Biển Đông là vùng biển được bao quanh bởi nhiều quốc gia có tốc độ công nghiệp hóa rất cao như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Brunây, Campuchia. Biển Đông có một hệ sinh thái độc nhất vô nhị kho tài nguyên quý giá. Biển Đông được người Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Biển Đông đứng thứ hai trong các biển ven Thái Bình Dương và đứng hàng thứ ba trên thế giới. Biển có diện tích khoảng 3.447.000 Km2, thể tích 3.928.000 Km3. Theo tổng cục thủy văn quốc tế đây là vùng biển nửa kín kéo dài khoảng 1.900 hải lí, ranh giới phía nam ở vĩ tuyến 30 Nam giữa nam Sumatra và Kalimanta, phía bắc eo Đài Loan đến bờ biển Phúc Kiến Trung Quốc, với hai đảo lớn Hải Nam 34.000 Km2 và Đài Loan 36.000 Km2. Độ sâu trung bình của biển 1060m, độ sâu lớn nhất 5016m. Biển có chế độ gió mùa( Đông Bắc từ tháng 12 – tháng 2 năm sau, gió mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 8), quanh năm độ ẩm, khí áp, vũ lượng đều cao. Nhờ có Biển Đông tính chất hải dương của tự nhiên Việt Nam rõ rệt và phong phú. Biển rất giàu về tài nguyên, thềm lục địa rộng và nông là nơi tập trung nhiều khoáng sản, nước biển là một kho muối vô tận, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển Có nhiều bến cảng đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế của các nước ven bờ.
Đối với Việt Nam vấn đề giữ gìn an ninh và chủ quyền Biển Đông là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội và sự tồn vong của đất nước.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề phát triển kinh tế biển đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu :
1. Khái quát về biển Đông:
Biển Đông là vùng biển được bao quanh bởi nhiều quốc gia có tốc độ công nghiệp hóa rất cao như: Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Brunây, Campuchia. Biển Đông có một hệ sinh thái độc nhất vô nhị kho tài nguyên quý giá. Biển Đông được người Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa. Biển Đông đứng thứ hai trong các biển ven Thái Bình Dương và đứng hàng thứ ba trên thế giới. Biển có diện tích khoảng 3.447.000 Km2, thể tích 3.928.000 Km3. Theo tổng cục thủy văn quốc tế đây là vùng biển nửa kín kéo dài khoảng 1.900 hải lí, ranh giới phía nam ở vĩ tuyến 30 Nam giữa nam Sumatra và Kalimanta, phía bắc eo Đài Loan đến bờ biển Phúc Kiến Trung Quốc, với hai đảo lớn Hải Nam 34.000 Km2 và Đài Loan 36.000 Km2. Độ sâu trung bình của biển 1060m, độ sâu lớn nhất 5016m. Biển có chế độ gió mùa( Đông Bắc từ tháng 12 – tháng 2 năm sau, gió mùa hạ từ tháng 6 đến tháng 8), quanh năm độ ẩm, khí áp, vũ lượng đều cao. Nhờ có Biển Đông tính chất hải dương của tự nhiên Việt Nam rõ rệt và phong phú. Biển rất giàu về tài nguyên, thềm lục địa rộng và nông là nơi tập trung nhiều khoáng sản, nước biển là một kho muối vô tận, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển …Có nhiều bến cảng đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế của các nước ven bờ.
Đối với Việt Nam vấn đề giữ gìn an ninh và chủ quyền Biển Đông là yếu tố quyết định cho sự phát triển kinh tế xã hội và sự tồn vong của đất nước.
2. Vì sao phải định hướng phát triển kinh tế Biển Đông ở Việt Nam ?
Nước ta có diện tích khoảng 329.000 Km2, vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông hơn 1 triệu Km2. Biển có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng: Thực vật, động vật có giá trị kinh tế cao, tài nguyên năng lượng rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Biển có nhiều thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải, công nghiệp biển, du lịch, dịch vụ thương mại.… Biển Đông được nhân dân ta khai thác từ lâu nhưng tiềm năng và tầm quan trọng về kinh tế chưa được khai thác đúng giá trị làm lãng phí và ô nhiễm môi trường. Đại hội Đảng lần IX đưa ra chiến lược phát triển kinh tế từ 2001 – 2010 đã “Định hướng phát triển kinh tế khu vực biển và hải đảo”. Để góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của cả nước.
II. Nội Dung
1. Định hướng phát triển kinh tế ngành hàng hải ở Việt Nam
Nhằm khai thác tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, về tương lai phát triển mạnh mẽ đội tàu viễn dương, xây dựng các cơ sở hạ tầng cảng biển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngành hàng hải trong và ngoài nước.
Sản lượng vận tải biển: Vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước chủ yếu là xi măng, phân bón, than, dầu khí… nhập khẩu khoảng 69 triệu tấn, nội địa là 14 triệu tấn (năm 2005). Trong tương lai sản lượng vận tải phải tăng cường hơn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Sản lượng hàng hóa thông qua các hệ thống cảng Việt Nam tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,2%. Trong 5 năm từ 2001 – 2005 hàng hóa xuất khẩu là 36,7 triệu tấn, nhập khẩu là 46,7 triệu tấn, nội địa là 46,2 triệu tấn.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển với đường biển dài 3260Km Việt Nam có nhiều cảng biển quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Chính phủ tập trung phát triển đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dựa vào nguồn vốn ODA cho các cảng biển:
Khu vực phía Bắc: Hải Phòng, Cái Lân…
Khu vực miền Trung: Đà Nẵng, Dung Quất…
Khu vực miền Nam: Cảng Sài Gòn, Vũng Tàu, các cảng trên sông Thị Vải – Cái Mép…
Trong tương lai phát triển và nâng cao trọng tải của các cảng có giá trị kinh tế, đặc biệt là cảng Cái Cui ở Cần Thơ.
Phát triển ngành đóng tàu: tiềm năng kinh tế Biển Đông rất lớn, tương lai tăng cường các loại tàu đành bắt xa bờ, tàu chở hàng hóa, đội tàu chở container, chở dầu thô…Phải tăng cường đầu tư đóng nhiều tàu trọng tải lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai.
Cải tạo và nâng cấp nhà máy đóng tàu liên doanh liên kết với nước ngoài có trình độ quản lí tiên tiến tăng sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Hình thành 3 trung tâm đóng tàu Bắc – Trung – Nam có khả năng được tàu có trong tải từ 100.000 DWT, sửa chữa tàu từ 400.000 DWT. Trong tương lai đóng tàu trọng tải từ 10.000 DWT chở dầu thô, 100.000 chở dầu thành phẩm, tàu chở container từ 1000 – 1500 TEU…
2. Định hướng phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam
Bước vào thời kỳ toàn cầu hóa nhu cầu năng lượng rất lớn. Năm 2001 tổng công ty dầu khí Việt Nam đã khai thác gần 100 triệu tấn dầu thô đòng vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước. Trong những năm tới tăng cường khai thác bên cạnh đó phải đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường.
Một số mỏ dầu đang khai thác và đã phát hiện, tại thềm lục địa Việt Nam qui tụ thành 4 khu vực:
Bể cửu Long, thềm lục địa Tây Nam, bể nam Côn Sơn, khu vực Bắc bể sông Hồng. Trong tương lai cần phải khai thác hợp lí bảo vệ môi trường, tăng cường kiếm thêm nhiều mỏ mới để phát triển kinh tế xã hội
3. Định hướng phát triển ngành thủy sản :
Thủy sản được Đảng và nước ta định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Năm 2005 sản lượng nuôi tôm là 220.000 – 240.000 tấn có giá trị xuất khẩu cao góp phần thu ngoại tệ. Dọc theo bờ biển cả nước có nhiều như trường lớn nuôi trồng và khai thác hải sản. trong những năm tới ngành nuôi trồng hải sản tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở chế biến theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, tăng cường đóng tàu có trọng tải lớn để đánh bắt xa bờ.
4. Định hướng phát triển du lịch :
Tiềm năng du lịch biển Đông của nước ta rất lớn, với đường biển dài khoảng 3260 Km, khoảng 125 bãi cát, trên 2.700 hòn đảo lớn và nhỏ, hệ thống rừng ven biển rất phong phú và đa dạng về sinh học, Việt Nam lại có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, an ninh vững vàng đây là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn đổi mới chính sách ưu tiên ưu đãi cho người du lịch. Về tương lai khu vực Bắc Bộ có Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà, Đồ Sơn,… phát triển mạnh mẽ hơn nữa về tiềm năng du lịch như: du lịch lặn, thám hiểm đáy biển,… Hạ Long đang được bầu chọn vào “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới”.
Du lịch biển Bắc trung bộ trong tương lai tập trung bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa kiến trúc, di sản thiên nhiên giới,….
Nam trung bộ phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển du lịch bãi biển.
Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn…
5. Đối với an ninh và quốc phòng trong tương lai
Do vị trí đặc thù Biển Đông Việt Nam tiếp giáp với nhiều nước có sự giao lưu giao thoa giữa các nền văn hóa lớn. Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, là khu vực có nhiều biến động bởi đầy thế lực tham vọng. Biển Đông có vị trí vô cùng quan trọng về các mặt kinh tế, an ninh, quốc phòng trước mắt và lâu dài. Theo công ước quốc tế năm 1982 chúng ta cần phải hoạch định ranh giới rõ ràng, việc tranh chấp biển đông giải quyết theo hướng hòa bình, xây dựng các quan hệ hợp tác trong khai thác và kiểm soát ở biển Đông sẽ đem lại lợi ích cho các nước liên quan góp phần hòa dịu các vấn đề khu vực.
III. Kết luân:
Do tính chất quan trọng về kinh tế và quốc phòng nên việc định hướng phát triển kinh tế xã hội Biển Đông ở Việt Nam có một ý nghĩa sâu sắc đến tiến trình phát triển kinh tế của nước ta. Định hướng ở đây phải có những chính sách, kế hoạch cho phù hợp từng miền biển trong cả nước.
Sau Đại hội Đảng lần thứ IX kinh tế biển Đông có những bước phát triển nhảy vọt, đã giải quyết nhiều công ăn việc làm cho nhân dân. Kinh tế của các ngành hàng hải, thủy sản, du lịch, năng lượng,… đều có sự tăng trưởng đồng bộ góp phần rất lớn cho bước tiến công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta.
Hình 1 - Biển Đông
Hình 2 - Du lịch biển Đông
Hình 3 - Khai thác hải sản.
Hình 4 – Khai thác dầu khí
Mục lục
I.Mở đầu 1
1. Khái quát về biển đông 1
2. Vì sao phải định hướng phát triển kinh tế Biển Đông 1
II.Nội Dung 1
1. Định hướng phát triển kinh tế ngành hàng hải 1
2. Định hướng phát triển kinh tế ngành dầu khí 2
3. Định hướng phát triển kinh tế ngành thủy sản 2
4. Định hướng phát triển kinh tế ngành du lịch 3
5.Công tác an ninh quốc phòng trong tương lai 3
III.Kết luận 3
Một số hình ảnh minh họa 4
Các tài liệu tham khảo 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Biển và cảng biển trên thế giới, TS Phạm Văn Giáp, TS Phan Bạch Châu, TS Nguyễn Ngọc Huệ, NXB Hạ Nội, 2002.
Môi trường và tài nguyên Việt Nam, Nguyễn Ngọc Sinh, NXB Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội 1997.
Địa lí tự nhiên Việt Nam, Nguyễn Đức Chính – Vũ Tự Lập, NXB Giáo Dục, 1963.
CÁC WEDSITE
www.khudulichbiendong.com
www.vnn.vn
www.dantri.org
www.google.com.vn