Một số tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống của người dân hai xã Quảng Thành và Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế

Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền và xã Hƣơng Phong, huyện Hƣơng Trà là hai xã nằm ở phía Tây đầm phá Tam Giang- Cầu Hai thuộc loại nghèo nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hai xã này có địa hình trũng thấp nên rất dễ bị tổn thƣơng bởi những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Mặt khác, ngƣời dân ở đây sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đây là những lĩnh vực sản xuất phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. Báo cáo này tập trung phân tích những tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đến hoạt động sản xuất, sức khỏe và vệ sinh môi trƣờng ở hai xã Quảng Thành và Hƣơng Phong để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề biến đổi khí hậu ở đây

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống của người dân hai xã Quảng Thành và Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36 MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HAI Xà QUẢNG THÀNH VÀ HƢƠNG PHONG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ThS. Lê Quang Cảnh Viện Tài nguyên và Môi trường -Đại học Huế TÓM TẮT Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền và xã Hƣơng Phong, huyện Hƣơng Trà là hai xã nằm ở phía Tây đầm phá Tam Giang- Cầu Hai thuộc loại nghèo nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hai xã này có địa hình trũng thấp nên rất dễ bị tổn thƣơng bởi những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Mặt khác, ngƣời dân ở đây sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đây là những lĩnh vực sản xuất phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. Báo cáo này tập trung phân tích những tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đến hoạt động sản xuất, sức khỏe và vệ sinh môi trƣờng ở hai xã Quảng Thành và Hƣơng Phong để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề biến đổi khí hậu ở đây. 1. MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến tất cả các mặt của đời sống từ kinh tế, xã hội sức khỏe và tài nguyên môi trƣờng trên phạm vi toàn Thế giới. Vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu nhƣ lƣơng thực, nƣớc năng lƣợng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thƣơng mại. Xã Quảng Thành huyện Quảng Điền và xã Hƣơng Phong huyện Hƣơng Trà nằm ven bờ phía Tây đầm phá Tam Giang- Cầu Hai là hai trong số những xã có địa hình trũng, thấp thƣờng xuyên bị ngập lũ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trận lũ lịch sử năm 1999 và cơn bão số 9 năm 2009 đã biến hai xã này thành những ốc đảo, hệ thống giao thông bị tê liệt, việc cung ứng lƣơng thực thực phẩm cho dân cƣ hai xã này gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong những năm gần đây biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra rất mạnh mẽ và biểu hiện bằng các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ: mực nƣớc biển dâng cao, tần xuất các cơn bão và áp thấp nhiệt đới dày hơn, lũ lụt và hạn hạn xảy ra thƣờng xuyên...điều này đã tác động lớn đến môi trƣờng và đời sống của ngƣời dân hai xã này. Quảng Thành và Hƣơng Phong là 2 xã thuần nông với gần 80% hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản (NTTS) với tỷ lệ hộ nghèo đƣợc xếp vào loại cao nhất tỉnh. Vì vậy cộng đồng địa phƣơng rất dễ bị tổn thƣơng bởi những tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp và ngƣ nghiệp. Nếu không có các biện pháp thích ứng hiệu quả, trong tƣơng lai không xa hai xã này sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề do tình trạng BĐKH và thiên tai gia tăng. Báo cáo tham luận này này đã bƣớc đầu nhận diện những tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đến hoạt động sản xuất, sức khỏe và vệ sinh môi trƣờng ở hai xã Quảng Thành và Hƣơng Phong, từ đó có cái nhìn rõ hơn về tình hình biến đổi khí hậu ở đây. 37 2. NỘI DUNG 2.1. Giới thiệu về hai xã Quảng Thành và Hƣơng Phong Quảng Thành là xã đồng bằng nằm về phía Đông Nam của huyện Quảng Điền, có tổng diện tích tự nhiên 1.082,00 ha [3], chiếm 6,63% diện tích toàn huyện, với dân số tự nhiên 11.411 ngƣời gồm 2.477 hộ thuộc 9 thôn. Ranh giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau: Phía Bắc giáp với xã Quảng An; Phía Nam giáp với xã Hƣơng Vinh thị xã Hƣơng Trà; Phía Đông giáp với xã Hƣơng Phong và phía Tây giáp với xã Quảng Thọ. Hƣơng Phong là xã cực Đông của thị xã Hƣơng Trà có tổng diện tích tự nhiên khoảng 1.574 ha. Phía Bắc giáp với xã Hải Dƣơng, phía Nam giáp với xã Hƣơng Vinh, phía Tây giáp với xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, phía Đông giáp với thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Khu vực hai xã Quảng Thành và Hƣơng Phong nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng, gò đồi thấp với nhiệt độ trung bình 24- 25,20C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trên 41 0 C,nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dƣới 100C, tổng lƣợng mƣa trung bình thuộc loại thấp nhất tỉnh 2.600- 2.800 mm. Hai xã này nằm ở vùng thấp trũng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngƣời dân địa phƣơng thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng bởi các loại hình thiên tai nhƣ: bão lớn, lũ lụt kéo dài, hạn hán và xâm nhập mặn. Trong những năm gần đây các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng cả về cƣờng độ lẫn tần suất do sự ảnh hƣởng của BĐKH toàn cầu. Vì thế ngƣời dân ở đây dễ bị tổn thƣơng hơn bởi những tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH. Các tác động này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống và hoạt động sản xuất của ngƣời dân, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và đó chính là sinh kế chính của ngƣời dân ở hai xã này. Hình 1. Sơ đồ vị trí xã Quảng Thành Hình 2. Sơ đồ vị trí xã Quảng Thành 2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến một số hoạt động sản xuất và đời sống ngƣời dân hai xã Quảng Thành và Hƣơng Phong 2.2.1. Đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, BĐKH tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lƣơng thực rất lớn, đó là biến động về diện tích đất canh tác do 52.5 kilometers 0 H¶i D-¬ng H-¬ng Phong H-¬ng Toµn H-¬ng Vinh H-¬ng An H-¬ng Thä H-¬ng Hå TT. Tø H¹ H-¬ng Xu©n H-¬ng Ch÷ H-¬ng V¨n H-¬ng B×nhH-¬ng V©n B×nh §iÒn Hång TiÕn B×nh Thµnh Tp. huÕ b iÓn ® « ngi iÓ i huyÖn Qu¶ng ®iÒn H. Phó vang huyÖn h-¬ng thñy huyÖn Phong ®iÒn huyÖn a l-íi H-¬ng Thuû Nam §«ng Phó Léc Phó Vang Qu¶ng §iÒn Phong §iÒn H-¬ng Trµ TP. HuÕ A L-íi 38 nƣớc biển dâng; Biến động năng suất, sản lƣợng cây trồng và vật nuôi; Thay đổi cơ cấu, thời vụ cây trồng; Biến đổi nhu cầu nƣớc; Quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi ... Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu tác động nặng nề từ các rủi ro do BĐKH gây ra, đặc biệt là ở xã Quảng Thành, do nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của ngƣời dân ở đây. Các loại hình thiên tai nhƣ lũ, lụt và bão không chỉ tàn phá mùa màng, mà còn gây hƣ hỏng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhƣ: cơ sở hạ tầng thủy lợi, kho chứa vật tƣ nông nghiệp và giao thông đi lại...Theo báo cáo của chính quyền địa phƣơng, cơn bão số 9 năm 2009 đã gây hƣ hại hoàn toàn cho 65ha rau và làm chết hơn 500 con gà, vịt của ngƣời dân xã Quảng Thành. Những năm gần đây, lũ ở Quảng Thành có xu hƣớng đến sớm và kết thúc muộn hơn bình thƣờng, các đợt lũ tiểu mãn xảy ra từ tháng 5- 6 mọi năm gây ngập, lũ nghiêm trọng cho các thôn ven đầm phá Tam Giang- Cầu Hai [3,7]. Trong thời gian diễn ra lũ, lụt, ngƣời dân không thể canh tác làm cho đời sống của họ vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng cũng ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân. Đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần 30 ngày xảy ra trong cuối năm 2008 đầu năm 2009 đã làm thiệt hại 1.200 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, 500 con gia súc, gia cầm bị chết... Xã Hƣơng Phong với hơn một nửa dân số sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ đạt 5 triệu đồng/ngƣời/năm (2008) [7]. Sản xuất nông nghiệp ở đây rất manh mún, trình độ khoa học kỹ thuật chƣa cao và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Do đó, nông nghiệp sẽ chịu tác động nặng nhất và trực tiếp nhất bởi những rủi ro do BĐKH gây ra. Trong những năm gần đây, thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều hơn, thất thƣờng hơn và cƣờng độ mạnh hơn, gây ra những thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp, làm giảm sản lƣợng lúa và các loại hoa màu khác. - Lũ, lụt xuất hiện không theo một quy luật nào, điều đó ảnh hƣởng lớn đến sản xuất nông nghiệp theo thời vụ. Vụ đông- xuân 2009, trận mƣa lớn kéo dài gây ngập úng và thiệt hại đến 90% sản lƣợng lúa của toàn xã. - Rét đậm, rét hại xảy ra cũng ảnh hƣởng lớn đến diện tích lúa và hoa màu ở xã Hƣơng Phong, đặc biệt trong vụ sản xuất đông- xuân. Đợt rét đậm, rét hại xảy ra cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã làm chết hơn 3,6 ha lúa mới xạ của ngƣời. Mặt khác do rét kéo dài nên một số trâu, bò đã bị chết rét dẫn đến cảnh nợ nần ở một bộ phận ngƣời dân. - Xã Hƣơng Phong có địa hình thấp trũng lại nằm ở hạ nguồn các con sông lớn và tiếp giáp với hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai nên thƣơng xuyên bị ngập úng khi nƣớc sông và nƣớc biển dâng cao. Diện tích nông nghiệp bị thu hẹp, đồng nghĩa với sản lƣợng lƣơng thực suy giảm ảnh hƣởng đến vấn đề an ninh lƣơng thực và đời sống của ngƣời nông dân từ lâu đã gắn liền với đồng ruộng. Nhƣ vậy BĐKH có nguy cơ làm tăng tần suất, cƣờng độ của các loại thiên tai và thời tiết nguy hiểm, ảnh hƣởng lớn đến năng suất và sản lƣợng cây trồng. BĐKH cũng góp phần quan trọng làm thay đổi tập quán canh tác, cơ cấu cây trồng đã tồn tại từ lâu đời của ngƣời dân địa phƣơng. 2.2.2. Đối với hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Thu nhập của cộng đồng ngƣời dân khu vực đầm phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và xã Quảng Thành nói riêng chủ yếu từ hoạt động khai thác và nuôi trồng 39 thủy sản (NTTS). Thời tiết diễn biến thất thƣờng, ô nhiễm môi trƣờng do thiên tai là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp tác động đến hoạt động đánh bắt và NTTS ở xã Quảng Thành [6]. Ở đây ngƣời dân không có điều kiện để trang bị những đội thuyền đánh bắt cá xa bờ, mà chỉ có những loại thuyền nhỏ dùng để đánh bắt cá trên sông và đầm phá. Vì vậy, thu nhập của ngƣời dân chủ yếu từ hoạt động NTTS. Do vậy, thiên tai xảy ra hàng năm làm cho công cụ sản xuất bị hƣ hỏng, hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả tính toán đối với kịch bản thấp (B1), mực nƣớc biển dâng 65cm, thì diện tích ngập ở Quảng Thành sẽ là 60,71 ha [1]. Trong đó diện tích ao NTTS là 54,06 ha [1]. BĐKH không chỉ ảnh hƣởng đến diện tích các ao NTTS mà còn đến sản lƣợng của chúng. Lũ, lụt xảy ra không theo quy luật, cƣờng độ và tần suất ngày càng tăng lên đã tác động đến kế hoạch thả giống của ngƣời dân, nhiều hộ gia đình còn mất trắng do lũ cao tràn qua bờ ao nuôi. Nhiệt độ nƣớc trong ao nuôi thƣờng tăng quá nhanh quá ngƣỡng chịu đựng của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi. Nhiệt độ tăng cũng làm giảm lƣợng oxy hòa tan ở một số thời điểm làm chết hoặc giảm quá trình sinh trƣởng của một số loài thủy sản nhƣ tôm, cá... Thay đổi nhiệt độ cũng tạo điều kiện cho việc phát sinh dịch bệnh cho các loài nuôi. Nhiệt độ nƣớc tăng và môi trƣờng nƣớc xấu đi cũng đã điều kiện thuận lợi để phát triển của một số loài sinh vật gây bệnh cho các loại tôm. Điều này đã đƣợc ghi nhận ở nhiều địa phƣơng, trong đó có xã Quảng Thành. So với xã Quảng Thành, thu nhập từ hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở xã Hƣơng Phong cao hơn và chiếm tỷ lệ lớn hơn trong tổng thu nhập của ngƣời nông dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở đây gặp nhiều khó khăn và bất lợi do thời tiết, môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra nhiều hơn...các đợt rét đậm, rét hại kéo dài và lũ, lụt xảy ra khó dự đoán hơn đã ảnh hƣởng đến kế hoạch thả con giống của bà con nông dân, nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn ảnh hƣởng xấu đến các ao nuôi. Hƣơng Phong là xã có địa hình trũng thấp nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với độ cao trung bình <4m, đặc biệt khu vực cánh đồng 66 mẫu có độ cao trung bình <1,8m. Với đặc điểm NTTS của ngƣời dân ở đây nhƣ: làm ao, lồng, bè, khoanh nuôi bằng ô lƣới ...đều chủ yếu diễn ra ở khu vực ven đầm phá, do đó dễ bị chi phối và ảnh hƣởng khi xảy ra thiên tai, lũ, lụt. Mặc dù, xã Hƣơng Phong có những điều kiện hết sức thuận lợi để cho hoạt động NTTS nhƣ: có diện tích ven phá Tam Giang lớn, ngƣời dân có kinh nghiệm trọng hoạt động NTTS. Tuy nhiên cũng nhƣ ở xã Quảng Thành, trong những năm trở lại đây lũ lụt xảy ra thƣờng xuyên, điều kiện thời tiết thay đổi, tình hình dịch bệnh tràn lan đã ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động NTTS ở đây. Nhiều hộ nuôi tôm ở đây sau một thời gian có thu nhập khá nay phải đối mặt với cảnh nợ ngân hàng, nguy cơ tái nghèo đang hiển hiện trƣớc mắt. Mực nƣớc dâng cao làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh trong các ao, đầm NTTS xấu đi, có thể làm cho các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần. Theo một số kết quả nghiên cứu đƣợc công bố, sản lƣợng một số loài thủy sản kinh tế đã giảm 1/3 so với trƣớc đây. Những năm gần đây chế độ mƣa thay đổi trong các mùa khác nhau đã làm độ mặn của hệ thống đầm phá Tam Giang- Cầu Hai thay đổi nhanh chóng. Vào mùa mƣa thƣờng xảy ra quá trình ngọt hóa, ngƣợc lại vào mùa khô lại xảy ra quá trình mặn hóa. Độ mặn không còn phù hợp đối với một số đối tƣợng nuôi, gây ảnh hƣởng cho hoạt động đánh bắt và NTTS đã ở đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. 2.2.3. Tác động đến các hoạt động sản xuất khác 40 Trên địa bàn hai xã Quảng Thành và Hƣơng Phong vẫn duy trì một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nhƣ: mộc mỹ nghệ, nghề rèn, may mặc, sản xuất trầm hƣơng, đan nón...và một số dịch vụ vận chuyển phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các ngành nghề này chủ là những nghề phụ tuy nhiên cũng đã thu hút một lực lƣợng lao động nhàn rỗi ở địa phƣơng, góp phần cải thiện thu nhập của các hộ dân. Vào mùa mƣa lũ, các nghề này là nguồn thu nhập chính của các hộ dân ở 2 xã này. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây các ngành nghề này đang đối mặt với những khó khăn lớn, do khó khăn trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm, thiếu nguồn lao động tại chỗ do một lƣợng lao động trẻ đi tìm việc ở các địa phƣơng khác. Tuy nhiên, so với hoạt động sản xuất nông nghiệp và NTTS, tác động của biến BĐKH đến các ngành sản xuất này là không đáng kể và đây đƣợc xem là một trong những phƣơng thức sinh kế phù hợp với các cộng đồng thƣờng xuyên bị đe dọa bởi thiên tai. 2.2.4. Tác động đến sức khỏe, nhà cửa và vệ sinh môi trường 1) Sức khỏe và tài sản Tiến hành phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân 2 xã Quảng Thành và Hƣơng Phỏng, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng: hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi đều khẳng định thiên tai, BĐKH đã và đang tác động đến sức và tài sản của họ. Vào mùa lũ chính vụ thƣờng bắt đầu vào cuối tháng 9 và kết thúc cuối tháng 12, thì phần lớn 2 xã này đều bị ngập sâu, nƣớc lũ làm ngập các đƣờng giao thông trong xã và tràn vào nhà dân. Cơn lũ lịch sử năm 1999, đã làm ngập đến 1,5m, đặc biệt có những nơi ngập sâu đến 2m. Cơn lũ này đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn đối với ngƣời dân 2 xã Quảng Thành và Hƣơng Phong. Theo thống kê từ chính quyền địa phƣơng, đã có hàng chục ngƣời chết, hàng trăm héc ta lúa và hoa màu bị phá hoại, nhiều nhà cửa và tài sản bị nƣớc lũ cuốn trôi. Sau lũ lụt nhiều dịch bệnh xuất hiện đặc biệt bệnh tiêu chảy, thƣơng hàn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của ngƣời dân trong thời gian dài sau khi cơn lũ đi qua. Bên cạnh lũ, lụt bão cũng gây ra những thiệt hại về ngƣời và tài sản. Những cơn bão mạnh đã xảy ra ở địa phƣơng nhƣ: bão năm 1985, 1993 và gần nhất là cơn bão số 9 năm 2008 đã làm tốc mái nhiều nhà cửa, trƣờng học...Một vài hộ gia đình kể rằng khi bão lớn hoặc lốc xảy ra họ phải tìm đến những nơi trú ẩn an toàn hơn thay vì ngôi nhà của họ rất dễ bị sập khi gặp phải gió mạnh (Đa số các nhà này không có chức năng chống bão). Những đợt thiên tai xảy ra thƣờng xuyên, cùng với sự thất thƣờng của hệ thống thời tiết đã ảnh hƣởng xấu đến sức khoẻ của ngƣời dân nhƣ gây ra những thƣơng tích và làm phát sinh một số loại dịch bệnh mới.... Nƣớc lụt chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh sẽ là nguồn lan truyền dịch bệnh, cùng với đó là số ngƣời chết và bị thƣơng tăng lên do các tai nạn liên quan đến nƣớc, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nƣớc lụt dâng cao còn mang theo chất thải, rác, bùn, bèo lục bình và những chất bẩn khác vào nhà, làm nhiễm bẩn các vật dụng, do đó tăng nguy cơ gây bệnh cho ngƣời và vật nuôi. 2) Vệ sinh môi trường nông thôn Xã Quảng Thành và Hƣơng Phong là hai trong những xã có địa hình thấp trũng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở hạ lƣu sông Hƣơng và sông Bồ nên khi xảy ra lũ lụt các chất ô nhiễm từ thƣợng lƣu của hai con sông nay dồn về vùng hạ lƣu gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân [2,3]. Những năm gần đây, ở địa phƣơng liên cứu liên tục xảy ra các lũ, lụt lớn làm cho mực nƣớc sông dâng cao mang theo nhiều loại rác thải nhƣ: xác chết động thực vật, bao bì ny lôngcác chất bẩn này theo dòng nƣớc lụt xâm nhập vào các ao nuôi thủy sản, 41 đọng lại trong các ao hồ, hệ thống kênh mƣơng, đƣờng làng gây ô nhiễm môi trƣờng đang là một vấn đề đáng báo động. Sông Kim Đôi nằm ở hạ lƣu sông Bồ là nguồn nƣớc tƣới tiêu và sinh hoạt của ngƣời dân bị ô nhiễm nghiêm trọng sau các trận lụt, các chất ô nhiễm hữu cơ gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng cục bộ tại một số điểm nƣớc ít lƣu thông. Ở thôn Thủy Điền, xã Quảng Thành, bèo lục bình phủ kín cả một đoạn sông Kim Đôi, làm cho tàu thuyền không thể đi lại đƣợc. Ngƣời dân địa phƣơng cho rằng tình trạng bèo phát triển nhƣ vậy là do việc xây dựng các chiếc cầu nhỏ làm cản trở dòng chảy và do việc giảm độ mặn của nƣớc từ việc xây đập ngăn mặn ở hạ lƣu. Ngoài ra, tình trạng này còn do nƣớc sông bị ô nhiễm bởi hàm lƣợng chất hữu cơ quá cao. 2.3. Các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ Để xây dựng các chính sách nhằm thích ứng và giảm thiểu các tác động của BĐKH lên các lĩnh vực khác nhau đã đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn rất cụ thể trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên để áp dụng một cách hiệu quả vào điều kiện thực tế của một địa phƣơng, một vùng cụ thể cần có những nghiên cứu sâu hơn nhằm chi tiết hóa các giải pháp thích ứng với điều kiện tự nhiên và bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của từng địa phƣơng cụ thể. Với đặc điểm của hai xã Quảng Thành và Hƣơng Phong cần tăng cƣờng các giải pháp sau nhằm thích ứng với BĐKH một cách hiệu quả nhất: - Đối với sản xuất nông nghiệp: + Nghiên cứu và triển khai các mô hình nông nghiệp có khả năng thích ứng tốt với những tác động của BĐKH; + Tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, cải thiện hệ thống tiêu thoát trong mùa lũ và cấp nƣớc trong mùa khô. Cần thiết có thể điều chỉnh lịch thời vụ và hệ thống canh tác một cách linh hoạt nhằm chủ động ứng phó với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ: bão, lũ lụt, hạn hán; + Chọn lọc các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện thiếu nƣớc, chịu mặn và thay đổi theo các mùa khác nhau trong năm; + Đầu tƣ thêm các dịch vụ chế biến và lƣu giữ các loại nông sản tập trung. + Quy hoạch ngắn hạn và dài hạn sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả cùng với việc xem xét đến các tác động trƣớc mắt và lâu dài của BĐKH đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng đƣợc ổn định và bền vững. - Đối với đánh bắt và NTTS + Cần tìm ra các giải pháp cụ thể cho từng mô hình NTTS khác nhau nhằm thích ứng với sự thay đổi của điều kiện thời tiết; + Quy hoạch lại các vùng NTTS một cách phù hợp nhằm tránh hiện tƣợng nƣớc biển dâng, hạn hán kéo dài, mƣa lũ và sự thay đổi nồng độ muối trong các ao nuôi thủy sản + Tiếp tục bảo tồn và phát triển diện tích rừng ngập mặn Rú Giá, đây là một giải pháp phi công trình hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa tác động khi nƣớc biển dâng cao và che chở cho ngƣời dân trƣớc ảnh hƣởng của bão; + Áp dụng công nghệ sinh học trong việc tạo ra các giống thủy sản mới có khả năng thích ứng tốt trƣớc những thay đổi của các yếu tố môi trƣờng; 42 + Đổi mới công nghệ, thiết bị nuôi nhƣ: lồng, bè có khả năng chống chịu với các ảnh hƣởng của gió bão và nƣớc biển dâng; + Tăng cƣờng thêm các giải pháp kỹ thuật, năng cao khả năng nuôi trồng của ngƣời nuôi để có thể xử lý kịp thời những hiện tƣợng bất thƣờng khi dịch bệnh phát sinh để có các biện pháp khắc phục hiệu quả. 3. KẾT LUẬN Qua một số nghiên cứu cho thấy xã Hƣơng Phong và Quảng Thành là hai xã chịu hậu quả nặng nề nhất bởi những tác động của BĐKH và nƣớc biển dâng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. BĐKH và nƣớc biển dâng tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực
Tài liệu liên quan