Một số giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của giảng viên

Nhóm nghiên cứu là tế bào của các hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong mỗi trường đại học, là mô hình để thông qua đó gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học có hiệu quả nhằm giúp các giảng viên có cơ hội rèn luyện, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, phát huy khả năng sáng tạo để phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Bài báo tập trung xem xét vai trò, thực trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu và các nguyên nhân của nó. Cũng từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của giảng viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH * HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 232 Một số giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Nguyễn Thị Diện Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh * Email: nguyendienllct@gmail.com Mobile: 0977.520.419 Tóm tắt Từ khóa: Giảng viên, nhóm nghiên cứu, nghiên cứu khoa học, vai trò nhóm nghiên cứu Nhóm nghiên cứu là tế bào của các hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong mỗi trường đại học, là mô hình để thông qua đó gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học có hiệu quả nhằm giúp các giảng viên có cơ hội rèn luyện, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, phát huy khả năng sáng tạo để phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Bài báo tập trung xem xét vai trò, thực trạng của hoạt động nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu và các nguyên nhân của nó. Cũng từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhóm nghiên cứu là tế bào của các hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong mỗi trường đại học, là mô hình để thông qua đó gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo. Nhận thức được tầm quan trọng của các nhóm nghiên cứu, hiện nay các cơ quan quản lý cấp Bộ, ngành, cũng như một số trường đại học đã quan tâm và có những chính sách đầu tư mũi nhọn cho lĩnh vực này. Vì chỉ có xây dựng được các nhóm nghiên cứu mới triển khai được các hoạt động nghiên cứu mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học đỉnh cao của ngành và những nhiệm vụ khoa học công nghệ quan trọng của đất nước. Sự quan tâm, đầu tư xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu ở khắp các trường đại học của Việt Nam trong thời gian gần đây phản ánh nhận thức chung rằng, các nhóm nghiên cứu trong trường đại học ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, phục vụ xã hội và việc hình thành các nhóm nghiên cứu ở các trường đại học như một sự tự thân vận động, có tính tất yếu vì sự phát triển của nhà trường, là một vấn đề cấp thiết và thực tiễn. Hơn nữa, một trong những vai trò quan trọng của trường đại học là chuyển giao tri thức, đưa những kết quả nghiên cứu mới về khoa học và công nghệ của nhà trường phục vụ thiết thực sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhóm nghiên cứu có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai từ nghiên cứu đến chế thử, thúc đẩy sự ra đời của các phát minh, sáng chế và sản phẩm mới trong trường đại học. Xuất phát từ thực tế này, giải pháp mà các trường đại học lựa chọn là xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa học nhằm quy tụ các nhà khoa có trình độ cao, lấy hợp tác là phương thức hoạt động chủ yếu để nâng cao hiệu quả cả trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chính nhóm nghiên cứu là môi trường khoa học thuận lợi nhất để các nhà khoa học trao đổi học thuật, tập hợp lực lượng và cùng nhau tiếp cận, giải quyết các vấn đề mới của khoa học, thông qua các hoạt động của nhóm như hội thảo khoa học, hướng dẫn nghiên cứu sinh... để tập trung trí tuệ và sức lực giải quyết một vấn đề có tính liên ngành, đồng thời tạo ra các sản phẩm nghiên cứu có thể chuyển giao và ứng dựng vào thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đội ngũ giảng viên có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trường đại học. Bên cạnh công việc giảng dạy có chất lượng thì tham gia nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ có tính bắt buộc đối với cán bộ giảng dạy ở trường đại học, giúp họ có cơ hội rèn luyện, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm, phát huy khả năng sáng tạo, nâng cao chất lượng giảng dạy và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Mặc dù giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ có quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên, cách đánh giá chất lượng giảng viên hiện nay ở các trường vẫn chưa chú trọng nhiều đến hoạt ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH * HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 233 động nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu khoa học thường thiên về lí thuyết, ít gắn với thực nghiệm, không tiếp cận với thực tiễn xã hội, những chủ nhiệm đề tài này thực hiện nghiên cứu một cách độc lập, không theo nhóm. Nhóm nghiên cứu, trong thực tế đã hình thành một cách hoàn toàn tự phát hoặc hoạt động chưa có hiệu quả. Vì vậy, một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, cũng như nâng cao xếp hạng của trường đại học là phải xây dựng và phát triển được các nhóm nghiên cứu, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và năng lực nghiên cứu khoa học tốt, có tâm huyết và kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo. Muốn bắt kịp với xu thế đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, các trường Đại học phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Bởi vì thực tế phần lớn các trường chưa có nhóm nghiên cứu khoa học chính thức và hoạt động có hiệu quả. Điều đó đặt ra mục tiêu phải tìm hiểu, phát hiện và hóa giải những bất cập để những chính sách hỗ trợ nhóm nghiên cứu đi nhanh và hiệu quả vào thực tiễn, nhân rộng trong các trường đại học. Từ đó, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đẩy nhanh số lượng và nâng cao chất lượng các công bố quốc tế, qua đó nâng cao thứ hạng các trường đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng đại học của khu vực và thế giới. 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG 2.1. Các khái niệm Nghiên cứu khoa học: là quá trình hình thành và chứng minh luận điểm khoa học về một sự vật hoặc hiện tượng cần khám phá. Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Theo Kerlinger (1986), “nghiên cứu khoa học là sự quan sát có hệ thống, được kiểm nghiệm thực tế và được phê bình chỉnh sửa dựa trên những hiện tượng giả định”. Hoạt động nghiên cứu khoa học: bao gồm các công trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp trường; các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học trong nước và hợp tác quốc tế; các hội thảo khoa học quốc tế, hội thảo khoa học dành cho giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên; xuất bản sách, tạp chí, tập san khoa học. Giảng viên: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên. Nhóm nghiên cứu là tập hợp những người có năng lực nghiên cứu bổ trợ cho nhau (kiến thức, kỹ năng và khả năng), cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin và thực hiện phần việc của mình dựa vào thông tin của các thành viên còn lại. Họ kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ và phụ thuộc vào trưởng nhóm để được cung cấp thông tin và nguồn lực, được huấn luyện khi cần thiết cũng như khi cần phối hợp hay liên kết với những nhóm nghiên cứu khác. Nhìn chung, có thể hiểu nhóm nghiên cứu khoa học là tập thể các nhà khoa học và học thuật: - Định hướng cùng một mục đích, một lĩnh vực chuyên môn nhất định. - Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo tại một đơn vị hạt nhân (hay xoay quanh đơn vị hạt nhân). - Được dẫn dắt bởi một (hay một vài) nhà nghiên cứu có uy tín khoa học, uy tín đạo đức và đồng thời phải có khả năng tổ chức, giao tiếp, tập hợp[3] Nhân lực khoa học công nghệ: Theo định nghĩa của UNESCO: nhân lực khoa học và công nghệ là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ. Như vậy nhân lực nghiên cứu khoa học cũng nằm trong nhóm này. Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong các nhiệm vụ của trường đại học. Trường đại học vừa là cơ sở đào tạo, vừa là cơ sở nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đời sống. Trường đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ khoa học công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước và nghiên cứu khoa học về giáo dục. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực nghiên cứu ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH * HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 234 khoa học. Nâng cao trình độ và năng lực của giảng viên, cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ trong trường đại học. Góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, thúc đẩy hội nhập với nền khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới. 2.2. Thực trạng xây dựng nhóm nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của giảng viên Hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên tại trường đại học Việt Nam hiện nay đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của nhà trường như: Hệ thống giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo khá đầy đủ và có chất lượng tốt phục vụ công tác giáo dục, đào tạo, ngay trong một giáo trình môn học hay một bài giảng cũng là kết tinh của quá trình nghiên cứu khoa học. Không chỉ phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong nhà trường còn đáp ứng nhu cầu mà xã hội và nền kinh tế đòi hỏi như chế tạo các sản phẩm có chất lượng, chế tạo máy móc công cụ để phục vụ sản xuất. Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học ở nhiều trường đại học thuộc các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả trường công lẫn trường tư còn yếu cả về chất lượng và số lượng, hoạt động chính chủ yếu là giảng dạy. Hiện nay, cả nước có khoảng 700 trường đại học, học viện, cao đẳng với tổng số giảng viên là 74.991 người. Số lượng giảng viên và chức danh khoa học năm học 2018-2019 so với 2017-2018 được tăng lên đáng kể, nhưng số trường có bài báo được công nhận quốc tế (có bài báo ISI/SCOPUS) thì lại rất khiêm tốn, nhóm nghiên cứu trong các lĩnh vực cũng không đồng đều và có sự chênh lệch khá lớn. Đánh giá về hoạt động nghiên cứu khoa học, tác giả bài viết “Các trường đại học nghiên cứu khoa học chưa xứng tầm” (báo Sài Gòn giải phóng online) cho rằng năng suất NCKH của các trường hiện nay khá khiêm tốn. Theo thống kê, khối các trường kỹ thuật công nghệ, luôn có tỷ lệ công bố quốc tế cao nhất. Trong giai đoạn 2011 - 2016, khối trường này (16 trường) công bố 1.733 bài báo quốc tế (trong khi cả nước có 5.738 bài), chiếm 30% toàn ngành. Tuy nhiên, so với các ĐH khác trong khu vực thì con số này vẫn là khá thấp. Khối các trường nông - lâm - ngư - y đã có 3.349 bài đăng trên các kỷ yếu hội thảo quốc gia và quốc tế. Nếu so sánh với nguồn nhân lực hiện có thì số lượng đề tài NCKH của khối trường này rất khiếm tốn, bình quân chỉ đạt 0,74 bài/cán bộ khoa học trong 5 năm (2011 -2016).[5] Khối các trường ĐH sư phạm (21 trường thuộc Bộ GD&ĐT) có 2.000/9.000 giảng viên là TS nhưng số lượng bài báo quốc tế có uy tín như ISI/SCOPUS chỉ có 804 bài (trong giai đoạn 2011 - 2015), thậm chí, Viện Khoa học Giáo dục không có được một bài báo quốc tế nào. Đối với các trường ĐH khối khoa học xã hội và nhân văn, công bố quốc tế cũng không khá hơn. Trung bình mỗi năm, một nhà khoa học đạt gần 0,5 bài. Duy nhất chỉ có Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) đạt 1,45 bài/TS/năm. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, “tính đến năm học 2016 - 2017 đã có 491 nhóm giảng dạy - nghiên cứu được thành lập tại các cơ sở đào tạo, trong đó cơ sở đào tạo có nhiều nhóm giảng dạy - nghiên cứu nhất là: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (127 nhóm), tiếp đến là các trường: ĐH Tây Nguyên (42 nhóm), ĐH Đà Nẵng (36 nhóm), ĐH SP Kỹ thuật Hưng Yên (30 nhóm), ĐHQG TPHCM (24 nhóm), ĐHQG Hà Nội (27 NNC mạnh). Trên cơ sở khảo sát từ 142/271 trường đại học, hiện nay trong hệ thống các trường đại học đã hình thành 945 nhóm nghiên cứu, một trường đại học có trung bình 7 nhóm nghiên cứu, độ tuổi đông nhất của các thành viên trong NNC là ở lứa tuổi từ 35-45 là 59,2%.”[6] Chính khoảng trống về chính sách và giải pháp đã góp phần dẫn đến những hạn chế của các nhóm nghiên cứu trong trường đại học hiện nay như: số nhóm nghiên cứu còn thấp - tính đến năm học 2016 - 2017, mới có 142/271 trường hình thành được 945 nhóm nghiên cứu, trong đó riêng đại học Bách khoa Hà Nội có 129 nhóm nghiên cứu (theo báo cáo của Bộ GD&ĐT). Số công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu cũng khá khiêm tốn: Có 37,5% số giảng viên được hỏi chưa có công bố quốc tế ISI/Scopus; số giảng viên có công bố quốc tế ISI/Scopus trên 5 bài chỉ chiếm 34,2%. Tuy nhiên, việc xây dựng các nhóm nghiên cứu các trường đại học đã tạo được sự chuyển biến đột phá về chất lượng. Đến nay, 80% các nghiên cứu sinh trong lĩnh vực khoa học tự nhiên - công nghệ của ĐHQGHN, cũng như nhiều nghiên cứu sinh của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Y Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân và nhiều trường đại học khác, nhờ trưởng thành trong các nhóm nghiên cứu nên khi bảo vệ luận án tiến sỹ đều đã có công bố quốc tế ISI. Ví dụ, năm 2013, tổng công bố quốc tế của cả Việt Nam hết sức khiêm tốn, ở mức 2309 bài, thì theo thống kê mới đây nhất của nhóm nghiên cứu độc lập của trường ĐH Duy Tân, tính từ 2017 đến thời điểm công bố vào tháng 6/2018, ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH * HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 235 chỉ riêng các công bố quốc tế của 30 trường đại học Việt Nam hàng đầu trong danh sách này đã đạt 10.515 bài, và hơn cả giai đoạn 5 năm trước 2011-2015, khi đó toàn Việt Nam, trong 5 năm mới có 10.034 bài. Có thể nhận thấy sự gia tăng các công bố quốc tế tỷ lệ thuận với sự gia tăng các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học của Việt Nam.[7] Tóm lại, các nhóm nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam còn những tồn tại, hạn chế chủ yếu sau: Thứ nhất, số lượng các công bố quốc tế của các nhóm nghiên cứu còn khá khiêm tốn. Thứ hai, còn thiếu cán bộ khoa học đầu ngành dẫn dắt nhóm nghiên cứu. Đồng thời, chất lượng các thành viên tham gia nhóm nghiên cứu trong việc duy trì và phát triển nhóm nghiên cứu chưa đồng bộ và hiệu quả. Thứ ba, nguồn lực đầu tư cho các nhóm nghiên cứu còn hạn chế. Kinh phí cho các đề tài rất khiêm tốn và thường bị cấp chậm. Kinh phí cần được hỗ trợ bên cạnh để chi trực tiếp cho hoạt động chuyên môn, còn cần để thu hút nhân tài, thu hút các tiến sỹ trẻ có năng lực, thu hút các nghiên cứu sinh và các sinh viên tài năng. Kinh phí đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ trong cả nước bình quân (giai đoạn 2011- 2015) vào khoảng 1,7% ngân sách Nhà nước tương đương 0,4% GDP, thấp so với các nước trong khu vực: Thái Lan là 0,48%; Malaysia 1,26% và Singapore là 2.2% GDP (theo tính toán của World Bank năm 2016). Thứ tư, cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư cho nghiên cứu không có, hoặc rất thiếu, hoặc không đồng bộ. Thứ năm, chưa có những cơ chế chính sách mạnh để hỗ trợ và thúc đẩy sự hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu trong các trường đại học. Nếu có sự hỗ trợ cũng là mức kinh phí rất nhỏ. Vì vậy, để có thể tạo nên một môi trường nghiên cứu khoa học tốt cho các giảng viên tại các trường đại học thì các trường đại học cần đảm bảo các điều kiện sau: Có một môi trường làm việc thuận lợi cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Sự trợ giúp tạo ra tiềm lực về thời gian và điều kiện vật chất cho nghiên cứu; Kiến thức về quản lý kinh tế và kinh nghiệm hoàn thành hồ sơ, sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Bản thân các giảng viên cũng phải tạo ra và nuôi dưỡng lòng say mê nghiên cứu khoa học theo định hướng hợp lý; Liên tục bám sát thực tế sản xuất, tìm ra hướng đề tài sát thực tế, hữu ích; Tổ chức tốt quá trình thực hiện đề tài (với các đồng nghiệp cùng hướng nghiên cứu); chắt lọc kết quả từ các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hệ thống hóa, bổ sung vào bài giảng 2.3. Nguyên nhân Nghiên cứu khoa học tại các trường đại học trên cả nước đang gặp nhiều khó khăn, xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, do thiếu môi trường nghiên cứu khoa học, thiếu kết nối giữa môi trường nghiên cứu với các doanh nghiệp, cơ chế thu hút, ưu đãi giảng viên tham gia vào nghiên cứu khoa học chưa thực sự hiệu quả, thiếu sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để tạo đầu ra cho nghiên cứu. Ðiều này làm cho các công trình khoa học của các trường đại học khó được thương mại hóa, mất đi một nguồn đầu tư lớn cho nghiên cứu khoa học từ các doanh nghiệp. Mặt khác, đội ngũ giảng viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, do vậy, hầu hết giảng viên đều chưa thực sự chủ động đưa ra các đề tài nghiên cứu. Nhiều đề tài được nghiên cứu dựa trên các mô hình đã được nghiên cứu từ trước, hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính bản thân giảng viên, hoặc nhu cầu của môn học, ngành học. Thứ hai, chất lượng đề tài chưa tương xứng với kinh phí, cơ chế giám sát và đánh giá năng lực nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài còn yếu, phân bổ kinh phí dựa trên số lượng người nghiên cứu có học hàm, học vị Ngoài ra, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên nói chung còn có sức ỳ quá lớn, nguyên nhân là do lịch giảng dạy phân bố, phân công không đồng đều đối với giảng viên, khiến cho họ không có đủ thời gian đầu tư nghiên cứu. Công tác nghiên cứu khoa học thiếu tính hệ thống, tập trung, đồng bộ, giảng viên nghiên cứu đề tài còn mang tính đơn lẻ, manh mún, nghiên cứu khoa học chưa thực sự thu hút đông đảo giảng viên tham gia. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có 74.991 cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng nhưng chỉ có khoảng 1.100 giảng viên (3%) tham gia nghiên cứu khoa học và rất ít giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu. Nguyên nhân chính của những hạn chế tồn tại nêu trên trước hết xuất phát từ chủ quan các cán bộ giảng viên còn chưa ý thức được đầy đủ việc gắn kết công tác đào tạo với nghiên cứu, và chưa ý thức được tầm quan trọng của việc làm việc và rèn luyện, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn thông qua nhóm nghiên cứu. Một bộ phận giảng viên còn hạn chế về kỹ năng và phương pháp nghiên cứu, dẫn đến chất lượng công trình chưa cao. Giảng viên cũng chưa có cơ hội kết nối, tìm kiếm các đề tài, dự án cấp tỉnh, thành và ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH * HNKHCN Lần VI tháng 05/2020 236 liên kết với nước ngoài, chưa có môi trường tốt để tham gia nghiên cứu khoa học. Thứ ba, về kinh phí. Đây là vấn đề then chốt nhất và vướng mắc nhất của nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Hàng năm, nhà nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học là 2% = 0,5% GDP. Trong số này, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ nhận được khoảng 8 -10% tổng chi ngân sách. Số kinh phí này còn ít nhưng cũng hơn nhiều nước khác như: Indonesia, Philippine. Tuy nhiên, số kinh phí này lại phân chia chưa hợp lý, dàn trải giữa trung ương và địa phương, giữa cơ quan này với cơ quan khác. Vì thế, kinh phí thực sự cho nghiên cứu khoa học tại trường đại học rất hạn chế, đôi khi giáo viên chỉ coi nghiên cứu khoa học
Tài liệu liên quan