Một số khó khăn khi kiểm toán các Doanh nghiệp cổ phần hóa

Chủ trương cổ phần hóa Doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước ta trong các năm qua là một chủ trương lớn và đang đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình cổ phần hóa đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế như: Thời điểm IPO lần đầu, việc đánh giá giá trị tài sản, cổ phiếu ưu đãi, các thông tin liên quan có lợi mà các doanh nghiệp chưa thông báo hoặc cố tình không thông báo

pdf17 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số khó khăn khi kiểm toán các Doanh nghiệp cổ phần hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số khó khăn khi kiểm toán các Doanh nghiệp cổ phần hóa Chủ trương cổ phần hóa Doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước ta trong các năm qua là một chủ trương lớn và đang đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình cổ phần hóa đang bộc lộ nhiều mặt hạn chế như: Thời điểm IPO lần đầu, việc đánh giá giá trị tài sản, cổ phiếu ưu đãi, các thông tin liên quan có lợi mà các doanh nghiệp chưa thông báo hoặc cố tình không thông báo… Mặt khác các văn bản chế độ, chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Việc kiểm toán đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn cổ phần hóa cũng rất mới mẻ đối với các kiểm toán viên, trong quá trình kiểm toán cũng phát sinh rất nhiều khó khăn, vướng mắc, thể hiện trên các mặt: Theo Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thì doanh nghiệp cần phải lập báo cáo tài chính ( BCTC ) tại các thời điểm chính như sau: Căn cứ vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán; bảo quản và bàn giao các khoản nợ và tài sản đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp; lập báo cáo tại chính doanh nghiệp giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Trong thời gian từ 01 tháng từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký kinh doanh, xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý. Việc cổ phần hóa phải trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có sự thay đổi về số liệu kế toán. Do đó, nếu các thời điểm nêu trên thuộc phạm vi niên độ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước thì cũng phải kiểm toán các giai đoạn khác nhau trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Khi đó khi kiểm toán các công ty này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp hơn nhiều khi kiểm toán các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc các công ty cổ phần đang hoạt động ổn định trong thời gian cả niên độ . Có thể liệt kê một số khó khăn chính như sau: Về tính tuân thủ pháp luật: Giai đoạn DNNN cổ phần hóa doanh nghiệp theo Luật DNNN, còn giai đoạn công ty cổ phần hoạt động theo Luật DN. Nghị định 199/2004/NĐ-CP và Thông tư 33/2005.TT-BTC về Quy chế quản lý tài chính công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, không áp dụng cho công ty cổ phần. Nghị định 206/2004/NĐ-CP về quản lý lao động, tiền lương và lao động trong công ty nhà nước cũng chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, không áp dụng đối với công ty cổ phần. Kiểm toán nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn lại chịu sự điều chỉnh của nhiều chính sách, chế độ khác nhau là một công việc khó khăn cho các kiểm toán viên. Đặc biệt là việc phân định rạch ròi các giai đoạn, ví dụ: thông thường các cơ quan chức năng giao đơn giá tiền lương trên cơ sở cả niên độ năm tài chính, tuy nhiên khi thực hiện quyết toán quỹ tiền lương hạch toán vào chi phí thì phải áp dụng đơn giá tiền lương năm cho số tháng là doanh nghiệp nhà nước và phải xác định rõ ràng các chỉ tiêu tính lương như: doanh thu, sản lượng, lợi nhuận…của số tháng là DNNN, mà đôi khi các chỉ tiêu này doanh nghiệp không có số liệu hoặc số liệu không đáng tin cậy, chỉ mang tính thống kê. Về việc xử lý số liệu do kiểm toán phát hiện chênh lệch: Trong quá trình kiểm toán, nếu có phát hiện chênh lệch thì việc xử lý số chênh lệch ở mỗi giai đoạn cũng là vấn đề rất khác nhau. Cụ thể: Vấn đề thứ nhất: Việc xử lý số liệu chênh lệch trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Theo quy định thì Tổ chức tư vấn định giá chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; Căn cứ Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp do tổ chức tư vấn định giá xây dựng ( hoặc do doanh nghiệp cổ phần hóa tự xây dựng ), Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp; Kết quả công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá cổ phần. Doanh nghiệp cổ phần hóa đước điều chỉnh giá trị doanh nghiệp đó công bố trong trường hợp sau đây: Có những nguyên nhân khách quan ( thiên tai địch họa, chính sách Nhà nước thay đổi hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác ) làm ảnh hưởng đến giá trị những tài sản của doanh nghiệp. Sau 12 tháng kể từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc bán cổ phần. Do đó, nếu có sự chênh lệch giữa số liệu của kiểm toán và số liệu xác định giá trị doanh nghiệp thì cũng không đủ cơ sở để điều chỉnh bởi: Thứ nhất: Kiểm toán Nhà nước chỉ xác nhận và đánh giá về BCTC của doanh nghiệp, không có chức năng định giá doanh nghiệp do số liệu kiểm toán cũng chưa đủ cơ sở pháp lý. Thứ hai: Kiểm toán Nhà nước thông thường chỉ kiểm toán trên tài liệu, hồ sơ, chứng từ đơn vị cung cấp ( chỉ kiểm toán theo sổ sách kế toán ), nhưng giá trị doanh nghiệp được xác định trước khi cổ phần hóa ngoài căn cứ theo giá trị sổ kế toán còn căn cứ vào tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá; Giá trị quyền sử dụng đất được giao, được thuê và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó số liệu kiểm toán cũng chưa được chính xác hoàn toàn. Thông thường kiểm toán viên gặp trường hợp này đều xác nhận theo giá trị doanh nghiệp đã xác định mà chỉ đánh giá, nhận xét, kiến nghị ( nếu có ). Vấn để thứ hai: việc xử lý số liệu chênh lệch sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến trước thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Theo quy định thì khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần với giá trị trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa để kết hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý như sau: Nếu do nguyên nhân khách quan ( do thiên tai dịch họa; do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc do biến động của thị trường quốc tế và các nguyên nhân bất khả kháng ) doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa xem xét, quyết định sử dụng tiền thu từ bán cổ phần để bù đắp tồn thất sau khi trừ đi bồi thường của bảo hiểm ( nếu có ). Trường hợp tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp, cơ quan quyết định cổ phần hóa xem xét, điều chỉnh giảm quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần. Nếu do nguyên nhân chủ quan: - Nếu lỗ do việc không xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp thì phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan cơ liên quan: doanh nghiệp, tổ chức tư vấn định giá và cơ quan quyết định cổ phần hóa để xử lý bồi thường vật chất. - Nếu lỗ do điều hành sản xuất, kinh doanh thì các cán bộ quản lý doanh nghiệp đó có trách nhiệm bồi thường toàn bộ tổn thất do chủ quan gây ra theo quy định hiện hành. - Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phần tổn thất còn lại được xử lý như trường hợp do nguyên nhân khách quan theo quy định tại điểm a khoản này. Trong giai đoạn này điều cần thiết là KTV phải xác định được trong tổng số chênh lệch do kiểm toán xác định có bao nhiêu là ảnh hưởng đến giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm đó và phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm bồi thường…sau đó mới có thể điều chỉnh được, điều này quá khó đối với các kiểm toán viên với thời gian ngắn kiểm toán tại đơn vị. Đặc biệt đối với trường hợp phải giảm quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần khi mà công ty đã IPO lần đầu ra công chúng. Vấn đề thứ ba: Việc xử lý số liệu chênh lệch sau thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đến cuối niên độ kế toán ( 31/12/XX ). Trường hợp này tiến hành kiểm toán bình thường như kiểm toán những công ty cổ phần cả niên độ. Khó khăn về quá trình thực hiện kiểm toán: Cổ phần hóa các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình vừa làm vừa điều chỉnh, thể hiện qua việc các chế độ, chính sách về cổ phần hóa DNNN thay đổi liên tục ( khoảng 2 năm thay đổi một lần ). Trong bối cảnh mới mẻ đó, Kiểm toán Nhà nước cũng chưa có quy trình, chuẩn mực hướng dẫn về việc tổ chức kiểm toán các đơn vị đang trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Khi kiểm toán các doanh nghiệp cổ phần hóa có nhiều giai đoạn trong một niên độ thì phải lập biên bản kiểm toán cho nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, mẫu biểu hồ sơ cho kiểm toán các công ty cổ phần chưa được ban hành khiến rất khó khăn trong việc lập biên bản kiểm toán cũng như việc tổng hợp kết quả kiểm toán toàn Tập đoàn hoặc toàn Tổng công ty. Vấn để đặt ra là kiểm toán báo cáo tài chính nào khi trong năm có cả giai đoạn là DNNN, cả giai đoạn là công ty cổ phần; kiểm toán Bảng cân đối tài khoản của đơn vị tại thời điểm 31/12 hay cả thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển sang công ty cổ phần; kiểm toán Doanh thu, thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh cả niên độ hay từng giai đoạn v.v…tất cả những vấn đề đó vẫn chưa có hướng dẫn để thực hiện cho thống nhất trong các Đoàn kiểm toán, các tổ chức kiểm toán. Những đề xuất kiến nghị: - Nên chăng hạn chế độ hoặc có thể không kiểm toán xác nhận đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa vừa có giai đoạn DNNN vừa có giai đoạn công ty cổ phần trong niên độ kiểm toán, mà chỉ kiểm toán tính tuân thủ, kiểm toán hoạt động để có thể đưa ra đánh giá, nhận xét về quá trình cổ phần hóa và đưa ra kiến nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa DNNN. Theo kinh nghiệm thì thông thường các trường hợp này không có chênh lệch về số liệu kiểm toán hoặc nếu có chênh lệch cũng không trọng yếu. Bởi lẽ theo quy định trước khi cổ phần hóa phải có định giá giá trị doanh nghiệp, xác nhận báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập; phải được kiểm tra, thẩm định của Ban chỉ đạo cổ phần hóa và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp; phải có quyết toán thuế của sơ quan thuế v.v…do đó số liệu có thể đáng tin cậy, dòng thời gian không tiến hành kiểm toán còn tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán đó. - Chỉ kiểm toán việc quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần thông qua Người đại diện phần vốn nhà nước, không kiểm toán xác nhận toàn bộ số liệu của công ty cổ phần. Đặc biệt đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung được kiểm toán chỉ định theo Luật chứng khoán. - Ban hành quy trình, chuẩn mực, hồ sơ mẫu biểu đặc thù để kiểm toán các công ty cổ phần để áp dụng thống nhất trong toàn ngành. - Theo Điều 14 Luật KTNN thì KTNN có chức năng kiểm tra các cơ quan, tổ chức có sử dụng tiền và tài sản nhà nước, nhưng trong quá trình định giá giá trị tài sản và xử lý tài chính để xác định giá trị phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp lại không có thành phần của KTNN. Nên chăng KTNN nên kiến nghị với Quốc hội bổ sung kiểm toán viên nhà nước trong Ban định giá xác định giá trị DN để tránh tình trạng thất thoát tiền và tài sản của nhà nước trong quá trình phức tạp này.
Tài liệu liên quan