Một số vấn đề công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của UBND tỉnh Nghệ An nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xoá đói giảm nghèo trong những năm qua là rất đáng kể, song kết quả giảm nghèo chưa vững chắc. Bài viết này đi sâu phân tích thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Nghệ An thời gian qua, từ đó tìm ra các nguyên nhân đói nghèo và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo trên địa bàn trong thời gian tới.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2015 [35] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước (16.492,7km2), dân số đông 2.978,7 nghìn người. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh chiếm 10,28% tổng số hộ dân, số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% đã giảm từ 118 xã (năm 2012) xuống còn 89 xã (năm 2014), tương ứng với 39.887 hộ nghèo thì đây đang là một con số lớn. Đặc biệt, khu vực miền núi và bãi ngang ven biển có tỷ lệ hộ nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, đặc biệt là khai thác và bảo vệ tài nguyên theo hướng bền vững. 1. Thực trạng giảm nghèo và một số vấn đề đặt ra 1.1. Kết quả điều tra hộ nghèo Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh chiếm 10,28%, tương ứng 81.384 hộ. Phân hóa số hộ nghèo rất lớn giữa đồng bằng và trung du, miền núi: đồng bằng là 4,8%, tương ứng 24.157 hộ; trung du, miền núi là 19,86%, tương ứng 57.227 hộ. Như vậy, số hộ nghèo khu vực trung du, miền núi chiếm hơn 70,3% số hộ nghèo toàn tỉnh, trong đó 5/11 huyện tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn 35%, 62 xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 35%, 35 xã có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%, đặc biệt có 03 xã tỉ lệ hộ nghèo trên 80%. Nếu xét số hộ nghèo miền núi thì 07/11 huyện có trên 5.000 hộ nghèo, trong đó Kỳ Sơn 7.907 hộ, Tương Dương 7.761 hộ, Thanh Chương 7.146 hộ. Do vậy giải quyết vấn đề nghèo ở trung du, miền núi là điều vô cùng cấp thiết. Bên cạnh đó, vùng bãi ngang ven biển có 8 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, nguy cơ tái nghèo lớn: 3 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu (Quỳnh Lộc, Quỳnh Thọ, Quỳnh Liên); 3 xã thuộc huyện Diễn Châu (Diễn Bích, Diễn Trung, Diễn Vạn); 1 xã thuộc huyện Nghi Lộc (Nghi Tiến); 1 xã thuộc thị xã Cửa Lò (Nghi Tân). Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, đặc biệt là khai thác, bảo vệ tài nguyên ven biển theo hướng bền vững. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO n TS. Hoàng Phan Hải Yến - Trường Đại học Vinh Th.s Đậu Quang Vinh - Trung tâm KHXH&NV Nghệ An tRÊN ĐỊA BÀN tỈNH NGHỆ AN Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của UBND tỉnh Nghệ An nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu xoá đói giảm nghèo trong những năm qua là rất đáng kể, song kết quả giảm nghèo chưa vững chắc. Bài viết này đi sâu phân tích thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Nghệ An thời gian qua, từ đó tìm ra các nguyên nhân đói nghèo và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để xóa đói giảm nghèo trên địa bàn trong thời gian tới. Bảng 1: Kết quả điều tra hộ nghèo năm 2014 tỉnh Nghệ An Khu vực Tổng số hộ dân cư (hộ) Tổng số hộ nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Đồng bằng 503.444 24.157 4,80 Miền núi 288.112 57.227 19,86 Toàn tỉnh 791.557 81.384 10,28 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2015 [36] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1.2. Kết quả điều tra hộ cận nghèo So với hộ nghèo, số hộ cận nghèo cao gấp 1,1 lần, tương ứng với 90.354 hộ. Đây là con số lớn mà nguy cơ trở thành hộ nghèo rất cao do những hoàn cảnh đặc biệt tạo nên. Nếu như tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi gấp gần 2,4 lần khu vực đồng bằng thì ngược lại, số hộ cận nghèo ở khu vực đồng bằng lớn hơn khu vực miền núi. Đây đang là một nguy cơ lớn cho khu vực đồng bằng và là một trong những bài toán đặt ra cho các cấp chính quyền của tỉnh trong việc đề ra các giải pháp góp phần ngăn ngừa khả năng hộ cận nghèo trở thành hộ nghèo. Trên địa bàn toàn tỉnh năm 2014 có 6/21 huyện có tỉ lệ hộ cận nghèo lớn hơn 15% tập trung ở khu vực miền núi; có 7/21 huyện có tổng số hộ nghèo trên 5.000 hộ, cao nhất phải kể đến huyện Thanh Chương (10.826 hộ), Diễn Châu (9.285 hộ), Yên Thành (8.534 hộ); có 4 xã có tỉ lệ hộ cận nghèo trên 50%, đặc biệt có 1 xã tỷ lệ hộ cận nghèo 22,91% nâng tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo lên 100% là xã Bắc Lý (huyện Kỳ Sơn). 1.3. Những chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Trong những năm qua (2011- 2013), tỉnh Nghệ An đã thực hiện: Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh đối với miền Tây Nghệ An theo Quyết định 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005, Quyết định số 2355/QĐ- TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, Chương trình 134/CP, Chương trình 135/CP, Chương trình 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chương trình xây dựng nông thôn mới; Các chính sách của tỉnh theo Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 12/8/2010 về hỗ trợ giảm nghèo đối với 42 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên ngoài Nghị quyết 30a, Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 20/4/2012 phân công 86 cơ quan, đơn vị giúp đỡ 88 xã nghèo miền Tây, các chính sách hỗ trợ đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khuyến nông, khuyến lâm. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, tập trung khai thác, phát huy nội lực của từng địa phương và sự nỗ lực, phấn đấu của nhân dân, sự đầu tư, hỗ trợ của các doanh nghiệp nên kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân vùng miền Tây đã có sự chuyển biến tích cực, quốc phòng, an ninh được giữ vững và ổn định. Đặc biệt là sự tham gia, chung tay giảm nghèo của toàn bộ các cấp chính quyền, kể cả mỗi cá nhân trong xã hội, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh thực sự đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể: Khu vực Tổng số hộ dân cư (hộ) Tổng số hộ cận nghèo (hộ) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) Đồng bằng 503.444 45.831 9,10 Miền núi 288.112 44.523 15,45 Toàn tỉnh 791.557 90.354 11,41 Bảng 2: Kết quả điều tra hộ cận nghèo năm 2014 tỉnh Nghệ An Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Những đứa trẻ ở xã nghèo Bắc Lý, Kỳ Sơn Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2015 [37] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI - Dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo phát triển sản xuất từ Ngân hàng chính sách xã hội. Trong 5 năm (2011- 2015), doanh số cho vay trong 5 năm ước đạt 8.670,0 tỷ đồng, trong đó: hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất 3.005,8 tỷ đồng, với 148.363 lượt hộ vay và trên 5.642,2 tỷ đồng cho vay các đối tượng: học sinh sinh viên, hộ nghèo xây dựng nhà ở, xuất khẩu lao động, xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Mức dư nợ bình quân/hộ đạt 19,5 triệu đồng, tăng 6,9 triệu đồng so với năm 2010. Việc thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đã tạo điều kiện về vốn cho hộ nghèo phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần giảm hơn 70.000 hộ nghèo trong giai đoạn từ 2011-2015. - Mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo: số tiền 1.897,60 tỷ đồng; trong đó năm 2014 là 420,3 tỷ đồng, toàn tỉnh đã hỗ trợ, cấp phát trên 35.952.000 lượt thẻ bảo hiểm cho người nghèo và cận nghèo. Đảm bảo 100% người nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế hàng năm. - Miễn, giảm học phí và hỗ trợ các khoản chi phí học tập: 858,71; trong đó, năm 2014 là 154,5 tỷ đồng thực hiện Nghị định 49/NĐ-CP của Chính phủ cho 1.226.851 lượt học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo và các đối tượng chính sách. - Hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 716/2012/QĐ-TTg về thí điểm xây dựng chòi phòng chống lũ, lụt: với số kinh phí cả giai đoạn 2009-2012 là 439,118 tỷ đồng, đã có 28.261 hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo đề án phê duyệt và hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch vào cuối năm 2012. - Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định 286/QĐ-TTg ngày 23/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ: cho 603.250 lượt hộ nghèo, kinh phí thực hiện 217,19 tỷ đồng; trong đó, năm 2014 là 37 tỷ đồng. - Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các xã nghèo đặc biệt khó khăn vùng miền núi theo Chương trình 135, vùng bãi ngang ven biển thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: số vốn 703,64 tỷ đồng; trong đó năm 2014 là 169,39 tỷ đồng, phân bổ đầu tư 1.224 danh mục công trình. Trong đó, giao thông: 430 công trình (CT), thủy lợi: 151 CT, cầu cống: 25 CT, nước sinh hoạt: 44 CT, trường học: 221 CT, trạm y tế: 94 CT, điện 66 CT, chợ nông thôn: 13 CT, nhà cộng đồng: 180 CT. Đầu tư trên địa bàn có 107 xã, 1.188 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc, miền núi và 12 xã vùng bãi ngang ven biển. - Đầu tư xây dựng 15 mô hình giảm nghèo tại 15 xã thuộc 15 huyện với 737 hộ nghèo tham gia, số tiền: 4,5 tỷ đồng, trong đó năm 2014 là 500 triệu đồng. - Đầu tư tập huấn bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo các cấp: 4,63 tỷ đồng; trong đó năm 2014 là 809 triệu đồng, tổ chức 277 lớp với số lượng 33.056 lượt cán bộ tham gia, trong đó 95% là cán bộ cơ sở thôn, bản và xã. 1.4. Một số tồn tại và những vấn đề đặt ra Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đầu tư kinh phí để thực hiện cho giảm nghèo là rất lớn và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề đặt ra cần giải quyết như sau: - Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Nghệ An còn cao hơn mức bình quân của cả nước (năm 2014 cả nước chỉ còn 6%). - Hộ nghèo và hộ cận nghèo tập trung tỷ lệ lớn ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển. Niềm vui của học sinh xã Bảo Thắng, Kỳ Sơn khi đón nhận chương trình “Áo ấm cho em” Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2015 [38] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI - Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. - Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác xóa đói giảm nghèo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số huyện, xã và một số ban ngành chưa sâu sắc và toàn diện, công tác phối hợp chỉ đạo và điều hành chưa nhất quán, nhiều khi còn lúng túng. Lãnh đạo một số cơ sở và bản thân các hộ nghèo ở miền núi đang có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chưa huy động và khai thác được nguồn nội lực để thực hiện chương trình tại địa phương. - Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu thoát nghèo, tư tưởng không muốn ra khỏi danh sách xã nghèo, hộ nghèo còn nặng trong một bộ phận nhân dân và cán bộ cơ sở. - Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án thuộc chương trình của các ngành chức năng chưa đồng bộ. Vấn đề xây dựng mô hình, kiểm tra chỉ đạo và sơ tổng kết, nhân rộng chưa được quan tâm đúng mức, thường xuyên. - Trong việc thực hiện dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo, một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, trong khi đó vẫn còn tình trạng cho vay không đúng đối tượng, cho vay tràn lan, đồng đều do chưa phân loại hộ nghèo theo mục đích vay vốn. Một bộ phận hộ nghèo sử dụng vốn vay không đúng mục đích nên không phát huy được hiệu quả sản xuất. Trên lý thuyết, các hộ nghèo cam kết vay vốn để làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Mục đích vay vốn của một số hộ nghèo rất khác nhau: Vay vốn về dùng để trả nợ cho những đợt vay trước, lấy chỗ nọ để đắp chỗ kia; Sử dụng vốn vay để mua sắm các vật dụng trong gia đình như tivi, xe máy, uống rượu; Người chủ hộ đứng ra vay vốn chủ yếu là nam, vai trò của phụ nữ không được quan tâm. - Nội dung tập huấn hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo chưa sát với tình hình thực tế ở các địa phương. - Một số mô hình kinh tế của tỉnh trong những năm qua chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên và tập quán sản xuất, tâm lý dân cư (vùng miền núi chủ yếu là dân tộc thiểu số) tại một số địa phương nên hiệu quả không cao. - Chưa quan tâm đến mong muốn nguyện vọng, chưa lắng nghe tiếng nói của các hộ nghèo. 1.5. Nguyên nhân * Về khách quan: Một là, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi và ven biển còn nhiều hạn chế nhìn chung nguồn thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chịu nhiều ảnh hưởng về điều kiện sản xuất canh tác khó khăn, tưới tiêu không chủ động, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp, thời tiết, khí hậu không thuận lợi, giá cả vật tư, phân bón tăng cao... Hai là, vị trí địa lý không thuận lợi, vùng miền Tây địa hình phức tạp, đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, quen với tập quán sản xuất tự cung tự cấp, trình độ dân trí còn hạn chế và không đồng đều. Tính tự phát, manh mún trong sản xuất còn phổ biến, tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác. Vùng ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp bởi triều cường, nước biển dâng làm đất đai bị nhiễm mặn do ngập nước biển, bạc màu khó canh tác, chịu nhiều rủi ro vào mùa mưa bão... Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng đã có nhiều bước phát triển, rõ nhất là đường giao thông, trường học, các trung tâm y tế, trạm y tế xã... nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Bốn là, Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhưng nguồn lực đầu tư còn hạn chế, một số chính sách hỗ trợ trực tiếp không khuyến khích được sự nỗ lực vươn lên của người nghèo; một số chính sách duy trì quá lâu, không phát huy hiệu quả, chậm được sửa đổi, bổ sung. * Về chủ quan: Thứ nhất, người dân còn thiếu kiến thức, thiếu chuyên môn kỹ thuật nên việc tiếp cận khoa học, kỹ thuật trong đời sống sản xuất còn hạn chế, năng suất lao động thấp. Thứ hai, phần lớn hộ nghèo không biết tính toán cách làm ăn, chưa có kế hoạch trong sản xuất và chi tiêu nên việc tích lũy cho tái đầu tư sản xuất không thực hiện được, thiếu vốn cho sản xuất và kinh doanh. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2015 [39] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Thứ ba, số hộ nghèo đông con, đông người ăn theo, thiếu việc làm, thời gian nhàn rỗi chiếm tỷ lệ cao. Còn có một bộ phận người trong hộ gia đình lười lao động và gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội như nghiện ma tuý, nghiện rượu, cờ bạc, mại dâm. Một bộ phận hộ nghèo do có người đau yếu dài ngày... Thứ tư, tình trạng du canh du cư, di cư tự do trái phép của một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào người Mông vùng miền Tây và vẫn còn một số hủ tục lạc lậu chưa được bãi bỏ gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, làm hạn chế kết quả thực hiện chính sách của nhà nước và mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn. Thứ năm, công tác bố trí lồng ghép nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu, đầu tư nhỏ lẻ, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm và chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả đầu tư chưa cao hoặc chậm phát huy tác dụng, thậm chí gây lãng phí. Thứ sáu, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp đối với công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm còn hạn chế; năng lực điều hành, quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo của một số cán bộ còn yếu. Nhận thức của một bộ phận lãnh đạo ở cơ sở và các hộ nghèo đang còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Tư tưởng muốn được thụ hưởng các chính sách đối với xã nghèo, hộ nghèo còn nặng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. 2. Một số giải pháp góp phần giảm nghèo theo hướng bền vững a. Phải xác định lại công tác giảm nghèo không chỉ của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh mà phải từ bản thân các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Giảm sự trông chờ, ỷ lại, sức ỳ lớn trong bản thân hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cụ thể: Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng thoát nghèo đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo bằng nhiều hình thức như vận động, khuyến khích, trao đổi, chỉ dẫn để hộ nghèo, hộ cận nghèo xác định được nghĩa vụ của mình cần thực hiện các chính sách thoát nghèo, tự chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu lao động, biết sản xuất kinh doanh để vươn lên thoát nghèo. Có chính sách biểu dương, khen thưởng và tạo mọi điều kiện đối với những hộ từ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, từ hộ nghèo vươn lên thoát khỏi hộ cận nghèo nhằm tạo đòn bẩy cho chính hộ đó, đồng thời tạo động lực cho các hộ nghèo thi đua thoát nghèo. b. Áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển kinh tế gắn với khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa bàn, từng vùng Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, giá trị thu nhập cao, gắn với tri thức bản địa và đặc thù, đặc sản của vùng như: mô hình chuyển lúa màu, hè thu sang trồng ngô đông trên đất 2 lúa, chăn nuôi lợn đen địa phương, cải tạo rừng nghèo kiệt (Quỳ Châu, Nghĩa Đàn), thâm canh lúa cho các xã đặc biệt khó khăn, trồng gừng dưới tán rừng (Tương Dương, Kỳ Sơn), thâm canh rau an toàn (Quỳ Hợp, Quỳ Châu), thâm canh ngô mật độ cao (Anh Sơn, Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 9/2015 [40] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Thanh Chương), trồng bí xanh (Kỳ Sơn), trồng chanh leo, sử dụng phân dúi (Quế Phong), cam không hạt (Quỳ Hợp).v.v... Phát triển làng nghề mây tre đan xuất khẩu, dệt thổ cẩm, đá mỹ nghệ, gắn hoạt động kinh tế của làng nghề với hoạt động dịch vụ du lịch và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, với các địa bàn trọng điểm như Vườn quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, thị xã Thái Hòa... c. Thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội Tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn vùng miền Tây và ven biển, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để giải quyết việc làm, thu nhập ổn định, chuyển dịch cơ cấu nguồn lực lao động. Đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương tăng nguồn thu ngân sách và người dân có điều kiện tăng thu nhập góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo và nâng cao mức sống nhân dân trong từng vùng. Thu hút doanh nghiệp đầu tư, sử dụng lao động địa phương tại các xã nghèo. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo vốn làm ăn kinh doanh ổn định, lâu dài. Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm có thế mạnh như sản xuất đường, các sản phẩm sau đường, chế biến chè, dứa, mủ cao su, sữa, thịt, các sản phẩm gỗ, bột giấy, thủy hải sản và chế biến thủy sản... d. Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động cho người lao động Thực hiện tốt chính sách đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm mới và xuất khẩu lao động cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3846/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Thực hiện đào tạo nghề theo địa chỉ bằng việc gắn kết các cơ sở đào tạo dạy nghề với các doanh nghiệp để bố trí việc làm sau đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp... Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và miền núi, đồng thời quản lý và phát huy hiệu quả các công trình đó; từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - chính trị, trật tự xã hội. 3. Kết luận Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, xã hội và người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo, phải nhận thức đúng đắn xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lự
Tài liệu liên quan