Mối tương quan giữa đề kháng Insulin và tăng huyết áp ở nhóm công chức – viên chức Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa đề kháng insulin và tăng huyết áp. Đối tượng–Phương pháp nghiên cứu: 498 đối tượng tuổi từ 20-60 được đưa vào nghiên cứu, các đối tượng tham gia không có tiền sử bệnh đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, đau ngực, hoặc suy thận. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để tìm mối tương quan giữa đề kháng insulin và THA. Đề kháng insulin được đánh giá bằng chỉ số HOMA-IR. Kết quả: Tỉ lệ THA là 29,1%. HOMA-IR tương quan có ý nghĩa với huyết áp tâm thu (r=0,171) và huyết áp tâm trương (r=0,131). HOMA-IR ≥ 1,41, tăng Triglyceride ≥ 150mg/dl, hội chứng chuyển hóa, acid uric máu >5,5mg/dl, đường huyết đói ≥ 100mg/dl, tuổi, nam giới, BMI ở nhóm THA cao hơn nhóm không THA. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy HOMA-IR liên quan với THA và độc lập với các yếu tố khác. Kết luận: đề kháng insulin liên quan có ý nghĩa với THA.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan giữa đề kháng Insulin và tăng huyết áp ở nhóm công chức – viên chức Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 383 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỀ KHÁNG INSULIN VÀ TĂNG HUYẾT ÁP Ở NHÓM CÔNG CHỨC–VIÊN CHỨC QUẬN 10 TP. HCM Nguyễn Thành Thuận*, Nguyễn Thy Khuê** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa đề kháng insulin và tăng huyết áp. Đối tượng–Phương pháp nghiên cứu: 498 đối tượng tuổi từ 20-60 được đưa vào nghiên cứu, các đối tượng tham gia không có tiền sử bệnh đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, đau ngực, hoặc suy thận. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện để tìm mối tương quan giữa đề kháng insulin và THA. Đề kháng insulin được đánh giá bằng chỉ số HOMA-IR. Kết quả: Tỉ lệ THA là 29,1%. HOMA-IR tương quan có ý nghĩa với huyết áp tâm thu (r=0,171) và huyết áp tâm trương (r=0,131). HOMA-IR ≥ 1,41, tăng Triglyceride ≥ 150mg/dl, hội chứng chuyển hóa, acid uric máu >5,5mg/dl, đường huyết đói ≥ 100mg/dl, tuổi, nam giới, BMI ở nhóm THA cao hơn nhóm không THA. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy HOMA-IR liên quan với THA và độc lập với các yếu tố khác. Kết luận: đề kháng insulin liên quan có ý nghĩa với THA. Từ khóa: Đề kháng insulin,HOMA-IR, tăng huyết áp. ABTRACT THE RELATIONSHIP BETWEEN INSULIN RESISTANCE AND HYPERTENSION IN WHITE COLLAR IN DISTRICT 10, HO CHI MINH CITY Nguyen Thanh Thuan, Nguyen Thy Khue *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 383 - 389 Objectives: we aimed to determine whether insulin resistance was associated with risk of hypertension. Methods: Of the 498 subjects aged 20–60 years enrolled in this study, participants without a clinical history of stroke, transient ischemic attack, myocardial infarction, angina, or renal failure were recruited. We examined the cross-sectional relationship between insulin resistance and hypertension. Insulin resistance was evaluated by homeostasis of minimal assessment of insulin resistance(HOMA-IR). Results: Overall, the prevalence of hypertension was 29.1%. The HOMA-IR correlated significantly with systolic (r=0.171) and diastolic (r=0.131) blood pressures. HOMA-IR≥1.41, Triglyceride≥150mg/dl, metabolic syndrome, serum uric acid >5.5mg/dl, FBG ≥100mg/dl, age, male, BMI showed the highest crude OR for progression form normotension to hypertension. Multivariate logistic regression analysis showed that HOMA-IR was independently associated with the presence of hypertension. Conclusions: Insulin resistance was significantly associated with hypertension in the general population. Keywords: Insulin resistance, HOMA-IR, hypertension. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự gia tăng của béo phì và ĐTĐ, tỉ lệ THA ngày càng tăng nhanh. Theo cuộc điều tra sức khỏe và dinh dưỡng tại Mỹ năm 1999– 2000 tỉ lệ THA là 31% trong dân số (17). Tại các  Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM; ** Bộ Môn Nội Tiết - Đại Học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc BSCK1. Nguyễn Thành Thuận ĐT: 0908370394 Email: thuan.nt@umc.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 384 nước Châu Á, tỉ lệ THA tại Trung Quốc 24%, Singapore (27%), Thái Lan (22%), Hàn quốc (22,9%)(5). Cơ chế bệnh sinh của THA vô căn vẫn chưa rõ ràng, có thể chịu tác sự tác động bởi các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường (như béo phì, đề kháng insulin, rối loạn lipid máu, và thói quen). Mặc dù đã có nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh được đưa ra để giải thích mối liên quan giữa tình trạng đề kháng insulin và THA, nhưng vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận. Một số công trình nghiên cứu cho thấy bệnh nhân THA có nồng độ insulin máu cao hơn người không THA. Và một số khác sử dụng kĩ thuật “kẹp hay cố định” để chẩn đoán đề kháng insulin cho thấy những bệnh nhân đề kháng insulin có tỉ lệ THA cao hơn. Nhưng các kết quả không tương đồng nhau, có kết quả tìm thấy có sự liên quan, và có kết quả không cho thấy sự liên quan giữa hai vấn đề này. Do vậy chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu này để đánh giá mối tương giữa đề kháng insulin và THA và các yếu tố nguy cơ khác của THA. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Thời gian lấy mẫu từ tháng 10/2009 đến tháng 6/2010. Chúng tôi chọn tất cả các trường học trên địa bàn quận 10 và ủy ban nhân dân quận 10, tổng cộng có 509 đối tượng ở 8 trường học và 1 ủy ban nhân dân quận đồng ý tham gia nghiên cứu. Sau khi khám và làm xét nghiệm chúng tôi loại ra 11 đối tượng, còn lại 498 đối tượng được đưa vào phân tích. Tiêu chí loại trừ bao gồm: đối tượng đang bị bệnh cấp tính, hoặc có tình trạng viêm nhiễm khi CRP ≥10mg/L hoặc bạch cầu trong máu tăng >12.000/µL, đã được chẩn đoán ĐTĐ và đang điều trị bằng insulin, suy thận với độ lọc cầu thận ≤30ml/phút/1,73 m2 da, tiền sử bệnh nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu quan sát: cắt ngang, mô tả và phân tích. Thu thập số liệu: Các thông tin về đặt trưng cơ bản và các yếu tố nguy cơ được thu thập trong lần thăm khám trên cùng một mẫu bệnh án. Hút thuốc lá được định nghĩa là khi còn đang hút thuốc lá hoặc tiền sử hút thuốc nhưng ngưng < 1 năm. Uống rượu bia được định nghĩa là khi uống >1 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu tương đương 300ml bia hoặc 60 ml rượu mạnh). Chúng tôi dùng cùng một máy đo huyết áp kế điện tử OMRON, nếu nghi ngờ chúng tôi sẽ kiểm tra lại bằng máy đo huyết áp kế thủy ngân. Giáo viên ngồi nghỉ ít nhất 10 phút, đo ở tư thế ngồi, đo ở tay phải, tay đặt ngang bàn, khoảng cách giữa 2 lần đo là 2 phút. Nếu sai số giữa 2 lần đo >10mmHg chúng tôi sẽ đo lại bằng máy huyết áp kế thủy ngân và lấy trung bình 2 trị số gần nhau nhất. Phân loại huyết áp theo JNC VII(4): bình thường khi HA tâm thu <120mmHg và HA tâm trương <80mmHg và không sử dụng thuốc hạ áp, tiền THA khi HA tâm thu 120-139mmHg và/hoặc HA tâm trương 80–89mmHg, THA khi HA tâm thu ≥140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥90mmHg hoặc bệnh nhân đang điều trị. Trên những bệnh nhân THA này chúng tôi thấy không có những đặc điểm lâm sàng của THA thứ phát nên nhiều khả năng đây là những đối tượng THA vô căn. Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu được làm xét nghiệm máu lúc đói bao gồm, đường huyết, cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, Triglyceride, acid uric, CRP, creatinin, insulin máu. Insulin máu được đo bằng phương pháp điện di miễn dịch phát quang hóa học (electrocheminesccence immunoassay “ECLIA”) phân tích bằng máy Cobas của hãng Abbott. HOMA-IR tính theo công thức bằng [đường huyết (mmol/l) x insulin máu (mUI/L)]/ 22,5. Đề kháng insulin được định nghĩa theo WHO khi HOMA–IR ở tứ phân vị cao nhất trong nhóm người bình thường (BMI 20–23kg/m2, Triglyceride 40mg/dl ở nam và >50mg/dl ở nữ, đường huyết đói <100mg/dl, huyết áp bình thường)(2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 385 Phân tích thống kê Các biến số định lượng được trình bày dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn nếu là phân phối bình thường, hoặc bằng trung vị và khoảng tứ phân vị nếu không phải là phân phối bình thường. Các biến số định tính và định danh được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm. Dùng phép kiểm t để so sánh 2 số trung bình nếu biến số phân phối bình thường, và phép kiểm Mann- Whitney để so sánh 2 số trung bình nếu biến số không có phân phối bình thường. Dùng phép kiểm thống kê Chi-square để so sánh ≥2 tỉ lệ. Do insulin, HOMA-IR, triglyceride, acid uric và CRP trong nghiên cứu chúng tôi không phân phối chuẩn nên chúng tôi chuyển dạng log. Hồi quy tuyến tính xét mối tương quan của log HOMA-IR với HA tâm thu, HA tâm trương, BMI, vòng eo, log_triglyceride. Hồi quy logistic phân tích các yếu tố liên quan đến THA và đề kháng insulin. Hồi quy logistic đa biến phân tích liên quan giữa đề kháng insulin (HOMA-IR) và THA sau khi hiệu chỉnh cho các yếu tố tuổi, giới, BMI, tiền sử gia đình THA, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều, tăng Triglyceride ≥ 150mg/dl, giảm HDL-C, đường huyết ≥100mg/dl, tăng acid uric ≥5,5mg/dl. Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê STATA 10.0. KẾT QUẢ Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 7/2010, chúng tôi có 509 giáo viên tham gia nghiên cứu. Sau khi đánh giá lâm sàng và làm xét nghiệm, 10 đối tượng có nồng độ CRP >10mg/L, và 1 có nồng độ TG >30 mmol/L do trước ngày nghiên cứu dùng rượu nhiều, nên chúng tôi loại những đối tượng này trong mẫu nghiên cứu chúng tôi. Kết quả chúng tôi còn 498 đối tượng được đưa vào phân tích. Trong nhóm 498 giáo viên chúng tôi có: 77 đối tượng hoàn toàn bình thường (không béo phì, không rối loạn lipid máu, đường huyết < 100mg/dl, không THA). Tứ phân vị HOMA-IR trong nhóm bình thường này lần lượt là (0,44– 0,93), (0,93–1,10), (1,10–1,41), (1,41–4,88). Chúng tôi dựa theo tiêu chí chẩn đoán đề kháng insulin của WHO(2), đề kháng insulin khi HOMA–IR nằm ở tứ phân vị cao nhất trong dân số bình thường. Chúng tôi chọn HOMA–IR >1,41 là điểm cắt để chẩn đoán đề kháng insulin trong nghiên cứu. Bảng 1: Mô tả đặc trưng cơ bản phân theo THA và không THA (HA bình thường và tiền THA) Biến số Không THA (n=353) THA (n=145) Giá trị p Tuổi (năm) 42,2±9,2 48,6±7,7 0,000 Giới: Nam 90(25,5%) 64(44,1%) 0,000 BMI (kg/m 2 ) 22,1±3,03 24,02±3,18 0,000 Vòng eo (cm) 75,2±9,1 81,1±8,9 0,000 Béo bụng n(%) 68(19,3) 47(32,4) 0,019 Hút thuốc lá n(%) 48(13,6) 32(22,1) 0,037 Rượu bia n(%) 22(6,2) 18(12,4) 0,021 Sống tĩnh tại n(%) 105(29,8) 38(26,2) 0,428 TSGĐ THA n(%) 204(57,8) 99(68,3) 0,029 Các chỉ số xét nghiệm Cholesterol TP(mmol/L) 5,54±1,06 5,82±1,02 0,007 Triglyceride (mmol/L)* 1,29[0,94– 1,97] 1,81[1,23– 2,64] 0,000 LDL-C(mmol/L) 3,16±0,81 3,33±0,88 0,041 HDL-C(mmol/L) 1,29±0,31 1,21±0,27 0,004 Rối loạn lipid máu n(%) 262(74,2) 133(91,7) 0,000 Hội chứng chuyển hóa n(%) 53(15) 82(56,6) 0,000 Acid uricmg/dL * 4,82[4,14– 5,92] 5,43[4,74– 6,96] 0,000 CRPmg/L * 1,78[0,63– 3,42] 2,12[0,72– 3,69] 0,401 Đường huyết đói(mmol/L)* 4,82[4,45– 5,15] 4,99[4,63– 5,61] 0,000 Insulin(micro U/ml)* 6,9[5–10] 7,9[6,2–11,9] 0,000 HOMA-IR* 1,48[1,04– 2,20] 1,83[1,41– 2,64] 0,000 HOMA-IR>1,41 n(%) 188(53,3) 108(74,5) 0,000 Rối loạn đườnghuyết đói n(%) 25(7,1) 21(14,5) 0,001 Đái tháo đường n(%) 10(2,8) 17(11,7) 0,001 Chú thích: * trung vị [khoảng tứ phân vị], trung bình ±1 độ lệch chuẩn Tỉ lệ THA là 29,1%. trong nhóm THA có tuổi trung bình, BMI, vòng eo, tình trạng hút thuốc lá, uống rượu bia, tiền sử gia đình THA cao hơn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 386 nhóm không THA. Nam giới có tỉ lệ THA cao hơn nữ giới (44,1% so với 23,6%). Tỉ lệ béo bụng trong nhóm THA cao hơn nhóm không THA (32,4% so với 19,3%). ở nhóm THA có các chỉ số xét nghiệm: ĐH đói, insulin máu, và HOMA-IR, Triglyceride, LDL-C, cholesterol toàn phần, acid uric cao hơn và HDL-C thấp hơn so với nhóm không THA. Nhóm THA có tỉ lệ đề kháng insulin cao hơn nhóm không THA (74,5% so với 53%). Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa trên đối tượng THA cũng cao hơn nhóm không THA (56,6% so với 15%). Bảng 2: Phân tích hồi quy logistic đơn biến các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp Biến số Tăng huyết áp OR(95%khoảng tin cậy) Giá trị p Tuổi(năm) 1,09(1,06–1,13) 0,000 Giới: Nam 2,31(1,54–3,46) 0,000 BMI (kg/m 2 ) 1,21(1,13–1,29) 0,000 Béo bụng 2,01(1,29–3,13) 0,002 Hút thuốc lá 1,80(1,10–2,95) 0,019 Rượu–bia 2,13(1,11–4,11) 0,024 Sống tĩnh tại 0,84(0,54–1,30) 0,428 Tiền sử gia đình THA 1,57(1,05–2,37) 0,030 Biến số Tăng huyết áp OR(95%khoảng tin cậy) Giá trị p Tiền sử gia đình đái tháo đường 1,01(0,66–1,53) 0,973 Tiền sử gia đình rối loạn lipid 0,91(0,56–1,49) 0,704 Tăng Cholesterol toàn phần 1,84(1,15–2,95) 0,011 Tăng Triglyceride ≥150mg/dl 2,52(1,70–3,74) 0,000 Tăng LDL-C 1,33(0,90–1,96) 0,151 Giảm HDL-C 1,36(0,92–2,01) 0,118 Rối loạn lipid máu 3,85(2,04–7,28) 0,000 Tăng TG và giảm HDL-C 1,62(1,04–2,54) 0,034 Tăng acid uric >5,5mg/dl 2,06(1,39–3,06) 0,000 Đường huyết ≥5,6mmol/l 3,23(1,94–5,37) 0,000 Hội chứng chuyển hóa 7,37(4,75–11,43) 0,000 HOMA–IR >1,41 2,56(1,67–3,93) 0,000 Bảng 3: Phân tích hồi quy logistic đa biến các yếu tố liên quan đến THA (hiệu chỉnh cho tất cả các biến trong bảng) Biến số Tăng huyết áp OR (95%khoảng tin cậy) Giá trị p Tuổi (năm) 1,10(1,07–1,14) 0,000 Giới: Nam 2,65(1,29–5,47) 0,008 BMI (kg/m 2 ) 1,12(1,02–1,24) 0,018 Hút thuốc lá 0,62(0,29–1,33) 0,221 Rượu–bia 2,05(0,86–4,88) 0,105 Tiền sử gia đình THA 1,63(1,02–2,60) 0,039 Tăng triglyceride ≥150mg/dl 1,04(0,62–1,74) 0,883 Giảm HDL-C 1,46(0,89–2,39) 0,132 Tăng acid uric >5,5mg/dl 0,83(0,47–1,44) 0,502 Đường huyết ≥5,6mmol/l 1,52(0,84–2,77) 0,167 HOMA–IR >1,41 1,74(1,04–2,93) 0,035 HOMA-IR tương quan với huyết áp tâm thu (r=0,171) và huyết áp tâm trương (r=0,131) có ý nghĩa thống kê với p <0,01(hình 1 và 2). Tuổi, BMI, giới nam, hút thuốc lá, uống rượu bia, tiền sử gia đình THA, Tăng Triglyceride ≥ 150mg/dl, tăng đường huyết ≥100mg/dl, acid uric >5,5mg/dl, hội chứng chuyển hóa, HOMA-IR >1,41 là các yếu tố nguy cơ của THA. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 387 Sau khi hiệu chỉnh cho tuổi, giới, BMI, hút thuốc lá, uống rượu bia, tiền sử gia đình THA, tăng Triglyceridde ≥150mg/dl, giảm HDL-C <40mg/dl ở nam và <50mg/dl ở nữ, tăng acid uric ≥5,5mg/dl, tăng đường huyết ≥100mg/dl, HOMA-IR >1,41, trong phân tích hồi quy đa biến cho thấy HOMA-IR >1,41, tuổi, giới, BMI, tiền sử gia đình THA là yếu tố nguy cơ của THA và độc lập với các yếu tố khác. BÀN LUẬN Tỉ lệ THA và tiền THA trong nghiên cứu chúng tôi là 145/498 (29,1%) và 221 (44,4%). Tỉ lệ này tương tự như các quốc gia khác: Tại Mỹ, trong cuộc điều tra sức khỏe và dinh dưỡng, tỉ lệ THA là 31% và tiền THA là 32%(17). Tương tự, tại các nước phương Tây: tỉ lệ THA tại Anh (42%), Thụy Điển (38%), Canada (27%)(18). Ở các nước Nam Á tỉ lệ THA cũng cao tương tự: Singapore 27%, Thái Lan 22% , Hàn Quốc 22,9%(5), tại Nhật tỉ lệ THA là 30% và tỉ lệ tiền THA 31%(9). Tại Trung Quốc tỉ lệ THA là 36,7%, tiền THA là 44,4%(16). Nhìn chung, chúng tôi thấy tỉ lệ THA ngày càng gia tăng trong cộng đồng ở cả các nước phát triển và nước đang phát triển. Nghiên cứu chúng tôi góp phần cho thấy đề kháng insulin có liên quan với THA. Mối liên quan giữa hai vấn đề này đã được mô tả từ rất lâu, và trên nhiều phương pháp đánh giá đề kháng insulin khác nhau, cũng như những giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của đề kháng insulin đối với HA. Trên những bệnh nhân THA có nồng độ insulin máu cao hơn người không THA đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu(11, 15). Theo Saad và cộng sự(15), bệnh nhân THA có nồng độ insulin máu trung bình 117 pmol/L cao hơn so với nhóm không THA 106 pmol/L. Tương tự Kawamoto cũng cho thấy nồng độ insulin máu trung bình trên bệnh nhân THA 5,6microUI/ml cao hơn so với nhóm HA bình thường 4,4microUI/ml(9). Trong nghiên cứu tiến cứu ARIC của Liese và cộng sự, bệnh nhân có nồng độ insulin máu tăng cao có khả năng tiên đoán THA (với HR=2,4; 95% khoảng tin cậy 1,5–3,9)(11). Ngoài ra, một số nghiên cứu đánh giá đề kháng insulin và THA bằng kĩ thuật “kẹp hay cố định” cũng cho thấy mối tương quan giữa THA và đề kháng insulin. Theo nhóm nghiên cứu đề kháng insulin ở Châu Âu, trên bệnh nhân THA khả năng thu nạp glucose thấp hơn so với nhóm không THA(6). Goff và cộng sự đánh giá đề kháng insulin và THA bằng chỉ số nhạy cảm insulin (ISI: insulin sensitivity index), kết quả cũng tương tự như các phương pháp khác, bệnh nhân THA có chỉ số ISI thấp hơn nhóm không THA có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)(8). Do sự bất tiện của kĩ thuật kẹp cố định và khó áp dụng trong nghiên cứu cộng đồng, nên nhiều tác giả đã sử dụng chỉ số HOMA-IR để đánh giá đề kháng insulin, đồng thời chỉ số HOMA-IR có tương quan khá tốt với kĩ thuật “kẹp hay cố định” với r=0,85. Trong nghiên cứu chúng tôi, bệnh nhân THA có chỉ số HOMA-IR trung vị 1,83 (1,41–2,64) cao hơn nhóm không THA 1,48 (1,04–2,2) có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Galletti và cộng sự cũng cho kết quả tương tự, trên bệnh nhân THA chỉ số HOMA-IR trung bình cao hơn so với nhóm không THA (2,2 so với 2, p < 0,001)(7). Mặc dù đề kháng insulin và chỉ số huyết áp có mối tương quan với nhau, nhưng mối tương quan tương đối yếu. Trong nghiên cứu chúng tôi, hệ số tương quan giữa HOMA-IR với HA tâm thu bằng 0,17 và HA tâm trương bằng 0,13. Meshkani và cộng sự cũng cho kết quả tương tự, HOMA-IR có tương quan yếu với HA tâm thu và HA tâm trương với hệ số tương quan 0,17 và 0,2(12). Nghiên cứu của Kawamoto và cộng sự cũng không ngoại lệ, kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa HOMA–IR và HA tâm thu là 0,17 và HA tâm trương là 0,17(9). Trong nghiên cứu IRAS, Saad và cộng sự sử dụng chỉ số nhạy cảm insulin (ISI: insulin sensitivity index), kết quả cho thấy ISI có tương quan nghịch với HA tâm thu và HA tâm trương với hệ số tương quan 0,21 và 0,17(15). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 388 Từ các kết quả so sánh bên trên, chúng tôi thấy dù sử dụng phương pháp đánh giá đề kháng nào, thì đề kháng insulin cũng có mối tương quan tương đối yếu với chỉ số HA tâm thu và HA tâm trương với hệ số tương quan từ 0,15–0,22. Mối tương quan này có thể chịu sự tác động của tuổi, BMI, vòng eo và các yếu tố nguy cơ khác của THA khác. Trong nghiên cứu chúng tôi, những bệnh nhân THA có tỉ lệ đề kháng insulin cao hơn người không THA gấp 2,56 lần với tỉ số chênh OR=2,56 (1,67-3,93) (p=0,000) trong phân tích đơn biến. Sau khi hiệu chỉnh cho tất cả các yếu tố có liên quan THA bao gồm (tuổi, giới, BMI, hút thuốc lá, uống rượu bia, tiền sử gia đình THA, tăng TG, giảm HDL-C, tăng acid uric, ĐH đói ≥ 5,6 mmol/L), chúng tôi nhận thấy ngoài tuổi, giới, BMI, tiền sử gia đình THA, thì HOMA-IR >1,41 có liên quan với THA, và mối liên quan này độc lập với các yếu tố khác với tỉ số chênh OR hiệu chỉnh = 1,74 (1,04–2,93) (p=0,035). Ngoài ra, trong nghiên cứu của Saad và cộng sự sử dụng chỉ số ISI để đánh giá đề kháng insulin và THA, kết quả cho thấy tuổi, BMI và chỉ số ISI là yếu tố liên quan đến THA, khi chỉ số ISI giảm 2 đơn vị nguy cơ THA tăng 64% với tỉ số chênh OR=1,64 trong phân tích đơn biến(15). Qua các phân tích trên chúng tôi thấy cơ chế bệnh sinh THA vô căn có thể chịu tác động của các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Đề kháng insulin liên quan với THA với các giả thuyết bệnh sinh như: Tăng hoạt hóa hệ thống renin–angiotensin–aldosterone(10), tăng kích hoạt hệ thống giao cảm(1), tăng giữ muối nước ở thận(14), tăng phì đại cơ trơn mạch máu và gây mất cân bằng giữa chất dãn mạch (NO) và chất co mạch (ET-1)(13). Người có tiền sử gia đình THA có tình trạng đề kháng insulin cao hơn và nguy cơ THA cao hơn người không có tiền sử gia đình THA, điều này cho thấy vai trò của yếu tố gen có liên quan đến đề kháng insulin và THA(3). Tuổi, giới, béo phì, các bất thường về chuyển hóa khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ THA. Một vài giới hạn trong nghiên cứu chúng tôi. Thứ nhất, do thiết kế trong nghiên cứu là nghiên cứu cắt ngang nên không thể giải thích mối quan hệ nhân quả của đề kháng insulin và THA. Thứ hai, chúng tôi không thể đo lường trực tiếp tình trạng đề kháng insulin bằng kĩ thuật “kẹp”, do kĩ thuật này phức tạp và khó áp dụng
Tài liệu liên quan