. Khi phát hành tiền giấy thì tiền giấy trở thành tài
sản của người sở hữu chúng, nhưng đối với NHTW lại là một khoản nợ về giá trị
(hay sức mua) của lượng tiền phát hành ra. Chính vì vậy, khi phát hành ra một
lượng tiền bao giờ lượng tiền này cũng phải ghi vào mục Tài sản Nợ trong bảng
tổng kết tài sản của NHTW.
Việc xã hội chấp nhận tiền giấy mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều so
với giá trị mà nó đại diện là vì tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện trao
đổi, vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành (NHTW), và vì bản
thân việc sử dụng tiền giấy rất thuận lợi. Thế nhưng một khi mất lòng tin vào cơ
quan phát hành thì người ta sẽ không sử dụng tiền giấy nữa.
Có thể thấy việc sử dụng tiền dấu hiệu giá mang nhiều lợi ích.Thứ nhất, tiền
dấu hiệu giá trị dễ dàng vận chuyển, cất trữ. Thứ hai, tiền dấu hiện giá trị có đủ
mệnh giá đáp ứng mọi giao dịch. Thứ ba, về phía Chính phủ: việc in tiền giấy tốn ít
chi phí hơn nhiều so với giá mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc
vào số lượng ; hàng hóa dùng làm tiền tệ như trước đây. Ngoài ra Chính phủ cũng
ẩn được khoản chênh lệch giữa giá trị của số tiền in thêm và chi phí phát hành tiền.
Tuy nhiên, tiền dấu hiệu giá trị cũng có nhiều nhược điểm như dễ rách và hư
hỏng; chi phí lưu thông cũng lớn, nhất là đối với các trao đổi diễn ra trên phạm vi
rộng (giữa các quốc gia...; dễ bị làm giả và dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do không
có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được số lượng tiền giấy trong lưu thông
như tiền vàng).
1.1.2.3. Tiền tín dụng
Bên cạnh tiền giấy, ngày nay do sự phát triển của các tổ chức tài chính tín
dụng, đặc biệt là của hệ thống ngân hàng, một h