Nông thôn ngày nay không phải là tờ báo thật sự nổi tiếng, nhưng trong quá trình học tập tại trường, được tham khảo tờ báo này tôi thấy đây là tờ báo có cách làm hiện đại, chất lượng tin bài tương đối khá, là tiếng nói của Trung ương hội Nông dân Việt Nam, phục vụ đối tượng nông dân là chủ yếu và thực sự hữu ích cho nông dân. Với mong muốn thực hành để có đủ thực tế làm nghề, đồng thời góp chút công sức nào để phát triển nông nghiệp, nâng cao dân trí của người nông dân tôi đã chọn đây là cơ quan thực hành của mình.
Thời gian thực tập chính thức được tính từ ngày 15 tháng 2 năm 2008. Nhóm sinh viên thực tập tại báo Nông thôn ngày nay (Bao gồm : Nguyễn Thị Dung (trưởng nhóm), Nguyễn Quang Phong, Nguyễn Công Phương, Nguyễn Doãn Mạnh, Bùi Thị Yến) do thầy Phạm Đình Lân làm trưởng đoàn.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mơ ước đưa tranh Đông Hồ ra thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kính gửi: Ban chủ nhiệm Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đồng kính gửi: Thạc sĩ Nguyễn A, Trưởng đoàn hướng dẫn sinh viên thực tập tại báo Nông thôn ngày nay.
Thạc sĩ Bùi Văn, Chủ nhiệm Lớp K01 Báo chí. Khóa 2005- 2009 Hệ chính quy
Tên tôi là: Nguyễn B.
Hiện đang là sinh viên Lớp K01, Hệ Chính quy, khóa 2005-2009 của Khoa báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vừa qua, theo chương trình học của khoa, tôi đã tham gia đợt thực tập trong gần 3 tháng, từ 15/2 đến 30/4. Với kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường, bằng cách dạy theo kiểu “truyền nghề” và qua một số lần được Khoa báo tổ chức đi thực tế, tôi đã tham gia các hoạt động nghiệp vụ của tòa soạn. Dưới đây là kết quả tôi thu thập được trong thời gian thực tập của mình:
Đơn vị thực tập: Báo Nông thôn ngày nay
Đơn vị chủ quản là Trung Ương hội Nông dân Việt Nam
Tòa soạn: 13 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Tổng biên tập: Lưu Quang Định
Phần 1: Lịch trình làm việc
1. Gặp gỡ và tìm hiểu
Nông thôn ngày nay không phải là tờ báo thật sự nổi tiếng, nhưng trong quá trình học tập tại trường, được tham khảo tờ báo này tôi thấy đây là tờ báo có cách làm hiện đại, chất lượng tin bài tương đối khá, là tiếng nói của Trung ương hội Nông dân Việt Nam, phục vụ đối tượng nông dân là chủ yếu và thực sự hữu ích cho nông dân. Với mong muốn thực hành để có đủ thực tế làm nghề, đồng thời góp chút công sức nào để phát triển nông nghiệp, nâng cao dân trí của người nông dân tôi đã chọn đây là cơ quan thực hành của mình.
Thời gian thực tập chính thức được tính từ ngày 15 tháng 2 năm 2008. Nhóm sinh viên thực tập tại báo Nông thôn ngày nay (Bao gồm : Nguyễn Thị Dung (trưởng nhóm), Nguyễn Quang Phong, Nguyễn Công Phương, Nguyễn Doãn Mạnh, Bùi Thị Yến) do thầy Phạm Đình Lân làm trưởng đoàn.
2. Thực hành, viết bài
Trong tuần đầu tiên của quá trình thực tập, tôi thường lên tòa soạn vào buổi sáng để điểm qua các tờ báo lớn và những tờ có liên quan đến lĩnh vực của báo mình, đặc biệt quan tâm đến trang Văn hóa nghệ thuật của các báo với các tin tức, sự kiện văn hóa đang và sẽ xảy ra. Qua đó học cách đối chiếu các bài báo với nhau, nhất là những bài có chung một chủ để để rút ra cách viết, góc độ tiếp cận của từng báo riêng tùy thuộc vào tiêu chí, mục đích cũng như đối tượng phục vụ của từng cơ quan báo chí. Đây là cách thực hành để mình có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề và có sự chọn lựa góc độ phản ánh sao cho phù hợp với báo mình nhất.
Tuần đầu tiên của quá trình thực tập, tôi đã có dịp thực hành kỹ năng nghề nghiệp mà mình học được tại trường. Khi biên tập viên cử tôi đến trường Viêt văn Nguyễn Du để làm tin. Tuy đã viết được tin (Ngày thơ ở trường Đại học Văn hóa: Giao lưu thơ và thư pháp), đã được đăng trên số 45 ra ngày 27/2/2008 nhưng kinh nghiệm tiếp thu được vẫn chưa nhiều.
Chỉ đến ngày 21/2 khi đi theo phóng viên Quang Hưng của báo tham dự ngày thơ Việt Nam tại Văn Miếu Quốc Tử Giám tôi mới thấy góc nhìn của nhà báo quan trọng đến mức nào. Chính anh Hưng là người đã chỉ bảo tôi cách nhìn nhận sự kiện như thế nào cho ra vấn đề, phải biết so sánh sự kiện đang diễn ra với sự kiện tương tự đã diễn ra trước đó, tìm ra cái mới, cái đặc sắc nhất để phản ánh. Những điều này tôi đã được học lý thuyết tại trường, nhưng chỉ đến khi đi thực tế, được các anh, chị chỉ bảo tôi mới thực sự thấm nhuần và có thể vận dụng vào quá trình thực hành nghề nghiệp của mình.
Sau đó không lâu, tôi đã có cơ hội tác nghiệp một mình và thực hành những gì mình học được khi đi viết bài tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Kết quả chuyến đi này tôi đã có bài đầu tiên cho sự nghiệp làm báo của mình (Bài Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Mơ ước đưa tranh Đông Hồ ra thế giới đăng trên số 55 ra ngày 4/3/2008) đồng thời hiểu biết thêm được một miền quê mới, một nền văn hóa truyền thống (Làng tranh dân gian Đông Hồ) mà trước đây mình mới chỉ biết đến qua sách vở..
Ngày 17/3/2008: Tôi xuống Hưng Yên tìm hiểu và viết bài về lễ hội Chử Đồng Tử- Tiên Dung. Tuy chỉ được đăng tin ( Lễ hội Chử Đồng Tử( Hưng Yên): Hàng vạn người đi rước nước) nhưng tôi đã học hỏi thêm được kinh nghiệm trong việc tiếp cận vấn đề, đã biết sử dụng thể loại phù hợp với tầm của sự kiện và biết lựa chọn ra chi tiết điển hình nhất của sự kiện( Lễ rước nước) để phản ánh.
Ngày 21/3/2008: Tham dự hội thảo Văn học mạng Việt Nam và văn học mạng thế giới tại tòa soạn Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. Tuy dung lượng bài viết chỉ hơn 500 chữ đăng trên số 72 ra ngày 24/3/2008, nhưng tôi thấy hài lòng về bài viết này (Văn học mạng- sự lựa chọn của thời đại?), vì trong đó tôi đã có những lập luận theo hiểu biết và quan điểm của mình như một nhà báo thực thụ. Điều này làm cho tôi thấy tự tin hơn nhiều trong quá trình thực tập.
Ngày 29/3/2008: Đến bảo khu nhà Việt thuộc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tham dự Lễ trao giải thơ Lá trầu do quỹ Lời vàng Eva tổ chức. Thông tin thu được và ảnh đã được sử dụng trong bài phỏng vấn nhà thơ Trang Thanh của phóng viên Quang Hưng.
Trong thời gian của tháng 3 cũng thường xuyên tham dự các hoạt động xung quanh tuần lễ văn hóa Pháp và ngày hội Pháp ngữ tại Việt Nam. Tuy nhiên do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên khai thác thông tin chưa nhiều, chưa đủ để làm tin bài.
Thời gian này cũng đã biết tận dụng thông tin từ các tờ rơi, quảng cáo để làm tin nhỏ cho mục Dọc đường của trang Văn hóa.
Ngày 1/4/2008: Theo sự chỉ đạo của ban biên tập, tôi về Thái Bình để tìm hiểu về đời sống nghệ sĩ tỉnh lẻ trước quyết định của thủ tướng chính phủ về việc xã hội hóa các loại hình văn hóa nghệ thuật. Tại đây tôi đã tiếp xúc với lãnh đạo sở Văn hóa thông tin tỉnh, lãnh đao các đoàn nghệ thuật cổ truyền trên địa bàn tỉnh, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các nghệ sĩ về nỗi lo trước quyết định sát nhập hay ra ngoài công lập các đoàn nghệ thuật của Thủ tướng chính phủ.
Những thông tin thu thập được đã được tổng hợp lại và đăng thành loạt 3 bài liên tiếp lấy tên 3 tác giả với chủ đề: Bấp bênh đời nghệ sĩ tỉnh lẻ (Bài 1: Cát xê “rau muống” số 90 ra ngày 14/4/2008. Bài 2: Sáp nhập là tan rã, số 91 ra ngày 15/4/2008. Bài 3: Xã hội hóa- “nhà nghèo” chết trước, số 92 ra ngày 16/4/2008). Loạt bài này đã được ban biên tập hết sức khen ngợi.
Ngoài ra bài viết về văn nghệ sĩ tỉnh lẻ còn được đăng thành bài riêng Sáp nhập các đoàn nghệ thuật địa phương Thuận tình, hợp lý? Đăng trên tạp chí Sân khấu, số tháng 4/2008.
Ngày 12/4/2008: Đi Hà Tây xem hội chùa Thầy, gặp gỡ và trò chuyện cùng Đại Đức Thích Trường Xuân, được thầy kể cho nghe về nguồn gốc, xuất xứ của chùa Thầy, lễ hội chùa Thầy, đặc biệt là về lễ Mộc Dục, nghi thức quan trọng nhất trong lễ hội này.
Viết bài” Rủ nhau đi xem tắm thánh Đăng trên số 91 ra ngày 15/4/2008.
Ngày 17/4/2009 Tham dự buổi họp báo của Tổng cục du lịch Việt Nam về tổng kết hoạt động năm 2009 và mục tiêu chiến lược trong năm 2010 tại khách sạn Thắng Lợi Hà Nội. Viết tin “Quý I năm 2009: 8 dự án du lịch vào Việt Nam) cho trang Kinh tế.
Ngày 19, 20/4/2009: Xuống Bắc Ninh tham dự lễ hội Đền Đô. Nơi thờ tám vị vua triều Lý (Lý bát đế). Làm tin Cháu con họ Lý về hội Đền Đô. Đăng trên số 96 ra ngày 21/4/2009.
Ngày 24/4/2009: Tham dự buổi hội thảo vể Múa trong ca trù Do viện âm nhạc tổ chức. Viết bài ngắn “Hoàn thiện bộ hồ sơ Quốc gia về ca trù: Khó khăn chồng chất ” Đăng trên số 103 ra ngày 29/4/2008.
Ngày 25/4/2009: Tham dự buổi họp báo giới thiệu tranh tại nhà riêng của họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp. Viết tin Triển lãm tranh “Phục linh”. Đăng trên số 102 ra ngày 28/4/2009. Đây là dịp để tham dự một buổi họp báo khác hoàn toàn với những gì mà trước đây tôi tưởng tượng và tham gia. Cuộc họp báo chỉ có vài người bạn và các nhà báo đại diện cho các báo quan tâm đến hội họa. Mọi người vừa xem tranh vừa trò chuyện rất thoải mái, thân thiện, một môi trường tốt để mở rộng mối quan hệ và hiểu biết hơn về đời sống của giới nghệ sĩ.
Ngày 26/4/2009: Tham dự đêm nhạc từ thiện của trường Nguyễn Đình Chiểu tại khách sạn Melila Hà Nội. Nhưng do báo ra thứ 2, lại không còn đất, thông tin cũng đã nguội nên chỉ đưa được 1 tin nhỏ “Đêm nhạc từ thiện của trường Nguyễn Đình Chiểu: Nơi trái tim lên tiếng” Đăng trên số 103 ra ngày 29/4/2009.
Thời gian này tôi cũng tham dự một số triển lãm tranh của các họa sĩ, nghệ sĩ có tên tuổi như: triển lãm tranh: Gợi ý từ ánh sáng của nhà báo Đặng Hào, triển lãm tranh Đến và đi của họa sĩ trẻ Dương Thùy Dương, triển lãm tranh Lời thì thầm của gỗ của nữ họa sĩ người Ấn Độ, triển lãm tranh Phục linh của họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp, các cuộc triển lãm tranh tại 31A Văn Miếu…
Tóm lại: Trong thời gian thực tập tôi đã tham dự nhiều sự kiện, tổ chức tại những địa điểm khác nhau, sang trọng có, bình dân có. Nhờ đó tầm hiểu biết của bản thân và mối quan hệ được mở rộng, điều này sẽ phù trợ đắc lực cho tôi trong quá trình tác nghiệp sau này.
Kết quả, tôi đã được đăng 6 bài và 11 tin trên báo Nông thôn ngày nay, Tạp chí Sân Khấu và đăng 2 bức ảnh trên tạp chí Hà Nội ngàn xưa.
Phần 2: Những điều tiếp thu được sau thời gian thực tập
1. Về bản thân
Trước khi thực tập:
- Trước khi thực tập chưa hề làm báo, cũng chưa có bài được đăng trêm bất kỳ phương tiện truyền thông nào nên rất thiếu tự tin.
- Hiểu biết về giới văn nghệ sĩ cũng như các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật còn hạn chế, mối quan hệ còn ít
- Chưa thiết lập được mối quan hệ để tạo nguồn tin
- Chưa đi thực tế tại địa phương, kiến thức có được chỉ là trên lý thuyết sách vở.
Trong quá trình thực tập
Ngay trong ngày đầu tôi đã thấy rõ không khí làm việc khẩn trương và nhiều áp lực của một cơ quan báo chí. Mọi người đều tập trung cao độ cho công việc của mình, tận dụng từng giây, từng phút để tiếp cận sự kiện. Điều này khiến tôi hơi có phần e ngại sức làm việc của mình.
Quá trình thực tập được tiếp xúc với nhiều người, nhiều độ tuổi, chức vụ, ngành nghề khác nhau cho thấy sự đa dạng của xã hội mà trước đây tầm hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên chưa nhận ra. Môi trường làm việc năng động đã tạo cho tôi thói quen làm việc khẩn trương, có ý thức và trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Đồng thời giúp tôi có cái nhìn tổng quan hơn về xã hội xung quanh.
Những kinh nghiệm thu được sau khi thực tập.
- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhà báo cũng cần phải mạnh dạn và tự tin vào chính mình.
- Trước bất kì một vấn đề nào mình muốn viết, muốn phỏng vấn hay xin ý kiến một ai đó, nhà báo cần phải tìm hiểu vấn đề trước, phải có kiến thức nền tảng về vấn đề thì sẽ không bị lúng túng hay khó khăn trong quá trình tác nghiệp.
- Luôn phải nhanh chóng, khẩn trương, chạy đua cùng sự kiện thì mới đảm bảo độ nóng sốt của sự kiện, thu hút được công chúng.
- Tùy thuộc vào tiêu chí mục đích của mỗi cơ quan báo chí mà có cách tiếp cận và thể hiện đề tài cho phù hợp.
- Tôn trọng sự thật đến mức tối đa. Chỉ cần một thêm thắt nhỏ trong bài viết hay thay đổi lời dẫn một câu, chữ cũng có thể dẫn đến việc hiểu sai, hiểu lệch vấn đề.
- Nên rà soát thật kỹ lại thông tin trước khi chuyển cho biên tập viên.
- Luôn giữ liên lạc và làm theo sự chỉ dẫn của biên tập viên để đảm bảo mọi bài viết đều được sử dụng ở mức tối đa.
- Sau khi bài được đăng nên gửi báo cùng địa chỉ liên lạc của mình cho nguồn cung cấp thông tin và giữ liên lạc với họ để phục vụ cho công việc của mình sau này.
2. Về toà soạn và tập thể phóng viên, biên tập viên
Trước khi thực tập mọi hiểu biết của bản thân về một cơ quan báo chí thực sự vẫn còn mơ hồ, chủ yếu là qua môn học về Tổ chức và hoạt động tòa soạn báo chí. Chưa hiểu được cơ chế cũng như cách thức làm việc của tòa soạn.
Sau khi đến thực tập tại tòa soạn báo Nông thôn ngày nay, tôi đã được ban biên tập và lãnh đạo tòa soạn giới thiệu cụ thể về cơ chế làm việc của một cơ quan báo chí nói chung và của báo Nông thôn ngày nay nói riêng. Theo đó tôi được biết:
Nông thôn ngày nay là cơ quan ngôn luận của Trung Ương hội Nông dân Việt Nam (tiền thân là Hội liên hiệp nông dân tập thể). Có đối tượng phục vụ là đông đảo nông dân Việt Nam và những người quan tâm đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
Báo hình thành từ năm 1984 với tiền thân là tờ tin Nông thôn mới xuất bản 2 tháng một kỳ. Đến cuối năm 1985 đổi tên thành báo Nông dân mới ra mỗi tháng một kỳ. Sau Đại hội hội nông dân toàn quốc lần thứ nhất(1988) báo đổi tên thành Nông dân Việt Nam, xuất bản một tuần một kỳ. Giai đoạn này đối tượng phục vụ chủ yếu của báo vẫn là những nông dân và các cấp hội nông dân tại các tỉnh. Báo chính thức lấy tên Nông thôn ngày nay từ năm 1995 và tăng từ 2 kỳ/ tuần (1995) thành 5 kỳ/ tuần từ năm 1997.
Hiện nay ngoài tờ báo ngày Nông thôn ngày nay phát hành 5 kỳ/tuần, báo còn có tờ Nguyệt san Nông thôn ngày nay ra mỗi tháng một số, các ấn phẩm Làng cười( ra đời năm 2005), Thế giới hội nhập(2006) ra mỗi tuần một số, đều xuất bản tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng của báo không chỉ bó hẹp ở nông thôn nữa mà mở rộng ra cả thành phố, hướng đến những đọc giả quan tâm đến nông thôn, nông nghiệp, nông dân. Nhằm đem lại cái nhìn mới về nông thôn Việt Nam.
Trải qua 24 năm hoạt động, qua gần chục đời tổng biên tập, báo đã đạt những bước phát triển nhất định. Hiện báo có 3 văn phòng đại diện ở miền Trung (Đà Nẵng), miền Nam(thành phố Hồ Chí Minh) và Tây nguyên (Gia Lai). Từ một cơ quan báo chí với đội ngũ phóng viên, biên tập viên chỉ khoảng 10 người năm 1984, đến nay, đội ngũ phóng viên biên tập viên của báo lên đến hàng trăm người (tính cả ở các văn phòng đại diện).
Các phóng viên làm việc tại tòa soạn rất nhiệt tình trong công việc, hòa đồng, cởi mở trong giao tiếp và hết sức giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực tập của mình. Trong quá trình chúng tôi thực hành tác nghiệp, các anh, chị luôn chỉ bảo cách làm tin, viết bài, cách tiếp cận với những vấn đề nhạy cảm, khó khai thác….Một số phóng viên còn cho sinh viên thực tập theo mình đi công tác để học hỏi kinh nghiệm viết bài, thực hành kỹ năng nghề nghiệp như chụp ảnh, cách thực hiện phỏng vấn, cách lựa chọn góc độ tiếp cận vấn đề…trong đó phóng viên Quang Hưng (trang Văn hóa) và phóng viên ảnh Lê Hữu Thọ đã hướng dẫn tôi rất chu đáo, cặn kẽ, tỷ mỉ.
Phần 3: Kết luận
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn quan trọng trong chương trình học của mỗi sinh viên, mỗi ngành nghề, đặc biệt là với sinh viên báo chí. Theo bản thân tôi thì đây là khoảng thời gian thực hành rất bổ ích cho sinh viên Báo chí, là cơ hội để sinh viên thâm nhập thực tế và trải nghiệm mình trước khi kết thúc khóa học và hoạt động nghề nghiệp chính thức.
Tuy chỉ có hai tháng rưỡi thực tập nhưng những kinh nghiệm mà sinh viên thu thập được là rất lớn. Bởi đó là lúc họ vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học được trong nhà trường vào thực tế. Đồng thời cũng là lúc họ thử sức một cách chính thức với nghề mà mình đã lựa chọn và theo đuổi. Đây là giai đoạn quyết định họ có thực sự thích hợp với nghề Báo hay không và có thể theo nghề hay không.
Trong thời gian thực tập, tuy tôi chưa viết được nhiều tin bài, nhưng những kinh nghiêm và kiến thức thu được thì không nhỏ. Vì vậy tôi thấy kì thực tập này là rất cần thiết và cần được tổ chức kỹ càng và chu đáo hơn nữa để sinh viên có cơ hội nhiều hơn để hiểu về nghề Báo và thêm tin tưởng vào sự lựa chọn của mình trong suốt thời gian theo học.
MỤC LỤC
Phần 1: Lịch trình làm việc 2
1. Gặp gỡ và tìm hiểu 2
2. Thực hành, viết bài 2
1. Về bản thân 7
2. Về toà soạn và tập thể phóng viên, biên tập viên 8
Phần 3: Kết luận 10