Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay , bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng coi mục tiêu phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng cần đạt được . Nhưng để đạt đượcmụa tiêu quan trọng đó đòi hỏ chính phủ phải có những chính sách , chiến lược phù hợp và hiệu quả để sử dụng tối đa những nguồn lực hiện có của đất nước mình , đồng thời phải kế thừa và phát triển những tinh hao của thế giới .
Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng , sự lớn mạnh của thị trường tài chính nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia và cuả cả thế giới . Chủ thể quan trọng của thị trường tài chính là Ngân hàng , nó có mặt trong tất cả các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường . Vì thế muốn một nền kinh tế ổn định và phát triển thì đòi hỏi bản thân hệ thống Ngân hàng cũng phải ổn định và phát triển bởi nếu nó không ổn định thì nó sẽ phá vỡ sự ổn định trong các mối quan hệ kinh tế từ đó dẫn đến làm suy giảm nền kinh tế .
Tín dụng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại đó là: Nhận tiền gửi , hoạt động tín dụng, trung gian thanh toán , hơn nữa nó là nguồn sinh ra lợi nhuận nhiều nhất cho Ngân hàng thương mại vì thế mà muốn hệ thống Ngân hàng ổn định và phát triển thì đòi hỏi chất lượng hoạt động tín dụng cũng phải ổn định và hiệu quả .
Kết cấu của chuyên đề nghiên cứu gồm:
ChươngI : Tín dụng Ngân hàng và chất lượng của tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ Nghĩa .
ChươngII: Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Bắc Hà nội và những vấn đề đặt ra về chất lượng tín dụng .
ChươngIII: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội trong những năm trước mắt .
108 trang |
Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chât lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay , bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng coi mục tiêu phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng cần đạt được . Nhưng để đạt đượcmụa tiêu quan trọng đó đòi hỏ chính phủ phải có những chính sách , chiến lược phù hợp và hiệu quả để sử dụng tối đa những nguồn lực hiện có của đất nước mình , đồng thời phải kế thừa và phát triển những tinh hao của thế giới .
Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng , sự lớn mạnh của thị trường tài chính nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia và cuả cả thế giới . Chủ thể quan trọng của thị trường tài chính là Ngân hàng , nó có mặt trong tất cả các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường . Vì thế muốn một nền kinh tế ổn định và phát triển thì đòi hỏi bản thân hệ thống Ngân hàng cũng phải ổn định và phát triển bởi nếu nó không ổn định thì nó sẽ phá vỡ sự ổn định trong các mối quan hệ kinh tế từ đó dẫn đến làm suy giảm nền kinh tế .
Tín dụng là một trong ba nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại đó là: Nhận tiền gửi , hoạt động tín dụng, trung gian thanh toán , hơn nữa nó là nguồn sinh ra lợi nhuận nhiều nhất cho Ngân hàng thương mại vì thế mà muốn hệ thống Ngân hàng ổn định và phát triển thì đòi hỏi chất lượng hoạt động tín dụng cũng phải ổn định và hiệu quả .
Xuất phát từ quan điểm đó mà em đã chọn đề tài nghiên cứu là :
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chât lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà nội ”.
Với thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà nội , một Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Gia Lâm cùng với số liệu thống kê từ năm 2000 trở lại đây em hy vọng rằng mình sẽ đóng góp một phần nhỏ bé nào đó của mình vào công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Kết cấu của chuyên đề nghiên cứu gồm:
ChươngI : Tín dụng Ngân hàng và chất lượng của tín dụng trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ Nghĩa .
ChươngII: Thực trạng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Bắc Hà nội và những vấn đề đặt ra về chất lượng tín dụng .
ChươngIII: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội trong những năm trước mắt .
Qua chuyên đề này em xin gửi lời cảm ơn đến các Cô, Bác, Anh , Chị phòng tín dụng và các phòng ban khác của Chi nhánh . Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lục Diệu Toán đã giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên
TRẦN QUANG HUY
CHƯƠNG I
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I . TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG TONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. KHÁI NIỆM VỀ TÍN DỤNG VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN DỤNG.
1.1.KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG.
1.1.1. Khái niệm .
Trong nền kinh tế hàng hoá tiền là phương tiện thanh toán chủ yếu trong tất cả các muối quan hệ kinh tế, nền kinh tế hàng hoá càng phát triển bao nhiêu thì tốc độ quay vòng của đồng tiền càng nhanh bấy nhiêu, lúc này bản thân mỗi chủ thể kinh tế không thể tự đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình mà họ phải dựa vào các chủ thể kinh tế khác đặc biệt là Các tổ chức tín dụng thông qua quan hệ tín dụng mới có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của mình. Chính vì thế ta có thể nói cơ sở hình thành và phát triển của quan hệ tín dụng chính là sự tin tưởng và nhu cầu về vốn trong nền kinh tế hàng hoá. Từ cơ sở hình thành đó ta có thể đưu ra một khái niệm chung về quan hệ tín dụng như sau :
Tín dụng là quan hệ vay mượn, sử dụng vốn của lẫn nhau một cách tạm thời và dựa trên nguyên tắc hoàn trả tin tưởng.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy tín dụng không phải là quan hệ mua bán , chỉ xảy ra trong thời gian nhất định và phải được xác định trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau. Nói chung đứng trên mỗi góc độ khác nhau người ta sẽ có cách hiểu khác nhau về tín dụng , chính vì thế mà theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt nam đã đưa ra định nghĩa về hoạt động tín dụng như sau:
“ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng vốn tự có, vốn huy động để cấp tín dụng ” . Trong đó cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay , chiết khấu , cho thuê tài chính , bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác .
Dù đứng trên quan điểm như thế nào chăng nữa thì bản chất hoạt động tín dụng không hề thay đổi: Trong quan hệ tín dụng ngườn cho vay chỉ nhường quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định chứ không nhường quyền sở hữu và người đi vay phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến hạn đã thoả thuận . Sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà còn được tăng thêm dưới hình thức lãi suất.
1.1.2. Đặc điểm của quan hệ tín dụng
Xuất phát từ cơ sở hình thành cũng như khái niệm về quan hệ tín dụng ta có thể đưa ra một số đặc điểm về quan hệ tín dụng như sau:
Trong quan hệ tín dụng không có sự vận động của quyền sở hữu mà chỉ thay đổi quyền sử dụng trong một thời gian nhất định .
Giá cả trong quan hệ tín dụng chính là lãi suất tín dụng.
Người cho vay nhận được thu nhập dưới hình thức lãi suất . Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Giá cả trong quan hệ tín dụng không ngang bằng với giá trị mà giá cả trong quan hệ tín dụng là biểu hiện bằng tiền của giá trị quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định
Thời gian được xác định trên cơ sở giữa người đi vay và người cho vay.
Quan hệ tín dụng được dựa trên yếu tố tin tưởng .
1.2.Sự cần thiết của tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá ra đời thì quan hệ tín dụng cũng được hình thành và phát triển . Nền kinh tế càng phát triển bao nhiêu thì kéo theo thị trường tài chính tiền tệ cũng phát triển một cách thích ứng. Trong nền kinh tế thị trường tiền tệ là một phạm trù kinh tế, mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá là yếu tố cần thiết của quá trình sản suất . Trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ tham gia vào quá trình tuần hoàn vốn . Trong quá trình đó phát sinh tình trạng tạm thời nhàn rỗi và tạm thời thiếu vốn ở các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế .
Vậy tại sao quan hệ tín dụng lại cần thiết trong nền kinh tế thị trường, điều này được lý giải ở trên những khía cạnh sau:
1.2.1. Trong nền kinh tế thi trường mỗi doanh nghiệp đều muốn được thể hiện và khẳng định mình trên thương trường . Muốn thắng được đối thủ cạnh tranh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có được ba yếu tố đó là : Vốn; Lao động; Khoa học công nghệ, trong đố có thể nói Vốn là yếu tố nền tảng hình thành nên hai yếu tố còn lại. Nếu có vốn thì mỗi doanh nghiệp sẽ mua được máy móc thiết bị , vây dựng nhà xưởng v.v.v. Đồng thời họ cũng thuê được lao động , đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ngày càng cao hơn. Nhưng rõ ràng là với số vốn tự có của mình thì bản thân mỗi doanh nghiệp sẽ không thể đảm bảo được tất cả các mối quan hệ kinh tế , chính vì thế mà trong nguồn vốn của doanh nghiệp luôn tồn tại hai nguồn chính đó là Nợ và Vốn chủ sở hữu. Do đó quan hệ tín dụng được hình thành một cách khách quan trong chính nhu cầu của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường , chỉ có quan hệ tín dụng ra đời mới đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung , các doanh nghiệp nói riêng . Ngân hàng sẽ là tổ chức tài chính trung gian cung cấp nghiệp vụ đó , đồng thời là người điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu góp phần làm ổn định và phát triển nền kinh tế .
1.2.2. Trong nền kinh tế thị trường ở bất kỳ thời điểm nào cũng xuất hiện tượng: “ Tạm thời thừa vốn” và “ Tạm thời thiếu vốn “
1.2.2.1. “Tạm thời thừa vốn”.
Thừa ở đây với nghĩa là tổ chức , đơn vị đó có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian nhất định. Điều nay được thể hiện cụ thể trong từng chủ thể của nền kinh tế .
- Chính phủ :
Trong nền kinh tế quốc dân việc thu chi xảy ra không đồng thời, thông thường các khoản thu nhập thì tạp trung theo định kỳ còn các khoả chi thì được phân bổ dần dần nên trong một khoảng thời gian nhất định sẽ xuất hiện số tiền nhàn rỗi từ Ngân sách nhà nước
- Các doanh nghiệp :
Nguồn thu của các doanh nghiệp và nguồn chi của các doanh nghiệp có sự không thống nhất về mặt thời gian vì những lý do: Hàng hoá sản xuất ra đã tiêu thụ được ; Lương của các công nhân chưa đến hạn trả; Tiền chưa phải trả do mua chịu hàng hoá; Dự trữ của doanh nghiệp ; Chưa phải thực hiện nghĩa vụ tài chính và trả lãi suất Ngân hàng ; Các quỹ chưa được sử dụng ; Lợi nhuận của doanh nghiệp ... Điều này dẫn đến các doanh nghiệp luôn có một lượng vốn nhàn rỗi trong một thời gian nhất định.
- Cá nhân người tiêu dùng:
Trong hoạt động sản suất kinh doanh , các cá nhân trong xã hội sẽ nhận được phần thu nhập của mình dưới các hình thức : tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, lợi nhuận thu được ... Một phần của các phần thu nhập này không chỉ tiêu dùng ngay mà còn để dành tiêu dùng trong tương lai . Phần tiền để dành này hình thành lượng vốn tiền tệ nhàn rỗi rất lớn trong nền kinh tế
- Nguồn vốn nhàn rỗi từ nước ngoài:
Mỗi quốc gia vì lí do như là muốn tham gia vào các tổ chức quốc tế hay là để đảm bảo an toàn cho nên kinh tế cũng như ổn định đồng tiền trong nước họ thường giữ một khoản tiền tại các Ngân hàng ở nước ngoài để giao dịch hay một định chế tài chính quốc tế hoặc có một lượng vốn dồi dào mà không đêm đầu tư tiếp . Thương mại quốc tế ngày càng mở rộng dẫn đến mỗi quốc gia đều có một tài khoản của mình ở nước ngoài để giao dịch . Chính những lí do đó đã tạo nên một lượng vốn nhàn rỗi không nhỏ có thể sử dụng trong một thời gian nhất định.
1.2.2.2. “ Tạm thời thiếu vốn”.
Thiếu vốn ở đây với nghĩa là tổ chức đơn vị đó thiếu lượng tiền mặt tạm thời để trang trải cho những hoạt động kinh tế trước mắt đòi hỏi phải chi tiền mặt . Và điều này được thể hiện cụ thể trong từng chủ thể của nền kinh tế .
- Chính phủ:
Đóng vai trò là một chủ thể lớn điều hành thúc đẩy sự phát triển của một đất nước , Chính phủ thường đầu tư vào các dự án lớn như cơ sở hạ tầng , các công trình mang tính sống còn đối với lợi ích của quốc gia mà tư nhân không có đủ khả năng và điều kiện thực hiện . Nguồn vốn đầu tư chính phủ lấy từ Ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng đôi khi NSNN không đủ vì chưa đến hạn thu thuế dẫn đến sự thiếu vốn đấu tư Chính phủ phải đi vay
- Các doanh nghiệp :
Như ta đã biết các doanh nghiệp khác nhau về điều kiện sản xuất kinh doanh dẫn đến tuần hoàn luôn chuyển vốn khác nhau . Đồng thời mỗi doanh nghiệp lại là một thực thể sở hữu khác nhau cho nên luôn tồn tại hai nhóm doanh nghiệp này thừa vốn thì doanh nghiệp khác thiếu vốn vì chưa bán được hàng, chưa thu được tiền nhưng đã đến thời hạn phải thanh toán các khoản nợ , phải trả lương ... Dẫn đến các doanh nghiệp có nhu cầu được vay vốn.
- Cá nhân:
Người tiêu dùng đôi khi có những khoản phải chi bất thường hoặc những khoản chi tiêu ngoài khả năng tài chính tạm thời của họ nhưng họ có khả năng bù đắp những thiếu hụt đó trong tương lai . Điều này dẫn đến nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân .
Từ sự phân tích ở trên ta thấy trong nền kinh tế luôn tồn tại hai nhu cầu cho vay và đi vay . Hai nhu cầu này có đặc điểm chung là đều nhằm thoả mãn nhu cầu hiện tại của các chủ thể kinh tế và nó xảy ra trong thời gian ngắn. Khác nhau ở cho vay và đi vay là quyền sở hữu, người cho vay vẫn có quyền sở hữu đối với khoản tiền cho vay còn người đi vay chỉ có quyền sử dụng đối với khoản tiền được vay trong khoảng thời gian thoả thuận giữa hai bên. Để giải quyết vấn đề “ Tạm thời thừa vốn “ và “ Tạm thời thiếu vốn “ thì quan hệ tín dụng ra đời và nó không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại.
2. Chức năng và vai trò của tín dụng.
2.1. Chức năng của tín dụng.
Nhìn tổng thể tín dụng có hai chức năng:
Huy động và phân phối nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức cho vay.
Giám đốc và kiểm soát bằng đồng tiền đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Dùng tiền để xây dựng các chỉ tiêu, thước đo để tiến hành quản lý doanh nghiệp với các mục tiêu: Sử dụng vốn hiệu quả , hợp pháp và hợp lệ.
2.2. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất. Tín dụng là điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.
Trong một thời điểm trong nền kinh tế luân tồn tại hai nhóm doanh nghiệp: Một nhóm “ tạm thời thừa vốn “ và muốn sử dụng số vốn nhàn rỗi này để kiếm lời trong một thời gian nhất định. Một nhóm “ tạm thời thiếu vốn “ và muốn tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi khác để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Nhờ hoạt động tín dụng mà cả hai nhóm doanh nghiệp đều được thoả mãn về vốn và dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thương xuyên, liên tục, nguồn vốn được sử dụng một cách tối đa.
Thứ hai. Tín dụng huy động, tập trung vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế cũng cần phải có một nguồn vốn đầu tư lớn để đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, chiến thắng trong cạnh tranh. Nhưng để có lượng vốn đầu lớn như vậy thì chỉ có quan hệ tín dụng với đáp ứng được điều đó bởi quan hệ tín dụng sẽ tập trung huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu đó.
Thứ ba. Tín dụng góp phần nâng cao mức sống của dân cư.
Một trong những ví dụ điển hình để minh chứng cho điều này là thông qua quan hệ tín dụng mà những người có thu nhập thấp những người tàn tật đã có được nhà ở, phương tiện đi lại, điện thoại v.v. Bởi họ có thể sử dụng phương thức vay trả góp.
Thứ tư. Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Như ta đã biết cơ cấu kinh tế được quyết định bởi cơ cấu đầu tư mà tín dụng lại quyết định đến cơ cấu đầu tư. Nhà nước thông qua hoạt động của các Ngân hàng thương mại, chủ yếu là hoạt động tín dụng để điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
3. Các hình thức tín dụng Ngân hàng.
Hoạt động tín dụng Ngân hàng bao gồm các nghiệp vụ: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê tài chính.
3.1. Hoạt động cho vay.
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng thì hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản và nó cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng.
Ứng với mỗi tiêu thức khác nhau người ta phân loại cho vay khác nhau, ta có thể dựa trên những tiêu thức sau:
Theo kỳ hạn nợ.
Theo mục đích sử dụng vốn.
Theo hình thức đảm bảo tiền vay.
Theo phương pháp hoàn trả .
Theo loại hình tiền tệ.
3.1.1. Theo kỳ hạn nợ.
Theo kỳ hạn nợ cho vay của Ngân hàng thương mại(NHTM) được phân làm ba loại: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn
Cho vay ngắn hạn.
Là loại cho vay có kỳ hạn dưới 1 năm và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Khoản cho vay ngắn hạn chủ yếu tài trợ cho các hoạt động sau:
+ Cho vay mua hàng dự trữ.
Từ trước tới nay, ngân hàng thường cho các hãng vay ngắn hạn bổ xung tạm thời vốn hoạt động. Trên thực tế cho tới sau chiến tranh thế giới thứ II, ngân hàng chủ yếu tập trung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới hình thức các khoản cho vay mang tính tự thanh toán (self-liquidating loans). Các khoản cho vay này chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho việc mua hàng dự trữ như nguyên liệu thô ... Các khoản cho vay như vậy tận dụng được chu kỳ tiền mặt thông thường trong một hãng kinh doanh như sau:
Tiền mặt được chi dùng mua dự trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm hoặc thành phẩm.
Hàng hoá được sản xuất hoặc dữ trữ để bán.
Hàng đã bán(thường là bán chịu).
Tiền mặt thu về( ngay khi bán hàng hoặc thu từ các khoản bán chịu) và được dùng để trả các khoản vay ngân hàng.
Trong trường hợp này, kỳ hạn của các khoản vay bắt đầu được tính từ khi hãng cần vốn để đáp ứng yêu cầu mua hàng, kết thúc(có thể trong vòng từ 60 đến 90 ngày) khi hãng thu được tiền bán hàng và nhập vào tài khoản để trả nợ cho Ngân hàng.
+ Cho vay vốn lưu động.
Đây là những khoản cho vay ngắn hạn đối các hãng kinh doanh với kỳ hạn kéo dài từ vài ngày đến 1 năm. Các khoản vay vốn lưu động thường được dùng để mua hàng dự trữ hoặc mua nguyên vật liệu. Do đó chúng có những đặc điểm gần giống với các khoản cho vay tự thanh toán như đã đề cập ở trên.
Thông thường các khoản vay vốn lưu động được sử dụng để đáp ứng mức sản xuất và nhu cầu tín dụng trong thời kỳ cao điểm của chu kỳ kinh doanh. Ví dụ một hãng sản xuất quần áo dự đoán rằng nhu cầu đối với quần áo học sinh vào mùa thu và quần áo ấm vào mùa đông là rất lớn. Do vậy hãng cần các khoản tín dụng ngắn hạn vào cuối mùa xuân và mùa hạ để mua vải và thuê thêm công nhân nhằm tăng sản lượng để đáp ứng hàng hoá cho người bán lẻ trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 . Ngân hàng của hãng lập ra một hạn mức tín dụng thời hạn từ 6 đến 9 tháng cho phép hãng sản xuất quần áo có thể rút tiền trong suất giai đoạn này. Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về lượng vốn lớn nhất mà hãng có thể sẽ cần tại bất cứ thời điểm nào trong suốt thời hạn của hợp đồng tín dụng.
Thông thường các khoản cho vay vốn lưu động được đảm bảo bằng các khoản phải thu hoặc thế chấp bằng hàng tồn kho và khách hàng sẽ phải chịu lãi suất thả nổi trên lượng tiền thực tế họ đã sử dụng. Khoản lệ phí cam kết được tính trên phần tín dụng thuộc hạn mức không sử dụng và đôi khi tính trên toàn bộ giá trị của hạn mức. Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải có số dư bù tiền gửi. Số dư bù tiền gửi bao gồm lượng tiền gửi tối thiểu bắt buộc được xác định trên cơ sở quy mô hạn mức tín dụng và một lượng tiền gửi bắt buộc bổ xung bằng một tỉ lệ phần trăm quy định trên tổng lượng tín dụng mà khách hàng thực sử dụng.
+ Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng.
Một hình thức cho vay ngắn hạn có bảo đảm phổ biến trong ngân hàng thương mại là cho vay hỗ trợ các công trình xây dựng, nhà ở, các toà nhà văn phòng, trung tâm thương mai, các công trình khác. Mặc dù thời gian xây dựng công trình kéo dài nhưng các khoản cho vay lại mang tính tạm thời. Các khoản cho vay này cung cấp vốn cho bên thi công để thuê công nhân, thuê thiết bị xây dựng, mua vật liệu xây dựng và giải phóng mặt bằng. Khi giai đoạn xây dựng kết thúc, bên thi công thường vay thế chấp dài hạn từ các tổ chức tài chính khác, để lấy tiền thanh toán cho các khoản vay xây dựng ngắn hạn. Trong thực tế chỉ khi Công ty xây dựng chắc chắn có một cam kết cho vay thế chấp để tiếp tục tài trợ dài hạn cho các dự án sau khi kết thúc giai đoạn xây dựng thì ngân hàng mới thực hiện các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn. Gần đây một vài ngân hàng đã cho vay với thời hạn khá dài 5 đến 7 năm, cung ứng vốn cho việc xây dựng và hoạt động trong giai đoạn đầu của công trình.
+ Cho vay kinh doanh chứng khoán.
Những người kinh doanh chứng khoán Chính phủ và chứng khoán tư nhân thường cần sự hỗ trợ vốn ngắn hạn để mua chứng khoán mới và duy trì danh mục đầu tư chứng khoán hiện có cho tới khi các chứng khoán này được bán hoặc đến hạn thanh toán. Các ngân hàng lớn nhất thường sẵn sàng cho vay đối với người kinh doanh chứng khoán vì những khoản cho vay này có chất lượng cao, thường được đảm bảo bằng chứng khoán Chính phủ do nhà kinh doanh chứng khoán nắm giữ. Hơn nữa nhiều khoản vay kinh doanh chứng khoán có kỳ hạn rất ngắn, chỉ là vay qua đêm hoặc vài ngày. Nhờ vậy ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi vốn hoặc cho vay các khoản mới với lãi suất cao hơn nếu thị trường tín dụng trở nên căng thẳng.
Một hình thức tín dụng khác thuộc loại này là cho vay đối với các tổ chức ngân hàng đầu tư. Hỗ trợ cho hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu , cổ phiếu công ty và các giấy nợ của Chính phủ. Việc bảo lãnh phát hành chứng khoán thường diễn ra khi ngân hàng đầu tư giúp đỡ khách hàng trong việc mua lại công ty khác, giúp đỡ Công ty phát hành chứng khoán lần đầu, phát hành thêm cổ phiếu để tăng quy mô vốn kinh doanh hiện có, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư mới. Khi ngân hàng bán chứng khoán mới cho các