Phối hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường và xúc tiến quảng bá
thương hiệu du lịch ĐBSCL, đây cũng là mục tiêu mà Đồng bằng Sông Cửu Long hướng tới khi tập
trung phát triển kinh tế, đặc biệt trong phát triển du lịch của Vùng. Trước những hạn chế của điều
kiện tự nhiên, sản phẩm du lịch, cách thức quảng bá còn lạc hậu, chưa có sự đột phá; việc phát triển
thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu hiệu du lịch ĐBSCL là vấn đề vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp
bách trong thời kỳ hội nhập Quốc Tế. Bài viết đưa ra một số giải pháp mang tính đồng bộ nhằm phát
triển bền vững du lịch của Vùng.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Đồng bằng Sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG,
XÚC TIẾN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Lê Hồng Khanh *, Nguyễn Thị Ngọc Bích**
TÓM TẮT
Phối hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng chiến lược phát triển thị trường và xúc tiến quảng bá
thương hiệu du lịch ĐBSCL, đây cũng là mục tiêu mà Đồng bằng Sông Cửu Long hướng tới khi tập
trung phát triển kinh tế, đặc biệt trong phát triển du lịch của Vùng. Trước những hạn chế của điều
kiện tự nhiên, sản phẩm du lịch, cách thức quảng bá còn lạc hậu, chưa có sự đột phá; việc phát triển
thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu hiệu du lịch ĐBSCL là vấn đề vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp
bách trong thời kỳ hội nhập Quốc Tế. Bài viết đưa ra một số giải pháp mang tính đồng bộ nhằm phát
triển bền vững du lịch của Vùng.
Từ khóa: Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch
SOME SOLUTIONS TO DEVELOP AND PROMOTE THE TOURISM BRANCH
OF MEKONG RIVER DELTA
ABSTRACT
Co-ordinating between market develoment strategy and branding promotion is the main
purpose of Mekong Delta in developing economic, especially tourism. Because of a disadvantaged
physical geography, a lack of tourist product, an old promotion process, so market development and
branding promotion are long-term and crucial problems in period of international integration. This
research addresses some comprehensive measures to develop tourism stablely.
Keywords: market development, tourist branding promotion.
* ThS. GV Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn
** ThS. GV Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn
21
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác tuyên truyền, quảng bá cho du
lịch vùng ĐBSCL đã mang lại hiệu quả tốt. Đưa
hình ảnh của du lịch ĐBSCL đến với các vùng
miền khác trên đất nước cũng như đến với bạn
bè các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc
khảo sát các tour, tuyến du lịch ngày càng được
chú trọng, nhằm tạo ra các tour thật sự mang
lại hiệu quả trong khai thác cũng như mang đến
sự hài lòng cho du khách khi đến ĐBSCL. Tuy
nhiên công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của
Vùng vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên
nghiệp, toàn Vùng chưa có kế hoạch, chương
trình quảng bá và xúc tiến du lịch chung nhằm
xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch ĐBSCL
từ đó chưa phát huy được hiệu quả đối với du
lịch trong Vùng. Sự trùng lắp trong xây dựng và
phát triển các sản phẩm du lịch ở các địa phương
trong Vùng, cũng làm ảnh hưởng đến phát triển
du lịch chung của toàn Vùng, làm giảm sức cạnh
tranh dẫn tới suy giảm hiệu quả kinh doanh du
lịch của Vùng. Vì thế cần có các giải pháp nhằm
phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá thương
hiệu du lịch để góp phần phát triển bền vững du
lịch đồng bằng sông Cửu Long.
2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG, XÚC TIẾN
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
Trong thời gian qua, công tác xúc tiến,
quảng bá, liên kết phát triển du lịch vùng
ĐBSCL cũng đã được quan tâm, các Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch của các địa phương
trong Vùng đã phối hợp cùng với doanh nghiệp
du lịch tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch
và xúc tiến nghiên cứu nghiên cứu thị trường,
từ đó xây dựng một số chương trình phát triển
du lịch vùng ĐBSCL để đưa vào khai thác, tiêu
biểu như:
- Các chương trình tham quan du lịch tại
các địa danh như Vĩnh Thành, Chợ Lách, Tân
Thạch, Quới Sơn, Phúc Túc, An Khánh, Mỹ
Thạnh An, Giồng Trôm, Ba Tri, Bình Đại, Thới
Sơn, Phụng Hiệp, Cái Bèvới các sản phẩm du
lịch chủ yếu là du lịch sinh thái, tham quan các
di tích lịch sử văn hóa, du lịch làng nghề.
- Chương trình du lịch nối tour du lịch với
các địa phương trong Vùng
- Các chương trình du lịch outbound đến
Campuchia, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan,
Singapore, Malaysia.
Một số hoạt động cụ thể trong công tác
tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch của
Vùng đã được tổ chức như:
- Liên hoan du lịch vùng ĐBSCL lần thứ
nhất được tổ chức tại Cần Thơ, lần thứ hai tại
An Giang nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch,
nghệ thuật ẩm thực và các làng nghề truyền
thống của người dân Nam Bộ.
- Hiệp hội Du lịch ĐBSCL và các Sở Văn
Hóa Thể Thao và Du Lịch Cần Thơ – An Giang
– Kiên Giang – Bạc Liêu – Cà Mau đã thực hiện
một số bộ phim tư liệu nhằm giới thiệu, quảng
bá cho du lịch vùng ĐBSCL.
- Trong năm 2016 Hiệp hội Du lịch
ĐBSCL phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu
tư – Thương Mại – Du lịch Tp Cần Thơ tổ chức
chương trình quảng bá du lịch ĐBSCL tại Hà
Nội – Hải Phòng. Hội thảo diễn ra với chủ đề:
“Giới thiệu sản phẩm mới và Chương trình kích
cầu du lịch ĐBSCL năm 2016”.
Nhìn chung, các hoạt động quảng bá
thương hiệu du lịch vùng ĐBSCL có hiệu quả
nhất định nhưng chưa tạo sức lan tỏa và hiệu
ứng lớn đến thị hiếu của du khách. Điều đó
một phần xuất phát từ hạn chế của điều kiện
tự nhiên, sản phẩm du lịch; một phần khác do
cách thức quảng bá còn lạc hậu, chưa có sự đột
phá – đổi mới từ đó chưa gây được ấn tượng
đến du khách.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG, XÚC TIẾN QUẢNG BÁ THƯƠNG
HIỆU CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐBSCL
- Mở rộng thị trường khách quốc tế trong đó
tập trung vào khu vực Đông Bắc Á như Nhật
Bản, Hàn Quốc; thị trường Bắc Mỹ như Mỹ,
Canada; thị trường Tây Âu như Anh, Hà Lan,
Một số giải pháp phát triển thị trường...
22
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
CHLB Đức, Pháp, đặc biệt là thị trường các
nước ASEAN
- Phối hợp với các quốc gia trong vùng quảng
bá “Du lịch Mekong” trong đó có ĐBSCL như
một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch khu
vực và thế giới.
- Đa dạng hóa các loại sách, báo, ấn phẩm
tuyên truyền về du lịch của Vùng với nhiều hình
thức và nội dung phong phú, cập nhật thông tin
mới, dễ nhận biết phát hành rộng rãi trong và
ngoài nước.
- Tận dụng những lợi thế của công nghệ
thông tin để đẩy mạnh e-marketing cho du lịch
ĐBSCL.
- Xây dựng một số tour du lịch đặc sắc của
vùng ĐBSCL, qua đó quảng bá cho du lịch của
vùng như: du lịch sinh thái khám phá Tràm
Chim, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo Phú Quốc,
du lịch sinh thái miệt vườn.
- Chiến lược phát triển thị trường du lịch
vùng ĐBSCL trong thời gian tới cần tập trung
đến thị trường du lịch Đông Bắc Á như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, và khách đến từ Đông Nam
Á, Thái Bình Dương, khách đến từ các nước Tây
Âu, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch đến
từ các nước khác ở khu vực Trung Đông, Bắc
Âu. Đối với thị trường du lịch nội địa, quan tâm
đến phân khúc khách nghỉ dưỡng, khách có nhu
cầu thời gian du lịch ngắn. Để du lịch ĐBSCL
hoạt động tốt trong thời gian tới phải có các giải
pháp phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá
thương hiệu cho thị trường quốc tế và thị trường
khách du lịch trong nước như sau:
- Thị trường khách du lịch quốc tế: Thị
trường khách du lịch quốc tế đến Vùng đồng
bằng Sông Cửu Long theo nhiều cách khác nhau.
Thành phố Hồ Chí Minh với cảng sân bay Tân
Sơn Nhất là nơi phân phối nguồn khách du lịch
quốc tế chính cho cả vùng, sân bay Cần Thơ và
sân bay Phú Quốc cũng đã từng đi vào khai thác
một số chặng bay quốc tế để phục vụ cho du
lịch. Bên cạnh đường hàng không thì đường bộ
và đường thủy cũng là phương thức di chuyển
của một số khách quốc tế khi đến ĐBSCL thông
qua cửa khẩu Campuchia. Thị trường khách du
lịch quốc tế đến ĐBSCL bao gồm những thị
trường then chốt, chiếm tỷ lệ cao trong thời gian
tới như các nước Đông Bắc Á – giữ vai trò quan
trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu
khách quốc tế đến vùng với nhóm khách “chất
lượng cao”, có thời gian lưu trú dài., tiếp đến là
các nước Tây Âu và các nước khu vực Bắc Mỹ.
Các nước Đông Âu, Châu Đại Dương như Úc,
Niu Zi Lân và các nước ASEAN là những thị
trường tiềm năng của tiểu vùng sông Mê Kông
trong đó có ĐBSCL.
- Thị trường tiếp theo mà du lịch vùng
ĐBSCL cần hướng tới là thị trường Đông
Nam Á. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng
ổn định và dễ thu hút, đặc biệt trong bối cảnh
các quốc gia trong khu vực ngày càng cởi mở
trong hợp tác và đoàn kết chặt chẽ hơn, cùng
với việc thông thương, đi lại ngày càng thuận
lợi hơn giữa các nước trong khu vực nhưng vẫn
còn chiếm tỷ trọng thấp. Việc đánh giá đúng
các điểm đến của các nước trong khu vực như
Campuchia, Thailand, Myanma là một nhiệm
vụ quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh cũng
như rút kinh nghiệm và tiếp thu những bài học
có giá trị cho việc cải thiện tình hình du lịch
vùng ĐBSCL theo hướng tích cực. Với vị trí địa
lý đặc thù, Campuchia được coi là thị trường
quốc tế rất quan trọng của ĐBSCL, Campuchia
không chỉ là thị trường gửi khách mà còn là nơi
trung chuyển khách du lịch từ các quốc gia khác,
kết nối các tour du lịch nước ngoài theo đường
bộ và đường thủy của ĐBSCL.
- Thị trường khách du lịch trong nước:
dựa trên thực tế về sản phẩm du lịch và tiềm
năng của vùng ĐBSCL, hiện trạng thị trường
khách nội địa cần phát triển theo hướng đầu tư
theo từng loại sản phẩm du lịch cho từng đối
tượng khách cụ thể như:
+ Khách đặt tour kết hợp tham quan,
nghiên cứu: quan tâm đến nguồn khách của các
công ty lữ hành, những đoàn khách tham gia du
23
lịch tự túc, khách là công nhân viên chức lứa
tuổi từ 25-55 tuổi và các tầng lớp học sinh, sinh
viên vì các đối tượng khách này thường kết hợp
giữa mục đích nghiên cứu, công vụ với mục
đích tham quan.
+ Khách đi tour văn hóa lễ hội: ưu tiên
những nhóm khách du lịch tự túc có thu nhập
trung bình, ở lứa tuổi trung niên và ngoài độ tuổi
lao động, tầng lớp lao động tiểu thủ công, buôn
bán nhỏ...
+ Khách du lịch nghỉ dưỡng: TP. Hồ Chí
Minh, Hà Nội là thị trường tiềm năng cho đối
tượng khách này, đây là loại hình du lịch có thể
thu hút nhiều đối tượng khách ở mọi lứa tuổi,
trình độ, thu nhập, những khách đi tour lẻ hoặc
ghép tour.
+ Khách du lịch với mục đích thương mại:
quan tâm đến phân khúc khách từ 30-55 tuổi, có
thu nhập từ trung bình trở lên, những khách đi
tour tự túc không thông qua các đơn vị lữ hành.
+ Khách du lịch biển đảo: là dòng khách
chủ lực, với số lượng ngày càng lớn, tỷ trọng
ngày càng cao trong tổng lượng khách du lịch
tới ĐBSCL và nguồn khách hàng có thu nhập từ
cao đến rất cao nên chi tiêu cho du lịch rất lớn,
hướng tới thị trường cao cấp với các sản phẩm
du lịch biển đảo của Phú Quốc - Hà Tiên.
Để du lịch vùng ĐBSCL đạt tốc độ tăng
trưởng cao trong tương lai cần có kế hoạch cụ
thể trong việc xây dựng sản phẩm có sự kết hợp
chặt chẽ giữa tiềm năng sẵn có và nhu cầu thị
trường, xác định thị trường mục tiêu cho từng
thời. Có các giải pháp cụ thể với từng nhóm đối
tượng, từng phân khúc thị trường cụ thể.Nâng
cao chất lượng, giá trị và giá bán của sản phẩm
du lịch, nhằm từng bước khắc phục tình trạng
cạnh tranh không lành mạnh về giá hiện nay của
các điểm đến trong Vùng.
Về xúc tiến quảng bá du lịch tại vùng
ĐBSCL cần chuyên nghiệp hóa các hình thức
xúc tiến, quảng bá du lịch, trọng tâm của chiến
lược quảng bá tập trung vào các thị trường mục
tiêu và các sản phẩm du lịch tiêu biểu gắn liền
với thương hiệu du lịch của vùng kết hợp với
quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia.
Đẩy mạnh quảng bá “Du lịch Mekong”
trong đó có ĐBSCL như một điểm đến hấp dẫn
trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới. Các kế
hoạch, chương trình quảng bá xúc tiến du lịch
trong và ngoài nước được hoạch định cụ thể, rõ
ràng theo từng giai đoạn, thời kỳ với nhiều hình
thức khác nhau và thay đổi linh hoạt, gắn liền
với xúc tiến thương mại – đầu tư – ngoại giao và
văn hóa nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trong thời gian tới cần xây dựng hình
ảnh du lịch ĐBSCL thống nhất, hấp dẫn để giới
thiệu đến du khách trong và ngoài nước.Thành
lập và triển khai hoạt động các trung tâm cung
cấp thông tin du lịch, tổng đài cung cấp thông
tin (call center) về du lịch vùng ĐBSCL.
Các địa phương cùng các ngành trong
Vùng cần tăng cường phối hợp để xây dựng
và phát triển thương hiệu du lịch trong đó có
thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm du
lịch của Vùng để tạo nên vị thế cạnh tranh cao
trong khu vực và quốc tế, phát triển thương hiệu
du lịch của Vùng gắn liền với thương hiệu du
lịch quốc gia, đảm bảo tính đa dạng, thống nhất
nhưng không trùng lắp.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức về du lịch cho người dân trong
Vùng, từ đó góp phần cải thiện, nâng cao hình
ảnh du lịch vùng ĐBSCL.Tổ chức các hoạt động
đánh giá hiệu quả công tác quảng bá, xúc tiến.
Tăng cường phối hợp với các quốc gia trọng
điểm vùng sông Mekong mở rộng, với thành
phố Hồ Chí Minh, với các hãng hàng không, các
cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
trong công tác quảng bá, xúc tiến các hoạt động
du lịch.
Đa dạng hóa các loại sách, báo, ấn phẩm
tuyên truyền về du lịch của Vùng với nhiều hình
thức và nội dung phong phú, thường xuyên bổ
sung cung cấp thông tin mới, phát hành rộng rãi
tại các khu vực công cộng để du khách có thể dễ
dàng nhận biết. Song song đó, cần học hỏi kinh
Một số giải pháp phát triển thị trường...
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nghiệm của các vùng lân cận về việc quảng cáo
và tiếp thị các điểm du lịch và cần cập nhật các
hình ảnh về các điểm du lịch trên mạng xã hội
cho du khách có thể tham khảo và lựa chọn các
điểm du lịch trong vùng ĐBSCL.
Việc xây dựng chiến lược phát triển thị
trường và xúc tiến quảng bá thương hiệu du
lịch ĐBSCL cần phải được thực hiện song
song, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ với
nhau sẽ dẫn đến việc đi sai hướng và không
mang lại hiệu quả.
4. KẾT LUẬN
Đồng bằng sông Cửu Long không những
là vùng nông sản trù phú, mà còn giàu tiềm năng
trong phát triển du lịch. Những vấn đề của việc
xây dựng chiến lược phát triển thị trường và
xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch ĐBSCL
như hạn chế điều kiện tự nhiên, sản phẩm du
lịch; một phần khác do cách thức quảng bá còn
lạc hậu, chưa có sự đột phá và đổi mới từ đó
chưa gây được ấn tượng đến du khách đang
tác động trực tiếp đến khả năng phát triển của
ngành du lịch ĐBSCL. Do đó, cần đẩy mạnh
hơn công tác truyền thông dựa trên sức mạnh
của Internet, phát hành sách báo, tạp chí cũng
như các chương trình truyền hình để đưa hình
ảnh của du lịch của vùng ĐBSCL đến với nhiều
người hơn. Tăng cường công tác tuyên tuyền
nâng cao nhận thức về nghành du lịch vùng
ĐBSCL cho người dân trong vùng, nâng cao
chất lượng giao thông cả đường thủy và đường
bộ, bởi khách nước ngoài đến ĐBSCL đa phần
thông qua của khẩu Campuchia. Đối với khách
trong nước cần tạo thêm sản phẩm ngắn ngày
và các Tour văn hóa lễ hội và Tour tham quan
nghiên cứu. Chính vì vậy, việc xây dựng chiến
lược phát triển thị trường và xúc tiến quảng bá
thương hiệu du lịch ĐBSCL cần phải được thực
hiện song song, để thương hiệu du lịch ĐBSCL
được lan tỏa, thu hút mọi du khách trên toàn
Thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Báo cáo
tổng hợp “Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Nhà
Xuất bản Lao động, Hà Nội”.
2. Viện chiến lược phát triển, Bộ kế hoạch Đầu
tư, Các vùng, tỉnh, thành trực thuộc Trung
ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm
2020, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2009.
3. Quyết định số 201/QĐ – TTg về phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
4. Quyết định số 803/QĐ – BVHTTDL về việc
phê duyệt “đề án phát triển du lịch Đồng
Bằng Sông Cửu Long đến năm 2020”.
5. World Economy Forum, The Travel &
Tourism Competitiveness Report 2013 –
Reducing Barriers to Economic Growth and
Job Creation.
6. World Travel & Tourism Council “Travel &
Tourism, Economic Impact 2013, Viet Nam”.