Mẹo và thủ thuật trong arcgis, phím tắt

Dùng chế độ bắt dính khi vẽ những vertex cũng như những segment mới và việc di chuyển các đối tượng được chính xác hơn. Tất cả các thiết lập mà bạn làm việc với chế độ bắt dính đều nằm trên thanh công cụ Snapping. Chế độ bắt dính cũng được sử dụng bởi các công cụ georeferencing, công cụ Measure và ở một số công cụ lựa chọn tương tác. Sử dụng thanh công cụ Topology để xây dựng một cấu trúc liên kết bản đồ để người dùng có thể thực hiện cập nhật đồng thời các đối tượng được kết nối và có thể chia sẻ mạng lưới hình học (geometry). Cấu trúc liên kết bản đồ và các công cụ biên tập cấu trúc liên kết luôn có sẵn ở mọi mức độ license ArcGIS for Desktop. Kích hoạt chức năng theo dõi biên tập trên bộ dữ liệu geodatabase để ghi lại ngày và thời gian khi một tối tượng được tạo mới và biên tập cũng như ghi lại tên của người dùng đã biên tập đó. Thông tin này sẽ được nhập một cách tự động vào trường thuộc tính trong bộ dữ liệu.

docx10 trang | Chia sẻ: thuongdt324 | Lượt xem: 3029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẹo và thủ thuật trong arcgis, phím tắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẸO VÀ THỦ THUẬT TRONG ARCGIS, PHÍM TẮT Điều hướng bản đồ Chức năng Phím tắt Phiên bản ra mắt Làm mới và vẽ lại màn hình. F5 9.1 Tạm ngưng vẽ bản đồ. F9 9.1 Phóng to và thu nhỏ Cuốn con lăn chuột về sau hoặc trước. Giữ phím Ctrl để zoom mịn hơn. Để thay đổi hướng của thanh cuốn này, vào hộp thoại ArcMap™ Options 9.2 Bản đồ trung tâm. Click con lăn chuột. Ctrl + click đến vùng trung tâm và phóng to. 9.2 Di chuyển Giữ con lăn chuột và kéo thả. 9.2 Trong khung nhìn bố trí, áp dụng ba phím tắt điều hướng ở trên vào khung dữ liệu thích hợp hơn là vào trang. Hold down Shift while you perform the shortcut with the mouse. 9.2 Di chuyển khám phá bản đồ. Giữ phím Q và di chuyển chuột, hay là click giữ con lăn chuột cho đến khi con trỏ thay đổi rồi di chuyển chuột. 10.0 Phóng to bằng hình hộp bất kỳ. Ctrl + giữ con lăn chuột và kéo thả tạo hình hộp ở vị trí muốn phóng to. 9.2 Thay đổi tạm thời đến công cụ phóng to. Giữ phím Z. 9.2 Thay đổi tạm thời đến công cụ thu nhỏ. Giữ phím X. 9.2 Thay đổi tạm thời đến công cụ di chuyển. Giữ phím C. 9.2 Thay đổi tạm thời đến công cụ Zoom/ Pan liên tục. Giữ phím B. 9.2 Cuộn bản đồ. Các phím mũi tên hoặc các phím Home, End, Page Up, Page Down 9.2 Quay trở về khung nhìn trước. <   9.2 Đi đến khung nhìn sau. >   9.2 Mở menu của những công cụ hữu ích. Chọn chuột phải vào bản đồ trong khung nhìn data view. 9.2 Chuyển đổi giữa các công cụ Phóng to, Thu nhỏ, hay Di chuyển khi có một công cụ đang hoạt động. F6 9.2 Đi đến kích thước đầy đủ Insert 9.2 Hiển thị đầy đủ dữ liệu của layer Alt + chọn tên layer trong TOC 9.2 Cửa sổ Table of Contents Chức năng Phím tắt Phiên bản ra mắt Chuyển hướng bàn phím tập trung vào cửa sổ Table of Contents. F3 (hay click vào bên trong bảng table of contents [TOC]) 9.1 Chuyển bàn phím tập trung trở lại bản đồ khi đang làm việc với cửa sổ Table of Content (hoặc cửa sổ Catalog trong ArcGIS 10). Esc (hoặc click vào bản đồ) 9.1 Mở rộng/Đối chiếu những đối tượng đã chọn. Mũi tên trái/phải hoặc phím + và - 9.1 Mở rộng/Đối chiếu mọi đối tượng tại mức độ đó. Ctrl + click một điều khiển mở rộng. 9.1 Bật/tắt các lớp đã chọn. Spacebar 9.1 Bật/tắt tất cả các lớp. Ctrl + spacebar 9.1 Bật/tắt tất cả các lớp ở mức độ phân cấp hoặc tất cả các lớp đã chọn. Ctrl + click một ô check box 9.1 Kích hoạt data frame. F11 (hoặc chọn Alt + click vào tên của data frame) 9.1 Kích hoạt lần lượt các data frame theo vòng tròn. Ctrl + Tab 9.1 Mở menu ngữ cảnh cho các đối tượng đã chọn. Shift + F10 hoặc click chuột phải 9.1 Đổi tên đối tượng đã chọn. F2 9.1 Mở hộp thoại Properties cho đối tượng đã chọn. F12 (hoặc Enter) 9.1 Chọn nhiều lớp trong cửa sổ Table of Contents Ctrl + click hay Shift + click 9.1 Sao chép các lớp trong cùng một data frame, hoặc di chuyển qua lại giữa các data frame thay vì sao chép lại chúng. Giữ phím Ctrl và kéo thả lớp dữ liệu. 9.1 Lựa chọn mục đầu tiên trong cửa sổ Table of Contents. Home 9.3 Lựa chọn mục cuối cùng trong cửa sổ Table of Contents. End 9.3 Bật lớp dữ liệu bạn chọn lên và tắt tất cả các lớp còn lại. Alt + click ô check box trên TOC 9.3 Bảng thuộc tính Chức năng Phím tắt Phiên bản ra mắt Xem nhiều bảng cũng một lúc trong cửa sổ table. Bên trong cửa sổ Table, chọn và kéo thả tên bảng đến vị trí mong muốn. 10.0 Di chuyển giữa các bảng thuộc tính trong cửa sổ Table. Ctrl + tab 10.0 Mở bảng thuộc tính cho bất kỳ lớp nào trong TOC. Ctrl + nhấp đúp chuột vào lớp đó. 9.2 Mở bảng thuộc tính cho những lớp đã chọn trong TOC. Ctrl + T hay Ctrl + Enter 9.2 Mở menu ngữ cảnh của lệnh quản lý trường thông tin. Click chuột phải vào tên trường. 9.1 Mở menu ngữ cảnh của lệnh lựa chọn và điều hướng. Click chuột phải vào ô màu xám trước một dòng thông tin. 9.2 Sắp xếp trường. Click đúp chuột vào tên trường. 9.2 Tắt bất kỳ trường thông tin nào. Ctrl + Click đúp chuột vào tên trường. 9.2 Tắt trường hiện tại. Ctrl + H 9.3 Phóng to, thu nhỏ cửa sổ Table. Ctrl + cuốn con lăn chuột. 9.2 Chọn tất cả các dòng thông tin. Ctrl + A (hay nhấn Shift + click vào ô màu xám trên cùng bên trái của bảng). 9.2 Bỏ chọn tất cả các dòng thông tin. Ctrl + Shift + A (hay click vào ô màu xám trên cùng bên trái). 10.1 Chuyển đổi sự lựa chọn. Ctrl + U (or giữ Ctrl + click vào ô màu xám trên cùng bên trái) 9.2 Bỏ chọn dòng thông tin. Backspace 9.2 Làm việc liên tục thông qua bảng, chọn lần lượt từng dòng thông tin. Ctrl + Enter 9.2 Đi đến ô phía dưới. Enter 9.2 Di chuyển đến ô bên phải và liên tục xuống dòng kế tiếp. Tab 9.2 Di chuyển đến ô đầu tiên của cột hiện tại. Ctrl + mũi tên hướng lên. 9.2 Di chuyển đến ô cuối cùng của cột hiện tại. Ctrl + mũi tên hướng xuống. 9.2 Zoom đến đối tượng được chọn. Ctrl + Shift + = 9.2 Làm sáng lên đối tượng hiện tại. Ctrl + 8 9.2 Phóng đến đối tượng hiện tại. Ctrl + = 9.2 Di chuyển đến đối tượng hiện tại và làm sáng lên. Ctrl + N 10.1 Xem thông tin chi tiết đối tượng hiện tại. Ctrl + I 9.2 Phóng đến đối tượng được tượng trưng bởi một dòng thông tin và lựa chọn nó. Giữ phím Ctrl + click đúp chuột vào ô màu xám trước dòng thông tin. 9.2 Bắt đầu hoặc ngừng một quá trình biên tập. Ctrl + E 10.1 Sao chép giá trị ô hiện tại hoặc những dòng thông tin được chọn đến bộ nhớ tạm. Ctrl + Shift + C 9.2 Bắt đầu biên tập một ô. F2 9.2 Hủy bỏ việc biên tập và phục hồi lại giá trị gốc của ô. Esc 9.2 Xóa bỏ các dòng thông tin được chọn trong suốt quá trình biên tập. Delete 9.2 Phục hồi chiều rộng cột mặc định. Ctrl + Shift + Z 10.1 Mở hộp thoại Properties cho một trường. Alt + click đúp chuột vào tên trường. 9.3 Mở hộp thoại Properties cho trường thông tin hiện tại. Ctrl + Shift + P 9.3 Bật/tắt chế độ hiển thị tên trường theo tên viết tắt riêng. Ctrl + Shift + N 9.3 Mở hộp thoại Field Calculator cho trường thông tin hiện tại. Ctrl + Shift + F 9.3 Mở hộp thoại Calculate Geometry cho trường thông tin hiện tại. Ctrl + Shift + G 9.3 Mở hộp thoại Advanced Field Sorting. Shift + click đúp chuột vào tên trường (hoặc Ctrl + Shift + S). 9.3 Bỏ chế độ sắp xếp bằng cách thiết lập tất cả các sự lựa chọn sắp xếp đến . Ctrl + Shift + U 9.3 Lựa chọn lại các dòng thông tin được làm nổi bật bằng chế độ Show Selected Records. Ctrl + Shift + R 9.3 In bảng thuộc tính. Ctrl + P 10.1 Biên tập đối tượng Chức năng Phím tắt  Phiên bản ra mắt Tạo một đoạn song song với đường tồn tại. Ctrl + P hoặc Constrain Parallel trên thanh công cụ Feature Construction. 9.1 Tạo một đoạn vuông góc với đường tồn tại. Ctrl + E hoặc Constrain Perpendicular trên thanh công cụ Feature Construction. 9.1 Tạo ra một đoạn với một góc chính xác. Ctrl + A 9.1 Tạo ra một đoạn với chiều dài chính xác. Ctrl + L 9.1 Tạo ra một đoạn với một góc và chiều dài chính xác. Ctrl + G 9.1 Nhập giá trị tọa độ. F6 9.1 Xóa bản phác thảo. Ctrl + Delete 9.1 Kết thúc bản phác thảo. F2 9.1 Kết thúc một phần của bản phác thảo để tạo ra một đối tượng có nhiều thành phần. Shift + click đúp chuột 9.1 Quay lại lần biên tập trước. Ctrl + Z 9.1 Thêm một điểm đến bản phác thảo bằng tọa độ x,y. Ctrl + D 9.3 Ngừng tạm thời chế độ bắt dính (đặc biệt hữu ích khi vẽ dọc theo đối tượng). Spacebar 9.1 Mở cửa sổ Edit Sketch Properties. P 10.0 Chuyển đổi giữa các công cụ tạo đối tượng mới là Edit và Edit Annotation khi một trong hai đang hoạt động. E 9.1 Công cụ biên tập: Di chuyển neo lựa chọn ("x”) cho một đối tượng được chọn. Giữ phím Ctrl trong khi bạn lướt qua neo lựa chọn. Khi con trỏ chuyển qua hình "di chuyển”, click neo lựa chọn và kéo thả nó đến một vị trí mới. 9.1 Công cụ biên tập: Chuyển đổi thông qua các đối tượng được chọn để chọn ra một đối tượng chính xác khi có nhiều đối tượng bị chồng chéo lên nhau. N or click vào chip lựa chọn. 9.1 Mẹo biên tập tiết kiệm thời gian Chức năng Phiên bản ra mắt Khi biên tập trong ArcMap, bạn có thể thực hiện những sử chuyển đổi đơn vị nhanh chóng nếu bạn xác định rõ ràng được loại đơn vị khi bạn nhập thông số khoảng cách. 9.1 Sử dụng chức năng di chuyển dính trong hộp thoại Editing Options để thiết lập số lượng tối thiểu các điểm ảnh mà con trỏ có thể di chuyển trên màn hình trước khi đối tượng đã chọn di chuyển. Điều này giúp ngăn chặn các đối tượng vô tình di chuyển khi chúng được click cùng với công cụ Edit. 9.1 Trong hộp thoại Customize, kéo các lệnh Start Editing, Stop Editing, và Save Edits ra khỏi menu Editor và thả vào thanh công cụ Editor riêng của bạn. Bằng cách này, bạn có thể truy cập vào các lệnh chỉ bằng một cú nhấp chuột. 9.1 Click chuột phải vào các công cụ biên tập để mở menu chứa một số các lệnh khác. Ví dụ, công cụ tạo mới đối tượng cung cấp lệnh giúp bạn thêm vertex và segment. 10.0 Sử dụng các mẫu template để định trước lớp mà đối tượng sẽ được lưu trữ, các thuộc tính của đối tượng sẽ được tạo ra và công cụ mặc định sẽ được sử dụng để tạo ra đối tượng đó. Click đúp chuột vào một mẫu template trong cửa sổ Create Features để thiết lập môi trường biên tập đối với những thuộc tính này. 10.0 Những thanh công cụ mini cung cấp quyền truy cập nhanh đến các lệnh thường hay được sử dụng khi biên tập dữ liệu. Thanh công cụ Feature Construction giúp bạn số hóa các segment và thanh công cụ Edit Vertices chứa các công cụ để chọn và thao tác với các vertex. Nhấn phím Tab để di chuyển hoặc tạm thời hiển thị hay ẩn các thanh công cụ Feature Construction. 10.0 Sử dụng hộp thoại Editing Options để thay đổi màu sắc của các vertex và segment phác thảo, điều này làm chúng sẽ được nhận ra một cách dễ dàng khi tạo hoặc biên tập các đối tượng, đặc biệt là khi làm việc trên hình ảnh có màu tối. 10.0 Dùng chế độ bắt dính khi vẽ những vertex cũng như những segment mới và việc di chuyển các đối tượng được chính xác hơn. Tất cả các thiết lập mà bạn làm việc với chế độ bắt dính đều nằm trên thanh công cụ Snapping. Chế độ bắt dính cũng được sử dụng bởi các công cụ georeferencing, công cụ Measure và ở một số công cụ lựa chọn tương tác. 10.0 Sử dụng thanh công cụ Topology để xây dựng một cấu trúc liên kết bản đồ để người dùng có thể thực hiện cập nhật đồng thời các đối tượng được kết nối và có thể chia sẻ mạng lưới hình học (geometry). Cấu trúc liên kết bản đồ và các công cụ biên tập cấu trúc liên kết luôn có sẵn ở mọi mức độ license ArcGIS for Desktop. 9.1 Kích hoạt chức năng theo dõi biên tập trên bộ dữ liệu geodatabase để ghi lại ngày và thời gian khi một tối tượng được tạo mới và biên tập cũng như ghi lại tên của người dùng đã biên tập đó. Thông tin này sẽ được nhập một cách tự động vào trường thuộc tính trong bộ dữ liệu. 10.1 Biểu diễn (Representations) Chức năng Phím tắt Phiên bản ra mắt Kích hoạt/Chuyển đổi giữa công cụ Select và công cụ Direct Select. G 9.3 Kích hoạt/Chuyển đổi giữa công cụ Lasso Select và công cụ Lasso Direct Select. L 9.3 Kích hoạt/Chuyển đổi giữa công cụ Insert Vertex và công cụ Delete Vertex. I 9.3 Kích hoạt/Chuyển đổi giữa công cụ Insert Bezier và công cụ Delete Bezier. U 9.3 Kích hoạt/Chuyển đổi giữa công cụ Insert Control Point và công cụ Delete Control Point. Y 9.3 Kích hoạt công cụ Warp. W 9.3 Kích hoạt công cụ Move Parallel. P 9.3 Kích hoạt công cụ Erase. E 9.3 Kích hoạt công cụ Mask. K 9.3 Kích hoạt công cụ Rotate và mở hộp thoại Angle. R 9.3 Kích hoạt công cụ Orient và mở hộp thoại Angle. O 9.3 Kích hoạt công cụ Resize và mở hộp thoại Ratio. S 9.3 Kích hoạt công cụ Move và mở hộp thoại Offsets. M 9.3 Kích hoạt công cụ Offset và mở hộp thoại Offsets. F 9.3 Mẹo tổng hợp tiết kiệm thời gian Mẹo Phiên bản ra mắt Trong bất kỳ ứng dụng nào, click Customize > Customize Mode để chuyển qua chế độ cho phép bạn có thể kéo những điều khiển xung quanh trên bất kỳ menu xổ xuống và thanh công cụ nào để sắp xếp lại giao diện người dùng theo cách bạn muốn. Bạn không cần phải kéo điều khiển ra khỏi hộp thoại Customize; hộp thoại chỉ cần mở để bạn có thể sắp xếp lại giao diện người dùng. 9.1 Trong ArcGIS 10, kéo thả một thư mục vào trong thư mục cấp cao nhất Folder Connections trong cửa sổ Catalog hoặc trong ArcCatalog ™ để tạo ra một đường dẫn kết nối nhanh đến thư mục đó. (Trong các phiên bản trước, kéo thả một thư mục vào mục Catalog ở trên cùng của cây Catalog để tạo ra một sự kết nối thư mục với thư mục đó.) 9.1 Đổi tên cho các liên kết thư mục của bạn trong cửa sổ Catalog hay trong ArcCatalog để tên của chúng có ý nghĩa hơn. 9.2 Sử dụng Window > lệnh Viewer hoặc công cụ Create Viewer Window trên thanh công cụ Data Frame Tools để mở ra các cửa sổ cho phép bạn xem đa tỉ lệ cùng một lúc. Cửa sổ Viewer bao gồm đầy đủ chức năng hiển thị ArcMap trực tiếp, vì vậy tất cả các công cụ và các phím tắt điều hướng đều làm việc bên trong nó. 9.2 Nếu không muốn sử dụng các nút Full Extent, bạn nên thiết lập sẵn thuộc tính full extend trên hộp thoại View Data Frame Properties, tab Data Frame. Trong một bảng thuộc tính, bạn có thể tính toán diện tích, chiều dài, chu vi, trọng tâm và tọa độ điểm bằng cách nhấp chuột phải vào tên của một trường dạng chữ hoặc số rồi chọn Calculate Geometry. 9.2 Cửa sổ Results là nơi lưu giữ mọi quá trình mà bạn đã thao tác với các công cụ geoprocessing, nó cho phép bạn kiểm tra, hủy bỏ và xem xét các kết quả đầu ra của quy trình. (Trước ArcGIS 10, kết quả được hiển thị trên một tab trong cửa sổ ArcToolbox ™.) 9.2 Nhấp chuột phải vào bất kỳ công cụ nào trên cửa sổ ArcToolbox hay Catalog, sau đó chọn Batch để chạy một công cụ geoprocessing nhiều lần với các dữ liệu đầu vào khác nhau. 9.2 Nếu bạn muốn lưu trữ phạm vi và các vị trí hữu ích, bạn có thể phóng to đến các địa điểm này bằng cách sử dụng hộp thoại My places. Trong ArcMap 10, chức năng này nằm trong thanh công cụ Data Frame Tools. Ở các phiên bản trước đó, nó nằm trên menu sổ xuống Tools. Nó cũng có thể được truy cập thông qua danh sách các kết quả tìm kiếm trên hộp thoại Find, v.v. 9.2 Thư mục Home là thư mục lưu trữ các file MXD bên trong. Nút Home luôn có sẵn trên các hộp thoại khác trong ArcMap, việc cung cấp phím tắt này giúp bạn dễ dàng truy cập đến thư mục Home nhanh chóng chỉ bằng 1 cái click chuột. 10.0 Cửa sổ Search giúp bạn dễ dàng tìm kiếm dữ liệu, bản đồ, và các công cụ làm việc. Phím tắt để mở cửa sổ này là Ctrl + F. Trong các kết quả tìm kiếm, chọn dữ liệu để thêm nó vào bản đồ hiện tại của bạn. Nhấp chuột vào một tài liệu để mở nó trong ứng dụng hiện tại. Nhấp chuột vào một công cụ để khởi chạy nó. Nhấp vào văn bản tóm tắt cho một mục để mở cửa sổ Item Description. Giữ cửa sổ Item Description mở và nhấp vào văn bản tóm tắt cho mục khác để xem mô tả sản phẩm của mình. Nhấp vào đường dẫn màu xanh lá cây thể hiện cho một mục nội bộ để đi đến vị trí đó trong cửa sổ Catalog. 10.0 Để làm "bay ra" một cửa sổ đựoc ẩn tự động (cửa sổ ẩn đó được đại diện bởi một tab), di chuột qua hoặc nhấp vào tab của nó. Để ẩn một cửa sổ đựoc ẩn tự động mà bạn đã làm "bay ra," chọn phím Esc. 10.0 Bạn có thể gộp các cửa sổ tự động ẩn thành một nhóm, và chỉ một cửa sổ được hiển thị rõ ràng. Khi bạn kéo một cửa sổ, rê chuột qua khu vực cửa sổ bạn muốn gắn vào và thả nó khi mũi tên màu xanh xuất hiện. 10.0 Để gắn hay hủy gắn bất kỳ cửa sổ tự động ẩn nào, click đúp chuột vào tên thanh cửa sổ đó, nếu nó được gộp với những cửa sổ được gắn khác, click đúp vào tab của nó. 10.0 Sau khi bạn mở cửa sổ Item Description cho bất kỳ mục nào trong cửa sổ Catalog hay cửa sổ Search, để nó mở và click một mục khác; cửa sổ Item Description sẽ được cập nhật tự động để hiển thị cho bạn thấy thông tin của mục đó. 10.0 Trước khi bạn tạo ra một layer package, bạn nên nhập thông tin mô tả và thông tin tác giả vào trong hộp thoại Layer Properties (General tab). Thông tin bạn nhập đó sẽ cho phép người dùng tìm và làm việc với layer package của bạn. 10.1 Trước khi bạn đóng gói và sử dụng bản đồ, nhập thông tin mô tả, thông tin tác giả và các thông tin hữu ích khác về bản đồ này trong File > hộp thoại Map Document Properties và cũng như trong View > hộp thoại Data Frame Properties (General tab). Điều này sẽ bảo đảm rằng người sử dụng gói bản đồ hay dịch vụ bản đồ của bạn sẽ dễ dàng tìm ra được nhiều thông tin hơn về nó. 10.0 Để mở lại cửa sổ Table of Contents (TOC) khi bạn lỡ tắt nó, bạn có thể lựa chọn biểu tượng TOC trên thanh công cụ Standard để mở lại cửa sổ này. Cũng với những biểu tượng kế bên tương tự, bạn sẽ mở ra được các cửa sổ như ArcCatalog, Search hay ArcToolbox một cách nhanh chóng. 10.0 Nếu bạn muốn lưu lại tất cả các kết quả dữ liệu đầu ra vào cũng một geodatabase sau khi chạy bất kỳ công cụ geoprocessing nào thì một cách đơn giản, bạn chỉ cần click chuột phải vào geodatabase (trong cửa sổ Catalog), chọn Make Default Geodatabase. Tất cả những kết quả đầu ra sau này sẽ tự động được lưu trữ trong geodatabase này mà bạn không cần phải thiết lập lại. 10.0 Phụ thuộc vào việc bạn có muốn thực hiện nhiều công việc trong cùng một lúc hay không trong quá trình bạn vẫn đang chạy một công cụ geoprocessing, làm điều này bằng cách bật/tắt chức năng Background Processing trong Geoprocessing > hộp thoại Geoprocessing Options. Đánh dấu chọn nếu bạn muốn (mặc định) và bỏ đánh dấu chọn nếu không. 10.0 Khi bạn mở bất kỳ bảng thuộc tính nào trong ArcMap, nó sẽ nằm bên trong cửa sổ Table. Ở trong cửa sổ này, mỗi bảng sẽ được thể hiển bởi những tab riêng. Bạn có thể kéo thả bảng và gắn nó theo mũi tên bên trong cửa sổ Table để xem được nhiều bảng thuộc tính cùng một lúc. 10.0 Bảng cảnh báo hệ tọa độ địa lý sẽ xuất hiện trong trường hợp bạn đang thêm dữ liệu mới với một hệ tọa độ khác so với hệ tọa độ bạn đang sử dụng trong bản đồ. Nếu một khi bạn lỡ chọn vào mục Don't warn me again ever check box khi bảng thông báo này xuất hiện, hộp thoại sẽ bị tắt và hoàn toàn không xuất hiện về sau. Để hộp thoại này hiển thị trở lại, bạn chỉ cần chạy lại chương trình tiện ích AdvancedArcMapSettings.exe và bỏ chọn ở mục Skip Datum trong tab TOC/Data. 9.1 Khi bạn chuyển đổi việc thiết lập nhãn từ chế độ Standard Label Engine sang chế độ Maplex Label Engine, những thuộc tính của vị trí sắp đặt sẽ được thay đổi vào chế độ nâng cao của mô hình Maplex Label Engine. 10.1 Map packages (.mpk) giúp bạn dễ dàng chia sẻ toàn bộ tài liệu bản đồ đến với người dùng khác. Một map package bao gồm một map document (.mxd) và dữ liệu được tham chiếu từ các lớp layer. Chia sẻ Map packages bằng cách chọn File > Share As > Map Package trên menu chính. 10.0 Một layer có thể được lưu trữ kèm với dữ liệu của nó như một Layer package (.lpk) bởi việc click chuột phải chọn Create Layer Package. Một layer package bao gồm cả thuộc tính của layer và bộ dữ liệu được tham chiếu từ layer. Với layer package, bạn có thể lưu trữ và chia sẻ mọi thứ bên trong layer như thuộc tính của bộ ký hiệu, nhãn, trường thông tin và dữ liệu. Đặc biệt người sử dụng không cần quan tâm về nguồn chứa dữ liệu nằm ở đâu. 9.3.1 Một layer có thể nằm bên ngoài bản đồ của bạn như là một layer file (.lyr). Điều này giúp người dùng dễ dàng truy cập đến những layer mà bạn đã xây dựng nên. Khi người sử dụng thêm một layer file đến bản đồ của họ, nó sẽ vẻ chính xác như những gì nó được lưu lại miễn là người dùng có quyền truy cập vào dữ liệu được tham chiếu từ layer. Chỉ cần click chuột phải vào tên layer và chọn Save as Layer File, nhập tên cho layer file mới của bạn. Bạn cũng có thể lựa chọn để lưu layer đến một phiên bản trước của ArcMap sử dụng Save as type. 9.3 Bài 1: Giới thiệu về phần mềm Arcgis Kiến thức:  1. phần mềm GIS bao gồm 3 ứng dụng: + ArcMap: Để xây dựng, hiển thị và phân tích các bản đồ. + ArcToolbox: cung cấp c
Tài liệu liên quan