Anh A và chị B kết hôn năm 1996 có đăng kí kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Hai vợ chồng có tài sản chung là hai căn nhà tại phường M quận N, phường B quận X thành phố Hà Nội và 3 tỉ đồng. Sau một thời gian chung sống hại vợ chồng phát sinh mâu thuẫn trong việc đầu tư mở công ti kinh doanh bất động sản nên anh chị A, B đã thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung để anh A tự mở công ti kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, để sự thỏa thuận của mình có giá trị về mặt pháp lí nên vợ chồng anh A và chị B gửi đơn ra Tòa án nhân dân yêu cầu công nhận sự thỏa thuận của mình về việc tự phân chia tài sản chung. Anh chị hãy xác định:
a) Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chồng anh chị A, B theo thủ tục tố tụng dân sự hay không? Tại sao? Quan điểm cá nhân của anh chị về vấn đề này?
b) Sau khi tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung thì chị B đi Úc học tập theo chương trình dài hạn 2 năm. Sau đó vợ chồng anh chị A, B phát sinh mâu thuẫn nên trong 2 tuần nghỉ phép chị B về nước gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Y yêu cầu xin li hôn đối với anh A. Hỏi Tòa án nhân dân quận Y có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị A hay không? Tại sao?
4 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn Tố tụng dân sự - Đề 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 11
Anh A và chị B kết hôn năm 1996 có đăng kí kết hôn và sinh sống tại phường T quận Y thành phố Hà Nội. Hai vợ chồng có tài sản chung là hai căn nhà tại phường M quận N, phường B quận X thành phố Hà Nội và 3 tỉ đồng. Sau một thời gian chung sống hại vợ chồng phát sinh mâu thuẫn trong việc đầu tư mở công ti kinh doanh bất động sản nên anh chị A, B đã thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung để anh A tự mở công ti kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, để sự thỏa thuận của mình có giá trị về mặt pháp lí nên vợ chồng anh A và chị B gửi đơn ra Tòa án nhân dân yêu cầu công nhận sự thỏa thuận của mình về việc tự phân chia tài sản chung. Anh chị hãy xác định:
a) Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chồng anh chị A, B theo thủ tục tố tụng dân sự hay không? Tại sao? Quan điểm cá nhân của anh chị về vấn đề này?
b) Sau khi tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung thì chị B đi Úc học tập theo chương trình dài hạn 2 năm. Sau đó vợ chồng anh chị A, B phát sinh mâu thuẫn nên trong 2 tuần nghỉ phép chị B về nước gửi đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận Y yêu cầu xin li hôn đối với anh A. Hỏi Tòa án nhân dân quận Y có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị A hay không? Tại sao?
BÀI LÀM
a) Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án nhân dân không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chồng anh chị A, B theo thủ tục tố tụng dân sự.
Về nguyên tắc, hầu hết các vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình do Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh đều thuộc thẩm quyền dân sự của tòa án. Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân cũng vậy. Căn cứ vào Điều 27, Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự những vụ việc về hôn nhân và gia đình sau đây:
- Li hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi li hôn;
- Các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn; về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; về cấp dưỡng;
- Các yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; công nhận thuận tình li hôn, nuôi con, chia tài sản khi li hôn; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi li hôn; chấm dứt việc nuôi con nuôi; tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng.
Việc anh A và chị B thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân với lí do anh A muốn mở công ti kinh doanh bất động sản riêng là phù hợp với qui định của pháp luật (căn cứ vào Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2000). Tuy nhiên đối với yêu cầu về công nhận thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân của anh A và chị B thì pháp luật tố tụng dân sự lại không có qui định. Do đó vấn đề này không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
Quan điểm cá nhân về vấn đề này: Theo quan điểm của người viết, pháp luật tố tụng dân sự nên hướng tới việc trao thẩm quyền giải quyết cho tòa án nhân dân đối với yêu cầu công nhận thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Người viết đưa ra quan điểm như vậy là dựa với các lí do:
- Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 qui định: “1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung… nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.” Như vậy cùng là một vụ việc dân sự - chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, nhưng tòa án lại chỉ có thẩm quyền giải quyết khi các bên không thể tự thỏa thuận và đưa yêu cầu ra tòa án (tức là đã phát sinh vụ án dân sự). Còn trường hợp như tình huống đưa ra là yêu cầu công nhận thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân – yêu cầu công nhận việc dân sự thì lại không qui định có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân hay không? Rõ ràng điều này đã làm nảy sinh khá nhiều khó khăn trong thực tiễn giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, nhất là một khi có tranh chấp xảy ra. Do đó theo quan điểm người viết nên trao thẩm quyền này cho tòa án.
- Tại các Khoản 2, Khoản 3 Điều 28 BLTTDS 2004 pháp luật đã qui định tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận của vợ chồng về các vấn đề li hôn, nuôi con, chia tài sản khi li hôn, vậy cũng nên công nhận tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
- Khoản 7 Điều 28 BLTTDS 2004 qui định tòa án có thẩm quyền giải quyết “các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có qui định”. Vậy các yêu cầu khác ở đây được hiểu là những yêu cầu như thế nào? Pháp luật hiện hành chưa đưa ra một cách giải thích cụ thể, vì vậy thiết nghĩ cần có một qui định rõ ràng hơn để tránh tình trạng chồng chéo trong việc xác định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước.
b) Tòa án nhân dân quận Y không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị B.
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 33 BLTTDS 2004 thì tòa án nhân dân quận Y không có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, yêu cầu qui định tại Khoản 1, Khoản 2 điều này mà có đương sự ở nước ngoài. Đương sự ở nước ngoài được giải thích tại điểm a tiểu mục 4.1 mục I nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP như sau: “Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sự; đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án.” Theo đó, chị B thuộc trường hợp đương sự đang học tập ở nước ngoài và được coi là đương sự nước ngoài nên tòa án nhân dân quận Y không có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị B. Trường hợp này, căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 34 BLTTDS 2004, chị B phải gửi đơn lên tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb CAND, Hà Nội, 2009.
Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
Luật hôn nhân và gia đình 2000.
Mục 4 phần I Nghị quyết số 01/2005/ NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số qui định trong Phần thứ nhất “ Những qui định chung” của BLTTDS.