Lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện thực địa
(grounded theory) là một trong các các lối
tiếp cận chính của nghiên cứu định tính.
Ngày nay nó được sử dụng rộng rãi trong
các bộ môn khoa học xã hội, nhân văn, cả
trong y khoa và công nghệ thông tin. Bài
viết trình bày nguồn gốc lý thuyết, phương
pháp luận, các qui trình của lý thuyết. Đặc
biệt một số tương đồng và khác biệt của lý
thuyết trên với một số tiếp cận định tính
khác cũng được đặt ra. Kết luận bài viết đề
cập đến vài hạn chế và đóng góp của lối
tiếp cận này
12 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 716 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện thực địa: Trình bày và so sánh với một số tiếp cận định tính khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/329905589
LÝ THUYẾT ĐẶT CƠ SỞ TRÊN DỮ KIỆN THỰC ĐỊA: TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH
VỚI MỘT SỐ TIẾP CẬN ĐỊNH TÍNH KHÁC (Introduction to grounded theory
and comparison with some other qualitative appro...
Article · December 2018
CITATIONS
0
READS
222
1 author:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
Environmental Education View project
Social Theory View project
Nguyen Xuan Nghia
Ho Chi Minh City Open University
59 PUBLICATIONS 29 CITATIONS
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Nguyen Xuan Nghia on 25 December 2018.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 9(145)-2010 9
LÝ THUYẾT ĐẶT CƠ SỞ TRÊN DỮ KIỆN
THỰC ĐỊA: TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH VỚI
MỘT SỐ TIẾP CẬN ĐỊNH TÍNH KHÁC
NGUYỄN XUÂN NGHĨA
TÓM TẮT
Lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện thực địa
(grounded theory) là một trong các các lối
tiếp cận chính của nghiên cứu định tính.
Ngày nay nó được sử dụng rộng rãi trong
các bộ môn khoa học xã hội, nhân văn, cả
trong y khoa và công nghệ thông tin. Bài
viết trình bày nguồn gốc lý thuyết, phương
pháp luận, các qui trình của lý thuyết. Đặc
biệt một số tương đồng và khác biệt của lý
thuyết trên với một số tiếp cận định tính
khác cũng được đặt ra. Kết luận bài viết đề
cập đến vài hạn chế và đóng góp của lối
tiếp cận này.
Các phương pháp trong nghiên cứu định
tính được đề cập đến thường bao gồm: qui
nạp phân tích (analytic induction), dân tộc
học mô tả, phương pháp hiện tượng luận
và lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện thực địa
(grounded theory)(1). Lý thuyết đặt cơ sở
trên dữ kiện thực địa là một phương pháp
do hai nhà xã hội học Mỹ Glaser và
Strauss đưa ra trong tác phẩm Khám phá
lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện thực địa.
Các chiến lược cho nghiên cứu định tính)
([1967], 2009). Hai ông đã dần hình thành
lý thuyết từ cuộc nghiên cứu năm 1965,
Nhận thức về sự hấp hối (1965). Lý thuyết
này dần dần được ứng dụng trong các lãnh
vực y tế, tiếp thị, giáo dục, tâm lý học, phát
triển nguồn nhân lực, nghiên cứu tổ chức
và các lãnh vực khác như hệ thống thông
tin (Fernandez, 2004). Số lượng nghiên
cứu ứng dụng lối tiếp cận này càng ngày
càng gia tăng, lấy thí dụ trong lãnh vực sức
khỏe, điều dưỡng, Benoliel đã thống kê,
năm 1980 có 5 nghiên cứu dựa trên lý
thuyết này, năm 1984: 225 nghiên cứu,
năm 1995: 1997 nghiên cứu (Egen, 2002,
tr. 279). Cuốn sách nêu trên của Glaser và
Strauss (1967) được trích dẫn trong 21.201
bài viết; cuốn sách của Strauss và Corbin
(1990) được trích dẫn trên 14.438 bài
viết(2).
1. NGUỒN GỐC LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP LUẬN
Mặc dù có những tương đồng với nhân học
xã hội là nhằm làm rõ cơ cấu, tính qui luật
của các hiện tượng xã hội, nhưng trong khi
nhân học xã hội đặt ưu tiên vào việc mô tả,
lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện thực địa có
mục đích xây dựng một lý thuyết từ những
KINH TEÁ HOÏC - XAÕ HOÄI HOÏC
Nguyễn Xuân Nghĩa. Tiến sĩ. Trường Đại học
Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUYEÃN XUAÂN NGHÓA – LYÙ THUYEÁT ÑAËT CÔ SÔÛ TREÂN DÖÕ KIEÄN
10
dữ kiện thực địa. Nguồn gốc của lý thuyết
này xuất phát từ những trào lưu tư tưởng
lớn của hai trường đại học Mỹ là đại học
Columbia, nơi tốt nghiệp của B. G. Glaser
và ông rất gần gũi với P. Lazarsfeld, và đại
học Chicago nơi A. Strauss được đào tạo.
Do vậy lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện
thực địa không hoàn toàn độc đáo, bởi lẽ
nó hệ thống và triển khai một số qui tắc của
trường phái Chicago. Người ta nhận thấy
có nhiều nét thân thuộc giữa phương
pháp này với các lối tiếp cận trước đó
như lý thuyết tương tác biểu tượng, qui
nạp phân tích. Phương pháp này được
sử dụng phối hợp với các phương pháp
khác như dân tộc học, nghiên cứu tiểu sử
(life history) hay phương pháp luận dân dã
(ethnomethodology).
Phương pháp này nhằm xây dựng các lý
thuyết có cơ sở thực nghiệm từ các hiện
tượng xã hội. Như vậy, nó được xem như
là một phản ứng chống lại sự tư biện lý
thuyết tách rời khỏi thực tại, đồng thời
chống lại trào lưu định lượng thực chứng
mà C. Mills đã phê bình, bởi lẽ trào lưu này
không có ý nghĩa lý thuyết, thiếu nghiêm
cẩn trong việc giải thích các dữ kiện và
không lý giải được ý nghĩa xã hội học của
các kết quả nghiên cứu. Glaser và Strauss
muốn hình thành một phương pháp nhằm
xây dựng các lý thuyết phản ánh tính đa
dạng, phong phú của xã hội đồng thời cho
ra đời những nghiên cứu có giá trị và được
kiểm nghiệm cách hệ thống bằng các mẫu
thâu thập dữ kiện chặt chẽ.
Phương pháp luận của lý thuyết đặt cơ sở
trên dữ kiện thực địa còn bắt nguồn từ lý
thuyết thực dụng (pragmatism) Mỹ và triết
học hiện tượng luận. Các tác giả của lý
thuyết này thấy sự cần thiết phải cắm chặt
lý thuyết trong thực tiễn để đẩy mạnh các
bộ môn khoa học và nhận thức được tầm
quan trọng của quan sát thực địa trong việc
thấu hiểu các hiện tượng xã hội. Việc quan
sát này chú trọng đến những biến đổi,
những quá trình và tính đa dạng của thực
tại xã hội (Strauss và Cobin, 1990, 25). Với
hiện tượng luận, lý thuyết đặt cơ sở trên dữ
kiện thực địa chịu ảnh hưởng nguyên tắc
giản hóa (reduction), có nghĩa là đặt qua
một bên những khái niệm có sẵn về hiện
tượng, để chính hiện tượng tự bộc lộ mình.
Lý thuyết này không chấp nhận việc kiến
tạo trước các khái niệm hay giả thiết về
hiện tượng nghiên cứu. Chúng chỉ được
xây dựng và kiểm chứng dần dần theo tiến
độ cuộc nghiên cứu trên thực địa. Lối tiếp
cận này nằm trong một quan điểm nhận
thức luận lớn hơn vốn chủ trương rằng xã
hội không phải là dữ kiện có sẵn như quan
niệm của thuyết duy thực chứng, mà được
kiến tạo liên tục bởi những tác nhân xã hội.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của tác nhân
xã hội, nhưng lý thuyết này không quên
lãng bối cảnh xã hội trong đó hình thành
các hành động của các tác nhân (Strauss,
Cobin, 1990).
Cho dù, sau này có một số khác biệt giữa
Glaser và Strauss, qui trình nghiên cứu của
hai ông đều đi qua các bước: xác định đối
tượng nghiên cứu, thâu thập dữ kiện, mã
hoá, so sánh, hình thành khái niệm, chọn
mẫu theo lý thuyết, phát triển chủ đề cốt lõi
(core category), đưa ra lý thuyết (Walker,
Myrick, 2006, tr. 550).
2. CÁC QUY TRÌNH CỦA LÝ THUYẾT
ĐẶT CƠ SỞ TRÊN DỮ KIỆN THỰC ĐịA
2.1. Xác định đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của lý thuyết này là
một hiện tượng xã hội mà ta muốn đào sâu
NGUYEÃN XUAÂN NGHÓA – LYÙ THUYEÁT ÑAËT CÔ SÔÛ TREÂN DÖÕ KIEÄN
11
phân tích lý thuyết. Đối tượng này có thể
xác định từ những quan tâm lý thuyết hay
ứng dụng – ví như quá trình hình thành các
quan hệ liên tộc người, việc thực hiện các
chính sách nhằm hội nhập những người di
dân. Điều quan trọng chính là đối tượng
này liên quan đến các quá trình, có nghĩa
là tìm hiểu sự biến đối của một hiện tượng.
Hơn nữa, lúc khởi đầu đối tượng nghiên
cứu có thể được xác định rộng hay hẹp là
do cách thức phân tích tập trung vào việc
xây dựng các khái niệm cho phép hiểu rõ
hiện tượng nghiên cứu, vì vậy một cách
nào đó đối tượng nghiên cứu không có
ranh giới. Thí dụ việc tìm hiểu các dịch vụ y
tế có thể đòi hỏi việc hiểu sâu tổ chức tổng
quát các chăm sóc y tế (Hennebo N.
2009).Việc tìm hiểu một hiện tượng xã hội
đôi lúc đòi hỏi việc hiểu toàn bộ hệ thống
xã hội. Hơn nữa một trong những đặc điểm
của phương pháp này là đối chiếu với
những tình huống tương tự nhưng có điểm
tương phản.
Việc xác định đối tượng nghiên cứu có vẻ
không rõ ràng trong lý thuyết này thường
gây nghi ngờ cho những người chỉ quen
thuộc với lối nghiên cứu định lượng.
2.2. Chọn lựa địa điểm, tình huống hay
nhóm cuộc nghiên cứu nhắm tới
Việc chọn lựa địa điểm, tình huống hay
nhóm nào tùy thuộc câu hỏi nghiên cứu và
đặc biệt tùy thuộc tính phù hợp lý thuyết
của câu hỏi này. Lấy thí dụ, để nghiên cứu
các quan hệ liên tộc người, ta có thể chọn
nghiên cứu ở các trường công lập vì đó là
nơi có sự chung sống giữa các nhóm tộc
người; tiếp theo, trong nội bộ trường, ta có
thể tập trung nghiên cứu thanh thiếu niên vì
các em đang ở độ tuổi quan trọng có liên
quan đến việc hình thành căn tính xã hội.
Tóm lại việc chọn một tình huống, một
nhóm nghiên cứu tùy thuộc khả năng
chúng làm sáng tỏ hiện tượng ta muốn
nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu khởi đầu này
có thể thay đổi tùy theo nhu cầu trong quá
trình phát triển lý thuyết.
Đại bộ phận nghiên cứu được tiến hành
theo phương pháp này dựa trên những dữ
kiện thực địa như quan sát, phỏng vấn,
nhưng cũng có thể sử dụng các loại dữ
kiện khác như dữ kiện định lượng, tư liệu
các loại, hình ảnh và ngay cả các phân tích
dữ kiện thực địa đã được thực hiện nếu
chúng có thể cho phép xây dựng hệ thống
một lý thuyết có thể kiểm chứng được.
2.3. Xây dựng các chủ đề khái niệm
(conceptual categories)
Mục tiêu chính của lý thuyết đặt cơ sở trên
dữ kiện thực địa là xây dựng lý thuyết và
đơn vị căn bản phân tích của phương pháp
này là các khái niệm. Khái niệm không phải
là sự kiện hay biến cố (các tác giả Glaser
và Strauss dùng thuật ngữ incidents) mà là
cái biểu trưng cho các sự kiện, biến cố này.
Thí dụ trong nghiên cứu của Laperrière về
quan hệ liên tộc người, một vài sự kiện cho
thấy các thanh niên Ý ở Québec đã Pháp
hóa tên của mình, từ bỏ những nét truyền
thống Ý rõ ràng. Các sự kiện này được xếp
vào khái niệm “phủ định sự khác biệt”
(Laperrière, 1997). Thí dụ khác, trong
nghiên cứu của Glaser và Strauss đã nêu
trên, những nhận định đánh giá về cái chết
của bệnh nhân như “anh ta trẻ quá”, “Nếu
không có cô, các con của cô sẽ làm gì
đây?”, “Thật là một mất mát cho xã hội!”,
được liệt kê vào khái niệm “mất mát xã
hội”. Tiếp theo, những khái niệm thuộc về
NGUYEÃN XUAÂN NGHÓA – LYÙ THUYEÁT ÑAËT CÔ SÔÛ TREÂN DÖÕ KIEÄN
12
cùng một lãnh vực được tập hợp lại trong
một chủ đề khái niệm (hay khái niệm
chính). Trở lại nghiên cứu của Lapenière,
các khái niệm “phủ định sự khác biệt”, và
khái niệm “tâm lý hóa sự khác biệt” (qui
chiếu việc chọn bạn thân cùng một tộc
người là do tính cách của cá nhân) được
tập hợp lại trong chủ đề khái niệm “che
giấu sự khác biệt”.
Các chủ đề khái niệm phải bám vào thực
tiễn nghiên cứu, vì phương pháp này còn
được gọi là phương pháp lập thuyết từ
những dữ kiện thực địa (ancrer la théorie
dans les faits, neo lý thuyết vào các sự
kiện). Từ các quan sát càng lúc càng
được tinh tế do được đối chiếu liên tục,
người ta làm rõ các chủ đề và giả thiết.
Các dữ kiện không chỉ là chỉ báo của các
khái niệm hay các chủ đề mà còn là công
cụ để xác minh. Các chủ đề khái niệm
được xây dựng lại cho đến khi nào không
có dữ kiện mới đi ngược lại chúng - đây là
nguyên tắc bão hòa (saturation) (Glaser,
Strauss, 1967, tr. 61). Trở lại khái niệm
“mất mát xã hội” trong nghiên cứu của
Glaser và Strauss, khái niệm này tạo nên
một chiều kích thích hợp cho việc quan sát
hiện tượng nghiên cứu là các hành vi
chăm sóc của bác sĩ, y tá và đồng thời nó
cũng cho phép đưa ra các tiên đoán về
chất lượng các chăm sóc.
Sau khi đã xác định các chủ đề khái niệm,
người nghiên cứu cố gắng đưa ra các
thuộc tính, các đặc điểm của các chủ đề
khái niệm. Động tác này đi qua hai bước
nhỏ; bước thứ nhất, ta tối thiểu hóa các
khác biệt quan sát được nhằm chi tiết hóa
và củng cố nội dung các chủ đề khái niệm;
bước thứ hai, tối đa hóa những khác biệt
này với mục đích làm bật ra những điều
kiện xuất hiện và biến đổi của hiện tượng
nghiên cứu. Lấy thí dụ, người ta có thể chi
tiết hóa nội dung của khái niệm “che giấu
sự khác biệt tộc người” nêu trên và xem
những ai (khi nào, thế nào, với ai, tại sao,
kết quả thế nào) sử dụng chiến lược này
(Strauss, Corbin, 1990, tr. 77). Sau đó liệt
kê ra những đặc điểm của khái niệm đối
nghịch “phô trương sự khác biệt tộc người”
và so sánh hai tập hợp khái niệm để đi đến
việc nhận ra những điều kiện xuất hiện của
chiến lược này hay chiến lược kia.
Sau đó, những đặc điểm của một chủ đề
khái niệm được xem xét dưới những chiều
kích của chúng. Trong ngôn ngữ của
phương pháp này, khái niệm chiều kích chỉ
việc định vị các đặc điểm trên một trục liên
tục, thí dụ, trong tương quan với số lượng:
ít/nhiều, trong tương quan với thời gian:
sớm/trễ... Thí dụ, khái niệm “mất mát cho
xã hội” được xét dưới chiều kích nhiều hay
ít.
Cuối cùng, qua việc quan sát tất cả các
chiều kích của một khái niệm, ta có thể có
cái nhìn tổng thể (dimensional profile) để từ
đó tạo ra các loại hình hay khuôn mẫu
(pattern) của hiện tượng nghiên cứu.
2.4. Quá trình mã hóa và các giai đoạn của
phân tích đối chiếu liên tục
Phương pháp đối chiếu là một trọng tâm
của lý thuyết đặt cơ sở trên dữ kiện thực
địa, nhằm làm bật ra những tương đồng, dị
biệt giữa các dữ kiện hòng xác định được
những đặc điểm, những quan hệ, các yếu
tố chi phối các biến đổi (Glaser, Strauss,
1967, tr. 103-107).
Sau khi việc thâu thập dữ kiện thực địa đầu
tiên được thực hiện, việc mã hóa mở (open
coding) được tiến hành ngay. Mã hóa mở
NGUYEÃN XUAÂN NGHÓA – LYÙ THUYEÁT ÑAËT CÔ SÔÛ TREÂN DÖÕ KIEÄN
13
được hiểu là tất cả sự kiện, tất cả đơn vị
nghĩa đều được mã hóa. Chỉ khi cuộc
nghiên cứu đã khá tiến triển, lý thuyết bắt
đầu rõ dần, mới thực hiện việc mã hóa
chọn lọc (selective coding), có nghĩa là mã
hóa được hội nhập vào những chủ đề
chính của lý thuyết. Việc mã hóa dữ kiện
luôn kèm theo các suy nghĩ lý thuyết, được
thực hiện dưới các dạng ghi nhớ (memos).
Các khái niệm ban đầu được đưa ra có thể
bị thay đổi, bỏ đi nếu các dữ kiện mới đòi
hỏi như vậy. Tính nhất quán lý thuyết
không có nghĩa là sự cứng nhắc của các
khái niệm chủ đề mà phải thích ứng với
toàn bộ dữ kiện. Khi một sự kiện mới được
quan sát không đòi hỏi phải xây dựng lại
các khái niệm và các chủ đề, là đã đạt đến
sự bão hòa. Việc mã hóa đi qua ba giai
đoạn, nhưng quá trình này không đơn
tuyến:
a) Mã hóa mở (open coding) nhằm làm bật
lên từ các dữ kiện càng nhiều khái niệm
càng tốt. Một mã có thể thích ứng cho
nhiều dữ kiện, nhưng một dữ kiện có thể
qui chiếu về nhiều mã. Thí dụ, việc Việt hóa
tên của các thanh niên dân tộc có thể đưa
vào mã “che giấu sự khác biệt tộc người”,
cũng có thể thuộc mã “đồng hóa văn hoá”
hay mã “tương quan quyền lực giữa các
nhóm tộc người”.
Việc mã hóa mở được tiếp tục bằng cách
nêu lên những đặc điểm, chiều kích của
các khái niệm. Việc cụ thể hóa các khái
niệm, các chủ đề phân tích được thực hiện
bằng cách so sánh các sự kiện, các tình
huống, các nhóm trên thực địa. Lấy thí dụ,
trước tiên ta tập hợp tất cả các khái niệm
liên quan đến thái độ của các cô y tá liên
quan đến trạng thái của những người đang
hấp hối, tiếp theo ta xem xét các thái độ
trên theo các loại người đang hấp hối và
cuối cùng so sánh những người đang hấp
hối với những người cũng đang tình trạng
chuyển tiếp như các cặp vợ chồng đang
sửa soạn ly hôn. Một thí dụ khác, ta xem
cách biểu hiện của việc từ chối khác biệt
theo cách người đó là dân tộc ít người hay
dân tộc đa số, việc này xảy ra nơi công
cộng hay chỗ riêng tư và sau đó so sánh
với các mối quan hệ khác như chủng tộc,
giai cấp, giới tính.
b) Trong giai đoạn hai, ta cố gắng thiết lập
các tương quan giữa các chủ đề đã làm bật
ra: đó là điều mà Strauss gọi là mã hóa
theo trục (axial coding). Để dễ giới hạn lý
thuyết, Strauss (1987) đã đưa ra một mô
hình gồm các chiều kích chính của một chủ
đề: các yếu tố bối cảnh, các nguyên nhân,
những điều kiện cấu trúc, hành động và
tương tác, hậu quả...
Mô hình mã hóa trước hết là một công cụ
và dĩ nhiên những đặc điểm của một trật tự
khác, một mô hình khác cũng có thể được
thiết lập ra, thí dụ những đặc điểm liên
quan đến những thái độ, chuẩn mực, hệ tư
tưởng bao quanh vấn đề. Cái quan trọng là
thấy được tương quan giữa các khái niệm
chính nhằm hội nhập chúng vào và đẩy xa
việc tạo lý thuyết. Người nghiên cứu hình
thành các giả thiết trên những dữ kiện còn
thiếu của mô hình và sau đó sẽ kiểm chứng
trên thực địa. Trong giai đoạn mã hóa này,
ta sử dụng nhiều memos lý thuyết và sử
dụng nhiều sơ đồ.
c) Giai đoạn cuối là mã hóa chọn lọc
(selective codification) nhắm đến việc hội
nhập cuối cùng của lý thuyết trong quan hệ
với khái niệm chính và đi vào trọng tâm của
vấn đề và tổng hợp thành vài hàng. Cái
NGUYEÃN XUAÂN NGHÓA – LYÙ THUYEÁT ÑAËT CÔ SÔÛ TREÂN DÖÕ KIEÄN
14
khái niệm chính này cho phép hội nhập tối
đa các dữ kiện. Giai đoạn mã hóa chọn lọc
này cho phép đi đến việc hình dung ra các
khuôn mẫu (patterns) có thể bao trùm các
tập hợp nhỏ các dữ kiện, giúp việc đi đến
việc loại hình hóa (typologies).
Một khi đã xác định khái niệm lý thuyết
chính của cuộc nghiên cứu phải cụ thể hóa
ra bằng các đặc điểm và chiều cạnh, sau
đó đặt khái niệm này trong tương quan với
các khái niệm khác. Mô hình lý thuyết mới
này đến phiên nó lại được kiểm chứng, bổ
sung bởi những dữ kiện mới (Strauss và
Corbin, 117-118).
2.5. Việc chọn mẫu theo yêu cầu lý thuyết
(theoretical sampling)
Theo lý thuyết này việc chọn mẫu tùy thuộc
các phân tích đang xảy ra trên thực địa.
Việc chọn lựa tình huống nào, nhóm đối
tượng nào là tùy thuộc chúng có thích hợp
không với việc xây dựng các khái niệm
chính và tương quan giữa những khái niệm
này, chứ không nhằm mục tiêu tiêu biểu
cho tổng thể nghiên cứu hay các tình
huống nghiên cứu (Glaser, Strauss, 1967,
tr. 45-65).
Mẫu lý thuyết đầu tiên được xác định là do
câu hỏi nghiên cứu. Sau đó việc chọn mẫu
thay đổi tùy theo yêu cầu phân tích. Việc
chọn mẫu vừa phải linh động, vừa tuân thủ
các nguyên tắc: nhất quán, linh động, rõ
ràng và đầy đủ.
Chọn lựa những nhóm để so sánh
Việc chọn các nhóm so sánh là để làm rõ
các khái niệm chính và kiểm chứng các giả
thiết. Các nhóm so sánh là các nhóm có
thực hay được xây dựng bằng lý thuyết, từ
các dữ kiện sơ cấp cũng như từ các nghiên
cứu đã có.
Việc chọn mẫu theo lý thuyết này thay đổi
tùy theo quy mô của lý thuyết mà ta muốn
xây dựng: có thể có lý thuyết cụ thể hay lý
thuyết tổng quát. Các lý thuyết cụ thể xuất
phát từ việc so sánh các nhóm cùng loại
(thí dụ các nhóm tộc người khác nhau). Lý
thuyết hình thức (hay tổng quát) được xây
dựng từ các loại hình nhóm khác nhau (thí
dụ theo chủng tộc, giai cấp xã hội hay giới
tính), hay các môi trường khác nhau ở
trường học, ở cộng đồng), ở không gian
riêng tư hay công cộng. Một thí dụ trong
nghiên cứu của Strauss và Corbin (1990):
việc xây dựng một lý thuyết về nguy cơ của
các phụ nữ đang mang thai bằng cách so
sánh các nhóm phụ nữ đang mang thai với
việc xây dựng một lý thuyết hình thức về
nguy cơ tổng quát bằng cách so sánh
trường hợp vừa kể với những nguy cơ của
lính cứu hỏa, của công nhân xây dựng để
xác định trong mỗi trường hợp đâu là tính
chất và cách xử lý các nguy cơ.
Các giai đoạn của việc chọn mẫu theo lý
thuyết
Nói chung, các giai đoạn của việc chọn
mẫu cũng tương tự các giai đoạn mã hoá:
mã hóa mở, mã hóa theo trục và mã hóa
chọn lựa.
Việc thâu thập dữ kiện được thực hiện cho
đến khi bão hòa, nghĩa là cho đến khi
không còn dữ kiện có thể thay đổi lý thuyết
đã xây dựng. Đối với lý thuyết này, số
lượng của mẫu không quan trọng. Có khi
một trường hợp bên lề hay độc nhất có tầm
quan trọng trung tâm nếu nó cho thấy một
khía cạnh cốt yếu của hiện tượng.
Chúng ta có thể tóm tắt lý thuyết đặt cơ sở
trên dữ kiện thực địa qua 10 điểm quan trọng
sau đây (Strauss, Corbin, 1990, tr. 6-12):
NGUYEÃN XUAÂN NGHÓA – LYÙ THUYEÁT ÑAËT CÔ SÔÛ TREÂN DÖÕ KIEÄN
15
1. Việc thâu thập và phân tích dữ kiện là
những quá trình có liên quan với nhau.
2. Các khái niệm là các đơn vị cơ bản của
phân tích.
3