Đặt vấn đề và mục tiêu: Nghiên cứu nồng độ trung bình của HC, Hb, Hct theo từng giai đoạn suy thận và tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số: nồng độ Hb, số lượng HC, Hct với hệ số thanh thải creatinin nội sinh ở bệnh nhân sỏi thận đã có biến chứng suy thận. Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, chọn mẫu có chủ đích. 58 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận đã có biến chứng suy thận được điều trị tại khoa phẫu thuật tiết niệu – Bệnh viện 103. Kết quả: Nồng độ trung bình của Hb, số lượng HC, giá trị Hct giảm dần theo mức độ giảm của HSTTcre nội sinh tính theo công thức cổ điển. Có mối tương quan thuận giữa HSTTcre nội sinh tính theo công thức cổ điển với số lượng HC (r = 0,36), nồng độ Hb máu (r = 0,36) và giá trị Hct (r = 0,28). Sự tương quan giữa nồng độ Hb máu và số lượng HC với HSTTcre nội sinh tính theo công thức cổ điển là chặt chẽ hơn giá trị Hct. Kết luận: Có mối tương quan thuận giữa các chỉ tiêu thiếu máu với HSTTcre nội sinh ở các bệnh nhân sỏi thận có biến chứng suy thận.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan giữa một số chỉ tiêu thiếu máu với hệ số thanh thải creatinin nội sinh trên bệnh nhân sỏi thận có biến chứng suy thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 202
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MỘT SỐ CHỈ TIÊU THIẾU MÁU
VỚI HỆ SỐ THANH THẢI CREATININ NỘI SINH TRÊN BỆNH NHÂN
SỎI THẬN CÓ BIẾN CHỨNG SUY THẬN
Trần Văn Hinh*, Nguyễn Thế Anh*, Đỗ Ngọc Thể**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nghiên cứu nồng độ trung bình của HC, Hb, Hct theo từng giai đoạn suy thận
và tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số: nồng độ Hb, số lượng HC, Hct với hệ số thanh thải creatinin nội
sinh ở bệnh nhân sỏi thận đã có biến chứng suy thận.
Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang, chọn mẫu có chủ đích. 58 bệnh nhân
được chẩn đoán sỏi thận đã có biến chứng suy thận được điều trị tại khoa phẫu thuật tiết niệu – Bệnh viện 103.
Kết quả: Nồng độ trung bình của Hb, số lượng HC, giá trị Hct giảm dần theo mức độ giảm của HSTTcre
nội sinh tính theo công thức cổ điển. Có mối tương quan thuận giữa HSTTcre nội sinh tính theo công thức cổ
điển với số lượng HC (r = 0,36), nồng độ Hb máu (r = 0,36) và giá trị Hct (r = 0,28). Sự tương quan giữa nồng
độ Hb máu và số lượng HC với HSTTcre nội sinh tính theo công thức cổ điển là chặt chẽ hơn giá trị Hct.
Kết luận: Có mối tương quan thuận giữa các chỉ tiêu thiếu máu với HSTTcre nội sinh ở các bệnh nhân sỏi
thận có biến chứng suy thận.
Từ khóa: thiếu máu, hệ số thanh thải creatinin, sỏi thận, suy thận
ABSTRACT
THE CORRELATION BETWEEN ANEMIA INDEXES AND CREATININ CLEARANCE RATE ON
KIDNEY‐STONE PATIENTS WITH RENAL INSUFFICIENCY
Tran Van Hinh, Nguyen The Anh, Do Ngoc The
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 201 ‐ 205
Introduction and purpose: To study the change of erythrocytes, hemoglobin, hematocrit based on renal
insufficiency stages and the relationships between erythrocytes, hemoglobin, hematocrit with creatinin clearance
rate on kidney‐stone patients with renal failure.
Patients & Method: The prospective cross‐sectional study was performed on 58 kidney‐stone patients with
renal failure in Department of Urologic Surgery, 103 Hospital.
Results: The erythrocytes, hemoglobin, hematocrit decreased gradually when the creatinin clearance rate
decreased (using Cockcroft‐Gault formula). There was positive correlations between the creatinin clearance rate
and erythrocytes (r = −0.36), hemoglobin (r = −0.36), hematocrit (r = −0.28). The correlations between creatinin
clearance rate and erythrocytes as well as hemoglobin are stronger than hematocrit.
Conclusion: There was a positive correlation between the creatinin clearance rate and anemia indexes on
kidney‐stone patients with renal insufficiency.
Key words: anemia, creatinin clearance rate, kidney stone, renal insufficiency
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều nguyên nhân gây suy thận trong
đó có nguyên nhân do sỏi thận, suy thận do sỏi
thận là suy thận sau thận. Thiếu máu ở bệnh
* Học viện Quân Y ** Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
Tác giả liên lạc: PGS.TS Trần Văn Hinh ĐT: 0912015200 Email: hinhhvqy@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 203
nhân suy thận do sỏi thận thường do nhiều
nguyên nhân kết hợp mà chủ yếu do thận bị suy
giảm chức năng tiết Erythropoietin kích thích
tủy xương sinh HC. Thiếu máu được xem là
biến chứng của suy thận, nhưng bản thân thiếu
máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng cuộc sống của người bệnh suy thận, làm
suy giảm những hoạt động thể lực cũng như
những hoạt động về mặt tinh thần của người
bệnh. Thiếu máu ảnh hưởng đến chức năng của
nhiều cơ quan và tổ chức, đứng đầu là hệ tim
mạch và thần kinh, gây khó khăn cho quá trình
điều trị phẫu thuật lấy sỏi trên bệnh nhân đã có
biến chứng suy thận. Chúng tôi thực hiện đề tài
nhằm đánh giá hai mục tiêu:
Nghiên cứu nồng độ trung bình của HC, Hb,
Hct ở bệnh nhân sỏi thận đã có biến chứng suy
thận theo từng giai đoạn suy thận.
Tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số:
nồng độ Hb, số lượng HC, Hct với hệ số thanh
thải creatinin nội sinh ở bệnh nhân sỏi thận đã
có biến chứng suy thận.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
58 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận đã có
biến chứng suy thận được xác định:phim chụp X
quang hệ tiết niệu, hệ số thanh thải Creatinin
(HSTTCre) nội sinh tính theo phương pháp cổ
điển < 60 ml/phút.
Phân chia mức độ suy thận dựa vào mức lọc
cầu thận (MLCT) theo phân loại của Nguyễn
Văn Xang (1996).
Bảng 1. Chia độ suy thận cuả Nguyễn Văn Xang.
Mức độ suy thận HSTT
creatinin
(ml/phút)
Creatinin
máu
(mg/dl)
Creatinin
máu
(µmol/l)
Thận bình thường > 60 0,8 – 1,2 44 - 110
Suy thận giai đoạn I 41 – 60 < 1,5 < 130
Suy thận giai đoạn II 21 – 40 1,5 – 3,4 130 – 299
Suy thận giai đoạn IIIa 11 – 20 3,5 – 3,9 300 – 499
Suy thận giai đoạn IIIb 5 – 10 6,0 – 10 500 – 900
Suy thận giai đoạn IV 10 > 900
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân sỏi thận có biến chứng
suy thận đã được truyền máu trong vòng 4
tháng trước đó.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt
ngang, chọn mẫu có chủ đích.
Các bước chọn bệnh nhân vào nghiên cứu
Bước 1: Lựa chọn những bệnh nhân được
chẩn đoán xác định sỏi thận, xét nghiệm
creatinin máu > 110 μmol/ l để làm các xét
nghiệm tính hệ số thánh thải creatinin theo công
thức cổ điển.
Bước 2: Làm các xét nghiệm: Creatinin máu,
creatinin nước tiểu 24 giờ, thể tích nước tiểu 24
giờ, đo chiều cao, cân nặng tại thời điểm làm xét
nghiệm creatinin máu và nước tiểu.Tính
HSTTCre nội sinh theo công thức cổ điển.
Bước 3: Chọn những bệnh nhân có HSTTCre
< 60ml/min đưa vào nghiên cứu.
Xử lý số liệu
Sử dụng chương trình phần mềm Epi 2000
và Excel 8.0.
KẾT QUẢ
Sau khi nghiên cứu 58 bệnh nhân sỏi thận có
biến chứng suy thận, chúng tôi ghi nhận một số
kết quả như sau:
Đặc điểm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Tuổi, giới
Bảng 2. Tuổi, giới của BN sỏi thận có biến chứng
suy thận.
Độ tuổi
Giới
Tổng số (%)
Nam Nữ
SL % SL % SL %
≤ 30 1 1,72 0 0 1 1,72
31 – 40 7 12,07 0 0 7 12,07
41 – 50 13 22,41 2 3,45 15 25,86
51 – 60 16 27,59 7 12,07 23 39,66
61 – 70 11 18,97 0 0 11 18,97
> 70 0 0 1 1,72 1 1,72
Tổng số (%) 48 82,76 10 17,24 58 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 204
Tuổi: Nhỏ nhất 30, lớn nhất 71, Tuổi trung
bình 52,02 ± 9,33.
+ Sỏi thận có biến chứng suy thận ở nam cao
hơn ở nữ có ý nghĩa thống kê.
+ Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân
sỏi thận có biến chứng suy thận là 52,02 ± 9,33
tuổi (từ 30 đến 71 tuổi), trong đó chiếm tỉ lệ lớn
nhất là nhóm tuổi 51 đến 60 tuổi (39,66%), thấp
nhất là nhóm tuổi ≤ 30 và > 70, tỉ lệ 1,72%. Sự
khác biệt giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa.
Thời gian mắc bệnh
Bảng 3. Thời gian mắc bệnh.
Thời gian mắc
bệnh
Mức độ suy thận Tổng (%)
I II IIIa IIIb IV
Từ 1 đến 5 năm 14 5 0 1 1 21 (36,2)
Từ 6 đến 10 năm 6 1 1 1 0 9 (15,5)
Trên 10 năm 10 8 3 1 0 22 (38)
Không nhớ 5 0 1 0 0 6 (10,3)
Tổng 35 14 5 3 1 58 (100)
Tỉ lệ suy thận tập trung ở những bệnh nhân
có thời gian mắc bệnh từ 1 đến 5 năm (21/58) và
trên 10 năm (22/58). Trong đó số bệnh nhân suy
thận giai đoạn 1 ở nhóm thời gian mắc bệnh từ 1
đến 5 năm là cao nhất (14/58), các bệnh nhân suy
thận giai đoạn III và IV nằm rải rác ở các nhóm.
Kết quả về các mối tương quan giữa các chỉ
số sinh học của máu với hệ số thanh thải
creatinin nội sinh
Nồng độ Hb, số lượng HC, giá trị Hct theo giai
đoạn suy thận
Bảng 4. Nồng độ Hb, số lượng HC, Hct theo phân độ
suy thận
Giai đoạn suy
thận
Chỉ số trung bình
Hồng cầu Huyết sắc tố Hematocrit
Giai đoạn I (n =
35)
4,86 ± 0,81 134,82
±13,54
0,39 ± 0,05
Giai đoạn II
(n = 14)
4,48 ± 0,65 126,64 ±
19,91
0,37 ± 0,06
Giai đoạn IIIA
(n = 5)
4,45 ± 1,03 126,28 ± 22,3 0,36 ± 0,08
Giai đoạn IIIB
(n = 3)
3,78 ± 0,54 111 ± 19,16 0,33 ± 0,05
Giai đoạn IV
(n = 1)
3,7 ± 0 108 ± 0 0,32 ± 0
Nồng độ trung bình của Hb, số lượng HC, giá
trị Hct giảm dần theo mức độ suy thận, độ I có giá
trị các thông số lớn nhất, độ IV là thấp nhất.
Sự khác biệt giữa các giai đoạn là không có ý
nghĩa thống kê.
Tương quan giữa nồng độ Hb, số lượng HC,
giá trị Hct với hệ số thanh thải creatinin nội
sinh
Biểu đồ 1. Tương quan giữa nồng độ Hb với hệ số
thanh thải creatinin nội sinh.
Có sự tương quan thuận giữa HSTTCre nội
sinh và nồng độ Hb, mối tương quan là mối
tương quan vừa với hệ số tương quan r = 0,36.
Biểu đồ 2. Tương quan giữa số lượng HC với hệ số
thanh thải creatinin nội sinh.
Có sự tương quan thuận giữa HSTTCre nội
sinh và nồng độ Hb, mối tương quan là mối
tương quan vừa với hệ số tương quan r = 0,36.
Biểu đồ 3. Tương quan giữa giá trị Hct với hệ số
thanh thải creatinin nội sinh.
y = 0,394x + 114,5 r² = 0,13
y = 0,018x + 3,93 r² = 0,13
y = 0,001x + 0,35 r² = 0,08
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 205
Có sự tương quan thuận giữa HSTTCre nội
sinh và nồng độ Hb, mối tương quan là mối
tương quan nhẹ với hệ số tương quan r = 0,28.
BÀN LUẬN
Tương quan giữa hemoglobin với hệ số
thanh thải creatinin nội sinh
Trong các thông số nồng độ Hb, số lượng
HC và giá trị Hct thì nồng độ Hb máu có giá trị
lớn trong đánh giá mức độ thiếu máu, theo dõi
và tiên lượng ở bệnh nhân sỏi thận đã có biến
chứng suy thận. Theo Astor BC và cộng sự nồng
độ Hb giảm dần theo sự suy giảm của MLCT và
thiếu máu có tỉ lệ tăng dần cùng với sự suy giảm
đó(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ
Hb cũng giảm dần theo sự suy giảm của
HSTTCre nội sinh, điều này là phù hợp với
nghiên cứu của Astor BC và cộng sự.
Theo nghiên cứu của Võ Tam và Ngô Thùy
Trang, tương quan giữa nồng độ Hb với
MLCT có mối tương quan thuận với mức độ
tương quan chặt chẽ(7) nhưng trong nghiên cứu
của chúng tôi tương quan giữa nồng độ Hb với
HSTTCre nội sinh là mối tương quan thuận
với mức độ tương quan vừa. Sự khác biệt này
là do trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh
nhân chủ yếu thuộc nhóm suy thận giai đoạn I
và II, còn trong nghiên cứu của Võ Tam và
Ngô Thùy Trang thì các bệnh nhân chủ yếu
thuộc nhóm giai đoạn III và IV. Điều này cho
thấy ở giai đoạn suy thận càng nặng thì mối
tương quan giữa hai chỉ số này càng chặt chẽ.
Một kết quả tương tự cũng được thể hiện
trong nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh: Ở
suy thận giai đoạn I chỉ số Hb tương đương
với người bình thường – chưa có thiếu màu và
nồng độ Hb giảm rõ rệt so với người bình
thường từ suy thận gia đoạn II trở đi(2).
Khi nghiên cứu nồng độ Hb theo HSTTcre
nội sinh chúng tôi nhận thấy nồng độ Hb trung
bình ở các bệnh nhân suy thận giai đoạn I có giá
trị cao nhất là 134,82 ±13,54 gam/lít, trong khi Hb
có gia strij thấp nhất ở giai đoạn IV (108g/lít).
Nồng độ Hb giảm dần ở các giai đoạn suy thận.
Nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Trí (2005)
cũng cho kết quả tương tự. Theo tác giả Hsu CY,
nồng độ Hb bắt đầu giảm ở MLCT dưới 70ml/
phút ở nam và 50ml/ phút ở nữ. Theo tác giả
Jungers và cộng sụ năm 2002 đã nghiên cứu 403
bệnh nhân trước lọc máu cho thấy thiếu máu bắt
đầu xuất hiện ở MLCT 50 – 50ml/ phút và khi
MLCT dưới 20ml/ phút thì có 60% bệnh nhân
thiếu máu.
Tương quan giữa số lượng HC, Hct và hệ
số thanh thải creatinin nội sinh
Các kết quả của chúng tôi cho thấy có môi
liên quan thuận giữa số lượng HC và Hct với
HSTTcre. Tương quan giữa số lượng HC và
HSTTcre (mối tương quan vừa với r = 0,36) cao
hơn tương quan giữa Hct với HSTTcre (mối
tương quan nhẹ với r = 0,28). Kết quả này cũng
phù hợp với kết quả của tác giả Kazmi WH (có
sự tương quan trực tiếp giữa MLCT với Hct, r =
0,49)(5), tác giả Nguyễn Tấn Thịnh (có sự tương
quan thuận giữa HSTTcre tính theo công thức cổ
điển và Hct, r = 0,284)(6). Kết quả này là phù hợp
do thận suy giảm chức năng tiết Erythropoietin,
từ đó giảm số lượng hồng cấu sinh ra ở tủy
xương, số lượng HC giảm tỷ lệ với sự suy giảm
của HSTTcre nội sinh. Ngoài ra một số nghiên
cứu đã chứng minh Ure máu ức chế sự phát
triển của HC ở giai đoạn đầu dẫn tới giảm Hct.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 58 bệnh nhân sỏi thận đã
có biến chứng suy thận tại khoa phẫu thuật
tiết niệu – bệnh viện 103, chúng tôi thấy: Nồng
độ trung bình của Hb, số lượng HC, giá trị Hct
giảm dần theo mức độ giảm của HSTTcre nội
sinh tính theo công thức cổ điển. Có mối tương
quan thuận giữa HSTTcre nội sinh tính theo
công thức cổ điển với số lượng HC (r = 0,36),
nồng độ Hb máu (r = 0,36) và gía trị Hct (r =
0,28). Sự tương quan giữa nồng độ Hb máu và
số lượng HC với HSTTcre nội sinh tính theo
công thức cổ điển là chặt chẽ hơn giá trị Hct.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 206
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Astor BC, Munter P, Levin A et al (2002), Assocciation of
function with anemia: the third National health and Nutrion
examination survey Arch Intern Med, Vol 162, pp 1404 – 1408.
2. Hoàng Trung Vinh, Nghiên cứu tình trạng thiếu máu ở bệnh
nhân suy thận mạn tính, tạp chí Y – Dược học quân sự số 1/
2005.
3. Hsu CY, Mac Culloch CE, Curban G (2002), epidermiology of
anemia associated with chronic renal insufficiency among
adults in the United States: Result from the third National
health and Nutrion examination survey, J Am Soc Nephrol,
Vol 13, pp 504 – 510.
4. Junger PY et al (2002), Incidence of anemia and use of Epoetin
therapy in the pre‐dialysis patients: a prospective study in 403
patients Nephrol Dial Transplant, Vol 17, pp 1621‐1627.
5. Kazmi WH et al (2001), L’anémie: Une complication précoce
de l’insuffissance rénale chronique à, Journal de la Société de
Néphrologie, Vol 38(4), pp 803‐812.
6. Nguyễn Tấn Thịnh (2006), Nghiên cứu chức năng lọc cầu thận
và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân suy thận mạn, luận
văn thạc sỹ Y học trường đại học Y Khoa Huế.
7. Võ Tam, Ngô Thùy Trang, Nghiên cứu sự tương quan giữa
thiếu máu và mức độ suy thận ở bệnh nhân suy thận mạn,
trường đại học Y Dược Huế, Y học thực hành (614 + 615) – số
8/
Ngày nhận bài báo 15‐05‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30‐05‐2013
Ngày bài báo được đăng: 15–07‐2013