Một số vấn đề sinh thái học nhân văn vùng Đông Bắc

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG ĐÔNG BẮC 1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Đông Bắc nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng vì địa hình cao, cộng với đặc điểm có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía Bắc, thắt lại ở Tam Đảo nên mùa đông thường có gió Bắc thổi mạnh, trời lạnh. Mùa hè có khí hậu mát mẻ.

pdf16 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề sinh thái học nhân văn vùng Đông Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 MỘT SỐ VẤN ĐỀ SINH THÁI HỌC NHÂN VĂN VÙNG ĐÔNG BẮC Nguyễn Công Thảo Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG ĐÔNG BẮC 1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh. Đông Bắc nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng vì địa hình cao, cộng với đặc điểm có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía Bắc, thắt lại ở Tam Đảo nên mùa đông thường có gió Bắc thổi mạnh, trời lạnh. Mùa hè có khí hậu mát mẻ. Bảng 1. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2012 Tỉnh Tổng diện tích rừng (nghìn ha) Tỷ lệ che phủ (%) Diện tích bị phá (ha) Diện tích rừng trồng (nghìn ha) Cao Bằng 339,0 50,5 2,8 0,9 Lạng Sơn 435,1 49,6 - 5,8 Bắc Kạn 367,5 70,6 10,5 13 Hà Giang 447,9 55,2 - 3,2 Tuyên Quang 405,5 64,3 20,6 15,4 Thái Nguyên 178,8 47,2 - 4,5 Phú Thọ 184,6 50,6 - 5,2 Quảng Ninh4 322,4 48,9 - 13,7 Bắc Giang 145,7 35,5 8,7 4,6 Ghi chú: (-) Số liệu không có. Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012. 4 Theo sắp xếp trong bảng phân loại của Tổng cục Thống kê, Quảng Ninh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. 39 Các con sông lớn ở vùng Đông Bắc thuộc hệ thống sông Hồng có sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm; thuộc hệ thống sông Thái Bình có sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Ngoài ra, còn có các con sông khác như sông Bằng (Cao Bằng), sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn)... Vùng biển Đông Bắc là khu vực có nhiều đảo nhất Việt Nam, chiếm đến 2/3 số lượng hải đảo của nước ta. Rừng vốn từng đóng vai trò quan trọng trong sinh kế, đời sống văn hóa của hầu hết các tộc người vùng Đông Bắc. Bảng 2. Mật độ dân số và diện tích đất nông lâm nghiệp năm 2012 Tỉnh Tổng diện tích (nghìn ha) Mật độ dân số (người/km2) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp (ha) Cao Bằng 670,8 77 94,2 534,0 Lạng Sơn 832,1 90 568,4 Bắc Kạn 485,9 62 36,7 379,4 Hà Giang 791,5 97 156,1 561,9 Tuyên Quang 586,7 127 82,3 446,7 Thái Nguyên 353,6 327 108,1 179,6 Phú Thọ 353,5 382 98,3 178,7 Quảng Ninh 610,0 194 50,3 390,3 Bắc Giang 385,0 414 129,6 140,3 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, 2012. Mật độ dân số giữa các tỉnh trong vùng không đồng đều, giảm dần ở các tỉnh vùng cao khu vực biên giới với Trung Quốc. 1.2. Dân số, dân tộc Vùng Đông Bắc: Tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 41,3% dân số toàn vùng và 34,6% dân số dân tộc thiểu số của cả nước với hơn 20 tộc người cùng sinh sống. Trong số này, các cư dân Tày - Nùng có số lượng đông đảo nhất trong các cộng đồng thiểu số. Các tộc người ở Đông Bắc thuộc các nhóm chính sau: - Nhóm ngôn ngữ hệ Tày Thái - Ka Đai có người Tày, người Nùng, người Thái, người Sán Chay (Cao Lan - Sán Chỉ), người Giáy, người Bố Y, La Chí, La Ha, Cơ Lao, Pu Péo; 40 - Nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao có người H’Mông, người Dao, người Pà Thẻn; - Ngữ hệ Hán - Tạng có người Hoa, người Ngái, người Sán Dìu, người Hà Nhì, người La Hủ, người Lô Lô, người Cống, người Phù Lá, người Sila; - Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường có người Kinh (Việt), người Mường. Trong khi các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Tày - Thái và Ka Đai cư trú chủ yếu ở các huyện vùng thấp, nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao và Hán - Tạng cư trú ở vùng cao. Với đại bộ phận các tộc người thiểu số trong vùng, làng bản là đơn vị tụ cư truyền thống, có ranh giới rõ rệt. Mỗi bản thường gồm từ vài chục đến dưới 100 hộ gia đình, thuộc một vài dòng họ khác nhau. Sở hữu cộng đồng đối với đất rừng vốn từng phổ biến trong xã hội cổ truyền. Vai trò của trưởng họ, trưởng bản rất quan trọng. Việc sử dụng, quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên thường được quy định trong luật tục của từng bản. 2. ĐẶC TRƯNG SINH THÁI NHÂN VĂN CỦA MỘT SỐ TỘC NGƯỜI VÙNG ĐÔNG BẮC 2.1. Làm ruộng Loại hình canh tác này phổ biến ở người Tày, Nùng, Giáy, La Chí cùng như một số tộc người khác thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái - Ka Đai vốn cư trú chủ yếu ở vùng chân thung lũng. Diện tích các cánh đồng ở khu vực Đông Bắc dao động từ vài chục ha đến vài trăm ha. Trừ một số vùng thung lũng tương đối lớn nằm ở vùng thấp như thung lũng Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, thung lũng Thất Khê, huyện Tràng Định (Lạng Sơn), các huyện Bắc Quang, Bắc Mê, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang (Hà Giang), các cánh đồng còn lại khá nhỏ, nằm rải rác dọc theo các con suối, thường là không gian canh tác của một số thôn, bản. Đặc trưng nổi bật của việc làm ruộng ở các dân tộc Tày, Nùng vùng Đông Bắc là kỹ thuật làm đất rất kỹ. Trước khi cấy, đất được cày bừa nhiều lần: cày vỡ, bừa phá, cày lại, bừa nhuyễn và bừa cấy. Cày chìa vôi, cày Mèo (đây là cách gọi của người dân) được sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của hai loại cày này là có thể dễ ràng điều chỉnh độ nông, sâu của đường cày để phù hợp với điều kiện địa của ruộng. Ở nhiều địa phương của Đông Bắc, từ Quảng Ninh sang đến Hà Giang, trước đây vẫn tồn tại phương thức trâu quần. Đây là phương thức làm ruộng theo kiểu “đao canh thủy nậu” mà nhiều bộ chính sử của Việt 41 Nam từng nhắc đến. Phương thức này có ưu điểm là người ta lợi dụng được tối đa sức lao động của gia súc. Giống với vùng Tây Bắc, ở Đông Bắc cũng tồn tại phổ biến hệ thống thủy lợi được cho là có nguồn gốc bản địa Đông Nam Á: hệ thống mương - phai và lốc cọn. Trước những năm 1990, theo ước tính, hệ thống mương - phai đảm nhiệm việc tưới tiêu khoảng 80% diện tích ruộng; 20% diện tích còn lại thường có mặt ruộng cao hơn nhiều so với dòng chảy của sông suối. Để khắc phục tình trạng này, người ta tạo ra hệ thống cọn nước (xe nước). Ở đâu không sử dụng/tận dụng được các hệ thống này thì người ta phải canh tác theo chế độ nước trời, chỉ gieo cấy được một vụ vào mùa mưa, theo kiểu “lạy trời mưa xuống” (Viện Dân tộc học, 1992). Ở một số nơi như Hoàng Su Phì (Hà Giang), một bộ phận người Dao, H’Mông cũng trồng lúa trên các ruộng bậc thang. Hình thức canh tác này mới xuất hiện cách đây chừng 100 năm. Diện tích ruộng này được hình thành trên các đất nương gần nguồn nước. Người dân phải bỏ nhiều công sức dưới hình thức đổi công giữa các hộ để san bằng, đắp bờ, làm mương dẫn nước (Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý, 1999). Tuy nhiên, hình thức này không phổ biến ở bình diện tộc người. Chỉ nhìn qua tập quán bón phân, có thể dễ dàng nhận thấy mối liên hệ của nó đối với các điều kiện xã hội, hệ thống xã hội. Có thể tóm tắt trong bảng dưới đây: Bảng 3. Tập quán bón phân và điều kiện kinh tế - xã hội Giai đoạn Tập quán bón phân Điều kiện kinh tế - xã hội Trước 1990 Không phổ biến, chủ yếu là phân hữu cơ Các dân tộc Tày - Nùng không có điều kiện kinh tế để mua phân bón do tỷ lệ nghèo cao, quy mô hộ gia đình lớn, thị trường phân bón chưa sẵn có, tập quán sản xuất dựa vào thiên nhiên, thói quen chăn thả tự do, chưa tiếp cận với kinh tế thị trường, sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, mạng lưới xã hội khá khép kín Sau 1990 Phổ biến hơn, kết hợp phân hữu cơ và phân vô cơ Giao thông phát triển, thị trường phân bón sẵn có, áp dụng giống mới, hệ thống khuyến nông phát triển, sản xuất hướng đến thị trường, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp (buôn bán, làm thuê, cán bộ Nhà nước...) tăng, nên có nguồn lực đầu tư phân bón, học hỏi từ người Kinh, mạng lưới xã hội mở rộng mang tính vùng, quốc gia... 42 Đặt trong mối tương quan với hệ thống tự nhiên như địa hình, khí hậu, nguồn nước, đất đai và hệ thống xã hội như làng bản, dòng họ, quy mô gia đình, có thể thấy việc làm ruộng của các tộc người ở khu vực Đông Bắc chính là sản phẩm của quá trình thích ứng, hòa hợp giữa hai hệ thống này. Điều đó thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất, điều kiện tự nhiên không cho phép hình thành các cánh đồng lớn và qua đó có ảnh hưởng tới quy mô dân số, phân bố dân số trong vùng. Chính vì thế, các bản của người Tày - Nùng thường có quy mô dân số chỉ từ vài chục hộ đến dưới một trăm hộ. Điều này khác với quy mô làng của người Kinh hay bản của người Thái ở một số nơi ở Tây Bắc. Thực tế này dẫn đến việc mỗi bản thường chỉ gồm vài dòng họ chính; mỗi bản thường nằm ven suối, sông, gắn liền với khu canh tác của bản với ranh giới khá rõ ràng. Trước những năm 1990, mật độ dân số còn ở mức chưa cao, diện tích canh tác bình quân đầu người tương đối đủ ở hầu hết cộng đồng người Tày - Nùng. Thứ hai, hệ thống thủy lợi của các dân tộc Tày - Nùng, hệ thống ruộng bậc thang của nhiều tộc người vùng Đông Bắc là kết quả của việc tận dụng các điều kiện địa hình, nguồn nước, nhằm phục vụ tưới tiêu cho mùa vụ. Đặc điểm địa hình dốc, mật độ dân cư thưa, diện tích các cánh đồng nhỏ là những yếu tố quan trọng không cho phép hình thành hệ thống kênh, mương, đê lớn, liên vùng như ở đồng bằng sông Hồng. Chính vì thế, trước những năm 1990, người dân chủ yếu trồng 1 vụ. Mặc dù vậy, hệ thống thủy lợi này có ưu điểm là tận dụng điều kiện tự nhiên, hạn chế xói mòn đất, tạo ra sự cấu kết cộng đồng (xây dựng và bảo vệ hệ thống thủy lợi là trách nhiệm của các thành viên trong bản). Từ giữa những năm 1990, khi hệ thống thủy lợi được đầu tư, diện tích đất 2 vụ mới gia tăng. Thứ ba, các đặc điểm của nền sản xuất lúa nước trước những năm 1990 ở nhiều tộc người vùng Đông Bắc, đặc biệt là hai tộc người Tày - Nùng phản ánh tính khá khép kín của các cộng đồng địa phương. Điều này thể hiện qua sự phổ biến của các giống cây trồng tại chỗ, vai trò chủ đạo của tri thức địa phương trong sản xuất, xu hướng tự cung, tự cấp. Thứ tư, thực tiễn sản xuất ruộng phổ biến chủ yếu ở các dân tộc Mường, Tày, Nùng, Giáy trong phạm vi khu vực Đông Bắc (trong số các dân tộc tại chỗ) gắn liền với lịch sử cư trú của hai nhóm này. Họ được coi là nhóm dân cư có mặt sớm trong vùng (so với nhóm H’Mông, Dao). Chính vì thế, địa bàn cư trú của họ gắn liền với các vùng chân thung lũng, vùng thấp, dọc theo các con sông, suối lớn. Quá trình dịch chuyển nền sản xuất ruộng từ dựa trên kinh nghiệm, nặng về tự cung, tự cấp, sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, 43 hướng nhiều hơn đến thị trường, đa dạng giống, cây trồng là kết quả của những biến chuyển từ: (i) hệ thống xã hội như cơ cấu dân cư, địa bàn cư trú, giao lưu văn hóa tộc người; (ii) chính sách của Nhà nước; (iii) biến đổi môi trường tự nhiên; và (iv) nhu cầu phát triển nội tại của mỗi tộc người. Trong số các tộc người thiểu số ở vùng Đông Bắc, 4 quá trình này diễn ra mạnh nhất ở người Mường, Tày, Nùng và điều đó lý giải nền sản xuất ruộng của họ đã chuyển biến theo hướng chuyên canh, thâm canh, tiệm cận năng suất của người Kinh. Các cánh đồng thung lũng ở thị xã Hà Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) hay các huyện Tràng Định, Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) có thể coi là những ví dụ tiêu biểu. 2.2. Nương rẫy Nương rẫy là loại hình canh tác phổ biến và chính ở người Phù Lá, Lô Lô, Pu Péo, Sán Dìu và đặc biệt là người Dao, H’Mông ở các tỉnh Đông Bắc nói riêng, ở nước ta nói chung. Các cây trồng chính trên nương bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn, đậu (khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích một số cây công nghiệp như chè tăng nhanh do nhu cầu thị trường). Về cơ bản, người dân chỉ trồng được 1 vụ/năm do phụ thuộc việc tưới tiêu vào nước mưa. Nhìn chung, việc bón phân, phun thuốc trước đây hầu như không phổ biến. Các giống cây trồng mang tính địa phương, do người dân tự bảo quản, lưu giữ. Năng suất lúa nương vì thế khá thấp, dưới 10 tạ/ha. Thời điểm phát nương, gieo trồng thường bắt đầu từ tháng 2-3, thời điểm đầu xuân, thời tiết mát mẻ. Đây cũng là lựa chọn để cây trồng được tưới kịp thời khi mùa mưa đến. Trong quy trình làm nương, thao tác chọn đất để phát nương được đặc biệt quan trọng và việc này thường do những bậc cao niên, có kinh nghiệm lâu năm đảm nhiệm. Điều này khẳng định vai trò của người cao tuổi và kinh nghiệm sản xuất truyền thống trong xã hội người Dao, H’Mông cũng như của một số tộc người khác trước đây. Đất nương rẫy thường là đất đồi, rừng gắn với quyền khai thác, sử dụng của một bản cụ thể. Việc làm nương rẫy trên đất thuộc phạm vi quản lý của bản khác bị nghiêm cấm. Tập quán này bị chi phối bởi đặc điểm tụ cư trước đây khi mỗi bản thường có ranh giới xác định, gắn với các khu đồi, rừng cụ thể. Ngoài nương đất, nương bãi bằng còn có một loại nương khá độc đáo, mang tính bản sắc riêng của người H’Mông ở Hà Giang, đó là nương thổ canh hốc đá. Đây là kỹ thuật canh tác truyền thống sáng tạo, mang tính thích ứng cao với điều kiện địa hình ở những nơi có đá nhiều hơn đất. Tại cao nguyên đá Đồng Văn vào mùa xuân khi tiết trời ấm áp, người dân dẫy cỏ, xếp đá làm hàng rào những khu đất nhỏ trên 44 núi đá để gieo trồng. Họ cũng gùi đất đổ vào các hốc đá tự nhiên, tạo nên mặt bằng canh tác để tra hạt ngô, hạt bí hay đậu cô ve xuống rồi chờ những cơn mưa chúng sẽ nảy mầm. Đây là công việc đòi hỏi nhiều sức lực, nên các hộ gia đình thường tiến hành đổi công, phổ biến là các gia đình trong một dòng họ. Hình thức canh tác này rất phổ biến ở 4 huyện vùng cao phía Bắc tỉnh Hà Giang là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Đây là khu vực có địa hình núi cao, hiểm trở, khan hiếm đất sản xuất, nguồn nước. Nhìn vào nương rẫy của các tộc người vùng Đông Bắc, đặc biệt là của người Dao và người H’Mông từ những năm 1990 trở về trước, có thể đưa ra một số nhận xét sau: - Đây là phương thức canh tác không đem lại năng suất cao, khó có thể đảm bảo an ninh lương thực cho hộ gia đình khi mật độ dân số gia tăng nếu không có các nguồn thu nhập khác; - Sự lệ thuộc vào nương rẫy lý giải cho quy mô làng bản của 2 tộc người này nhỏ hơn nhiều so với các dân tộc Tày - Nùng. Mỗi bản thường chỉ có 1-2 dòng họ; - Phương thức canh tác ảnh hưởng đến tính khá biệt lập của địa bàn cư trú, dẫn đến khả năng, cơ hội liên kết vào mạng lưới xã hội, thương mại rộng hơn ở hai tộc người này không mạnh như các tộc người ở vùng thấp; - Tính bấp bênh, không ổn định của năng suất nương rẫy khiến an ninh lương thực luôn là một thách thức đối với nhiều tộc người, đặc biệt là người Dao và H’Mông; - Diện tích mỗi mảnh nương nhiều khi rộng đến hàng hecta, điều đó dẫn đến nhu cầu đổi công giữa các hộ gia đình trong bản, trong dòng họ mỗi dịp phát nương, làm đất, trồng trọt hay thu hoạch. Chính vì thế, liên kết xã hội giữa các thành viên trong 1 bản khá chặt chẽ. Kể từ giữa những năm 1990 đến nay, bên cạnh cây lương thực, một số loại cây công nghiệp đã được người H’Mông, Dao trồng trên diện rộng, phục vụ mục đích thương mại: thảo quả, hồi, cao su, chè, thuốc lá; một số loại cây ăn quả có giá trị cao: quýt, cam, chanh, lê, mận; một số giống cây lương thực mới được Chính phủ hỗ trợ: ngô, sắn. Ở các tỉnh Đông Bắc, đã hình thành một số vùng chuyên canh trồng các loại cây thương mại ở phạm vi lớn như: Tràng Định (cây lê), Bắc Sơn, Bình Gia (quýt) (Lạng Sơn), Vị Xuyên, Bắc Quang (chanh, cam) (Hà Giang), Sơn Dương, Tuyên Quang (cây sa nhân), Yên Thế, Bắc Giang (cây sưa đỏ), Thạch An, Cao Bằng (cây chè đắng)... Các nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình này trước tiên bắt nguồn từ: (i) chính sách của Nhà nước: Luật Đất đai giao đất tới hộ 45 gia đình, xác nhận quyền sử dụng và bảo vệ đối với đất rừng, đất đồi tới các hộ gia đình; (ii) chính sách khuyến nông: hỗ trợ giống, kỹ thuật, phân bón; (iii) sự phát triển của hệ thống giao thông giúp cho việc đi lại, thông thương hàng hóa, kết nối giữa vùng cao với miền xuôi; (iv) sự phát triển của kinh tế thị trường: giúp nông sản có đầu ra, kết nối người nông dân với doanh nghiệp, người tiêu thụ, thị trường trong và ngoài nước; (v) giao lưu văn hóa giữa các tộc người: ảnh hưởng của người Kinh ngày càng rõ rệt trong phương thức sản xuất, kỹ thuật canh tác và kinh nghiệm tiếp cận thị trường. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất lương thực phục vụ tiêu dùng sang hướng đến thị trường rõ rệt hơn của hoạt động sản xuất nương rẫy đã có tác động đến quá trình biến đổi các hệ thống xã hội ở nhiều tộc người trong đó có người Dao và H’Mông. Từ du canh, du cư, họ đã chuyển sang định canh, định cư, từ cư trú khá biệt lập, nhỏ lẻ đến cư trú tập trung, gắn kết hơn với các tộc người khác. Sản xuất nương rẫy không còn là hoạt động mang tính “cầu may”, trông chờ vào tự nhiên mà đã chuyển thành hoạt động mang tính thương mại, người dân chủ động đầu tư (phân bón, giống, kỹ thuật) hơn cho mùa vụ của mình. Thế hệ trẻ với kiến thức mới đã dần dần thay thế vai trò kinh nghiệm truyền thống của người già trong sản xuất nương rẫy nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung (Lý Hành Sơn, 1993; Sở Văn hóa Thông tin Hà Giang, 1994; Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý, 1999). Việc áp dụng kỹ thuật sản xuất mới cũng giúp giảm tải lao động chân tay (ví dụ như dùng thuốc diệt cỏ) và cùng với tác động từ hoạt động truyền thông về kế hoạch hóa gia đình, quy mô gia đình ở nhiều tộc người, đặc biệt là người Dao và H’Mông đã giảm đi đáng kể. Hiện nay, đa phần các hộ gia đình chỉ có 2 con, rất ít hộ gia đình có trên 4 con như trước đây. Sự chuyển biến này giúp chất lượng dân số tốt hơn, trẻ em được chăm sóc đầy đủ hơn, có điều kiện đi học, nâng cao trình độ dân trí. Quá trình này cùng với xu thế cộng cư khiến xu thế hôn nhân liên tộc người ngày càng trở nên phổ biến, thay thế hình thức hôn nhân nội tộc trước đây. Điều này dẫn đến cấu trúc làng bản của người Dao, H’Mông thay đổi, mở hơn, có thể bao gồm nhiều tộc người khác cùng chung sống. Xu thế này thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm sản xuất giữa các tộc người, giúp người dân đa dạng hóa sinh kế cũng như các phương thức mưu sinh, thiết lập mạng lưới trao đổi với nhiều tộc người khác và qua đó mở rộng mạng lưới xã hội của mình. Bên cạnh đó, sự phát triển trên diện rộng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, việc sử dụng tràn lan phân bón, thuốc hóa học cũng có tác động tiêu cực đối với môi trường cũng như sức khỏe của người dân ở một số địa phương (Nguyễn Công Thảo và Phạm Thị 46 Cẩm Vân, 2013). Hiện tượng phá rừng lấy đất trồng sắn, hồi, chè vẫn diễn ra ở một số địa phương các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Rất tiếc, những vấn đề này lại chưa được nghiên cứu, dự báo, khuyến nghị một cách thỏa đáng. Có thể đưa ra một cách nhìn so sánh giữa hai hệ thống: hệ sinh thái và hệ thống xã hội ở 2 tộc người Dao và H’Mông ở hai tỉnh Hà Giang và Lạng Sơn thông qua việc nhìn vào sản xuất nương rẫy có những khác biệt (Bảng 4). Bảng 4. Hệ sinh thái và hệ thống xã hội của 2 dân tộc Dao, H’Mông nhìn qua nương rẫy Giai đoạn Hệ sinh thái Hệ thống xã hội Trước 1990 Rừng tự nhiên còn nhiều, sở hữu cộng đồng phổ biến; nương rẫy là đất rừng được người dân phát quang, làm du canh; luân canh; đa dạng sinh học còn tương đối nên cây trồng chính trên nương chỉ là cây lương thực; tính tự cung tự cấp nổi trội; giống địa phương do người dân tự bảo quản. Kỹ thuật sản xuất dựa trên kinh nghiệm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Quy mô hộ gia đình khá lớn; tập quán du cư còn phổ biến ở nhiều nơi; tính cố định của bản Dao, H’Mông vì thế không chặt như ở các tộc người Tày, Nùng, Mường. Hai tộc người này cũng cư trú khá biệt lập; quan hệ trao đổi, giao lưu, làm ăn với các tộc người ở vùng thấp đặc biệt là người Kinh chưa mạnh; gia đình, dòng họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lao động khi mùa vụ. Phân tầng xã hội trong nội bộ tộc người chưa rõ rệt Sau 1990 Diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm nhanh chóng; đất rừng được giao cho từng bản hoặc từng hộ gia đình quản lý Giao thông phát triển, thị trường phân bón sẵn có, áp dụng giống mới, hệ thống khuyến nông phát triển, sản xuất hướng đến thị trường, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp (buôn bán, làm thuê, cán bộ Nhà nước...) tăng nên có nguồn lực đầu tư phân bón, học hỏi từ người Kinh, mạng lưới xã hội mở rộng mang tính vùng, quốc gia... 2.3. Vườn
Tài liệu liên quan