Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là cần thiết. Tuy nhiên, đối với các doanh
nghiệp xây dựng giao thông (DNXDGT) hiện nay các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ
trọng quá lớn trong tổng tài sản (trên 28%) và so với doanh thu thực hiện (55%), có nghĩa là vốn
của doanh nghiệp (DN) bị ứ đọng rất lớn ởkhâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
sửdụng vốn và hiệu quảSXKD. Một sốDNXDGT đã thành lập Ban thu hồi công nợtừTổng
công ty (TCT) đến các công ty thành viên, thường xuyên cửcán bộvềcác địa phương nghe
ngóng tình hình, nếu thấy có dấu hiệu “tiền về” là tìm mọi biện pháp “tiếp cận” đểthu nợ,
nhưng sốnợcũvẫn còn nhiều và lại phát sinh nợmới. Vì vậy, đểthu hồi các khoản phải thu
theo tác giảcó thểthực hiện một sốgiải pháp sau:
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2483 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp thu hồi công nợ phải thu trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HỒI CÔNG NỢ PHẢI THU
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG
ThS. NGUYỄN QUỲNH SANG
Bộ môn Kinh tế xây dựng
Khoa Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Bài viết đưa ra một số giải pháp thu hồi công nợ phải thu trong các doanh
nghiệp xây dựng giao thông hiện nay.
Summary: This article shows some revoking debt from transport construction
enterprises.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là cần thiết. Tuy nhiên, đối với các doanh
nghiệp xây dựng giao thông (DNXDGT) hiện nay các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ
trọng quá lớn trong tổng tài sản (trên 28%) và so với doanh thu thực hiện (55%), có nghĩa là vốn
của doanh nghiệp (DN) bị ứ đọng rất lớn ở khâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
sử dụng vốn và hiệu quả SXKD. Một số DNXDGT đã thành lập Ban thu hồi công nợ từ Tổng
công ty (TCT) đến các công ty thành viên, thường xuyên cử cán bộ về các địa phương nghe
ngóng tình hình, nếu thấy có dấu hiệu “tiền về” là tìm mọi biện pháp “tiếp cận” để thu nợ,
nhưng số nợ cũ vẫn còn nhiều và lại phát sinh nợ mới. Vì vậy, để thu hồi các khoản phải thu
theo tác giả có thể thực hiện một số giải pháp sau:
VTKT
II. NỘI DUNG
1. Tích cực, chủ động thu hồi dứt điểm công nợ
1.1. Chủ động tự thu hồi dứt điểm công nợ
Để chủ động thu hồi công nợ, theo tác giả các DNXDGT cần thực hiện một số biện pháp
sau:
+ Thứ nhất, tiến hành rà soát lại tất cả các khoản phải thu của các khách hàng:
- Lập danh sách khách hàng có nợ phải thu đối với DN,
- Tổng hợp số nợ phải thu của từng khách hàng,
- Sắp xếp “tuổi” của từng khoản nợ phải thu của từng khách hàng.
+ Thứ hai, xem xét lại các khoản phải thu của các khách hàng thuộc công trình, hạng mục
công trình nào mà DN đã nhận thầu thi công, nguồn vốn xây dựng của từng công trình đó là
nguồn vốn ngân sách Nhà nước hay ngân sách của địa phương nào hay nguồn vốn vay, vốn viện
trợ của nước ngoài…
+ Thứ ba, làm rõ việc khách hàng chưa trả tiền là do nguyên nhân chủ quan của DN hay
nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân nào bản thân DN có thể khắc phục được, nguyên nhân
nào tự DN không thể khắc phục được để có biện pháp giải quyết kịp thời.
+ Thứ tư, xem xét lại các điều khoản (nhất là các điều khoản về thanh toán) trong các hợp
đồng nhận thầu với các chủ đầu tư. Từ đó xác định những khoản nợ nào, của những chủ đầu tư
nào được tính lãi do chậm trả và số lãi chậm trả cụ thể của từng khách hàng (chủ đầu tư) là bao
nhiêu.
+ Thứ năm, đưa ra biện pháp thu hồi từng khoản công nợ. Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể của
từng khoản nợ, có thể xử lý theo các phương án sau:
- Các khoản công nợ của các công trình thuộc dự án (DA) thực hiện theo kế hoạch của
Nhà nước giao nhưng chưa có vốn thanh toán thì DA thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó trả
nợ (kể cả khoản lãi đã cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu hoặc tối thiểu bằng lãi vay
ngân hàng mà DN phải trả do vay vốn để thi công công trình đó).
- Đối với các khoản nợ khối lượng thực hiện ngoài kế hoạch Nhà nước giao, do DN tự
tìm kiếm thì DN chủ động làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư có công nợ phải thu để tìm
biện pháp xử lý theo các cam kết đã ghi trong hợp đồng nhận thầu.
- Nếu thấy tự DN không có khả năng thu hồi được hoặc có thu được nhưng tốn kém
chi phí và thời gian thì có thể sử dụng dịch vụ bao thanh toán (bán nợ). VTKT
1.2. Sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán (bán nợ)
Theo giải pháp này DN tiến hành bán số nợ phải thu của mình cho công ty mua bán nợ
chuyên nghiệp.
Bao thanh toán (factoring) là một nghiệp vụ theo đó DN có công nợ phải thu sẽ bán lại
những khoản phải thu của khách hàng cho một công ty chuyên làm nghiệp vụ thu hồi nợ. Về
phía DN, sau khi bán các khoản phải thu sẽ khỏi bận tâm đến việc thu nợ mà chỉ tập trung vào
SXKD.
Việc quyết định sử dụng dịch vụ bao thanh toán hay không liên quan đến việc so sánh giữa
việc thu hồi nguyên một khoản phải thu trong tương lai có kèm theo rủi ro và tốn kém chi phí
với việc thu ngay ở hiện tại một số tiền bằng khoản phải thu trừ đi một khoản bao thanh toán.
Để có quyết định chắc chắn trong việc lựa chọn dịch vụ bao thanh toán hay tự mình thu hồi
công nợ cần qui đổi các khoản thu, chi có liên quan trong hai trường hợp về thời điểm hiện tại
để so sánh, đánh giá theo phương pháp sau:
Nếu gọi: - VPT là khoản thu có đảm bảo và chắc chắn sẽ thu được khi đến hạn;
- Thời gian ước tính sẽ thu được là n tháng;
DNXDGT đang xem xét quyết định:
- Chờ đến hạn sẽ thu về số tiền VPT và
- Bán khoản phải thu cho công ty mua bán nợ chuyên nghiệp để thu ngay tiền thông
qua dịch vụ bao thanh toán.
Để có được một trong hai quyết định trên, DN có thể thực hiện các bước sau:
Bước 1: thu thập thông tin, gồm:
- Lãi suất chiết khấu mà công ty mua bán nợ chuyên nghiệp yêu cầu, giả sử là rCK%/tháng.
- Phí bao thanh toán của công ty mua bán nợ, giả sử là rTT% trên giá trị hợp đồng bao thanh
toán.
- Chi phí cơ hội của vốn của DN, giả sử là rCH%
Bước 2: sử dụng các thông tin trên để tính toán trong hai trường hợp:
a. Trường hợp DN sử dụng dịch vụ bao thanh toán, thì số tiền DN nhận được (VTH1) là:
( )TTCKPTTTPTCKPTPT1TH rn.rlVr.Vn.r.VVV −−=−−= (1)
b. Trường hợp DN không sử dụng dịch vụ bao thanh toán, thì sau n tháng DN thu được
(VPT) đồng. Nếu qui số tiền này về thời điểm hiện tại thì thực chất DN chỉ thu được số tiền VTH2
là: ( )nCH
PT
2TH r1
VV += (2) VTKT
Bước 3: So sánh và ra quyết định: tiến hành so sánh giữa VTH1 với VTH2
- Nếu VTH1 > VTH2 thì DN quyết định sử dụng dịch vụ bao thanh toán.
- Nếu VTH1 < VTH2 thì DN sẽ chờ đến hạn thu hồi.
- Nếu VTH1 = VTH2 thì theo nhu cầu thực tế để quyết định, tuy nhiên phương án chắc chắn ở
đây là sử dụng dịch vụ bao thanh toán.
Trong trường hợp các khoản thu không có đảm bảo, có nghĩa là chưa chắc DN đã thu được
khi đến hạn, giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là sử dụng dịch vụ bao thanh toán.
Hình thức mua, bán nợ là hình thức còn khá mới mẻ, so với nhiều nước trong khu vực đã
rất thành công như Thái Lan thành lập công ty khai thác tài sản AMC; công ty quản lý tài sản
Dahamata của Malaysia; công ty quản lý tài sản và mua bán nợ xấu Kamco của Hàn Quốc;
Công ty quản lý tài sản tư nhân và xử lý nợ APVRT của Hungary; công ty ủy thác xử lý tài sản
RTC của Mỹ… Tại Việt Nam, ngày 05/6/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số
109/2003/QĐ-TTg thành lập Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) và chính
thức đi vào hoạt động từ 06/2/2004 là một DN hạng đặc biệt được Nhà nước giao 2.000 tỷ đồng
vốn điều lệ. Theo đó công ty đã và đang triển khai hoạt động mua bán nợ thông qua hai hình
thức chỉ định và thỏa thuận, và được thực hiện theo quy trình sau:
- Kiểm tra, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ của khách hàng.
- Phân loại nợ để xác định đối tượng khách nợ, nguồn gốc phát sinh khoản nợ.
- Tiếp xúc với chủ nợ và khách nợ thu thập thông tin nhằm mục đích thẩm định khoản nợ;
dự kiến phương thức xử lý nợ; đánh giá sơ bộ về khả năng mua hay không mua khoản nợ.
- Xây dựng phương án mua, bán, xử lý nợ.
- Thanh toán cho chủ nợ số tiền đã cam kết thực hiện trong hợp đồng.
- Tổ chức thực hiện phương án xử lý nợ tồn đọng.
Việc Nhà nước thành lập công ty mua, bán nợ trên tạo điều kiện thuận lợi giúp các
DNXDGT sử dụng nghiệp vụ bao thanh toán để thu hồi được các khoản nợ phải thu của khách
hàng.
2. Giải pháp để không phát sinh nợ mới
Về lâu dài để quản lý tốt các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu của khách
hàng, để không phát sinh nợ mới, theo tác giả các DNXDGT cần thực hiện các giải pháp sau:
+ Thứ nhất, chỉ tham gia đầu thầu xây dựng các công trình có nguồn vốn rõ ràng và nếu là
nguồn vốn ngân sách thì phải được ghi trong kế hoạch vốn của Nhà nước hoặc kế hoạch vốn của
địa phương.
+ Thứ hai, do đặc điểm sản phẩm xây dựng và quá trình sản xuất xây dựng có qui mô lớn,
thời gian xây dựng dài nên phải thanh toán theo định kỳ khi có khối lượng thực hiện được
nghiệm thu. Vì vậy, để được chủ đầu tư thanh toán cho khối lượng xây dựng hoàn thành, các
DNXDGT cần chủ động trong khâu thanh toán, bằng cách thực hiện đầy đủ các điều kiện cần
thiết cho việc thanh toán, như:
VTKT
- Thi công dứt điểm từng hạng mục công trình và chủ động đề nghị chủ đầu tư nghiệm
thu xác định khối lượng xây dựng hoàn thành.
- Nắm chắc các điều kiện của việc xác định “giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành đủ
điều kiện thanh toán”, bao gồm: có quyết định đầu tư, có trong thiết kế và dự toán được cấp
thẩm quyền phê duyệt, có trong kế hoạch đầu tư được thông báo, có quyết định đấu thầu
hoặc chỉ định thầu, có hợp đồng kinh tế, có khối lượng thực hiện được chủ đầu tư (bên A)
và nhà thầu (bên B) nghiệm thu và bên A chấp nhận đề nghị thanh toán. Thiếu một trong
các điều kiện trên thì phần giá trị khối lượng thực hiện thiếu hồ sơ đó không được chấp
nhận thanh toán, chủ đầu tư phải bổ sung hồ sơ để làm căn cứ thanh toán.
- Hiểu rõ các hồ sơ cần thiết theo qui định để được thanh toán khối lượng thực hiện,
bao gồm :
(1) DA phải có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
(2) Phải có thiết kế, dự toán công trình, dự toán hạng mục được phê duyệt.
(3) Phải có quyết định thành lập ban quản lý DA, bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng và
mở tài khoản thanh toán tại cơ quan cấp phát, cho vay vốn đầu tư XDCB đối với DA.
(4) Có quyết định trúng thầu hoặc chỉ định thầu của cấp thẩm quyền và hợp đồng kinh tế
giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
VTKT
Cơ quan chủ quản
(Bộ, ngành, tỉnh, thành
phố trực thuộc TW)
Bộ Tài chính
(Vụ đầu tư, vụ tài
chính đối ngoại)
- QĐ đầu tư
- QĐ phê duyệt thiết kế, dự toán.
- KH đầu tư hàng năm
- QĐ trúng thầu
(2)
Nhà thầu (DN)
Cơ quan cấp phát, cho
vay vốn đầu tư XDCB Chủ đầu tư
(1)
- Giao QĐ đầu tư
- QĐ phê duyệt thiết kế, dự oán
- KH đầu tư hàng năm
- QĐ trúng thầu
Kế hoạch cấp phát
vốn các Bộ, ngành,
địa phương
(6)
Khối
lượng
thực
hiện
(4) các hồ sơ từ 1 - 5
(7) Phiếu giá
(5) HĐ kinh
tế A-B
(8)
(3)
Hình 1. Qui trình cấp phát, cho vay vốn đầu tư XDCB
(5) Có hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.
(6) Có kế hoạch đầu tư đã được thông báo (kế hoạch khối lượng, kế hoạch vốn).
(7) Bảo lãnh Trung ương đối với DA ODA (nếu có – theo yêu cầu của nhà tài trợ qui định
trong hiệp định).
(8) Có khối lượng thực hiện được chủ đầu tư và nhà thầu nghiệm thu, được chủ đầu tư chấp
nhận đề nghị thanh toán.
- Nắm chắc các qui định theo qui trình cấp phát, cho vay vốn đầu tư XDCB theo qui
định (hình 1) chủ động thực hiện các yêu cầu thuộc trách nhiệm của DN.
III. KẾT LUẬN
Một số giải pháp tác giả đưa ra trên nhằm góp phần giúp các DNXDGT thu hồi các khoản
công nợ phải thu. Tuy nhiên, do đặc thù của thị trường xây dựng giao thông phụ thuộc rất lớn
vào kế hoạch đầu tư của Nhà nước và các địa phương, mà kế hoạch đầu tư lại bao gồm kế hoạch
khối lượng và kế hoạch vốn. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các DNXDGT có công việc ổn định,
phát triển và thanh toán dứt điểm khối lượng thực hiện trong kỳ, không phát sinh nợ mới, theo
tác giả Nhà nước, các Bộ, ngành và các địa phương cần thực hiện một số giải pháp sau:- Hoàn
thiện và nâng cao chất lượng kế hoạch đầu tư (kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn đầu tư):
- Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn các công trình giao thông trên cơ sở chiến lược phát
triển ngành.
- Qui định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc bố trí nguồn vốn đầu tư và người ra
quyết định đầu tư, đồng bộ hóa công tác kế hoạch ở phạm vi quốc gia, phối hợp chặt chẽ với các
ngành, các địa phương thông qua các mục tiêu của chương trình phát triển kinh tế xã hội để sắp
xếp danh mục và tiến độ kế hoạch đối với các DA cần ưu tiên xây dựng.
- Thực hiện quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư, xóa bỏ tình trạng DA chưa chuẩn bị xong thủ
tục đã được ghi kế hoạch đầu tư.
- Quản lý và theo dõi cấp phát thanh toán vốn đầu tư nên giao vốn căn cứ vào tiến độ thực
hiện DA đầu tư XDCT và dự toán đã duyệt.
Tài liệu tham khảo
[1]. PGS. TS. Thái Bá Cẩn, Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, NXB tài chính - 2003.
[2]. Đào Đình Bình, “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông”, Tạp chí giao thông vận tải (12) tr.3-5 -2005.
[3]. Vũ Việt Hùng, Giáo trình quản lý tài chính, NXB Đại học quốc gia Hà Nội - 2002.
[4]. PGS. PTS. Nguyễn Thị Diễm Châu - Tài chính doanh nghiệp - Trường đại học kinh tế, khoa tài chính
doanh nghiệp và kinh doanh tiền tệ - Bộ môn tài chính doanh nghiệp - NXB tài chính - 1999♦
VTKT