Một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai

ÓM TẮT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA: - 43.1% đánh giá việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thời gian qua chưa tốt; - 41.2% cho rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được thực hiện tốt; - 43.6% khẳng định ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người dân không tốt; - Chỉ có 8.4% cho rằng việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý, 45.1% cho rằng tương đối hợp lý. Nguyên nhân chính dẫn đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không hợp lý là do khâu lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

pdf35 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Tài liệu tham khảo nội bộ) VĂN PHÒNG QUỐC HỘI - Kết quả điều tra Xã hội học - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - HÀ NỘI, THÁNG 05/2006 - Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐIỀU TRA: - 43.1% đánh giá việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thời gian qua chưa tốt; - 41.2% cho rằng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được thực hiện tốt; - 43.6% khẳng định ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người dân không tốt; - Chỉ có 8.4% cho rằng việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý, 45.1% cho rằng tương đối hợp lý. Nguyên nhân chính dẫn đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không hợp lý là do khâu lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - 65% cho rằng tính khả thi của các bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cao; - 56.5% cho rằng quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không được đưa ra lấy ý kiến nhân dân; - 62.8% cho rằng có tình trạng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không được thực hiện theo tiến độ (quy hoạch “treo”). 2 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU.....................................................................................................................5 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................5 II. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA .......................................................................................................6 III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA ........................................................................................... 6 IV. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA........................................................................................ 6 V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA:............................................................................................7 VI. PHẠM VI ĐIỀU TRA: ........................................................................................................7 V. QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU TRA: .......................................................................9 1. Thiết kế bảng hỏi .................................................................................................... 9 2. Điều tra thử nghiệm ................................................................................................ 9 3. Điều tra chính thức ................................................................................................. 9 4. Làm sạch, kiểm tra, mã hóa, nhập số liệu. ............................................................. 9 5. Xử lý và phân tích số liệu...................................................................................... 10 6. Báo cáo kết quả điều tra. ...................................................................................... 10 PHẦN II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ....................................................................................... 11 I. THÔNG TIN CHUNG............................................................................................. 11 II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ............................................................................................ 12 1. Nhận xét chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai ...................................... 12 2. Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai........................ 13 2.1. Nhận xét về việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng một số loại đất cụ thể:.................................................................................................. 14 2.2. Đánh giá về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai .............................. 16 2.3. Nguyên nhân của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chưa tốt ....... 17 2.4. Về việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .. 18 2.5. Người dân có được tham gia ý kiến không? .............................................................19 3 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 2.6. Bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có được chính quyền công bố công khaii không? ............................................................................................................. 19 2.7. Có tình trạng kế hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng không thực hiện theo kế hoạch (hay còn gọi là quy hoạch “treo”) không?................................. 20 3. Việc ban hành văn bản dưới luật liên quan đến lĩnh vực đất đai: ............................... 22 4. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của nhân dân ............................................... 22 5. Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đất đai................................................ 23 6. Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật đất đai ....................................... 24 7. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai ......................................................... 25 8. Về năng lực, phẩm chất của cán bộ làm công tác quản lý đất đai................................ 25 9. Điều kiện vật chất phục vụ công tác quản lý đất đai .................................................. 26 10. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........................................................ 26 11. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng ............................................................... 27 12. Về công tác giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai ..... 28 PHẦN III. MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 30 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 32 PHẦN IV. PHỤ LỤC........................................................................................................ 33 4 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 PHẦN I: GIỚI THIỆU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua năm 2003 thay thế Luật Đất đai năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai được Chính phủ ban hành, công tác quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thời gian qua từng bước được tăng cường và ngày càng hoàn thiện hơn theo nội dung chính sách đổi mới về công tác quản lý và sử dụng đất đai của Đảng, cũng như pháp luật về đất đai của Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội khoá XI, Chính phủ đã triển khai phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 và đã được các địa phương triển khai thực hiện. Để có thông tin khách quan phục vụ các đại biểu Quốc hội xem xét, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta, Trung tâm Thông tin - Thư viện và Nghiên cứu khoa học tổ chức điều tra dư luận xã hội về “Một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai”. 5 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 II. MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA Tìm hiểu dư luận xã hội về một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua. Rút ra những đề xuất, kiến nghị làm tài liệu tham khảo, góp phần phục vụ công tác giám sát của Quốc hội. III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA 1. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai; 2. Đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất. Bao gồm: - Đất sản xuất nông nghiệp, - Đất ở của khu vực nông thôn, - Đất ở của khu vực đô thị, - Đất xây dựng khu đô thị mới, - Đất xây dựng khu công nghiệp, và - Đất giao thông; 3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; 4. Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 5. Quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 6. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai. IV. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 1. Đại biểu HĐND và Uỷ viên UBND các cấp của các tỉnh, thành phố chọn điểm; 2. Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ; Cán bộ công chức làm việc tại: Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi Trường, Sở Xây dựng, 6 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 Sở Quy hoạch kiến trúc (nếu có), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Giao thông, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan thanh tra của tỉnh, thành phố. 3. Và một số người dân tại địa phương chọn điểm; V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA: 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu; 2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; 3. Phương pháp phỏng vấn sâu; 4. Phương pháp thống kê và phân tích số liệu. VI. PHẠM VI ĐIỀU TRA: 1. Về nội dung: Giới hạn ở một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai. (theo nội dung điều tra) 2. Dung lượng mẫu: 1345 người. 3. Mẫu chọn: theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 4. Địa điểm điều tra: Tiến hành tại 7 cơ quan Trung ương và 8 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền trong cả nước. Cụ thể: • Cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan Trung ương: 105 phiếu. TT Cơ quan Số phiếu 1. Bộ Tài nguyên và Môi Trường ................. 30 phiếu 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 15 phiếu 3. Bộ Công nghiệp ....................................... 10 phiếu 4. Bộ Xây dựng ............................................ 15 phiếu 5. Bộ Giao thông Vận tải............................... 10 phiếu 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ............................ 10 phiếu 7. Thanh tra Chính phủ ................................ 15 phiếu 7 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 • Các tỉnh, thành phố chọn điểm: 1240 phiếu TT Tỉnh, thành phố Số phiếu TT Tỉnh, thành phố Số phiếu 1. Hà Nội .............. 170 5. Đà Nẵng .............. 150 2. Hải Phòng ......... 150 6. Tp. Hồ Chí Minh... 170 3. Thái Bình .......... 150 7. Đắc Lắc ............... 150 4. Yên Bái ............. 150 8. Bình Dương ........ 150 Trong đó: TT Đối tượng Số phiếu Ghi chú 1. Đại biểu HĐND, Uỷ viên UBND và Cán bộ, công chức làm việc tại Văn phòng HĐND, UBND 3 cấp . 12 phiếu mỗi cấp 4 phiếu 2. Cán bộ, công chức làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường .............. 15 phiếu 3. Cán bộ, công chức làm việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường ... 8 phiếu 1 Quận và 1 Huyện mỗi đơn vị 4 phiếu 4. Cán bộ, công chức làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ........................ 5 phiếu 5. Cán bộ, công chức làm việc tại Sở Xây dựng.............................................. 5 phiếu 6. Cán bộ, công chức làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5 phiếu 7. Cán bộ, công chức làm việc tại Sở Giao thông Vận tải ................................. 5 phiếu 8. Cán bộ công chức làm việc tại Sở Công nghiệp.............................................. 5 phiếu 9. Cán bộ công chức làm việc tại Cơ quan thanh tra của tỉnh, thành phố. 10 phiếu 10. Một số nhân dân địa phương....... 80 phiếu 2 phường và 2 xã, mỗi đơn vị 20 phiếu Tổng cộng: 150 phiếu * Riêng Tp. Hà Nội và Hồ Chí Minh thêm 20 phiếu của Sở Quy hoạch và Kiến trúc. 8 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 V. QUY TRÌNH VÀ KỸ THUẬT ĐIỀU TRA: 1. Thiết kế bảng hỏi Quy trình thiết kế gồm các bước: xác định mục tiêu, nội dung cụ thể cần nghiên cứu, thiết kế câu hỏi theo từng nội dung cụ thể đó. Bảng hỏi (dự thảo) được gửi xin ý kiến lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo Vụ Kinh tế và Ngân sách, lãnh đạo Trung tâm Thông tin, Thư viện và NCKH, các nhà chuyên môn, các chuyên gia trước khi tổ chức điều tra thử nghiệm. 2. Điều tra thử nghiệm Bảng hỏi được làm thử trên 40 người, đại diện cho các đối tượng sẽ điều tra chính thức. Mục đích của điều tra thử là để phát hiện những sai sót của bảng hỏi. Dựa trên những ý kiến góp ý của người được hỏi, bảng hỏi được chỉnh sửa, sau đó một lần nữa xin ý kiến chuyên gia hoàn thiện trước khi triển khai chính thức. 3. Điều tra chính thức Trung tâm Thông tin - Thư viện và NCKH phân công cán bộ điều tra trực tiếp tại 7 cơ quan Trung ương và 8 tỉnh/thành phố chọn điểm, phối hợp với cán bộ của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố đó để tổ chức lấy thông tin vào phiếu điều tra. 4. Làm sạch, kiểm tra, mã hóa, nhập số liệu. Các bảng hỏi được kiểm tra, phát hiện các sai sót như: bỏ trống, trả lời có mâu thuẫn, trả lời không đúng quy định để hiệu chỉnh, những bảng hỏi không đáp ứng được yêu cầu của cuộc điều tra sẽ bị loại bỏ trước khi nhập số liệu. Các câu hỏi được mã hóa và nhập vào máy tính trên phần mềm thống kê SPSS 13.0. Các bảng tần xuất và bảng chéo được thiết lập để kiểm tra tính chính xác của số liệu cũng như phục vụ cho quá trình phân tích tiếp theo. 9 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 Các câu hỏi mở được xử lý theo quy trình sau: Tất cả các câu hỏi mở được liệt kê chi tiết, sau đó được xem xét gộp thành một số phạm trù để xử lý. 5. Xử lý và phân tích số liệu. Số liệu được xử lý sau khi đã kiểm tra đầy đủ và thống nhất trong khâu nhập liệu. Số liệu được phân tích theo bảng tần xuất (tính %) và bảng chéo để so sánh mức độ khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu. Một bảng tần xuất được thiết lập cho mỗi câu hỏi bao gồm những thông tin về số tuyệt đối những người trả lời và tỷ lệ phần trăm tương ứng, số người trả lời và tỷ lệ phần trăm tương ứng thể hiện ở từng thang đo trong bảng hỏi. 6. Báo cáo kết quả điều tra. Báo cáo được xây dựng dựa trên số liệu của bảng tần xuất, bảng chéo kết hợp với việc phân tích, tổng hợp tư liệu có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai. Mỗi nội dung trong phiếu điều tra được báo cáo mô tả và dẫn chiếu bằng số liệu về tỷ lệ % tuyệt đối, đồng thời có sự so sánh sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nhằm tìm kiếm sự khác biệt về ý kiến giữa các nhóm đối tượng của cuộc điều tra, từ đó đưa ra những nhận định làm cơ sở cho các kiến nghị sau này. Trước khi hoàn thiện báo cáo kết quả điều tra, Dự thảo báo cáo được xin ý kiến của lãnh đạo và thành viên Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo Trung tâm Thông tin, Thư viện và NCKH, lãnh đạo Vụ Kinh tế và Ngân sách và một số chuyên gia khác. 10 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 PHẦN II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA I. THÔNG TIN CHUNG: I.1. Nhóm tuổi: Tỷ lệ % <30 20.3% 31-40 26.7% 41-50 28.1% 51-60 21.7% > 60 3.2% Tổng cộng: 100% I.2. Giới tính: Nam 68.2% Nữ 31.8% Tổng cộng: 100% I.3. Trình độ học vấn: Phổ thông 16.3% Trung cấp-cao đẳng 16.3% Đại học 62.5% Trên đại học 4.9% Tổng cộng: 100% I.4. Cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai: 21.1% Bảng 1. Các thông tin chung về mẫu điều tra. 11 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 1. Nhận xét chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai Điều 1 của Luật Đất đai quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Căn cứ vào các quy định của Luật Đất đai, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, công tác quản lý Nhà nước về đất đai được tăng cường theo các quy định của pháp luật về đất đai. Hiệu quả sử dụng các loại đất ngày càng được nâng cao và có chất lượng hơn. 4.2% 36.3% 47.2% 12.3% Tốt Tương đối tốt Chưa tốt Khó trả lời Biểu đồ 1. Nhận xét chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai, kết quả điều tra cho thấy: công tác quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua được thực hiện tương đối tốt. Điều này được khẳng định qua số liệu 12.3% số người được hỏi nhận xét ở mức “Tốt” và 47.2% nhận xét ở mức “Tương đối tốt”. Tuy nhiên, còn có đến 36.3% số người được hỏi cho rằng công tác quản lý và sử dụng đất đai thời gian qua chưa được thực hiện tốt. Nguyên nhân mà những người được hỏi cho rằng công tác quản lý và sử dụng đất đai chưa tốt đưa ra chủ yếu là do: Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai chưa được tốt (45.8%); Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người dân không cao (42.6%); Việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa tốt (43.1%). 12 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 Sự khác biệt giữa các nhóm: - Tuổi và trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ % đánh giá chung về công tác quản lý và sử dụng đất đai chưa tốt càng nhiều. - Những người không làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai (40.3%) đánh giá công tác này chưa tốt cao hơn nhóm cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai (22%) . 52.5% 44.4% 40.1% 32.4% 25.6% 0 20 40 60 60 Biểu đồ 2. Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất đai theo lứa tuổi - Những người được hỏi sống ở khu vực đô thị (39.3%) nhận xét công tác này chưa tốt nhiều hơn những người sống ở nông thôn (20.1%). 2. Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai Thực hiện Nghị quyết số 29/2004/QH11 ngày 15/6/2004 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được Chính phủ quan tâm hơn, nhưng phê duyệt còn chậm so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trên cơ sở quy hoạch chung, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. 5.110.1 41.6 43.1 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tốt Tương đối tốt Chưa tốt Khó trả lời Biểu đồ 3. Nhận xét về triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Nhìn chung, việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai thời gian qua còn chưa tốt. Số liệu điều tra cho thấy: chỉ có 10.1% số 13 Điều tra xã hội học về công tác quản lý và sử dụng đất đai - TTTT 5/2006 người được hỏi lựa chọn phương án “Tốt” và 41.6% lựa chọn phương án “Tương đối tốt”, trong khi có tới 43.1% số người cho rằng công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chưa được thực hiện tốt. Đây là số liệu đáng quan tâm đối với các nhà làm công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. 2.1. Nhận xét về việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng một số loại đất cụ thể: Hợp lý Tương đối hợp lý Chưa hợp lý Khó trả lời 1. Đất nông nghiệp.............................. 12.3% 47% 20.8% 19.9% 2. Đất ở khu vực nông thôn................. 10.1% 45% 23.7% 21.3% 3. Đất ở khu vực đô thị........................ 9.7% 43.6% 35.7% 11% 4. Đất xây dựng khu đô thị mới........... 12.3% 45.1% 24.4% 18.2% 5. Đất xây dựng khu công nghiệp....... 12% 42.3% 28.7% 17% 6. Đất xây dựng công trình giao thông. 12.1% 44.8% 29.2% 14% 7. Đất xây dựng công trình thuỷ lợi. 12.1% 46.5% 17.3% 24.1% Bảng 2. Việc triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng một số loại đất Việc thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn đã đạt được hiệu quả tích cực, tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển mới. Một bộ phận diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và các cây có giá trị kinh tế cao hơn, nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Đây là kết quả thể hiện tính đúng đắn, hợp lý trong việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, gắn quy hoạch v
Tài liệu liên quan