Một số câu hỏi về kinh tế vùng cao Việt Nam

Câu 8: Những đặc điểm kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số Việt Nam. 1. Đặc điểm về kinh tế của các dân tộc thiểu số Việt Nam: - Hoạt động kinh tế truyền thống các dân tộc Việt Nam có kinh tế sản xuất: hoạt động trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, chăn nuôi, kinh tế tự nhiên gắn với săn bắn, hái lượm, đánh cá. Trong hoạt động kinh tế các dân tộc người Việt Nam chủ yếu là lấy kinh tế sản xuất mà nông nghiệp là loại hình kinh tế chủ đoạ. - Đối với loại hình kinh tế nông nghiệp của các dân tộc Việt Nam là: canh tác nương rẫu, và canh tác ruộng nước. + Canh tác nương rẫy (ở các cư dân miền núi - khô): Đây là phương pháp đốt rừng, gieo cấy: tiến hành chặt cây đốt rừng, canh tác trên mặt đất được chặt đốt đó. (người Thái gọi nương rẫy là hẫy). Theo kinh nghiệm của người Việt Nam thì một mảnh đất canh tác tối đa chỉ là 3 vụ. Năng suất của cây trồng trên nương rẫy thường không ổn định, vì nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đồng thời phụ thuộc và sức con người: người ta thống kê một chu kỳ trong 10 năm thì số năm đủ ăn là 3 năm, còn lại 3 năm thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng, 3 năm thiếu ăn từ 3 tháng trở lên và 1 năm thiếu ăn trầm trọng. Cấu trúc của bản làng của các cư dân sống bằng nương rẫy là thường phân tán và di động (do năng suất không ổn định). Theo các chuyên gia nghiên cứu thì sống bằng canh tác nương rẫy chỉ có từ 4-5 nóc nhà thì sẽ đảm bảo được cuộc sống trong gia đình, nhưng trong thực tế thì hiện nay các dân tộc sống bằng nương rẫy có từ 20 - 30 nóc nhà, thiếu ăn trong gia đình.

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số câu hỏi về kinh tế vùng cao Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên