Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cơ điện Trần Phú

Chương I: Giới thiệu về Công ty cơ điện Trần Phú. Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cơ điện Trần Phú Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty cơ điện Trần Phú.

docx70 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1516 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cơ điện Trần Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Trong những năm gần đây, với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam được đặc biệt coi trọng, trở thành công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, mở rộng hội nhập vào thị trường thương mại quốc tế. Việc chính phủ Mỹ huỷ bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam năm 1995 đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam bắt tay với các đối tác nước ngoài, thúc đẩy giao lưu buôn bán hàng hoá quốc tế. Mặt khác, cơ chế đổi mới do đạt hội Đảng lần thứ VI vạch ra đã buộc các doanh nghiệp phải tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự tìm kiếm nguồn hàng, mối hàng và cân đối trong hoạt động tài chính để đảm bảo có thể mang lại hiệi quả. Muốn vậy thì phải cung cấp được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quôc tế, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, đồng thời nắm bắtkịp thời những diễn biến thị trường để tạo dựng được một chiến lược phát triển lâu dài. Kinh doanh trong xu thế quốc tế hoá, các doanh nghiệp các quốc gia cần phải dựa trên tiềm lực, lợi thế so sánh sắn có của mình để tham gia có hiệu quả vào thương mại quốc tế. Việc xuất khẩu những mặt hàng này đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ, góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế của đất nước. Là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu sản phẩm điện của Việt Nam, trong những năm qua, Công ty cơ điện Trần Phú đã có cố gắng rất lớn trong việc đẩy mạnh và mở rộng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường trong khu vực và trên thế giới. Công ty đã đạt được một số thành tựu nhưng đồng thời cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Sau một thời gian thực tập tại Công ty cơ điện Trần Phú, em lựa chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cơ điện Trần Phú" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận bài viết kết cấu gồm 3 chương. Chương I: Giới thiệu về Công ty cơ điện Trần Phú. Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cơ điện Trần Phú Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty cơ điện Trần Phú. Em xin chân thành tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Huyền, cảm ơn các cô chú cán bộ phòng kinh doanh Tổng hợp của Công ty cơ điện Trần Phú đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời gian em thực tập tại Công ty. Sinh viên Nguyễn Văn Trường Chương i giới thiệu công ty cơ điện trần phú I: Quá trình hình thành và phát triển công ty Cơ Điện Trần Phú 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cơ Điện Trần Phú là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 4018/QD-TCCQ ngày 12 tháng 9 năm 1984 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội cấp.Quyết định đổi tên số 3362-QD/UB ngày 12-12-1992 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.Giấy phép kinh doanh số 109851 của Uỷ Ban Kế Hoạch Thành Phố Hà Nội.Giấy phép xuất nhập khẩu số 0100106063-1 của tổng cục Hải quan. Công ty Cơ Điện Trần Phú là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất dây cáp điện cho ngành điện lực và cho dân dụng,là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực phôi liệu cho các nhà sản xuất cáp thông tin, dây điện và cáp điện trong nước.Với dây chuyền và thiết bị hiện đại (được nhập khẩu từ CHLB Đức ,Phần Lan,Nhật Bản,Tây Ba Nha,Đài Loan,Trung Quốc...) và công nghệ sản xuất tiên tiến trên thế giới các sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng vững chắc và được tín nhiệm trong thị trường cả nước. Công ty đã xây dựng quan hệ bạn hàng gắn bó và là nhà cung cấp chính các sản phẩm của mình cho các đơn vị nghành điện như:Công ty điện lực 1,2,3 thuộc tổng công ty Điện lực Viêt Nam-EVN;các Ban quản lý dự án điện thuộc các công ty điện lực 1,2,3,công ty điện lực TP.HCN,công ty điện lực TP.HN,Công ty xây lắp điện 1,2,3,4;BQL dự án lưới điện miền Nam,BQL dự án lưới điện miền Bắc, miền Trung,CHĐCN lào,điện lực các tỉnh,các công ty tư vấn ,thiết kế,xây lắp điện trong và ngoài quốc doanh trên cả nước. Trải qua hơn 17 năm xây dựng và phát triển, công ty luôn chú trọng đầu tư chiều sâu,mở rộng sản xuất,nâng cao chất lượng với những thiết bị hiện đại,công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.Các sản phẩm của công ty đều được cấp giấy chứng nhận phù hựp tiêu chuẩn Việt Nam(TCVN 2103-1994,TCVN 5933-1995,TCVN 5934-1995,TCVN5935-1995, TCVN 5064-1994)của Tổng cục đo lường chất lượng.Với công nghệ và thiết bị sản xuất dây và cáp điện của Châu Âu (IEC/DIN), Mỹ(ASTM), Nhật(Jis). Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 và đã được tổ chức AFAQ ASCERT inertnational của CH Pháp cấp chứng chỉ vào tháng 6/2000. Công ty đã đạt được nhiều giải thưởng, huân huy chương bằng khen của Chính Phủ,các bộ ban nghành trong cả nước.Năm 1998, công ty vinh dự được nhà Nước phong tặng danh hiệu”Đơn Vị Anh Hùng”. 2 Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1 Cơ cấu sản xuất của công ty -Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, sản xuất và kế hoạch khác có liên quan (dài hạn, từng năm), đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công ty. -Quản lý, sử dụng và tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty có hiệu quả. Đảm bảo đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nớc. -Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý tài chính, quản lý xuất nhập khầu và các quy định về giao dịch đối ngoại. -Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh hợp tác đầu tư đã ký kết. -Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, lao động tiền lương, sử dụng phân công lao động hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên của công ty để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn. -Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc phòng. Với những chức năng và nhiệm vụ nói trên, thì từ khi thành lập tới nay, công ty Cơ Điện Trần Phú đã không ngừng phấn đấu tăng trởng, hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao cho. Bên cạnh đó, công ty còn tăng cường mở rộng, tiếp thị với nhiều thị trường trong và ngoài nước, xác định nhiệm vụ trước mắt và mục tiêu chiến lược lâu dài của các đơn vị trong công ty. Chính vì vậy trong những năm qua, công ty Cơ Điện Trần Phú đã phát triển hơn nhiều, vững chắc và tạo đợc uy tín trên thị trờng trong cũng như ngoài nước Nguồn lưc cho sản xuất của công ty: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002 đã được tổ chức AFAQ ARCERT INTERNATIONNAL-Cộng hoà Pháp chứng nhận và cấp chứng chỉ 6/2000 Số người tỉ lệ Tổng số kỹ sư,cử nhân chuyên môn: 30 0,9 Tổng số trung cấp chuyên môn: 15 0,45 Tổng số công nhân kỹ thuật lành nghề: 256 98,65 Trong tổng số công nhân kỹ thuật lành nghề thì: +số công nhân bậc 7/7: 02 + số công nhân bậc 6/7: 67 + số công nhân bậc 5/7: 61 + số công nhân bậc 4/7: 72 + số công nhân bậc 3/7: 05 + số công nhân bậc 2/7: 49 Số công nhân trực tiếp sản xuất cáp trần: 80 Toàn bộ số công nhân đều có kỹ thuật lành nghề và có trên 10 năm kinh nghiệm.số lượng kỹ sư cán bộ nhân viên,công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo tại nước ngoài:40 người(Phần Lan,áo,Nhật Bản,Tây Ba Nha,Đức,Nga,Đài loan,Trung Quốc....) 2.2 Cơ cấu bộ máy cua công ty Hiện nay, công ty có 4 phòng kinh doanh dưới sự quản trị trực tiếp của giám đốc và 2 phó giám đốc , cụ thể là: -phòng hành chính tổng hợp -Phòng kế toán tài vụ -Phòng kinh doanh tổng hợp Ba phòng trên dưới sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc HCQT, SXKD. -Phòng kỹ thuật chất lượng:Dưới sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật. Chính cơ cấu tổ chức này của công ty đã giúp cho cơ cấu không bị rườm rà,mặt khác làm cho các thành viên có thể sử dụng đúng chuyên môn của mình vào công việc. Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: Số cán bộ công nhân viên hiện nay của công ty hơn 301 người, phần lớn là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chỉ có 15% lực lượng tham gia vào quá trình kinh doanh. - Ban giám đốc Đứng đầu công ty là giám đốc .Giám đốc công ty có chức năng và nhiệm vụ chính như sau: +Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp cũng như các kế hoạch dại hạn và ngắn hạn. Hàng năm tổ chức thực hiện kế hoạch, các phương án kinh doanh. +Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của toàn công ty . Phó giám đốc có chức năng cùng trợ lý giám đốc, giúp giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc. Kết toán trưởng của công ty được bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm theo chế độ hiện hành của Nhà Nước. Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của công ty. - Các phòng ban chức năng của công ty *Phòng tổ chức hành chính: Phòng này có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế được giao hàng năm, thông qua các phương án kinh doanh đã được phê duyệt. Đồng thời, tham gia vào việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng thương mại với các thương nhân trong và ngoài nước thuộc phương án kinh doanh đã được công ty phê duyệt. *Phòng kế toán tài chính Có chức năng quản lý, tổ chức và hướng dẫn thực hiện nghiệpvụ tài chính kế toán trong toàn công ty. Giám sát các hoạt động tài chính diễn ra trong các đơn vị trạm, của hàng, phòng kinh doanh. Ban hành các loại hình bán buôn, bán lẻ, bán đại lý mà giám đốc đã duyệt. *Phòng tổng hợp: có chức năng và quyền hạn như sau: +Giúp giám đốc thẩm định tính khả thi của các phương án sản xuất kinh doanh do các đơn vị nhận khoán đề xuất trước khi trình giám đốc. Tham gia góp ý các điều khoản của hợp đồng mua bán, đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ. +Thường xuyên thông báo về các chính sách, chủ trương xuất nhập khẩu, các văn bản mới của nhà nước để các đơn vị nhận khoán nắm được. +Theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu khoán của các đơn vị nhận khoán, xây dựng kế hoạch chung của toàn công ty chỉ tiêu khoán từng đơn vị. +Theo dõi các gói thầu mà khách hàng mời thầu Phòng kỹ thuật: -theo dõi tình hình sản xuất của công ty đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra . -kiểm tra các mặt hàng mà công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. 3.Những thành tựu chủ yếu công ty đã đạt được trong lĩnh vực xuất nhập khẩu 3.1 Các kết quả xuât nhập khẩu chủ yếu của công ty Công ty Cơ Điện Trần Phú là doanh nghiệp nhà nước, trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước công ty phải luôn cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một mặt coi trọng hoạt động kinh doanh, một mặt công ty luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo trong kinh doanh, công ty không vì lợi ích trước mắt mà tự xuất nhập khẩu hàng hoá, danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty đều đã được sự đồng ý của nhà nước và là những mặt hàng cần thiết, bổ sung nhu cầu tiêu dùng trong nước khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ. Các mặt hàng đó là. *Đồng : là loại mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu của công ty. Hiện nay, trong nước cũng có một số công ty sản xuất nhưng không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì vậy xuất nhập khẩu mặt hàng này của công ty là rất cần thiết. *Các thiết bị kiểm tra của bộ phận thử nghiệm độc lập: -Cầu đo điện trở kép:có xuất xứ Hung-ga-ri -Cầu đo điện trở đơn:có xuất xứ CHLB Nga -Máy kéo lực năm tấn: có xuất xứ CHLB Nga -Thiết bị thử cao áp:xuất xứ Nhật Bản -Hệ thống các thiết bị khác để kiểm tra các chỉ tiêu:đường kính,độ dài,trọng lượng.. -Thiết bị thử điện trở cách điện:xuất xứ CH Pháp -Thiết bị siêu âm thử ống đồng:xuất xứ CHND Trung Hoa. Các thiết bị hiện đại trên thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể sản xúât để đáp ứng nhu cầu của thị trường.hoặc nếu có sản xuất được thì độ chính xác không thể bằng các thiết bị ngoại nhập. Trong công cuộc hiện đại hoá đất nước chúng ta đang rất cần các thiết bị hiện đại để đảm bảo các công trình của chúng ta hoàn thiện không thua kém so với các nước khác. *Ngoài ra công ty còn nhập một số sản phẩm như:nhôm ,nhựa,lõi thép,băng thép.. Đối với các mặt hàng này, công ty nhập về chủ yếu đáp ứng cho các đơn vị thi công công trình về điện, các đại lý tiêu thụ cũng như cửa hàng bán lẻ. 3.2 kết quả ở các mặt hoạt động khác Trong những năm đầu thành lập, công ty đã gặp một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu vốn trong hoàn cảnh nền kinh tế đất nước mới chuyển sang kinh tế thị trương. Không chỉ riêng công ty mà phần lớn các doanh nghiệp nhà nước đều rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên nhờ vào sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, luôn luôn tìm cách chuyển hướng kinh doanh, công ty đã đạt được những thành công nhất định. Cùng với sụ giúp đỡ của nhà nước cũng như nội lực của bản thân mà giá trị tổng doanh thu trên các mặt sản xuất kinh doanh của công ty (kể cả kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất xuất nhập khẩu) có sự tăng đáng kể. Biểu số 01: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cơ điện Trần Phú Kết quả hoạt động kinh doanh các năm của công ty từ năm1999-2001 TT  Năm Chỉ tiêu  2000  2001  2002   1  Tổng doanh thu  105871179254  119297759773  234578283112   2  Doanh thu thuần  96334973762  118970041041  234578283112   3  Giá vốn  89938322495  111739465703  225387306560   4  Chi phí bán hàng  2334478878  2546512063  3911850812   5  Chi phí quản lý  3478421893  2872510827  3126123464   6  Tổng lợi tức trước thuế  1518115950  1830877251  2153002276   7  Thuế lợi tức phải nộp  408144775  515880720  556150111   8  Lợi tức sau thuế  1109971175  1314996531  1596852165   Qua bảng số liệu 01 ta thấy: Trong giai đoạn 2000-2002 kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cả ba chỉ tiêu : doanh thu, thuế, lãi của công ty đều tăng qua các năm, và tổng doanh thu tăng mạnh nhất là năm 2002 doanh thu đột biến tăng gấp đôi năm 2001 mặc dù lợi nhuận không tăng đáng kể do giá vốn hàng bán quá cao. Năm2002 lợi nhuận của công ty tăng không cân đối với tổng doanh thu so với các năm trước có thể là do công ty thiếu vốn phải trả lãi vay ngân hàng vì giá vốn hàng bán cao cho nên lãi vay nhiều. Ngoài ra do nhập nhiều hàng lại phải chịu nhiều thủ tục hải quan phiền hà làm cho công ty tốn không ít chi phí . Biểu số 02 : So sánh giữa các năm qua một số chỉ tiêu Đơn vị : VNĐ. Giai đoạn  Mức tăng giảm tổng doanh thu  Mức tăng giảm lợi nhuận  Mức tăng giảm nộp ngân sách   2000-2001  13426580519  204025356  6735945   2001-2002  115280523339  281955634  40269391   Có được kết quả trên là do sự cố gắng của tất cả các thành viên trong công ty. Thành công bước đầu là công ty đã mở rông được thị trường của mình và các sản phẩm của công ty đã được các bạn hàng tín nhiện .cộng thêm vào đó là sự năng động của các thành viên trong công ty áp dụng hình thức khoán trong kinh doanh đã khích lệ tinh thần làm việc của các thành viên trong công ty khiến họ ngày càng có trách nhiệm hơn trong công việc và mang tính chất sáng tạo cao hơn, góp phần thúc đẩy công ty phát triển ngày càng vững mạnh 4.Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yéu ảnh hưởng đến hoạt động xuât nhập khẩu của công ty 4.1 Thuế xuất nhập khẩu Mục đích của việc đánh thuế xuất nhập khẩu là để góp phần vào việc bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Có nhiều cách đánh thuế khác nhau như thuế quan tính theo đơn vị vật chất của hàng hoá nhập hoặc thuế quan tính theo giá trị hàng hoá là mức thuế tính theo tỷ lệ % của mức giá hàng hoá trả cho nhà xuất nhập khẩu hay thuế quan hỗn hợp là kết hợp của hai dạng trên. Biểu thuế được xây dựng trên cơ sở chính sách quản lý xuất nhập khẩu của mỗi nước. Mức thuế tính chung cho tất của các nước theo từng mặt hàng nhưng cũng có thể tính riêng cho từng nhóm nước. Mức thuế có thể có một nhưng cũng có thể có 2 mức: mức thông thường và ưu đãi. Thuế ưu đãi là thuế dành riêng cho nước được hưởng quyền đãi ngộ tối huệ quốc, được hưởng mức thuế ưu đãi theo luật định. ở Việt Nam có 2 loại thuế sau: - Thuế suất thông thường: là mức thuế đánh vào các hàng hoá nói chung, không phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hoá từ nước nào. Các nước đều dùng chung một mức thuế. - Thuế ưu đãi: áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo hiệp định thương mại đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với một số nước nào đó. Trong đó có điều khuản ưu đãi về thuế nhập cho từng mặt hàng với số lượng cụ thể. Để khuyến khích xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, luật thuế xuất nhập khẩu còn quy định các trường hợp được miễn giảm và hoàn thuế. Hàng xuất nhập khẩu được xét miễn thuế gồm: + Hàng xuất nhập khẩu phục vụ cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo. + Hàng nguyên liệu, vật tư để gia công xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. + Hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên nước ngoài hợp tác liên doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác liên doanh trong các trường hợp cần khuyến khích đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Hàng là quà tặng, quà biếu trong mức quy định + Những mặt hàng của công dân Việt Nam đi công tác và học tập, lao động và hợp tác chuyên gia mang theo hoặc gửi về trong nước theo mức quy định của Chính phủ Việt Nam + Hàng xuất khẩu của cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế được hưởng các tiêu chuẩn miễn trừ do Chính phủ Việt Nam quy định phối hợp với điều ước quốc tế mà doanh nghiệp Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. + Thuế còn được hoàn lại cho người xuất nhập khẩu trong trường hợp hàng là vật tư, nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất Mục đích của việc đánh thuế xuất nhập khẩu là bảo hộ sản xuất trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Ngoài ra, xuất nhập khẩu còn có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ, mới được hình thành ở Việt Nam chưa các khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi ở đây không phải là thuế suất mà là những biện pháp kinh tế cơ bản, mục tiêu chính là cạnh tranh trên thị trường thế giới, thống nhất chung với năng suất và hiệu quả cao. Thuế cần được đơn giản để mọi người hiểu là nghĩa vụ của mình. Thuế chồng lên thuế sẽ là một yếu tố làm tăng giá, làm giảm tính cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước. 4.2- Hạn nghạch xuất nhập khẩu (Quota) Hạn nghạch xuất nhập khẩu là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan. Nó được hiểu là mức quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được xuất nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định (thường là một năm) thông qua hình thức giấy phép. Hạn nghạch xuất nhập khẩu là một hình thức hạn chế về số lượng xuất nhập khẩu đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hoá. Khi hạn nghạch xuất nhập khẩu được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt nào đó thì Nhà nước đưa ra một định ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng nào đó trong một khoản thời gian nhất định không kể nguồn gốc hàng hoá đó từ đâu đến. Nếu hạn nghạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hoá đó có thể chỉ được xuất nhập khẩu từ thị trường đã định với số lượng bao nhiêu trong thời gian bao lâu. Việc áp dụng hạn nghạch trong quản lý xuất nhập khẩu nhằm - Bảo hộ sản xuất trong nước: Về mặt này hạn nghạch xuất nhập khẩu tương đối giống thuế xuất nhập khẩu. Giá hàng nội địa sẽ tăng lên do hạn nghạch nhập và nó cho phép các nhà sản xuất trong nước thực hiện một quy mô sản xuất với hiệu quả thấp hơn là sơ với điều kiện thương mại tự do. Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước việc cấp hạn nghạch xuất nhập khẩu sẽ cho biết trước khối lượng hàng xuất nhập khẩu. - Bảo đảm cam kết của Chính phủ ta với nước ngoài: những cam kết này mang ý nghĩa chính trị và kinh tế. ở Việt Nam, danh mục số lượng (hoặc giá trị) các mặt hàng xuất nhập khẩu quản lý bằng hạn nghạch cho từng thời kỳ do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của uỷ ban kế hoạch Nhà nước duy nhất có thẩm quyền phân bổ hạn nghạch t
Tài liệu liên quan