Mạch xén (clipping circuit)

Trong những hệ thống dạng sóng cho ra tuyến tính, thì khi một tín hiệu dạng sin tác động ở ngõ vào thì ngõ ra không bị biến dạng. Ở những hệ thống này, các linh kiện được dùng là những phần tử tuyến tính. Đối với những phần tử không tuyến tính (phi tuyến ) là do đặc tuyến Volt-Ampere của nó không tuyến tính (không thuộc loại đường thẳng ). Những đặc tính không tuyến tính được áp dụng trong việc biến đổi hình dạng sóng ngõ vào. Dạng sóng này thì hữu dụng trong những ứng dụng vào lĩnh vực kỹ thuật xung.

doc31 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 9583 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mạch xén (clipping circuit), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠCH XÉN (CLIPPING CIRCUIT) I. KHÁI NIỆM Trong những hệ thống dạng sóng cho ra tuyến tính, thì khi một tín hiệu dạng sin tác động ở ngõ vào thì ngõ ra không bị biến dạng. Ở những hệ thống này, các linh kiện được dùng là những phần tử tuyến tính. Đối với những phần tử không tuyến tính (phi tuyến ) là do đặc tuyến Volt-Ampere của nó không tuyến tính (không thuộc loại đường thẳng ). Những đặc tính không tuyến tính được áp dụng trong việc biến đổi hình dạng sóng ngõ vào. Dạng sóng này thì hữu dụng trong những ứng dụng vào lĩnh vực kỹ thuật xung. Một dạng mạch mà dạng sóng ra không tuyến tính gọi là mạch xén(cắt) mà chúng ta tìm hiểu ở chương này. Như vậy , một mạch xén cũng được xem tương đương như một mạch giới hạn, mạch chọn điện áp, hay mạch chọn biên độ. Tín hiệu đầu ra lặp lại tín hiệu đầu vào, khi điện áp đầu vào chưa vượt qua một giá trị nào đó gọi là ngưỡng của mạch hạn chế, còn ngược lại điện áp đầu ra sẽ giữ nguyên một giá trị không đổi khi điện áp đầu vào vượt ra ngoài ngưỡng hạn chế của mạch. Giá trị không đổi đó gọi là mức hạn chế. Một mạch xén được định nghĩa như một mạch hạn chế biên độ điện áp bởi sự cắt bỏ những thành phần không cần thiết của dạng sóng ngõ vào. Sự cắt bỏ này có thể thực hiện bên trên hoặc bên dưới của tín hiệu ngõ vào một mức nào đó. Mạïch xén là một mạng hai cửa (gồm bốn đầu cực), có đường đặc tính là những đường gãy lý tưởng, có một nhánh nghiêng đi qua hoặc không đi qua gốc tọa độ, một hay hai nhánh nằm ngang có nhiệm vụ loại bỏ những thành phần không cần thiết của tín hiệu ngõ vào . Ngõ ra quan hệ với ngõ vào theo phương trình: vr = f(vv). Các dạng đặc tuyến vào -ra có thể có như sau: Về thực chất mạch xén đóng vai trò như một chuyển mạch điện tử (khóa điện tử). Nếu như khóa mắc nối tiếp với tải thì tín hiệu sẽ đi qua khi khóa đóng và bị chặn lại khi khóa mở, tức là đóng vai trò của một phần tử phi tuyến. Để thực hiện yêu cầu đó, người ta dùng các phần tử không tuyến tính như : Diode, Transistor, Op-amp…. Riêng mạch hạn chế dùng Transistor và Op-amp, ngoài nhiệm vụ cắt bỏ những thành phần không cần thiết còn thực hiện nhiệm vụ khuếch đại biên độ sóng, nên còn gọi là mạch hạn chế khuếch đại. Những yêu cầu của mạch xén là độ sắc khi cắt, độ ổn định của nguỡng. Điều này phụ thuộc vào những phần tử phi tuyến được sử dụng. II. MẠCH XÉN DÙNG DIODE BÁN DẪN (LOẠI DIODE LÝ TƯỞNG) Nếu một nguồn điện áp DC được nối nối tiếp với Diode, thì mạch sẽ cắt bỏ những phần bên trên hoặc bên dưới nguồn áp này, phụ thuộc vào chiều của Diode. Tùy theo cách mắc của Diode, người ta chia mạch hạn chế dùng Diode thành hai loại song song và nối tiếp. Ở mạch hạn chế nối tiếp thì Diode được mắc nối tiếp với tải, và ở mạch hạn chế song song thì Diode được nối song song với tải. Theo chức năng, mạch hạn chế nối tiếp và song song được chia thành hai loại xén âm, xén dương và mạch xén cả hai phía. Trong đó, xén âm là cắt bỏ thành phần âm của dạng sóng tín hiệu vào và chỉ giữ lại thành phần dương, xén dương là cắt bỏ thành phần dương của dạng sóng tín hiệu vào và chỉ giữ lại phần âm, xén cả hai phía là cắt bỏ cả thành phần âm và thành phần dương của tín hiệu vào một mức nào đó. Các dạng mạch hạn chế có thể dùng ngưỡng xén hoặc không dùng (dạng đơn giản). 1. Mạch Xén Song Song 1.1. Mạch Xén Dương Mạch gồm các phần tử như điện trở R, nguồn VDC, Diode. Giả sử tín hiệu vào là dạng sóng sin, có biên độ max là ± V. Khảo sát một số dạng mạch xén cơ bản như sau : Dạng mạch 1 Hình 3-1a Hình 3-1b: Dạng sóng vào - ra Giải thích nguyên lý hoạt động Bán kỳ dương (thời điểm từ 0 đến t1) của tín hiệu ngõ vào, vv > 0, anode của D dương hơn cathode, D dẫn, dòng điện chạy xuyên qua Rvà D , do đó vr = vg = 0. Bán kỳ âm (thời điểm từ t1 đến t2 ) của tín hiệu ngõ vào, vv < 0, anode của D âm hơn cathode , D ngưng dẫn , không có dòng chạy qua Rvà D, vr = vv. Thời điểm từ t2 đến t3 lặp lại chu kỳ mới. Đặc tuyến vào -ra Khi vv > 0 thì vr = 0 Khi vv < 0 thì vr = vv (độ dốc 1) vr 0 vv 1 Dạng mạch 2 C B A Hình 3-2a Hình 3-2b: Dạng sóng vào – ra Ngưỡng xén VDC = V Giải thích nguyên lý hoạt động Thời điểm từ 0 đến t1 , 0 < vv < VDC , cathode của D dương hơn anode, làm D ngưng dẫn, do đó vr = vv. Thời điểm từ t1 đến t2, vv dương và lúc này vv > VDC , anode của D dương hơn cathode, làm D phân cực thuận, D dẫn, do đó vr = V DC + Vg » VDC . Thời điểm từ t2 đến t3 tương tự thời điểm từ 0 đến t1 , vr = vv. Thời điểm từ t3 đến t4 , vBA > 0 , vBA cùng với nguồn VDC tạo điện áp vCA = vBA +VDC > 0, làm D phân cực ngược , D ngưng dẫn , do đó vr = vv. Thời điểm từ t4 đến t7, lặp lại chu kỳ mới, tương tự thời điểm từ 0 đến t3. Đặc tuyến vào- ra Khi vv > VDC thì vr = VDC Khi vv < VDC thì vr = vv Dạng mạch 3 Hình 3-3a Hình 3-3b: Dạng sóng vào - ra Giải thích nguyên lý hoạt động Khi tín hiệu ngõ vào có điện áp bằng 0, anode của D dương hơn cathode (do nguồn điện áp DC phân cực thuận), D dẫn, do đó vr = -VDC + Vg » -VDC . Thời điểm từ 0 đến t1, điện áp ngõ vào dương, tức VA > 0, VA cùng với nguồn VDC đặt cực dương vào anode, làm phân cực thuận cho D mạnh hơn, do đó D dẫn mạnh, lúc này vr = -VDC. Thời điểm từ t1 đến t2, điện áp ngõ vào âm, tức vBA > 0 , và điện thế tại điểm B nhỏ hơn điện áp nguồn DC, do đó D phân cực thuận, Diode dẫn, vr = -VDC. Thời điểm từ t2 đến t3, điện áp vào vẫn còn âm, tức vBA > 0 và điện áp tại điểmB lớn hơn điện áp nguồn DC, do đó Diode phân cực nghịch, D ngưng dẫn , do đó điện áp ra bằng điện áp vào, vr = vv. Thời điểm từ t3 đến t4 tương tự thời điểm từ t1 đến t2, vr = -VDC. Thời điểm từ t4 đến t5 tương tự thời điểm từ 0 đến t1, vr = -VDC. Vẽ đặc tuyến vào –ra Khi vv < -VDC thì vr = vv Khi vv > -VDC thì vr = -VDC 1.2. Mạch Xén Âm Xét tín hiệu ngõ vào là dạng sóng sin có biên độ max là ±V Dạng mạch 1 Hình 3-4a Hình 3-4b: Dạng sóng vào - ra Giải thích nguyên lý hoạt động Bán kỳ dương ( thời điểm từ 0 đến t1) của tín hiệu ngõ vào, vv > 0, cathode của D dương hơn anode, D ngưng dẫn, không có dòng chạy qua R và D, do đó điện áp ngõ ra bằng điện áp ngõ vào, vr = vv. Bán kỳ âm( thời điểm từ t1 đến t2) của tín hiệu ngõ vào, vv < 0, anode của D dương hơn cathode, Diode dẫn, có dòng chạy qua D và R, vr = -Vg » 0. Thời điểm từ t2 đến t3 lặp lại chu kỳ mới. Đặc tuyến vào –ra Khi vv > 0 thì vr = vv (độ dốc1) Khi vv < 0 thì vr = 0 Dạng mạch 2 C B A Hình 3-5a Hình 3-5b: Dạng sóng vào - ra Giải thích nguyên lý hoạt động Thời điểm từ 0 đến t1 , điện áp ngõ vào dương, tức vAB > 0 và lúc này điện áp giữa hai điểm A và B nhỏ hơn điện áp nguồn DC, anode của D có điện áp là VDC , còn cathode có điện áp là VA , VA < VDC, Diode được phân cực thuận, D dẫn, do đó vr = -Vg +VDC » VDC Thời điểm từ t1 đến t2, điện áp ngõ vào vẫn còn dương, tức vAB > 0, lúc này điện áp giữa hai điểm A và B lớn hơn điện áp nguồn DC, ta có vCA = VDC - vAB < 0, D bị phân cực nghịch, Diode ngưng dẫn , do đó điện áp ngõ ra bằng điện áp ngõ vào, vr = vv. Thời điểm từ t2 đến t3 tương tự thời điểm từ 0 đến t1, vr = VDC. Thời điểmtừ t3 đến t4, điện áp ngõ vào mang giá trị âm, tức VB > 0 và cùng với nguồn áp DC đặt cực dương vào anode của D, Diode phân cực thuận càng mạnh, D dẫn mạnh , do đó vr = VDC –Vg = VDC. Thời điểm từ t4 đến t7 tương tự thời điểm từ 0 đến t3 (lặp lại chu kỳ đầu). Vẽ đặc tuyến vào – ra Khi vv > VDC thì vr = vv (độ dốc 1) Khi vv < VDC thì vr = VDC Dạng mạch 3 C B A Hình 3-6a Hình 3-6b: Dạng sóng vào - ra Giải thích nguyên lý hoạt động Thời điểm từ 0 đến t1, vv > 0, tức vAB > 0 Þ cực dương của nguồn VDC cùng với cực dương của nguồn vAB đặt vào cathode của D, làm D bị phân cực ngược, D ngưng dẫn, do đó vr = vV Thời điểm từ t1 đến t2, vv 0 và trong khoảng thời gian này thì vBA < VDC , ta có vCA = vBA -VDC < 0 Þ D phân cực nghịch Þ D ngưng dẫn, do đó vr = vV . Thời điểm từ t2 đến t3, vv 0 và trong khoảng thời gian này vBA > VDC , ta có vCA = vBA -VDC > 0 Þ D phân cực thuận Þ D dẫn, do đó vr = -VDC - Vg = -VDC. Thời điểm từ t3 đến t4 tương tự thời điểm từ t1 đến t2 , vr = vv. Thời điểm từ t4 đến t5 tương tự thời điểm từ 0 đến t1 , vr = vv. Vẽ đặc tuyến vào - ra Khi vv > - VDC Þ vr = vv Khi vv < - VDC Þ vr = - VDC 2. Mạch Xén Nối Tiếp Diode được nối nối tiếp với tải. Ta khảo sát tín hiệu ngõ vào ở đây là dạng hình sin có biên độ max là ± V. Các dạng mạch cơ bản được trình bày như sau: 2.1 Mạch Xén Âm Dạng mạch 1 Hình 3-7a Hình 3-7b: Dạng sóng vào – ra Giải thích nguyên lý hoạt động - Bán kỳ dương (thời điểm từ 0 đến t1) của tín hiệu vào vv, vv > 0, anode của D dương hơn cathode Þ D dẫn Þ tín hiệu vào được truyền đến đầu ra, vr = vv - Vg » vv. Bán kỳ âm (thời điểm từ t1 đến t2) của tín hiệu vào, vv < 0, cathode của D dương hơn anode Þ D ngưng dẫn Þ vr = i R = 0 (không có dòng qua D và R, nên i = 0). Thời điểm từ t2 đến t3 lặp lại chu kỳ mới. Vẽ đặc tuyến vào ra Khi vv > 0 Þ vr = vv (độ dốc 1) Khi vv < 0 Þ vr = 0 Dạng mạch 2 Hình 3-8a Hình 3-8b: Dạng sóng vào - ra Ngưỡng VDC = V Giải thích nguyên lý hoạt động - Thời điểm từ 0 đến t1, vv > 0 và trong khoảng thời gian này vv < VDC Þ tại anode D có điện áp là VA = vv - VDC < 0 Þ D phân cực nghịch Þ D ngưng dẫn, vr = i R = 0 (không có dòng qua D và R, i = 0). Thời điểm từ t1 đến t2, vv > 0 và trong khoảng thời gian này vv > VDC Þ tại anode D có điện áp là VA = vv - VDC > 0 Þ D phân cực thuận Þ D dẫn, do đó ta có vr = vv - VDC - Vg » vv - VDC (tín hiệu vào được truyền đến đầu ra). Thời điểm từ t2 đến t3 tương tự thời điểm từ 0 đến t1 Thời điểm từ t3 đến t4, vv 0 cùng với nguồn VDC đặt cực dương vào cathode của D Þ D phân cực nghịch Þ D ngưng dẫn, vr = 0 . Thời điểm từ t4 đến t7, tương tự thời điểm từ 0 đến t3 (lặp lại chu kỳ mới ). Vẽ đặc tuyến vào ra Khi vv > VDC Þ vr = vv - VDC Khi vv < VDC Þ vr = 0 Dạng mạch 3 Hình 3-9a Hình 3-9b: Dạng sóng vào – ra VDC = -1/2V Giải thích nguyên lý hoạt động Khi vv = 0, Diode D được phân cực thuận bởi nguồn VDC, D dẫn, do đó vr = vv +VDC - Vg » VDC. Thời điểm từ 0 đến t1 , điện áp ngõ vào dương , tức vAB > 0 cùng với nguồn VDC đặt cực dương vào anode của D, D được phân cực thuận, D dẫn, do đó vr = vv +VDC . Thời điểm từ t1 đến t2 , điện áp ngõ vào mang giá trị âm, tức vBA > 0 và trong khoảng thời gian này về độ lớn thì vBA < VDC , do đó D được phân cực thuận mạnh hơn, D dẫn mạnh, vr = vv +VDC - Vg » vv +VDC . Thời điểm từ t2 đến t3, điện áp ngõ vào vẫn còn mang giá trị âm, tức vBA > 0 và trong khoảng thời gian này về độ lớn thì vBA > VDC , do đó D bị phân cực nghịch, D ngưng dẫn, do đó vr = i.R = 0 (không có dòng qua R và D, i = 0). Thời điểm từ t3 đến t4, tương tự thời điểm từ t1 đến t2 , vr = vv +VDC . Thời điểm từ t4 đến t5 , tương tự thời điểm từ 0 đến t1 , vr = vv +VDC . Vẽ đặc tuyến vào – ra Khi vv > -VDC Þ vr = vv +VDC , Khi vv < -VDC Þ vr = 0 2.2. Mạch Xén Dương Dạng mạch 1 Hình 2-10a Hình 3-10b: Dạng sóng vào – ra Giải thích nguyên lý hoạt động Bán kỳ dương (thời điểm từ 0 đến t1) của tín hiệu vào, vv > 0, lúc này cathode của D dương hơn anode, D bị phân cực nghịch, D ngưng dẫn, không có dòng qua D và R, do đó vr = i.R = 0 . Bán kỳ âm( thời điểm từ t1 đến t2) của tín hiệu vào, vv < 0, lúc này anode của D dương hơn cathode, do đó D được phân cực thuận, D dẫn, ngõ ra có điện áp là vr = vv +Vg » vv Thời điểm từ t2 đến t3 tương tư thời điểmtừ 0 đến t1, vr = 0. Vẽ đặc tuyến vào ra Khi vv > 0 Þ vr = 0 Khi vv < 0 Þ vr = vv (độ dốc 1) Dạng mạch 2 Hình 3-11a Hình 3-11b: Dạng sóng vào – ra Giải thích nguyên lý hoạt động Thời điểm từ 0 đến t1, vv > 0, tức VA > 0, VA cùng với nguồnVDC đặt cực dương vào cathode của D Þ D bị phân cực nghịch, D ngưng dẫn, vr = i.R = 0 (không có dòng qua D và R, i=0). Thời điểm từ t1 đến t2, vv 0 và trong khoảng thời gian này thì VB < VDC = VC , do đó cathode của D dương hơn anode, D phân cực nghịch, D tắt , vr = 0. Thời điểm từ t2 đến t3, vv 0 và trong khoảng thời gian này VB > VDC = VC , anode của D dương hơn cathode, D phân cực thuận , D dẫn , tín hiệu ngõ vào được truyền đến ngõ ra, ta có điện áp ra là vr = -vv + VDC + Vg » -vv + VDC. = -V + VDC = -(V - VDC). Thời điểm từ t3 đến t4 tương tự thời điểm từ t1 đến t2, vr = 0 . Thời điểm từ t4 đến t5 lặp lại bán kỳ dương từ 0 đến t1, vr = 0. Vẽ đặc tuyến vào ra Khi vv > - VDC Þ vr = 0 vr Khi vv < - VDC Þ vr = -vv + VDC VDC vv -VDC Dạng mạch 3 -VDC Hình 3-12a Hình 3-12b: Dạng sóng vào – ra Ngưỡng VDC = 1/2V Giải thích nguyên lý hoạt động Khi vv = 0, D được phân cực thuận bởi nguồn VDC, do đó D dẫn, tín hiệu vào được truyền đến ngõ, vr = vv - VDC = - VDC. Thời điểm từ 0 đến t1, vv > 0, tức VA > 0 và trong khoảng thời gian này thì VA < VDC, tại cathode của D có điện áp là VC = VA - VDC < 0, do đó D được phân cực thuận, D dẫn, nên ta có vr = vv - VDC + Vg » vv -VDC. Thời điểm từ t1 đến t2, vv 0 và trong khoảng thời gian này VA > VDC , cathode có điện áp là VC = VA - VDC > 0, do dó D bị phân cực nghịch, D ngưng dẫn, nên ta có vr = i.R = 0 (không có dòng i qua D và R). Thời điểm từ t2 đến t3, tương tự thời điểm từ 0 đến t1, vr = vv. Thời điểm từ t3 đến t4, vv 0 , vBA cùng với nguồn VDC đặt cực dương vào anode của D, làm D phân cực thuận mạnh hơn, D dẫn mạnh.Tín hiệu vào được truyền đến ngõ ra vr = vv - VDC + Vg » vv - VDC. Thời điểm từ t4 đến t7 tương tự thời điểm từ 0 đến t3 (lặp lại chu kỳ mới). Vẽ đặc tuyến vào ra Khi vv > VDC Þ vr = 0, Khi vv < VDC Þ vr = vv - VDC 3. Mạch Xén Với Diode Thực Tế Đối với Diode thực tế, khi phân cực thuận thì có dạng tương đương như sau: g Khi Vg so sánh được với vv, nhất là với VDC , thì ta phải kể Vg vào mạch. Trường hợp này thường là mạch sử dụng Diode loại Si, có vg = 0,6 v , và nguồn VDC bé. Khi VDC >> Vg , thì ta có thể bỏ qua Vg Ta xét dạng mạch mà trong đó Vg so sánh được với VDC Vg = 0,6 = 2 Hình 3-13a Hình 3-13b: Dạng sóng vào – ra Đây là dạng mạch xén song song, có vv = 8 sinwt Nếu vv > Vg + VDC = 2,6 v , thì Diode dẫn, tín hiệu vào được truyền đến ngõ ra , lúc này ta có vr = VDC + Vg = 2,6 (v). Nếu vv < Vg + VDC = 2,6( v), thì Diode ngưng dẫn, do đó vr = vv = 8 sinwt. Khi D dẫn thì tồn tại điện trở thuận rd (điện trở động), rd so sánh được với R (điện trở tải), lúc đó tín hiệu ra sẽ bị méo không còn sắc sảo nữa. Các dạng méo có thể gặp như sau: Trường hợp a: Trường hợp b Chứng minh: Xét trường hợp(a), mạch này tương đương với mạch sau, khi D là Diode thực tế. i Vg Hình 3-14 Giải thích tín hiệu ra bị méo I Khi vV < VDC + Vg , diode phân cực nghịch, lúc này thì D có dạng tương đương như sau: Io V º Do đó D tắt Þ vr = vv hay Khi vV ³ VDC + Vg , D phân cực thuận Þ D dẫn, lúc này vr = VDC + Vg + Vr d (3.1) Ta có , Vr d = i. rd mà i = Phương trình (3.1) Þ Þ Þ Nếu rd << R thì thì quan hệ giữa điện áp ra và điện áp vào là: , nếu R lớn thì , do đó vr = VDC + Vg Nếu rd có thể so sánh với R thì quan hệ vào - ra là : = V'r Độ dốc là V'r 4. Ảnh Hưởng Của Điện Dung Liên Cực Cd Giữa hai cực của Diode tồn tại một điện dung liên cực. Điện dung này cũng làm dạng sóng ra bị méo. Chúng ta khảo sát sự ảnh hưởng của tụ Cd đến dạng sóng ngõ ra. Xét dạng mạch sau Trường hợp không kể quá trình quá độ và ảnh hưởng của C2 , Cd. Trường hợp ảnh hưởng của C2 , Cd Hình 3-15a Hình 3-15b: Dạng sóng vào ra Giải thích hoạt động Khi vv = 5(v) thì D phân cực thuận , D dẫn, do đó tụ Cd và C2 được nạp với thời hằng nạp là t1 = rd (Cd + C2). Khi vv = - 5(v) thì D ngưng dẫn Þ tụ C2 xả qua R với thời hằng là t2 = RC2, mà t1 > rd), thời gian xả hết lâu hơn so với thời gian nạp đầy. 5. Mạch Xén Ở Hai Mức Độc Lập Mạch này là dạng mạch ghép hai mạch xén song song với nhau. Để thực hiện mạch này, ta có thể dùng hai ngưỡng xén VB1, VB2 và kết hợp với hai Diode, hoặc có thể dùng hai Diode Zener. Nhiệm vụ của mạch này là loại bỏ bớt cả hai thành phần trên và dưới của tín hiệu ngõ vào. Khảo sát một số dạng mạch xén ở hai mức độc lập cơ bản như sau: Dạng mạch dùng diode A R1 i2 i1 VB2 VB1 B Hình 3-16 VB1 = 3V, VB2 = 4V Tín hiệu vào là dạng sin có vi = 9 sin wt, và giả thuyết là Vg = 0, rd = 0 (Diode lý tưởng) Giải thích nguyên lý hoạt động. Khi vi > 0 (tức VA > 0) và đồng thời VA < 3v, cả hai Diode D1, D2 đều bị phân cực nghịch, D1và D2 ngưng dẫn, do đó v0 = vi. Khi vi vẫn còn dương và đồng thời 3v 3v), làm D1 phân cực thuận và D2 phân cực nghịch, D1 dẫn và D2 tắt. Tín hiệu vào được truyền đến ngõ ra, lúc này dòng i1 được tính theo công thức : Do đó vo = VR1 + Vg1 + VB1 = i1.R1 + 3 = ( Vg1 = 0) Cho Vimax = 9(v) Þ V0max = 6(v) Khi vi 0 và VB > 4(v), D2 phân cực thuận và D1 phân cực nghịch, nên D1 tắt và D2 dẫn, tín hiệu vào được truyền đến ngõ ra. Ta có vo = -VB2 + Vg2 = 4(v) ( với Vg2 = 0) Khi vi -4(v), tức VB > 0, VB < 4(v), cả D1 và D2 đều phân cực nghịch, nên D1 và D2 tắt, do đó v0 = vi. Đặc tuyến vào ra có dạng như sau như sau: Khi -4v < vi < 3v Þ v0 = vi (độ dốc 1) Khi vi > 3v Þ v0 = 2/3 vi + 1 (độ dốc 2/3) Khi vi < -4v Þ v0 = -4(v) Dạng mạch 2: Dùng Diode Zener Vg 1 Vg2 Hình 3-17 Giải thích nguyên lý hoạt động Chú ý khi D1và D2 phân cực nghịch, thì nó làm việc giống như Diode thường, lúc đó tính đến Vg vào mạch. Khi vi > 0 và vi ³ VZ 1 + Vg 2 , lúc này thì D1 hoạt động như Zener, D2 hoạt động như Diode thường, tín hiệu vào được truyền đến ngõ ra vr = Vz 1 + Vg 2. Khi - (VZ 2 + Vg 1 ) < vi < VZ 1 + Vg 2, lúc này thì D1 và D2 đều tắt , do đó ta có v0 = vi. Khi vi £ - (VZ 2 + Vg 1), D1 hoạt động như Diode thường còn D2 hoạt động như Diode Zener, tín hiệu vào được truyền đến ngõ ra Þ vo = - (VZ 2 + Vg1). Mạch tương đương cho hai trường hợp Vg 1 Vg2 Vz2 Trường hợp vi