Mối liên quan giữa BMI và các giai đoạn COPD

Giới thiệu: trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa BMI và bệnh COPD. Những người có BMI thấp thì có nguy cơ mắc bệnh COPD cao hơn. BMI cũng là một yếu tố góp phần tiên lượng khả năng tử vong của BN COPD. Tuy nhiên, trên bệnh nhân COPD ở Việt Nam liệu có hay không mối liên quan đó và xảy ra ở những nhóm bệnh nhân như thế nào, có những khác biệt gì so với thế giới? Vấn đề đó vẫn chưa được nghiên cứu nào làm sáng tỏ. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát mối liên hệ giữa BMI và độ nặng bệnh COPD ở người Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng: 221 bệnh nhân COPD (200 nam, 21 nữ) có tuổi từ 25 đến 93, đến khám chữa bệnh tại BVĐH Y dược từ năm 2005 đến năm 2007 Kết quả: nghiên cứu chỉ ra rằng ở những bệnh nhân COPD là nam < 60 tuổi, nhóm BN COPD giai đọan IV có BMI thấp hơn những giai đọan nhẹ hơn và tương tự, nhóm bệnh nhân BMI <18.5 có chỉ số %postFEV1 thấp nhất so với các nhóm còn lại. Kết luận: ở nhóm bệnh nhân COPD là nam <60 tuổi, bệnh nhân COPD giai đoạn IV có trung bình BMI thấp nhất và bệnh nhân COPD thiếu cân có mức độ nghẽn tắc phổi nặng nhất.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa BMI và các giai đoạn COPD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 372 MỐI LIÊN QUAN GIỮA BMI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN COPD Hồ Thị Nhật An*, Hà Quốc Hưng*, Lưu Ngọc Mai*, Trần Khánh Vân*, Lê Thị Tuyết Lan **. TÓM TẮT Giới thiệu: trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa BMI và bệnh COPD. Những người có BMI thấp thì có nguy cơ mắc bệnh COPD cao hơn. BMI cũng là một yếu tố góp phần tiên lượng khả năng tử vong của BN COPD. Tuy nhiên, trên bệnh nhân COPD ở Việt Nam liệu có hay không mối liên quan đó và xảy ra ở những nhóm bệnh nhân như thế nào, có những khác biệt gì so với thế giới? Vấn đề đó vẫn chưa được nghiên cứu nào làm sáng tỏ. Mục đích nghiên cứu: Khảo sát mối liên hệ giữa BMI và độ nặng bệnh COPD ở người Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng: 221 bệnh nhân COPD (200 nam, 21 nữ) có tuổi từ 25 đến 93, đến khám chữa bệnh tại BVĐH Y dược từ năm 2005 đến năm 2007 Kết quả: nghiên cứu chỉ ra rằng ở những bệnh nhân COPD là nam < 60 tuổi, nhóm BN COPD giai đọan IV có BMI thấp hơn những giai đọan nhẹ hơn và tương tự, nhóm bệnh nhân BMI <18.5 có chỉ số %postFEV1 thấp nhất so với các nhóm còn lại. Kết luận: ở nhóm bệnh nhân COPD là nam <60 tuổi, bệnh nhân COPD giai đoạn IV có trung bình BMI thấp nhất và bệnh nhân COPD thiếu cân có mức độ nghẽn tắc phổi nặng nhất. Từ khóa: BMI: Body mass index(chỉ số khối cơ thể), BN: bệnh nhân, COPD: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, BV ĐHYD: Bệnh viện ĐH Y dược. ASBTRACT ASSOCIATION BETWEEN BODY MASS INDEX AND STAGES OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE Ho Thi Nhat An, Ha Quoc Hung, Luu Ngoc Mai, Tran Khanh Van, Le Thi Tuyet Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 372– 377 Background: Previous studies have documented the prognostic value of low body weight in patients with COPD and the correlation between BMI and lung capacity of COPD patients. However, until now, there is no study to study this correlation in Vietnamese COPD patients. Specifically, no one knows exactly this correlation presents or not and in which group of Vietnamese COPD patients. Study objective: to study the association between BMI and COPD stages in Vietnamese people. Design: Cross-sectional validation study Subjects: 221 COPD patients who ranged in age from 25 to 93 years old, treated at the Ho Chi Minh city University Medical Center from 2005 to 2007. Results: The study has shown that COPD patients in stage IV who are male and younger than 60 years old have lower BMI than those in other stages, and group with BMI <18.5 has the lowest %postFEV1. Conclusions: Among COPD patients who are male and younger than 60 years old, those in stage IV have *: Bộ môn Sinh Lý – Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên hệ: Hồ Thị Nhật An, ĐT: 0909879088, Email: nhatan01@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 373 the lowest average BMI and those are underweight have the most severe pulmonary obstruction. Key words: BMI: Body mass index, BN: patient, COPD: Chronic obstructive disease, BV ĐHYD: Hospital of Medical University. GIỚI THIỆU COPD (Chronic obstructive pulmonary disease) – Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị, được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ. Sự tắc nghẽn này thường tiến triển, có phục hồi một phần, có thể kết hợp với sự tăng đáp ứng của đường hô hấp. BMI (Body Mass Index) – chỉ số khối cơ thể được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người, tính theo cân nặng và chiều cao bằng công thức: Một số nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa BMI thấp và nguy cơ mắc bệnh COPD. Tuy nhiên, mối liên quan giữa BMI và chức năng phổi rất phức tạp và còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như tuổi, giới, tình trạng hút thuốc Raida J. Harik Khan và cộng sự đã báo cáo một công trình nghiên cứu khoa học cho thấy nguy cơ COPD tiến triển ở nam tỉ lệ nghịch với BMI sau khi đã hiệu chỉnh những yếu tố nguy cơ khác, bao gồm khói thuốc, tuổi, % FEV1 predicted, béo phì và tình trạng giáo dục(5). Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học ở Copenhagen đã đi đến kết luận rằng BMI thấp là một yếu tố nguy cơ độc lập trên tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân COPD, và mối liên hệ đó rất rõ ràng ở những bệnh nhân COPD giai đoạn nặng(3). Tuy nhiên, trên bệnh nhân COPD ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ liệu có hay không mối liên quan đó và xảy ra ở những nhóm bệnh nhân như thế nào, có những khác biệt gì so với thế giới? Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát mối liên hệ giữa BMI và độ nặng bệnh COPD ở người Việt Nam. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 221 bệnh nhân COPD (200 nam, 21 nữ) có tuổi từ 25 đến 93, đến khám chữa bệnh tại BVĐH Y dược từ năm 2005 đến năm 2007. Các số liệu được lấy ở lần đầu tiên BN đến khám. Mẫu thỏa điều kiện bệnh nhân bị bệnh COPD có FEV1/FVC<0,7, không mắc bệnh hen suyễn, có đầy đủ số liệu % PostFEV1, chiều cao, cân nặng, số liệu về việc hút thuốc lá hay không, giới tính và năm sinh.BMI và %PostFEV1 là các biến liên tục.Nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 với phép kiểm ANOVA để tìm mối liên quan giữa các biến số. KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu Gồm 221 BN đã được chẩn đoán COPD kiểm chứng bởi kết quả hô hấp ký FEV1/FVC<0,7. Biểu diễn các số liệu theo biểu đồ ta có: Nhóm người này có các chỉ số tuổi, BMI và % postFEV1 trong bảng dưới đây: Nam Nữ Tuổi 62,38 ± 15,34 67,01 ± 10,79 BMI 21,50 ± 3,78 20,38 ± 3,69 %postFEV1 0,47 ± 0,14 0,37 ± 0,15 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 374 Nam Nữ Hút thuốc lá Có hút>20gói-năm 86 3 Có hút<20gói-năm 5 1 Không hút 109 17 Xét chung trên toàn mẫu nghiên cứu So sánh BMI giữa các nhóm giai đoạn COPD Giai đoạn IV có BMI thấp hơn có ý nghĩa so với các giai đoạn khác. So sánh chỉ số %PostFEV1 giữa các nhóm BMI Phân nhóm nghiên cứu thành 3 nhóm theo phân độ BMI châu Á để xét sự thay đổi của chỉ số %postFEV1. Ta thấy nhóm BMI <18,5 có %postFEV1 thấp hơn có ý nghĩa so với các nhóm BMI còn lại. Vậy bệnh nhân COPD giai đoạn IV có trung bình BMI thấp nhất và bệnh nhân COPD thiếu cân có mức độ nghẽn tắc phổi nặng nhất. Kết quả này chưa lọai trừ ảnh hưởng của tuổi, giới và việc hút thuốc lá. So sánh %PostFEV1 và BMI theo từng nhóm BN hút thuốc/không hút thuốc, nam/nữ, tuổi Trung bình %postFEV1 ở nhóm hút thuốc lá >20gói-năm là 0,36±0,14 nhỏ hơn trung bình %postFEV1 nhóm không hút thuốc lá (0,37±0,14). Khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, cũng không có sự khác nhau có ý nghĩa về BMI giữa 2 nhóm này. Khi xét đến các yếu tố tuổi, giới và tiền căn hút thuốc lá thì: nhóm nam có %postFEV1 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm nữ(p=0,004), nhóm tuổi <60 có trung bình %postFEV1và BMI cao hơn có ý nghĩa so với nhóm tuổi >60(p =0,009 cho trung bình %PostFEV1, p=0,033 cho trung bình BMI). Xét sự tương quan giữa BMI và %postFEV1 trong từng nhóm đối tượng riêng lẻ phân theo giới, tiền căn hút thuốc và tuổi Xét theo từng nhóm tuổi Nhóm tuổi <60 tuổi: nhóm thiếu cân có trung bình %postFEV1 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không thiếu cân, p=0,002. Nhóm tuổi >60 tuổi: không có mối tương quan giữa %postFEV1 và bậc BMI (thiếu cân- không thiếu cân). Xét trong từng nhóm giới tính Nam: nhóm thiếu cân có %postFEV1 nhỏ hơn có ý nghĩa so với nhóm nam không thiếu cân, p=0,002. Nữ: không còn mối tương quan giữa %postFEV1 và bậc BMI (thiếu cân- không thiếu cân) cũng như giữa BMI và giai đọan COPD. Xét trong từng nhóm hút thuốc/không hút thuốc Nhóm nam không hút thuốc lá: nhóm thiếu cân có trung bình %postFEV1 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không thiếu cân. Nhóm nam hút thuốc lá: không có mối tương quan giữa %postFEV1 và bậc BMI (thiếu cân- không thiếu cân). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 375 Tóm lại, ở nhóm bệnh nhân < 60 tuổi và ở nhóm bệnh nhân nam, nhóm thiếu cân có trung bình %postFEV1 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm không thiếu cân. Xét tương quan giữa BMI và các giai đoạn COPD trên nhóm bệnh nhân COPD nam <60tuổi Trung bình BMI của nhóm bệnh nhân COPD giai đoạn IV thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm gồm các bệnh nhân COPD 3 giai đoạn còn lại (p = 0,025). Nhóm có BMI <18,5 có trung bình %PostFEV1 thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm BMI từ 18,5 – 23 (p = 0,034) và nhóm BMI >23 (p = 0,008). Xét hệ số tương quan và mối liên hệ hồi quy tuyến tính Hệ số tương quan r=0,181 với p=0,214 (>0,05). Vậy ở BN COPD nam nhỏ hơn 60 tuổi, giữa BMI và chỉ số %Post FEV1 không có mối liên hệ tuyến tính. Tóm lại: nghiên cứu chỉ ra rằng ở những bệnh nhân COPD là nam < 60 tuổi, nhóm BN COPD giai đọan IV có BMI thấp hơn những giai đọan nhẹ hơn và tương tự, nhóm bệnh nhân BMI <18,5 có chỉ số %postFEV1 thấp nhất so với các nhóm còn lại. BÀN LUẬN Giải thích kết quả Trong nghiên cứu của chúng tôi có một số điều đáng lưu ý về số bệnh nhân COPD trong mẫu nghiên cứu. Độ tuổi bị bệnh COPD có độ lệch rất rộng (nam 62±15,34, nữ 67±10,79). Trong khi đó, tỷ lệ BN đến khám lần đầu tiên vào giai đọan nặng và rất nặng là 80% ( giai đọan 3 là 46% và giai đọan 4 là 34%). Điều này cảnh báo công tác phòng ngừa, tầm sóat phát hiện bệnh trong cộng đồng còn chưa tốt trong khi độ tuổi mắc COPD hiện nay ngày càng trẻ và còn trong độ tuổi lao động cống hiến cho xã hội. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 376 BMI của nhóm bệnh nhân COPD này có độ lệch rộng (nam 21,5±3,78, nữ 20,38±3,69). Tuy nhiên, điều đáng chú ý là không ai có BMI>27,4( mức giới hạn cao nhất cho các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch ở người châu Á) và có một phần đông bệnh nhân thiếu cân (72 người, chiếm 32%). Điều này cũng đặt ra vấn đề dinh dưỡng ở bệnh nhân COPD chưa được giải quyết tốt. Thuốc lá cũng là một vấn đề cần đặt ra khi tính toán thấy giữa 2 nhóm có hút thuốc và không hút thuốc, không thấy có sự khác biệt %Post FEV1. Điều này khó có thể xảy ra vì thuốc lá đã được xác định là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh COPD. Có thể giải thích điều này bằng giả thuyết BN đến khám không muốn khai hoặc khai sai việc hút thuốc lá. Nhóm tuổi lớn hơn 60 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi lại có BMI và %Post FEV1 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân nhỏ hơn 60 tuổi. Điều này cũng đặt ra vấn đề dinh dưỡng có phần kém hơn và tình trạng bệnh COPD ở người Việt Nam nặng hơn ở người quá 60 tuổi. Kết quả của nghiên cứu cho thấy BN COPD nam <60 tuổi, bệnh nhân COPD giai đoạn IV có trung bình BMI thấp nhất và bệnh nhân COPD thiếu cân có mức độ nghẽn tắc phổi nặng nhất. Kết quả này gợi ý mối tương quan nghịch giữa BMI và độ nặng của COPD, đặc biệt ở nhóm nam<60 tuổi. Thật sự, từ lâu,BMI thấp được cho là một yếu tố ảnh hưởng độc lập lên bệnh COPD và có khả năng tiên lượng tỷ lệ tử vong (7). Các nguyên nhân làm BMI thấp trên bệnh nhân COPD có thể được giải thích theo nhiều giả thuyết dựa trên một số các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây: Đầu tiên là tình trạng suy dinh dưỡng – đây có thể là nguyên nhân chính của sự tăng trưởng kém trong thai kỳ. Trong một nghiên cứu thực hiện ở phòng thí nghiệm trên chuột và heo guinea, có bẳng chứng cho thấy dinh dưỡng kém trong thai kỳ và thời kỳ sau sinh sẽ dẫn đến những thay đổi chức năng và cấu trúc lâu dài ở phổi (4,6). Điều này có thể giúp ta nghĩ đến khả năng những người có cân nặng lúc mới sinh thấp có thể có nhiều nguy cơ bị COPD khi trưởng thành. Một cơ chế khác có thể giải thích mối liên quan giữa mức BMI thấp và sự tăng nguy cơ COPD ở nam trưởng thành là những bằng chứng về sự thiếu hụt trong miễn dịch qua trung gian tế bào và số lượng lympho T hiện diện trong máu tuần hoàn do suy dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng tăng nhạy cảm với nhiễm khuẩn (2). Người ta cũng quan sát thấy rằng BMI thấp là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao và các nhiễm khuẩn phổi mạn tính khác (9). Ảnh hưởng của dinh dưỡng kém lên chức năng phổi còn thể hiện một phần qua ảnh hưởng lên các cơ hô hấp (1). Một nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa mức độ giảm chức năng phổi và mức độ sụt cân, và điều này giúp tiên lượng khả năng tử vong của bệnh nhân COPD. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tử vong (được hiệu chỉnh theo tuổi) của nhóm nam BMI<21 cao gấp 4 lần nhóm nam tương ứng BMI từ 21-25 (tiêu chuẩn thế giới). Tỷ lệ này bằng 3,2 khi hiệu chỉnh thêm yếu tố hút thuốc lá(8). Vấn đề nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi lại không có mối liên hệ giữa %Post FEV1 và BMI có thể do đa phần bệnh nhân ở độ tuổi này có BMI thấp và COPD vào giai đọan nặng (giai đọan 4 chiếm gần 30% và BMI thiếu cân chiếm gần 40%). Có thể BMI có mức giảm tối đa trên bệnh nhân COPD, đến một mức nào đó của %PostFEV1 thì bệnh nhân thiếu cân sẽ không giảm cân nữa. Tuy nhiên điều này chỉ là giả thuyết. Những vấn đề đặt ra Nghiên cứu còn có nhiều hạn chế như sai lệch thông tin khi thu thập về tiền căn hút thuốc lá của BN mà đây là 1 yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh COPD, ngòai ra nghiên cứu chưa xem xét đến những yếu tố nguy cơ khác của COPD như nghề nghiệp, tình trạng kinh tế xã hội, trình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 377 độ học vấn. Phương pháp tiến hành nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu cắt ngang và chỉ khảo sát trên những bệnh nhân bị COPD nên chưa thể đưa ra được mối liên quan nhân quả giữa BMI và COPD. Chúng tôi ghi nhận được ở nhóm BN COPD nam <60tuổi, bệnh nhân COPD giai đoạn IV có trung bình BMI thấp nhất và bệnh nhân COPD thiếu cân có mức độ nghẽn tắc phổi nặng nhất. Kết quả này gợi ý mối tương quan nghịch giữa BMI và độ nặng của COPD, đặc biệt ở nhóm nam<60 tuổi. Nguồn gốc của mối tương quan này còn chưa rõ ràng nhưng có thể gợi ý khả năng ngăn ngừa hay làm chậm tiến triển của bệnh COPD bằng cách can thiệp vào yếu tố thể trạng, trong đó quan trọng nhất là dinh dưỡng. Tuy nhiên, sự can thiệp này có thể chỉ có kết quả tốt khi bệnh nhân còn ở một độ tuổi nhất định. Nghiên cứu đã cho thấy trên BN COPD, độ nặng bệnh và BMI đã có mối liên quan nhất định. Câu hỏi đặt ra là nguy cơ COPD thật sự của người có BMI thấp<18,5 và nguy cơ bị COPD nặng hơn khi BMI của bệnh nhân giảm như thế nào? Thiết nghĩ, chúng ta nên có thêm những nghiên cứu mới theo hình thức nghiên cứu tốt hơn là tiền cứu hoặc hồi cứu theo dõi sát và lấy thông tin đối tượng liên quan đến COPD trực tiếp. Từ đó lập kế họach tăng cường thể trạng cho cộng đồng nhằm giảm thiểu tác hại của căn bệnh COPD. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arora NS, R. D. (1982). Effect of body weight and muscularity on human diaphragm muscle mass, thickness and area. J Appl Physiol, 52, 64-70. 2. Chandra RK. (1980). Cell-mediated immunity in nutritional imbalance.. Fed Proc 39, 3088-3092. 3. Charlotte Landbo, E. P., Peter Lange, Jørgen Vestbo, Thomas P. Almdal,. Prognostic Value of Nutritional Status in Chronic Obstructive Pulmonary Disease 4. Lechner AJ. (1985). Perinatal age determines the severity of retarded lung development induced by starvation.. Am Rev Respir Dis, 131:638-643. 5. Raida I. Harik-Khan, J. L. F. a. R. A. W. (2002). Body Mass Index and the Risk of COPD. CHEST, 121/2. 6. Sahebjami H, M. J. (1985). The effects of starvation on lung mechanics and biochemistry in young and old rats. ApplPhysiol 58, 778-784. 7. Schols AM, S. J., Volovics L, et al. (1998). Weight loss is a reversible factor in the prognosis of obstructive pulmonary disease. 1998; 157:1791-1797Am J Respir Crit Care Med, 157, 1791-1797. 8. Sharp DS, B. C., Curb JD, et al. (1997). The synergy of low lung function and low body mass index predicting all-cause mortality among older Japanese-American men. J Am Geriatr Soc, 45, 1464-1471. 9. Waaler HT. (1984). Weight and mortality: the Norwegian experience.. Acta Med Scand, 215(suppl), 1-56.
Tài liệu liên quan