Trong thời đại ngày nay, lợi thế phát triển của thế giới không chỉ là điều kiện tự
nhiên hay nguồn lực tài chính, thay vào đó là con người và trí tuệ con người. Thực tiễn
cho thấy, từ phương diện đầu tư cho phát triển thì việc đầu tư vào yếu tố con người,
không ngừng nâng cao vốn con người được coi là đầu tư có hiệu quả nhất. Kinh
nghiệm một số quốc gia phát triển khẳng định chiến lược ưu tiên đầu tư có định hướng
cho con người thông qua việc đẩy mạnh chi tiêu một số lĩnh v ực xã hội: giáo dục, y tế,
an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo đã làm nên những bước tiến thần kỳ trong tăng
trưởng kinh tế và đổi m ới xã hội.
Năm 1990, Báo cáo phát triển con người UNDP đã đưa ra một phương pháp, m ột
cách tiếp cận theo những tiêu chí mới trong việc đánh giá sự phát triển con người thông
qua chỉ số HDI. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ta, phát triển con
người m ột cách toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt trong m ọi chính sách của Đảng
và Nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 năm 2001, đã xác định một trong
những mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là:
“Nâng lên đáng k ể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta”. [I, tr.160]. Điều đặc
biệt là lần đầu tiên chỉ số phát triển con người HDI đã cùng những chỉ tiêu tăng GDP
trở thành m ục tiêu chiến lược của cả đất nước, cả dân tộc.
Để thực hiện được mục tiêu đó, xem xét, phân tích mối tương quan giữa hai chỉ
số HDI và GDP là rất cần thiết cho việc xác định ưu tiên và tiến độ thực hiện thích hợp.
Ngoài ra, giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hình thành
chỉ số phát triển con người. Chỉ số phát triển giáo dục phản ánh trạng thái phát triển
giáo dục trong mối quan hệ với các khía cạnh của phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên
cứu mối tương quan giữa chỉ số giáo dục và chỉ số phát triển con người, cũng như giữa
chỉ số phát triển giáo dục và chỉ số phát triển kinh tế nhằm phản ánh giáo dục là mục
tiêu của quá trình phát triển.
114 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế và phát triển giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Mai Phương
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Địa lý học (trừ Địa lý tự nhiên)
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐẶNG VĂN PHAN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ - sau đại học,
Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí và Quý Thầy cô giảng dạy các chuyên đề trong
suốt niên khoá 2006-2009 vừa qua.
Tác giả gửi lời biết ơn cảm động đến với PGS.TS. Đặng Quốc Bảo đã gửi
tặng những tài liệu hết sức quý báu.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến Thầy hướng dẫn trực tiếp
PGS.TS. Đặng Văn Phan đã luôn theo sát và tận tình hướng dẫn tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các đồng nghiệp Trung tâm Nghiên
cứu kinh tế miền Nam – Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận văn.
Cũng không quên gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, ban ngành đã cung cấp,
hỗ trợ về mặt tư liệu, số liệu; đặc biệt là Trung tâm Thông tin và dự báo KT-
XH Quốc gia tại Tp.HCM thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến với gia đình, các bạn học K17
cũng như bạn bè xa gần khác đã dành những lời động viên khích lệ, những
cảm thông, sẻ chia trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Phương
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTƯ: Ban Chấp hành Trung ương
CD (Compact Disc): Đĩa CD
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng Sông Hồng
HDI (Human Development Index): Chỉ số phát triển con người
HDR (Human Development Report): Báo cáo phát triển con người
GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm trong nước
GDP/người: Tổng sản phẩm trong nước bình quân trên đầu người
MDG (Millennium Development Goals): Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ
PPP (Purchasing Power Parity): Sức mua tương đương
UNDP (United Nations Development Programme): Chương trình Phát triển Liên
hiệp quốc
WB (World Bank): Ngân hàng Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, lợi thế phát triển của thế giới không chỉ là điều kiện tự
nhiên hay nguồn lực tài chính, thay vào đó là con người và trí tuệ con người. Thực tiễn
cho thấy, từ phương diện đầu tư cho phát triển thì việc đầu tư vào yếu tố con người,
không ngừng nâng cao vốn con người được coi là đầu tư có hiệu quả nhất. Kinh
nghiệm một số quốc gia phát triển khẳng định chiến lược ưu tiên đầu tư có định hướng
cho con người thông qua việc đẩy mạnh chi tiêu một số lĩnh vực xã hội: giáo dục, y tế,
an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo… đã làm nên những bước tiến thần kỳ trong tăng
trưởng kinh tế và đổi mới xã hội.
Năm 1990, Báo cáo phát triển con người UNDP đã đưa ra một phương pháp, một
cách tiếp cận theo những tiêu chí mới trong việc đánh giá sự phát triển con người thông
qua chỉ số HDI. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ta, phát triển con
người một cách toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt trong mọi chính sách của Đảng
và Nhà nước. Đại hội Đảng lần thứ IX, tháng 4 năm 2001, đã xác định một trong
những mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 là:
“Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta”. [I, tr.160]. Điều đặc
biệt là lần đầu tiên chỉ số phát triển con người HDI đã cùng những chỉ tiêu tăng GDP
trở thành mục tiêu chiến lược của cả đất nước, cả dân tộc.
Để thực hiện được mục tiêu đó, xem xét, phân tích mối tương quan giữa hai chỉ
số HDI và GDP là rất cần thiết cho việc xác định ưu tiên và tiến độ thực hiện thích hợp.
Ngoài ra, giáo dục là một trong những nhân tố quan trọng trong việc hình thành
chỉ số phát triển con người. Chỉ số phát triển giáo dục phản ánh trạng thái phát triển
giáo dục trong mối quan hệ với các khía cạnh của phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên
cứu mối tương quan giữa chỉ số giáo dục và chỉ số phát triển con người, cũng như giữa
chỉ số phát triển giáo dục và chỉ số phát triển kinh tế nhằm phản ánh giáo dục là mục
tiêu của quá trình phát triển.
Giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn nằm ở vị trí thấp nhất trong bản đồ
giáo dục cả nước. Chỉ số phát triển con người HDI của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
2
Long chủ yếu ở nhóm trung bình. Tăng trưởng GDP luôn cao hơn mức trung bình cả
nước. Và như vậy, tìm hiểu mối tương quan giữa chỉ số phát triển con người, chỉ số
phát triển kinh tế và chỉ số phát triển giáo dục để tìm hiểu có sự nghịch lý hay không.
Từ đó đưa ra những kiến nghị, định hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách hợp lý
nhất trong giai đoạn tới nhằm làm cho người dân đồng bằng được hưởng thụ cuộc sống
hạnh phúc và bền vững hơn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Tìm hiểu, củng cố những lí luận về quan niệm phát triển con người và vai trò
của chỉ số phát triển con người HDI cũng như các chỉ tiêu thành phần của chỉ số HDI.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển chỉ số phát triển con người ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long.
Tìm hiểu, phân tích mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát
triển kinh tế và phát triển giáo dục.
Đề xuất một số định hướng cơ bản nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người
cũng như để đạt được mối tương thích cao hơn trong giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ
Cung cấp được các kiến thức nền tảng về chỉ số HDI; tạo ra được sự thống nhất
về cơ sở phương pháp luận cho việc tính chỉ số HDI áp dụng ở Việt Nam nói chung và
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng.
Tính toán, đánh giá và so sánh hiện trạng phát triển các chỉ số ở vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long với các vùng khác và cả nước.
Đánh giá mối tương quan qua lại giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển
kinh tế và phát triển giáo dục với các vấn đề đặt ra:
+ Mức độ tương thích của các chỉ số này;
+ Ý nghĩa của mỗi chỉ số vào đóng góp tăng lên của HDI;
+ Sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau theo chiều thuận hay nghịch;
+ Những nhận xét, quan điểm, kiến nghị nào được đưa ra…
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những chỉ số phát triển con người
HDI; chỉ số tăng trưởng kinh tế mà đại diện là chỉ tiêu GDP, GDP/người và chỉ số phát
triển giáo dục… trên phạm vi 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đề tài nghiên cứu với nguồn dữ liệu cơ bản là năm 1999 và 2004, dựa trên Báo
cáo phát triển con người Việt Nam 2001 và 2006 điều tra đến từng tỉnh thành phố của
cả nước. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng nguồn số liệu từ Niên giám thống kê hàng
năm của các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long.
Dựa trên số liệu gộp với các quan sát là 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu
Long trong giai đoạn 1999-2004, đề tài áp dụng hàm Forecast để mở rộng nghiên cứu
mối tương quan giữa các chỉ số đến năm 2007.
4. Hệ thống quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ thống quan điểm
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Đây là quan điểm cơ bản, truyền thống và được
xem là đặc trưng của Địa lý học. Đó là khi xem xét các sự vật hiện tượng địa lý phải
đặt chúng trong mối quan hệ về không gian. Quan điểm này luôn chiếm được sự đồng
thuận cao bởi trong thực tế các sự vật và hiện tượng địa lý luôn luôn có sự phân hóa về
mặt không gian, làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài, tác giả luôn đặt các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu
Long trong mối quan hệ không gian của vùng và của vùng với các vùng khác trong cả
nước để so sánh và đánh giá.
- Quan điểm hệ thống: Con người và sự phát triển con người, cũng như các quá
trình vận động, phát triển kinh tế - xã hội không phải là một quá trình đơn lẻ, độc lập
mà còn gắn kết với các quá trình vận động tự nhiên, xã hội khác. Chúng là bộ phận cấu
thành của hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh, luôn luôn vận động và phát triển không
ngừng, do đó, phải xem xét trên quan điểm hệ thống.
- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Các sự vật hiện tượng trong quá trình vận động
và phát triển của mình không chỉ biến đổi về mặt không gian mà còn có sự thay đổi
theo thời gian. Đặc biệt là vấn đề con người luôn có sự đa dạng và biến đổi phức tạp.
Sự phát triển con người từ quan niệm, nhận thức, bản chất, thái độ đối xử... với vấn đề
4
này trong quá khứ luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình đánh giá trong hiện tại
và tương lai. Do đó, việc nghiên cứu đề tài luôn được xem xét trong mối liên hệ quá
khứ - hiện tại – tương lai để làm rõ hơn bản chất của vấn đề theo thời gian, đảm bảo
được tính logic, khoa học và chính xác.
- Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Quá trình phát triển của con người
luôn chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Đồng thời con người cũng có những tác
động làm biến đổi môi trường xung quanh. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của
con người trong quá trình phát triển của mình cần phải quán triệt quan điểm sinh thái
và phát triển bền vững khi nghiên cứu vấn đề. Phát triển con người phải đi đôi với phát
triển kinh tế, công bằng xã hội và phát triển môi trường bền vững, mục đích cuối cùng
là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Đây là một phương pháp rất quan trọng
trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở sưu tầm nhiều nguồn tài liệu
khác nhau, chúng ta tiến hành chọn lọc và xử lý nguồn thông tin, số liệu đáng tin cậy
nhất phục vụ hiệu quả cho đề tài.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: dựa trên việc phân tích nguồn tài liệu đã
có cũng như những nhận định quan sát từ thực tế, chúng ta mới có cái nhìn toàn
diện về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, rút ra được những nội dung tổng hợp nhất, đầy
đủ nhất đáp ứng được những nhiệm vụ và mục tiêu mà vấn đề đặt ra.
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học Địa
lí. Sử dụng phương pháp này giúp cho các vấn đề nghiên cứu được cụ thể, trực quan và
toàn diện hơn. Các bản đồ trong đề tài được thành lập bằng phần mềm Mapinfo 7.5,
dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập và xử lý. Ngoài ra, đề tài còn thể hiện các mối
quan hệ địa lí thông qua hệ thống bảng số liệu và biểu đồ.
- Phương pháp khảo sát: là phương pháp cần thiết để tăng thêm độ tin cậy của các
nguồn tài liệu thu thập và tính khách quan cho đề tài.
- Phương pháp lượng hoá: làm tăng tính định lượng trong khi lập luận nghiên cứu
các sự vật, hiện tượng địa lý, sẽ làm giảm đi sự suy đoán định tính.
5
- Phương pháp dự báo: Đề tài sử dụng phương pháp dự báo dựa trên cơ sở tính
toán từ các số liệu đã thu thập được và sự phát triển có tính quy luật của các sự vật,
hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài, để đảm bảo tính
khoa học và đưa ra được những dự báo chính xác, hợp lí... cần phải tham khảo ý kiến
của các chuyên gia, những nhà nghiên cứu về con người, nguồn nhân lực, về kinh tế
học giáo dục...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa và mang tính thực tiễn, tính nhân văn cao, vì
các lý do sau:
- Giải thích một cách khoa học mức đóng góp của tăng trưởng kinh tế vào việc
tăng lên của chỉ số HDI; cũng như biểu đạt phần đóng góp của nhân tố giáo dục vào
chỉ số HDI. Sự đóng góp là hợp lý hay không;
- Nhận định được tiềm năng của giáo dục có thể tác động vào sự gia tăng của
thu nhập kinh tế;
- Tạo một cơ sở lý luận khoa học vững chắc để giải quyết các vấn đề này. Có
những biện pháp thúc đẩy, tăng cường nhằm nâng cao chỉ số HDI trong tương lai,
làm cho cuộc sống mọi người dân tốt đẹp hơn.
- Có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội; trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy…
6. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Mối tương quan giữa các chỉ số phát triển con người, phát triển kinh tế
và phát triển giáo dục ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Chương 3: Một số định hướng cơ bản nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người
ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Kết luận
6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. QUAN NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
Từ bản chất sinh học của mình, con người khi được sinh ra đã luôn khiếp sợ
cái đói. Khi đã chế ngự được phần nào cái đói, con người lại luôn bị ám ảnh bởi cái
nghèo. Có thể nói nghèo đói luôn là kẻ thù rình rập con người suốt lịch sử phát triển
của mình cho đến hôm nay. Và đến tận năm 2015, người ta tính rằng dù có giảm
được một nửa số người trên thế giới sống dưới mức 1 USD/ngày thì vẫn còn khoảng
900 triệu người ở các nước đang phát triển còn phải sống trong cảnh vô cùng nghèo
khó 1. Chính vì lẽ đó mà từ hàng ngàn năm nay, con người và cả xã hội luôn lấy sự
giàu có làm mục tiêu phấn đấu.
1.1.1. Quan niệm phát triển kinh tế
Trong chiến lược phát triển của mình, các chính phủ đã từng lấy việc mở rộng
năng lực sản xuất của cải vật chất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng
đầu. Tăng trưởng kinh tế không chỉ được xem là chìa khóa của sự phát triển mà còn
bị đánh đồng với tiến bộ xã hội. Nhằm lượng hóa sự phát triển này, các khái niệm
tổng sản phẩm quốc gia (GNP – Gross National Product) hoặc tổng sản phẩm
trong nước (GDP – Gross Domestic Product) trên đầu người đã ra đời vào những
năm 60 của thế kỷ 20. Trong bất cứ kế hoạch phát triển quốc gia nào, chỉ số
GDP/người cũng được tính toán kỹ càng nhất và được đưa lên hàng đầu. Trên
trường quốc tế, chỉ số trên đã sớm trở thành tiêu chí duy nhất để phân loại các quốc
gia, xếp quốc gia này vào nhóm nước đã phát triển hay xếp quốc gia kia vào nhóm
nước đang phát triển. Bất bình đẳng xã hội, sự nghèo khó cùng cực của một bộ
phận dân cư, sự xuống cấp của môi trường tự nhiên và xã hội… tất cả đều được
chấp nhận như là cái giá phải trả cho sự phát triển, nói cho chính xác hơn là trả cho
sự tăng trưởng. Tuy nhiên thực tế cho thấy tại nhiều quốc gia, GDP/người tăng
nhưng thất nghiệp và nghèo đói cùng cực cũng tăng theo hoặc không giảm; khoa
1 Báo cáo phát triển con người 2001 – Đổi mới vì sự phát triển con người. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2001, trang 28.
7
học kỹ thuật phát triển giúp con người bay lên cung trăng nhưng tỷ lệ người mù
chữ, người không có nước sạch, người không được hưởng các dịch vụ y tế tối thiểu
cũng tăng; vệ tinh truyền hình biến thế giới thành “ngôi làng” nhưng phần lớn cư
dân lại đói thông tin và bị tước mất cơ hội để phát triển;… Truớc những nghịch lý
trên, quan niệm rằng cứ tăng thu nhập đầu người là có thể đem lại sự phồn vinh cho
quốc gia đã sụp đổ. Hơn nữa, một quốc gia có GDP/người cao chưa hẳn là xây dựng
được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh – một ước mơ từ ngàn năm của loài
người. Người ta nhận ra rằng thật là nông cạn và phiến diện khi đo trình độ phát
triển của một xã hội mà chỉ dùng tiêu chí là GDP/người, tỷ lệ tăng GDP hàng năm
hay các chỉ tiêu về của cải tiện nghi vật chất.
Đến những năm 70, người ta chuyển sang quan niệm tăng trưởng phải có phát
triển, hiểu là tăng trưởng nguồn thu nhập kinh tế phải kéo theo những biến đổi tích
cực trong đời sống xã hội và đời sống con người, cả vật chất lẫn tinh thần. Vấn đề
tăng trưởng kinh tế được gắn với vấn đề phát triển văn hóa – xã hội, phát triển con
người. Từ đó, phát triển bền vững dần trở thành tư tưởng trung tâm trong nhận thức
về phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, tăng
nguồn vốn, đó còn là bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên của trái đất mà thế hệ
chúng ta đang “vay” của thế hệ sau, đó còn là bảo vệ sự đồng thuận của cộng đồng
trong việc định hướng và chia sẽ những giá trị xã hội, bảo vệ sự ổn định xã hội.
Việc nhân loại chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng sang mô hình phát triển bền
vững đòi hỏi trước hết phải có những nhận thức mới, sâu sắc hơn về phát triển và
sau đó hình thành những công cụ đo đạc mới, sử dụng tiêu chí mới, khắc phục được
tính phiến diện của tiêu chí tăng trưởng GDP/người.
Nhà kinh tế Theodor Schoultz (giải thưởng Nobel kinh tế 1979), người đã đưa
ra khái niệm vốn con người (Human Capital), quan niệm rằng nền kinh tế của mỗi
nước tồn tại và phát triển vừa nhờ vốn vật chất – tư bản vật chất – như tài nguyên,
đất đai, vừa nhờ vốn con người. Môn phái của Schoultz cho rằng sự đầu tư vào giáo
dục sẽ tạo ra vốn con người và loại tư bản này cũng giá trị chẳng kém tư bản vật
chất. Nhờ giáo dục mà con người thành chủ sở hữu của hai nhân tố: lao động sống
8
(chủ yếu là năng lực thể chất) và tư bản người (vốn con người) là năng lực trí tuệ
của mỗi cá nhân. Mỗi nhân tố này tạo ra phần nhất định trong thu nhập cá nhân.
Trong hai nhân tố này thì năng lực trí tuệ là quan trọng nhất. Người ta đã cố gắng
đưa ra một hàm số biểu thị sự tăng trưởng kinh tế như sau:
Q = F (K, L, H, A)
trong đó: K là vốn vật chất (Capital)
L là lực lượng lao động (Labour Force)
H là vốn con người (Human Capital)
A là nhân tố tổng hợp gồm thông tin, tri thức, vốn xã hội (mức độ
đoàn kết xã hội, tinh thần sẵn sàng hành động – những yếu tố tạo ra
sức mạnh tổng hợp trong quan hệ giữa nhà nước với công dân) và
vốn tổ chức (được đặc trưng bằng các luật lệ, quy chế hoạt động).
Đến thập kỷ 80 ra đời khái niệm nguồn lực con người (Human Resource).
Nguồn lực con người được quan niệm là tổng thể tiềm năng lao động của một đất
nước, một cộng đồng, gồm cả dân số trong và ngoài “độ tuổi lao động”. Nguồn
nhân lực cần được quản lý, chăm sóc và phát triển từ tuổi ấu thơ, tuổi vị thành niên,
tuổi lao động và cả sau tuổi lao động. Phát triển nguồn nhân lực không chỉ là phát
triển thể lực (sức người) và trí lực (vốn người) mà là sự phát triển toàn diện thể lực,
trí lực, tâm lực, thái độ sống và lao động, hiệu quả lao động. Muốn phát triển nguồn
lực con người mạnh mẽ, cần chú ý 5 yếu tố:
- Giáo dục và đào tạo
- Sức khỏe và dinh dưỡng
- Môi trường
- Việc làm
- Tự do chính trị và kinh tế
Trong 5 yếu tố này thì giáo dục và đào tạo là quan trọng nhất.
1.1.2. Quan niệm phát triển con người
Năm 1990, lần đầu tiên một cách hiểu mới về phát triển được công bố trong
báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Báo cáo phát triển
9
con người (Human Development Report-HDR). Báo cáo đã được mở đầu bằng
đoạn sau: “Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó. Và
mục đích của phát triển là để tạo ra môi trường thuận lợi cho phép con người được
hưởng cuộc sống lâu dài, mạnh khỏe và sáng tạo. Chân lý đơn giản này rất hay bị
người ta quên mất trong lúc theo đuổi của cải vật chất và tài chính” 2. Lời mở đầu
này đã chính thức tuyên chiến với quan niệm lạc hậu về phát triển đã ngự trị suốt
một thời gian dài và đưa con người từ vị trí là một nhân tố sản xuất góp phần làm
tăng trưởng kinh tế, là một động lực kinh tế hướng đến vị trí con người là trung tâm
- vừa là động lực vừa là mục tiêu đích thực của phát triển.
1.1.2.1. Triết lý con người là trung tâm của UNDP
Theo UNDP, mục tiêu của phát triển không chỉ là phát triển kinh tế hoặc xã
hội mà chính là phát triển con người. Lịch sử đã ghi nhận những trường hợp có phát
triển trong kinh tế nhưng không có phát triển xã hội hoặc tưởng rằng có phát triển
xã hội nhưng con người lại bị gạt ra bên lề của sự phát triển đó.
Quan niệm phát triển con người có 5 đặc trưng cơ bản:
- Một là đặt con người ở trung tâm sự phát triển;
- Hai là con người không chỉ là phương diện mà là mục tiêu của phát triển;
- Ba là nâng cao vị thế của người dân từ chỗ chỉ là đối tượng hưởng thụ
một cách thụ động thành quả của sự phát triển trở thành thành viên tham
gia tích cực, chủ động vào các hoạt động có ý nghĩa quyết