“Collective direct, individuals undertake” is dominant and the most important content
in aspects of the principle of democratic centralization - the basic principle in organization of the
Vietnamest communist Party. This is the basis to ensure the unity of the will and action, promote
the wisdom of party members and create the power of the Party
3 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ở các tổ chức cơ sở Đảng trong Đảng bộ trường Sĩ quan Chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 9-10; 18
9
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC
“TẬP THỂ LÃNH ĐẠO, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH” Ở CÁC TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG TRONG ĐẢNG BỘ TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
Trần Mạnh Phương - Trường Sĩ quan Chính trị
Ngày nhận bài: 17/04/2017; ngày sửa chữa: 21/04/2017; ngày duyệt đăng: 19/05/2017.
Abstract: “Collective direct, individuals undertake” is dominant and the most important content
in aspects of the principle of democratic centralization - the basic principle in organization of the
Vietnamest communist Party. This is the basis to ensure the unity of the will and action, promote
the wisdom of party members and create the power of the Party.
Keywords: Party organization, leader, principle.
1. Mở đầu
Quán triệt nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách” của Đảng, những năm qua, Đảng ủy, Ban Thường
vụ Đảng ủy nhà trường và các cấp ủy, tổ chức đảng đã
thường xuyên bám sát Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị
quyết, hướng dẫn của Trung ương, Quân ủy Trung ương
và Tổng cục Chính trị, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và
tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nguyên tắc tập
trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Văn
kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Nhà trường lần thứ IX xác
định: “Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ,
quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo; không ngừng đổi
mới phương pháp, tác phong công tác của cấp ủy, cán bộ,
đảng viên theo hướng dân chủ, sát thực tế, nói đi đôi với
làm; gắn xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ trì” [1; tr 40]. Theo đó, các tổ chức đảng trong Đảng
bộ nhà trường đã xây dựng và thường xuyên bổ sung
hoàn thiện quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo các mặt
công tác. Mọi vấn đề thuộc về chủ trương, biện pháp lãnh
đạo đều được phân công cá nhân chuẩn bị chu đáo, được
bàn bạc dân chủ trong hội nghị cấp ủy, tổ chức đảng và
quyết định theo đa số. Những vấn đề còn có ý kiến khác
nhau đều được thảo luận kĩ, kết luận rõ trước khi biểu
quyết thông qua. Trong tổ chức thực hiện, có phân công
trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, nhất là các đồng chí
giữ cương vị chủ trì cơ quan, đơn vị, tạo sự thống nhất
cao trong lãnh đạo và chỉ đạo. Tuy nhiên, chất lượng thực
hiện nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” ở
một số cấp ủy còn có những hạn chế, thiếu sót, một số đảng
viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc; quy chế làm việc của
cấp ủy chưa cụ thể; tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ, chưa
thực hiện tốt tự phê bình và phê bình; chưa phát huy đúng
mức vai trò của cả cá nhân và tập thể; chưa quy rõ trách
nhiệm của tập thể, cá nhân để kiểm điểm, phê bình người
đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị khi kết quả lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ của đơn vị có mặt chất lượng còn thấp.
2. Nội dung nghiên cứu
Để khắc phục những hạn chế trên, góp phần nâng cao
chất lượng thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách của các tổ chức đảng trong Đảng bộ Trường Sĩ
quan Chính trị hiện nay, cần tập trung thực hiện tốt một
số biện pháp sau:
2.1. Nắm chắc những nội dung cơ bản của nguyên tắc
“tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”
Trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XII)
chỉ rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên
tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc
đó là: Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập
ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” [2; tr
16-17). Tuy nhiên, trong thực tế không phải không có
những tổ chức đảng, cán bộ, kể cả cán bộ chủ trì đã nhận
thức chưa đúng đắn, đầy đủ nội dung của nguyên tắc;
chưa hiểu sâu sắc nguyên tắc là quy định của Đảng, là
cách thức thực hiện dân chủ trong Đảng; chưa làm tốt
việc cụ thể hóa vào các quy chế, quy định, chế độ nền
nếp sinh hoạt, học tập; không phát huy được hết trí tuệ
tập thể, do vậy việc đề ra chủ trương, nghị quyết lãnh đạo
chưa có tầm nhìn dài hạn, thiếu các giải pháp có tính khả
thi dẫn đến kết quả lãnh đạo có lúc chưa cao. Từ đó, đòi
hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng phải luôn coi trọng việc
nghiên cứu, học tập những vấn đề cơ bản về Đảng và
công tác xây dựng Đảng để mọi cán bộ, đảng viên hiểu
đúng, thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm không ngừng phát
huy trí tuệ tập thể trong bàn bạc, quyết định mọi chủ
trương, biện pháp lãnh đạo của tổ chức đảng đúng đắn,
chính xác, làm cơ sở thực hiện có hiệu quả.
2.2. Củng cố, kiện toàn cấp ủy đủ về số lượng, có cơ cấu
hợp lí, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo
Chất lượng thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách của các tổ chức đảng trong Đảng bộ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 9-10; 18
10
Nhà trường, trước hết phụ thuộc vào chất lượng thực
hiện của các cấp ủy. Vì vậy, củng cố, kiện toàn cấp uỷ
vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo là một
nội dung hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Văn kiện Đại hội
đại biểu Đảng bộ nhà trường lần thứ IX xác định:
“Thường xuyên củng cố, kiện toàn và phát huy cao vai
trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chi bộ, nhất là đội ngũ bí
thư; tích cực bồi dưỡng cấp uỷ viên các cấp” [1; tr 40].
Củng cố, kiện toàn cấp ủy phải chú ý cả số lượng, cơ cấu
và chất lượng. Muốn có đội ngũ cấp ủy viên có đủ về số
lượng, cơ cấu hợp lí, chất lượng cao cần làm tốt hai khâu:
chuẩn bị đại hội và làm tốt công tác bồi dưỡng, quản lí
cấp ủy viên sau khi được bầu. Trong công tác chuẩn bị
nhân sự, cần mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi
cho đại hội lựa những cá nhân thực sự tiêu biểu về phẩm
chất, năng lực, uy tín, đảm bảo thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương của Đảng, nghị quyết của cấp trên và cấp
mình. Thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục
chuẩn bị nhân sự. Các cấp ủy cần đánh giá đúng phẩm
chất, năng lực cán bộ để có cơ sở vững chắc cho việc
ứng cử, đề cử nhân sự ban chấp hành nhiệm kì mới.
Cùng với đó, các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm làm
tốt công tác bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và
quản lí chặt chẽ đội ngũ cấp ủy viên. Kết hợp công tác
bồi dưỡng của tổ chức gắn với vai trò tự bồi dưỡng, rèn
luyện nâng cao phẩm chất, năng lực của từng cá nhân.
2.3. Chú trọng công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bổ
nhiệm đối với cán bộ chủ trì các cấp
Xây dựng đội ngũ cán bộ được Đại hội đại biểu Đảng
bộ nhà trường lần thứ IX xác định là một khâu đột phá
để xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh.
Trong Nghị quyết của Đảng ủy nhà trường về xây dựng
đội ngũ cán bộ giai đoạn 2016-2020 xác định: “Thường
xuyên lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh bổ sung
và thực hiện tốt quy hoạch cán bộ chủ trì giai đoạn 2016-
2020 và những năm tiếp theo” [3]. Quy hoạch, bồi
dưỡng, bổ nhiệm đối với cán bộ chủ trì các cấp có ý nghĩa
rất quan trọng, thiết thực đối với thực hiện nguyên tắc tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Suy cho cùng, mọi hoạt
động trong cơ quan, đơn vị trực thuộc nhà trường đều
phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và bắt đầu từ chủ
trương, giải pháp lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng,
người chỉ huy. Người chủ trì các cấp ủy bao giờ cũng là
người đầu tiên đề xuất ý tưởng, chủ trương, giải pháp và
là người có trách nhiệm cao nhất trong khâu triển khai,
tổ chức thực hiện. Nếu năng lực đề xuất, khả năng tổ
chức thực hiện của người chủ trì có hạn thì nghị quyết
không thể bám sát thực tiễn và quá trình thực hiện cũng
sẽ kém hiệu quả. Để tìm ra những cán bộ chủ trì có phẩm
chất, năng lực tốt, thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ, đòi hỏi công tác quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm của
các cấp ủy trong Đảng bộ Nhà trường phải hết sức cẩn
trọng, khách quan, khoa học. Trước hết, phải lựa chọn
những cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối
trung thành với Đảng, có ý thức trách nhiệm cao, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặc biệt là luôn
nêu cao ý thức chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ,
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách để đưa vào quy hoạch.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn
những cán bộ có đủ các tiêu chí, do vậy phải có kế hoạch
tổ chức bồi dưỡng cả về năng lực, phẩm chất đạo đức,
phương pháp tác phong và kinh nghiệm thực tiễn. Bên
cạnh đó, phải tính toán bổ nhiệm đúng lúc để phát huy
cao nhất những tố chất tích cực trong cán bộ, đảng viên.
Kiên quyết đưa ra khỏi vị trí chủ trì đối với những cán bộ
có biểu hiện dừng lại, trách nhiệm, hiệu quả công tác
thấp, để tình trạng cơ quan, đơn vị trì trệ có nhiều sai
phạm, khuyết điểm.
2.4. Cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng kiểm tra, giám
sát việc chấp hành nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách”
Việc chấp hành không nghiêm nguyên tắc này
thường được ngụy biện dưới nhiều hình thức, lí lẽ tinh
vi nhằm che đậy cho những sai phạm của các tập thể
hoặc cá nhân. Nếu ở một tổ chức đảng nào có vi phạm
mà cấp ủy, người chủ trì ở đó lại không tạo điều kiện
thì sẽ rất khó khăn cho việc xác định và xử lí của ủy ban
kiểm tra hoặc cán bộ kiểm tra. Điều này đòi hỏi các cấp
ủy, người chủ trì cấp ủy phải mẫu mực về chấp hành
nguyên tắc tổ chức của Đảng, biết tôn trọng, tạo điều
kiện cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ theo chức trách.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ nhà trường lần thứ
IX xác định: “Nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra,
giám sát theo Khoản 2, Điều 30, Điều lệ Đảng; chủ
động kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu
vi phạm nhằm sớm phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện
vi phạm” [1; tr 41] và trong Nghị quyết của Đảng ủy
nhà trường về lãnh đạo nhiệm vụ năm học 2016-2017
cũng xác định: “Thực hiện mở rộng việc giám sát các
tổ chức đảng cấp dưới gắn với kiểm tra trọng điểm các
đối tượng cán bộ chủ trì, hướng vào khắc phục khâu
yếu, mặt yếu của đơn vị” [4; tr 11]. Kiểm tra, giám sát
việc chấp hành nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách không phải chỉ để phát hiện sai phạm và xử lí kỉ
luật cán bộ, đảng viên, mà quan trọng hơn là phòng
ngừa, uốn nắn những lệch lạc, chấn chỉnh những biểu
hiện sai trái, giúp cấp dưới chấp hành nghiêm nguyên
tắc tập trung dân chủ, phát huy cao độ trí tuệ tập thể và
đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan,
(Xem tiếp trang 18)
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 16-18
18
học các kĩ năng nhận thức này, nó sẽ không yêu cầu rằng
trẻ phải sử dụng một cách thành thạo các kĩ năng đó trước
khi bắt đầu dạy các cách GT dùng biểu tượng. Việc dạy
kĩ năng tiền GT có thể được dạy đồng thời với việc dạy
chiến lược GT biểu tượng như PECS, ngôn ngữ kí hiệu
và lời nói, một cách tương ứng.
- Tiến hành GT trong tình huống cụ thể: Khi trẻ đã
quen với một số công cụ GT và có thể sử dụng GT hoặc
có thể bắt chước khi được kích thích, ta có thể chủ động
tiến tới GT với trẻ bằng những công cụ GT trong những
tình huống cụ thể. Điều này sẽ cho trẻ cơ hội hiểu được
ý nghĩa của từng hành động trong hoạt động GT. Trẻ sẽ
học được cách sử dụng các phương tiện GT này thông
qua việc bắt chước, lặp lại trong các tình huống tương tự.
Dần dần, trẻ hiểu và biết cách sử dụng GT trong các tình
huống xã hội một cách phù hợp. Ví dụ: cung cấp cho trẻ
một bảng tranh thể hiện các bước để thực hiện kĩ năng
đánh răng và hướng dẫn trẻ cụ thể.
- Tiếp cận cá nhân: Với biện pháp tiếp cận cá nhân,
người lớn sẽ định hướng GT cho trẻ một cách rõ ràng
hơn. Nhờ đó, trẻ có cơ hội tập trung chú ý, có cơ hội lặp
lại hoạt động mẫu (bắt chước người khác). Trẻ cũng có
cơ hội học cách phản hồi của người khác, trẻ cũng dần
hiểu và thực hiện sự lần lượt trong GT để đáp ứng lại
người khác.
2.3.4. Tổ chức các hoạt động trò chơi nhằm phát triển
các kĩ năng bắt chước và luân phiên cho trẻ
Chơi là cách để trẻ khám phá thế giới. Đó cũng là
hoạt động mà trẻ có thể chia sẻ với mọi người. Bằng cách
cùng nhau thực hiện các hoạt động trong đó có kích thích
khả năng tập trung chú ý, trẻ sẽ học được các kĩ năng GT
bao gồm: GT không lời, luân phiên, bắt chước.
Điều quan trọng là trẻ phải được chơi theo nhiều cách
và có người khác cùng tham gia. Giáo viên, cha mẹ hay
người hướng dẫn trẻ cần có những biện pháp lôi cuốn trẻ
vào hoạt động chơi, các trò chơi có luật lệ với người, vật,
hành động,... Trẻ phải được tự do khám phá, tìm các kĩ
năng mới và ôn lại các kĩ năng cũ trong quá trình chơi.
Trẻ học cách chơi tốt hơn nếu có người khác cùng chơi
và nhờ đó trẻ có thể học được các kĩ năng bắt chước, luân
phiên, lần lượt để GT.
3. Kết luận
Để trẻ RLPTK có thể phát triển tốt về ngôn ngữ - GT
rất cần các biện pháp tác động phù hợp từ giáo viên, bên
cạnh đó cần có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường -
gia đình - xã hội. Mặc dù trẻ RLPTK có những khiếm
khuyết làm cản trở tới sự hình thành, phát triển nhân cách
của trẻ nhưng chúng ta phải luôn tin tưởng vào sự tiến bộ
của trẻ nếu trẻ được quan tâm, can thiệp sớm. Đó là cơ
sở để giúp trẻ có thể tiến bộ, tự tin hơn trong GT, trong
học tập và hòa nhập cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Xuân Hải (2009). Giáo dục học trẻ khuyết
tật. NXB Giáo dục.
[2] Vũ Thị Bích Hạnh (2007). Tự kỉ - phát hiện sớm và
can thiệp sớm. NXB Y học.
[3] Trung tâm Nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em
(2011). Hỗ trợ kiến thức về chăm sóc và giáo dục trẻ
mắc hội chứng tự kỉ. NXB Đại học Sư phạm.
[4] Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013). Tự kỉ - những vấn
đề lí luận và thực tiễn. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Hội Tâm thần học Hoa Kì (2013). Cẩm nang Chẩn
đoán và Thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5).
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO...
(Tiếp theo trang 10)
đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Qua
đó, góp phần giữ nghiêm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng,
xây dựng các tổ chức đảng ở Đảng bộ Nhà trường trong
sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Kết luận
Các biện pháp cần phải thực hiện đồng bộ, toàn diện
ở các bộ phận, đơn vị trong Trường Sĩ quan Chính trị để
phát huy được hiệu quả. Từ đó, các biện pháp trên sẽ góp
phần khắc phục những hạn chế hiện tại, góp phần nâng
cao chất lượng thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách của các tổ chức đảng trong Đảng bộ
Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị (2015). Văn kiện
Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Sĩ quan Chính trị
lần thứ IX.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Điều lệ Đảng
Cộng sản Việt Nam (khóa XII). NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.
[3] Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016). Nghị
quyết số 94-NQ/ĐU ngày 30/3/2016 về xây dựng đội
ngũ cán bộ giai đoạn 2016-2020.
[4] Đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị (2016). Nghị
quyết số 130- NQ/ĐU ngày 22/8/2016 lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.