Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tự học của học sinh nội trú

Trong thời đại khoa học – công nghệ, chất lượng giáo dục hướng tới con người phát triển toàn diện không ngừng. Đó là con người năng động, độc lập, sáng tạo, có lòng ham hiểu biết, có năng lực tự học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Những người như vậy phải được bắt đầu cách học, cách suy nghĩ độc lập từ lớp THCS, được dẫn dắt của thầy cô trong môi trường giáo dục ở đó hướng trung tâm về học sinh, phát huy tốt nhất, tự nhiên nhất những năng lực phẩm chất của học sinh “ quan niệm về vai trò của người giáo dục và người được giáo dục đã thay đổi, người giáo dục là người hướng đẫn, tổ chức, điều khiển, hỗ trợ nhằm làm cho người được giáo dục phát huy vai trò tích cực, chủ động, độc lập trong việc chiếm lĩnh trí thức, tiến tới tự giáo dục bản thân. Nghĩa là tạo điều kiện cho họ phát triển năng lực nội sinh như năng lực học tập ( ) năng lực thích ứng, nhanh chóng hội nhập với hoàn cảnh v.v để khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Điều này đòi hỏi người giáo dục và người được giáo dục luôn luôn đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy và học. Vì vậy, quá trình dạy học (nghĩa rộng) được coi là quá trình dạy – tự học.” (Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục – Trần Kiểm )

doc21 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 7201 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tự học của học sinh nội trú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong thời đại khoa học – công nghệ, chất lượng giáo dục hướng tới con người phát triển toàn diện không ngừng. Đó là con người năng động, độc lập, sáng tạo, có lòng ham hiểu biết, có năng lực tự học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Những người như vậy phải được bắt đầu cách học, cách suy nghĩ độc lập từ lớp THCS, được dẫn dắt của thầy cô trong môi trường giáo dục ở đó hướng trung tâm về học sinh, phát huy tốt nhất, tự nhiên nhất những năng lực phẩm chất của học sinh “quan niệm về vai trò của người giáo dục và người được giáo dục đã thay đổi, người giáo dục là người hướng đẫn, tổ chức, điều khiển, hỗ trợ nhằm làm cho người được giáo dục phát huy vai trò tích cực, chủ động, độc lập trong việc chiếm lĩnh trí thức, tiến tới tự giáo dục bản thân. Nghĩa là tạo điều kiện cho họ phát triển năng lực nội sinh như năng lực học tập () năng lực thích ứng, nhanh chóng hội nhập với hoàn cảnh v.v để khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Điều này đòi hỏi người giáo dục và người được giáo dục luôn luôn đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy và học. Vì vậy, quá trình dạy học (nghĩa rộng) được coi là quá trình dạy – tự học.” (Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục – Trần Kiểm ) Từ bậc học THCS học sinh phải được hướng dẫn và tự vận dụng kỹ năng học tập tích cực một cách tự giác, khi lên bậc THPT mới có đủ khả năng tiếp cận cách học độc lập và tự học, tự nghiên cứu có kết quả. Hoạt động học tập có hai dạng cơ bản: Học trên lớp và tự học ở nhà. Học trên lớp được hướng dẫn của thầy cô, tự học do tự bản thân vận động để chiếm lĩnh tri thức nên thường mang lại những kết quả to lớn về nội dung và phương pháp, phát huy được những năng lực tiềm ẩn của con người. Có thể nói tự học là con đường phát triển suốt đời của mỗi con người, giúp con người biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục . Nhà trường PT hiện nay đều tập trung cải tiến phương pháp dạy – học hướng đến thực hiện mục tiêu hoàn chỉnh thay sách giáo khoa ở bậc học phổ thông – phát huy tính tích cực độc lập và năng lực tự học của học sinh. Tuy nhiên mỗi địa phương có những khó khăn thuận lợi riêng mà có những định hướng quản lý hoạt động dạy – tự học của thầy cô giáo và học sinh cho phù hợp ở trường mình. Trường PTDTNT tỉnh Cà Mau đặc trưng là phổ thông, dân tộc , nội trú, đối tượng đa số là người dân tộc Khmer có đặc trưng riêng: như khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức chậm, năng lực học và tự học còn hạn chế nhiều về nhận biết, hiểu vận dụng, đặc biệt là chưa có phương pháp học tập. Chất lượng văn hóa đầu vào rất thấp (không thi tuyển). Nhà trường quản lý học sinh tại trường 100% thời gian, nên viêc tổ chức quản lý hoạt đông tự học của học sinh là rất cần thiết, không để học sinh lãng phí thời gian vào công việc vô ích. Xây dựng nề nếp học tập, sinh hoạt cho học sinh thật tốt sẽ đảm bảo chất lượng học tập, khắc phục các nhượt điểm về năng lực tự học của học sinh. Với những yêu cầu đó việc tổ chức tự học cho học sinh có nề nếp , quản lý tự học chặt chẽ và thường xuyên cùng với nỗ lực tham mưu và tham gia quản lý của đội ngũ giáo viên mang lại sự ổn định chất lượng học tập và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên nếu việc tổ chức tự học không tốt hoăc thiếu kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kịp thời những biểu hiện chán học, lười học của học sinh thì hoạt động tự học của toàn trường sẽ bị phá vỡ, chất lượng sẽ thấp , mục tiêu giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số (khmer) sẽ không thực hiện được. Dựa vào thực tiễn dạy và học tại trường PTDTNT Cà Mau trong nhiều năm qua , một trong những yếu tố để nâng cao chất lượng học tập của học sinh là tăng cường công tác quản lý tự học của học sinh, đổi mới quản lý dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học của học sinh là một nhiêm vụ rất cần thiết của nhà trường. Từ những lý do trên , tôi chọn nghiên cứu đề tài này để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường PTDTNT Cà Mau. II . CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.Phương pháp dạy học tích cực (Dạy- tự học) -Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy, hướng tới tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung phát huy tính tích cực của người học chứ không chỉ tập trung hoạt động tích cực của người dạy. -Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự hợp tác của người dạy và người học, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học: Người dạy luôn động não, tổ chức các hoạt động dẫn dắt người học vào tình huống sư phạm khác nhau và để tự người học giải quyết các tình huống đó. Người học có phương pháp học tích cực , có năng lực tự học, kỹ năng thực hành, từ đó biến quá trình dạy học thành quá trình dạy- tự học. - Bản chất của phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy lấy người học làm trung tâm, trong đó người dạy đóng vai trò chủ đạo để tổ chức chỉ đạo và định hướng cho người học có phương pháp học- tự học tối ưu; người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh trí thức, kỹ năng kỹ xảo và còn nắm được cách thức, con đường đi tới trí thức, kỹ năng kỹ xảo đó. 2.Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực: - Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học: Người học tích cực tham gia vào các hoạt động học tập dưới vai trò tổ chức của người dạy. - Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Rèn luyện phương pháp tự học là mục tiêu, nhiệm vụ và là cách thức, con đường của phương pháp dạy học tích cực. Tự bản thân ngượi học tìm kiếm, khám phá trí thức thông qua các kênh thông tin đa dạng khác nhau, tạo nên động cơ, ý chí tự học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người. - Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác:Phương pháp dạy học tích cực phải đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức chung với đa số và tính vừa sức riêng với từng cá nhân học sinh. Việc áp dụng CNTT sẻ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập của người học. Học tập hợp tác như thảo luận , tranh luận trong tập thể , hoạt động nhómgiúp cá nhân thể hiện trình độ nhận thức, làm tăng hiệu quả , chất lượng giờ học , đồng thời giáo dục năng lực hợp tác trong đời sống xã hội. - Kết hợp đánh giá của người dạy với tự giác đanh giá của người học : Kiểm tra đánh giá giúp người dạy điều chỉnh quá trình dạy, còn người học tự đánh giá quá trình học của bản thân, từ đó nghĩ ra cách học tiếp theo và người dạy tổ chức hướng dẫn cho người học phát triển kỷ năng đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học. Yêu cầu này nhằm tạo ra thông tin hai chiều tương tác trong quá trình dạy học và quá trình tự đánh giá đúng bản thân để từ đó điều chỉnh hành vi hoạt động của mình là yếu tố cần thiết để hòa nhập và thích nghi với đời sống xã hội. 3.Dạy học tích cực đòi hỏi gắn với phương pháp tương tác: -Người học là người đi học chứ không phải người được dạy, là chủ thể nhận thức của quá trình dạy học và họ tự nguyện , chủ động. Người dạy học có nhiệm vụ hướng dẫn giúp đở, định hướng cho người học để làm nãy sinh trí thức ở người học. Môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh là tác nhân quan trọng , là nơi chứa đựng thông tin quan trọng ảnh hưởng , tác động đến dạy và học , người học tìm cách khai thác, xử lý, vận dụng cho mục đích của mình, trong lớp học môi trường là tổng hòa ba yếu tố- thầy – trò- mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò. - Hoạt động dạy học tích cực gắn với phương pháp tương tác sư phạm theo 3 bước: Tự tìm hiểu(người học tiếp nhận, tự tìm hiểu, phát huy , đánh giá)-Tự thể hiện (xử lý thông tin trong môi trường học tập, hợp tác , chia sẻ học tập) – Tự kiểm tra ( củng cố, đánh giá để hoàn thiện trí thức). 4.Một số khái niệm. - “Học”là hoạt động tự giác tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức. Học tập của người học nhằm thu nhận xử lý , biến đổi thông tin bên ngoài thành trí thức của bản thân, qua dó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình. Học là hoạt động cá nhân và là hoạt động tự giác, là sự tự khám phá hiện thực, hoạt động học còn gắn kết với nhân tố môi trường như bạn bè, gia đình, lớp học, cộng đồng, trong quá trình học cá nhân và xã hội không tách rời nhau. - “Tự học”theo cách hiểu thông thường, tự học là sự nổ lực của bản thân, người học tự suy nghĩ, tự tìm kiến thức trong mỗi nội dung học hoặc tự tìm tòi tri thức trong thực tiễn để sở hửu nhằm đạt đến một mục đích nhất định. “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệvà có khi cả bắp cơ (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khó khăn thành thuận lợi.v.v)để chiếm được một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hửu của mình”.(Nguyễn Cảnh Toàn ). Hoạt động học là hoạt động tự thân, hể có học là có tự học và không ai có thể học hộ người khác. Học theo nghĩa chung hàm ý có xét đến mối quan hệ thống nhất với hoạt động dạy, tức là có tác động ngoại lực. Khi nói đến tự học chỉ xét nội lực của người học, bằng chính khả năng và ý chí của người học để đạt được mục đích. Trong nhà trường hoạt động học gắn bó hửu cơ với hoạt động dạy, tức là có tác động ngoại lực, ngoại lực có thể kềm hảm nội lực nếu quan hệ dạy-học có tính áp đặt nhồi nhét làm mất đi tính tự chủ, sáng tạo của người học; ngoại lực có thể kích thích nội lực phát triển nếu quan hệ dạy học tích cực phát huy được những phẩm chất và tiềm năng học tập của người học. -Trong những điều kiện học tập không có thầy, người học phải chủ động tìm kiếm trí thức trong sách vở, tài liệu mạng thông tinđó là kho tàn trí thức được nhiều thế hệ người thầy(có thể không chính thức) đúc kết kinh nghiệm truyền cho thế hệ mai sau; đó là người thầy tiềm ẩn trong ý thức học tập thôi thúc người học biết lựa chọn, sắp xếp kiến thức để có cách học tốt nhất biến trí thức nhân loại thành của mình; đó là tự học đỉnh cao có ở những người có mục đích học tập rõ ràng, có ý chí với khác vọng không ngừng học hỏi để hoàn thiện nhân cách. - Hoạt động học và tự học trong nhà trường. Học –tự học trên lớp có sách giáo khoa, có thầy hướng dẫn và về nhà tự học, kết quả đạt được phụ thuộc vào việc chủ động tiếp thu trên lớp và mức độ tự học ở nhà. Học-tự học ở nhà có sách giáo khoacó người hướng dẫn (người thân, dạy kèm, ban bè) dành cho những gia đình có điều kiên tương ứng,kết quả sẻ thấp hơn nếu như việc hướng dẫn không có phương pháp tốt hoặc bị áp lực học thêm nhồi nhét quá mức. Học sinh dựa vào sách giáo khoatự học để hiểu sâu hơn về kiến thức đã học, khai thác kiến thức có liên quan nâng cao kỹ năng vận dụng, thực hành và đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình tự học ở từng lĩnh vực . Cách này học sinh có năng lực học cao thường biết kết hợp ngoại lực của thầy tại lớp với sách giáo khoabiết lựa chọn kiến thức từ dễ đến khó, biết đánh giá, điều chỉnh và biết tìm kiếm sự định hướng của thầy trong những vấn đề chưa hiểu thấu đáo. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ TỰ HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG. 1.Tổ chức thực hiện hoạt động tự học của học sinh nội trú: -Hoạt đông tự học của học sinh được tổ chức tự quản theo nhóm,có sự quản lý của giáo viên trực. Thời gian học chủ yếu tập trung tự học trên lớp vào buổi tối từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần cho toàn thể học sinh nội trú, buổi chiều không có tiết dạy của thầy, học sinh tự quản tự học cá nhân hoặc theo nhóm tại chỗ ở hoặc trên các phòng học trống. Các nhóm trau đổi bài, giải bài tập, học các nội dung tham khảo hoặc nâng cao theo mục đích cá nhân. Buổi tối tự học theo kế hoạch lớp , của trường căn cứ vào thời khóa biểu ngày mai, nề nếp tự học do học sinh thống nhất tự quản trên cơ sở yêu cầu, hướng dẫn của nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp và Ban thi đua của Đoàn. Học sinh cố gắng giải quyết các nội dung học tập cơ bản, sau đó tăng cường luyện tập và thảo luận bài khó. Ngoài các hình thức tự học trên, nhà trường còn khyến khích học sinh tự ôn bài vào các buổi sáng trước khi lên lớp, tự giác lập kế hoạch tự học chuyên sâu các nội dung học tập vào các thời gian khác( ngày nghỉ, chúa nhật). Yêu cấu này thực tế chỉ đạt được ở học sinh có ý thức chuyên cần tốt. Về cơ bản tổ chức tự học cho học sinh nội trú là bắt buộc, nhưng dẫn đảm bảo các hoạt động khác của trường tổ chức như văn thể, Đoàn Hội -Một số khó khăn, hạn chế : Nhận thức về tự học và chấp hành đúng các qui định tự học của từng học sinh chưa đầy đủ, đa số chưa nhận thức được đúng yêu cầu tự học, mặt dù quản lý tốt, học sinh biểu hiện nghiêm túc điều đó chưa nói lên được chất lượng học tập Tự học còn mang tính thụ động ,học sinh có chuẩn bị bài cho ngày mai nhưng chưa thật sự tích cực chủ động tự học để nâng cao kiến thức và kỹ năng tự học, chưa đủ để thực hiện yêu cầu tự học, như là phương pháp tự học, phương pháp đọc sách, giải quyết các bài tập, các câu hỏi 2. Quản lý hoạt động tự học: - Quản lý hoạt động tự học của học sinh nội trú là nhiệm vụ chung, thường xuyên của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn trường. Công tác quản lý học sinh tự học theo hướng hình thành tính tự chủ, tích cực học tập của học sinh. Tuy vậy quản lý hoạt động tự học của trường vừa qua còn lúng túng về nhận thức cũng như thực tiễn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường. - Nội dung quản lý hoạt động tự học tập trung vào các vấn đề sau đây: Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý , giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của công tác quản lỷ hoạt động tự học của học sinh dân tộc nội trú. Nêu cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tham gia quản lý học sinh tự học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, khả năng tự học của học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học. Quản lý học sinh tự học theo kế hoạch của nhà trường. Đề cao vai trò của đoàn thể lớp. Tổ chức các hoạt động kích thích tự học như kiểm tra đánh giá, kết quả học tập , thi đua khen thưởng, hoạt động ngoại khóa. Yêu cầu tương đối cao nhưng thực hiện chưa tốt chưa đều , còn nhiều yếu kém tồn tại. Tồn tại yếu kém và nguyên nhân: + Tồn tại : Đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động dạy- tự học, nhưng thực hiện chưa đồng đều, chưa liên tục hiệu quả khác nhau. Một số giáo viên thực hiện chưa đúng phương pháp dạy học tích cực, thiếu sâu sát việc học sinh tự học. Nhiều học sinh nhận thức đúng nhưng không cầu tiến, thiếu nỗ lực tự học. Cán bộ quản lý chưa tiếp cận quản lý hoạt động tự học một cách khoa học nên thường chú trọng xây dựng nề nếp, chưa thường xuyên kiểm tra giám sát nội dung dạy học tích cực chưa có những phương pháp điều chỉnh hoặc phát huy năng lực dạy- tự học của giáo viên cũng như khả năng tự học của học sinh. Chỉ đạo dạy học đúng hướng nhưng về hoạt động dạy – tự học các tổ chuyên môn còn những hạn chế như tổ chức quản lý tổ, điều hành và giám sát hoạt động nâng cao chất lượng dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh, chưa chủ động, sáng tạo, chưa có biện pháp thúc đẩy quá trình dạy –tự học. Tính tự quản của học sinh về tự học còn yếu , trông chờ sự hướng dẫn , điều hành của giáo viên, nên chưa tạo ra được ý thức tự giáo dục , học sinh hiểu yêu cầu tự học nhưng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu chung của tập thể và cá nhân. Hoạt động của Đoàn, Hội có tác dụng nhưng chưa cao, chỉ dừng lại ở ghi nhận phản ảnh, nhắc nhở học sinh nhớ lai những hoạt động chưa đạt yêu cầu, thiếu tính năng động cho nên hoạt động này chừng mức còn mang tính hình thức, thiếu chương trình hoạt động thiết thực và những biện pháp thuyết phục học sinh tự giác thực hiện nhiêm vụ học –tự học. +Ngyên nhân: Đối với lãnh đạo: Có kế hoạch quản lý tự học nhưng chưa đủ mạnh chưa tác động toàn diện đến đội ngũ giáo viên và học sinh : Chưa thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện qui chế chuyên môn, tổ chuyên môn làm việc còn thụ động trông chờ cấp trên, có tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nhưng chưa thể chế hóa các hoạt động, biện pháp chưa kiên quyết thực hiện nên dẫn còn hình thức hoặc không đồng đều trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và quản lý đội ngũ giáo viên, chưa tổ chức được những hoạt động thiết thực nâng cao năng lực tự học cho học sinh như ngoại khóa, kèm học sinh yếu, giáo dục học sinh cá biệt, tổ chúc các hội thi tìm hiểu bài học còn khiêm tốnkhuyến khích động viên thông qua thi đua chưa đủ mạnh, chưa có qui chế cụ thể cho hoạt động quản lý học sinh nội trú, chưa có qui chế phối hợp giữa quản sinh ,đoàn thể và các bộ phận khác. Đối với giáo viên: Nhận thức đúng nhưng hoạt động chưa thống nhất, chưa đồng đều, chưa phát huy được năng lực chuyên môn, khả năng quản lý học sinh: Tổ chuyên môn còn bị động trong hoạt động nâng cao chất lương soạn giảng theo hướng dạy-tự học, có dự giờ rút kinh nghiệm nhưng chưa sâu và chưa định hình được phương pháp dạy học tích cực.Giáo viên bộ môn còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động nhóm, chưa phát huy và khai thác trí lực học sinh do đầu tư chưa nhiều, một phần do khối lượng kiến thức phải dạy trong một tiết quá lớn. Việc tham gia hoạt động ngoại khóa, quản lý tự học còn trở ngại về điều kiện sinh hoạt nên giáo viên chưa nhiệt tình. Giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế năng lực quản lý lớp, chưa hướng dẫn cho cán sự kỹ năng tự quản nên việc tự quản chưa đạt yêu cầu chung. Đối với học sinh: Năng lực tự đánh giá, tự khẳng định còn yếu kém, trình độ tiếp thu bài không đồng đều, đa số chỉ nhận thức chung , chưa cụ thể hóa thành quyết tâm tự học, còn bị động, lúng túng trong cách tiến hành tự học, tức là chưa có kế hoạch và phương pháp tự học tốt . Cho nên học sinh yếu chỉ học theo hướng dẫn, chưa chủ động tự học, học sinh khá thì tìm hiểu thêm trong chương trình. Vì thế phải có biện pháp tác động mạnh đến việc chấp hành các qui định nề nếp, thời gian, yêu cầu hoàn thành việc học tập chính khóa. Tính tự quản của học sinh còn rất thấp, nên sinh hoạt lớp thiếu chủ nhiệm thì lớp rất tự do, mất trật tự, hiệu quả không cao, không giải quyết được vấn đề và chi đoàn lớp không thực hiện được vai trò xung kích, tinh thần vươn lên trong tự học do thiếu chương trình hoạt động từ phía nhà trường. Từ thực trạng nêu trên , dựa vào cơ sở lý luận, căn cứ vào thực tế tại trường PTDTNT Cà Mau , “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC” của học sinh nội trú được đề xuất như sau nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH NỘI TRÚ. Biện pháp 1 : Tăng cường giáo dục nhận thức về tự học, hình thành phương pháp tự học của học sinh để xây dựng bầu không khí học tập tích cực trong toàn trường. 1.Yêu cầu: -Giúp học sinh nhận thức đúng về tự học, có ý thức vươn lên, hướng tới thái độ học tập tích cực: Sự nghiêm túc, trách nhiệm, tính khiêm tốn, nhạy cảm, tính độc lập -Giúp học sinh có kỹ năng tự học phù hợp với khả năng thông qua hình thành phương pháp tự học. Khơi dậy tinh thần tự chủ về trí tuệ, tự chủ về đạo đức, thái độ học tập tốt , có phương pháp và kỹ năng tự học tạo nên không khí tự học trong toàn trường. 2. Nội dung và cách thực hiện: 2.1.Các lớp đầu cấp đều được quán triệt mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo của trường, các yêu cầu học tập sinh hoạt nội trú ngay từ đầu năm học. Cụ thể hóa nội dung xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, đây là chủ điểm giáo dục của ngành trong các hoạt động học tập và giáo dục đạo đức học sinh. 2.2. Làm cho hoạt động tự học là hoạt động có tổ chức của nhà trường được học sinh thừa nhận, việc thừa nhận không chỉ trong nhận thức mà còn thể hiện bằng hành động cụ thể trong viêc cố gắng khắc phục những yếu kém trong học tập, nỗ lực chiếm lĩnh kiến thức tốt hơn, thể hiện sự khao khát được học để tự khẳng định mình. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục học sinh về ý nghĩa tự học thông qua đoàn thể, hệ thống truyền thanhsinh hoạt chủ nhiệm, của giáo viên bộ môn tác động đến hình thành động cơ thái độ tự học. 2.3.T
Tài liệu liên quan