Một số vấn đề trong quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công”. Đoàn kết nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng từ xa xưa đã là kim chỉ nam trong đường lối hành động cũng như ban hành những chính sách của Đảng, của Nhà nước. Điều đó đã được minh chứng qua sự thành công của lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta. Ngày nay chúng ta bước vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và đoàn kết toàn dân cùng nhau hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vẫn luôn được Đảng ta đưa ra làm chính sách quan trọng hàng đầu của sự phát triển. Trong đó, bảo vệ môi trường cũng là một trong những vấn đề cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn bởi trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng gia tăng và trở thành nỗi lo của của toàn xã hội. Trong thực tế, tư tưởng này đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày những quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, thực trạng cũng như giải pháp để hoàn thiện.

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề trong quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 1 1. Một số vấn đề trong quy định của pháp luật về “sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường”. 1 1.1. Khái niệm cộng đồng và một số vấn đề liên quan. 1 1.2. Các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. 2 2. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. 4 2.1. Ưu điểm của những quy dịnh về sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. 4 2.2 Những tồn tại về các quy định sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. 7 3. Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. 8 KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công”. Đoàn kết nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng từ xa xưa đã là kim chỉ nam trong đường lối hành động cũng như ban hành những chính sách của Đảng, của Nhà nước. Điều đó đã được minh chứng qua sự thành công của lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta. Ngày nay chúng ta bước vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và đoàn kết toàn dân cùng nhau hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vẫn luôn được Đảng ta đưa ra làm chính sách quan trọng hàng đầu của sự phát triển. Trong đó, bảo vệ môi trường cũng là một trong những vấn đề cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn bởi trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng gia tăng và trở thành nỗi lo của của toàn xã hội. Trong thực tế, tư tưởng này đã được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày những quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, thực trạng cũng như giải pháp để hoàn thiện. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề trong quy định của pháp luật về “sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường”. 1.1. Khái niệm cộng đồng và một số vấn đề liên quan. * “Cộng đồng” là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý, hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá chung. Như vậy cộng đồng là một khái niệm rất rộng, một số tổ chức đại diện cho cộng đồng ở nước ta đó là: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…. * Thế nào là sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường? Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tư vấn ý kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về những kế hoạch, dự án hay quy định của Nhà nước trong công tác bảo vệ môi trường và còn thiết thực hơn cả đó là những hành động của chính họ trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi cá nhân có thể trực tiếp tham gia bảo vệ môi trường như: giữ gìn vệ sinh môi trường, không có những hành vi gây nguy hại đến môi trường sống, thực hiện tốt các nghĩa vụ bảo vệ môi trường… Bên cạnh đó họ có thể gián tiếp tham gia bảo vệ môi trường qua các hoạt động: tuyên truyền, giáo dục những người xung quanh bảo vệ môi trường, lên án những hành vi làm ô nhiễm môi trường, đóng góp ý kiến với cơ quan chức năng… Mức độ và loại hình tham gia của cộng đồng ở từng vùng mang tính đặc trưng riêng, đặc biệt còn tùy thuộc vào tâm lý, trình độ dân trí và khả năng nhận thức những vấn đề liên quan đến ý kiến tham vấn, đóng góp của cộng đồng. [Theo ] 1.2. Các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và vai trò của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường. Đảng và Nhà nước luôn đặt công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, ngay từ Hiến pháp năm 1992 đã đề cập đến nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mỗi công dân, tổ chức: “cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang , tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của nhà nước sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường” (điều 29 Hiến pháp 1992). Trên cơ sở Hiến định, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc quy định sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường được ban hành. Quan điểm này còn được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 25-6-1998 của Bộ chính trị: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân". Như vậy nhiệm vụ bảo vệ không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước mà trở thành sự nghiệp của “toàn Đảng, toàn quân, toàn dân” bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam. Trong Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 2-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân". Một lần nữa trách nhiệm bảo vệ môi trường của công đồng càng được nâng cao theo thời gian. Đây là điều cần thiết trong thực trạng bảo vệ môi trường còn chưa đạt hiệu quả cao, ô nhiễm môi trương ngày càng diễn ra trầm trọng. Huy động tất cả các cá nhân, tổ chức vào bảo vệ môi trường sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường. Đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, quy định về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường được nâng lên thành một trong năm nguyên tắc bảo vệ môi trường: “bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân” (khoản 2 điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2005). Có thể nói, việc quy định sự tham gia của cộng đồng thành một nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ môi trường đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường tạo nên những tác động tích cực trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta trong tình hình cấp bách hiện nay. Theo đó, khoản 1 điều 52 quy định trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường như sau: “Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng; đổ, bỏ rác vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng”… Không chỉ dừng lại ở những quy định cứng nhắc về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một số quy định, chính sách nhằm kích thích cộng đồng tích cực tham gia bảo vệ môi trường mà không phải vì nghĩa vụ đó là việc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 13 ngày 28 tháng 7 năm 2010 quy định vè giải thưởng môi trường Việt Nam. Trong đó tại điều 2 của thông tư đã xác định đối tượng điều chỉnh của mình là “Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam.” 2. Thực trạng về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. 2.1. Ưu điểm của những quy dịnh về sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay đã có nội dung cụ thể và chi tiết hơn. Nhiều quy định của pháp luật kể cả quy định của Hiến pháp 1992 đã xác định cụ thể và chi tiết quyền và nghĩa vụ của cá nhân tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Trên cơ sở những quy định đó, nhiều hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng đã được diễn ra và đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau: Cộng đồng đã tham gia nhiệt tình các cuộc thi bảo vệ môi trường. Như trên đã nói, để đạt được hiệu quả cao trong việc kích thích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường thì hình thức vận động cộng đồng tham gia các cuộc thi về bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Thông qua những cuộc thi này, ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng chắc chắn sẽ được nâng lên đáng kể. Vì thế, trong những năm qua ở nước ta đã có rất nhiều tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức những cuộc thi tìm hiểu và bảo vệ môi trường như: cuộc thi “ý tưởng xanh” do Công ty ôtô Toyota Việt Nam phối hợp với Tổng cục Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức từ ngày 28/9/2009 đến ngày 22/3/2010; cuộc thi “Cộng đồng liên kết bảo vệ môi trường sông Tô lịch”; hay cuộc thi ảnh “Lăng kính xanh” do Canon tổ chức cho học sinh-sinh viên;… Trong đó cuộc thi đáng được chú ý là “Cộng đồng liên kết bảo vệ môi trường sông Tô Lịch” do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng tổ chức. Sau một thời gian phát động, cuộc thi đã thu được những kết quả đáng chú ý: đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình cũng như thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và các tầng lớp xã hội. Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi vừa được Ban tổ chức công bố vào sáng 13/07/2010 tại Hà Nội. Ngoài nhóm ảnh, Ban tổ chức còn trao giải cho 5 đề án đoạt giải cuộc thi đề xuất các “đề án bảo vệ môi trường sông Tô Lịch”. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh - Chủ tịch VACNE cho biết, các đề án này mới chỉ dừng lại ở ý tưởng, Ban tổ chức cùng Quỹ Châu Á sẽ hỗ trợ các tác giả để triển khai thực hiện và sẽ sẽ hoàn thành trước ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Và khi những dự án này được triển khai, chúng ta hi vọng sẽ thấy được sự thay đổi tích cực của môi trường nói chung và môi trường sông Tô Lịch nói riêng. (Theo:ì sự hồi sinh của dòng Tô Lịch.) 2.1.2. Góp phần tích cực trong việc hoàn thiện các dự án cần sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Trong các dự án bảo vệ môi trường, có rất nhiều đề tài khác nhau về bảo vệ môi trường, trong số đó có những đề tài về bảo vệ môi trường rất cần đến sự tham gia của cộng đồng. Và ở một số nơi, cộng đồng dân cư ở đó đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Tiêu biểu trong đó là cộng đồng dân cư tỉnh Phú Yên. Cụ thể: Cộng đồng nhân dân xã An Chấn, huyện Tuy An tỉnh Phú Yên đã rất tích cực tham gia hoàn thiện dự án xây dựng mô hình xây dựng “Hương ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng” ngay khi được Chương trình SEMLA triển khai thí điểm trên quê hương mình. Ngay từ khi mới bắt đầu triển khai, cộng đồng dân cư trong toàn xã đã rất tích cực tham gia. Những vấn đề bức xúc về môi trường của từng thôn được người dân bàn bạc, đưa vào hương ước. Khi triển khai xây dựng hương ước, bà con đưa vào nội dung chính của hương ước các quy định về thu gom và xử lý rác thải, về thoát nước và xử lý nước thải, về xử lý khí thải, tiếng ồn, bảo vệ hệ sinh thái, đa dạng sinh học và tổ chức ngày xanh - sạch - đẹp hàng tháng. Các quy định về khen thưởng, xử phạt cũng được quy định rất cụ thể, chi tiết dựa trên cơ sở của các văn bản pháp luật về môi trường. Từ khi có hương ước, bản thân mỗi người dân thấy được vai trò trách nhiệm của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Trên cơ sở những thành công đạt được từ việc xây dựng hương ước bảo vệ môi trường tại An Chấn, mới đây tỉnh Phú Yên đã nhân rộng mô hình này tại xã Xuân Thọ 2 (TX Sông Cầu) và hướng đến nhân rộng trong cộng đồng những năm tiếp theo. [theo:ươngướcbảovệmôitrường.aspx] Cũng tại tỉnh Phúc Yên, cộng đồng dân cư vùng ven biển nơi đây đã tham gia rất tích cực trong dự án góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường vùng ven biển thông qua mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học được quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ từ năm 2009. Trong 30 tháng triển khai dự án (từ nay đến tháng 4/2012), dự án sẽ triển khai hai mô hình nuôi tôm thâm canh tại huyện Đông Hòa, TX Sông Cầu trên 20 ha (mỗi địa phương 10 ha liền vùng, liền thửa), thực hiện mô hình nuôi tôm khép kín, áp dụng xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý cộng đồng của người nuôi tôm, góp phần giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường, là cơ sở để nhân rộng mô hình trong nhân dân sau khi dự án kết thúc. [theo:ủ/Kinhtế/tabid/82/GId/82/itemIndex/-1/NId/45223/Default.aspx] 2.1.3. Trực tiếp tham gia các phong trào cộng đồng bảo vệ môi trường. Có thể nói đây là một hoạt động được thực hiện nhiều nhất trên thực tế và hiệu quả của nó cũng khá cao. Cũng có khá nhiều những nhóm cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường như các chương trình bảo vệ công viên, các chương trình làm sạch đẹp đường phố...của hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh…Nhưng hoạt động có tác dụng mạnh mẽ nhất là sự tham gia nhiệt tình của cộng đồng giới trẻ dưới những hoạt động của các câu lạc bộ hay những phong trào hành động của Đoàn viên Thanh niên. Có thể kể ra đây những hoạt động nổi bật của cộng đồng giới trẻ trong những năm qua như: Chiến dịch "Khu phố xanh" được câu lạc bộ Go Green tổ chức thực hiện ở Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội đã thu hút khá nhiều sự quan tâm và hào hứng của người dân. Nhiều người đã cùng tình nguyện viên cam kết bảo vệ môi trường, cùng đi nhặt rác để tạo nên một không gian sạch sẽ hơn. [ theo tin từ: ] Đặc biệt trong tháng thanh niên lần thứ 10 bắt đầu từ 28/2 đến hết tháng 3/2010. Các đoàn viên Thanh niên của các tỉnh thành trong cả nước đã rầm rộ ra quân với chủ đề Thanh niên hành động vì môi trường. Tại Quảng Bình có phong trào “Làm xanh sông du lịch”: Trên 50 đoàn viên thanh niên thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Trung tâm du lịch văn hóa sinh thái Phong Nha (Quảng Bình) đã mở đầu tháng thanh niên bằng việc thực hiện đợt tổng vệ sinh làm đẹp dòng sông Son. Hàng tấn rác thải trôi nổi trên sông và tấp vào hai bên bờ sông đã được các đoàn viên thanh niên vớt lên thuyền đưa về nơi xử lý hoặc được xử lý tại chỗ. Tại Huế đã phát động phong trào Thanh niên làm sạch sông Ngự Hà: Hơn 3.000 thanh niên Thừa Thiên - Huế đồng loạt tham gia nạo vét làm sạch dòng sông Ngự Hà trước kỳ đài - Huế; hơn 500 học sinh các trường THPT trên địa bàn đạp xe diễu hành tuyên truyền bảo vệ môi trường, làm sạch các tờ quảng cáo trên bờ tường, cột điện. Tại TP.HCM, hàng ngàn bạn trẻ tại các quận huyện của TP đã tham gia nhiều hoạt động như thu gom rác, khai thông dòng chảy trên kênh rạch, tổng vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, diễu hành xe đạp hoa và phát phiếu bướm tuyên truyền... Tại Nhà văn hóa Thanh niên, hàng trăm thiếu nhi cùng tham gia vẽ bức tranh dài 40m (ảnh) cổ động việc bảo vệ môi trường. 2.2 Những tồn tại về các quy định sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Bên cạnh ưu điểm trên, quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường vẫn còn có những tồn tại như sau: Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật quy định về sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường của chúng ta vẫn còn chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, thiếu những văn bản chi tiết hướng dẫn cộng đồng phải làm và không được làm những gì để bảo vệ môi trường. Những quy định của chúng ta về vấn đề này chỉ là các quy định mang tính nguyên tắc, chung chung không có sự rõ ràng. Thứ hai, các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường còn tản mạn, không có sự tập trung. Điều này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bởi trên thực tế chưa hề có một văn bản pháp luật nào dành một chương riêng để quy định rõ ràng tất cả những vấn đề quan trọng về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Để biết được cộng đồng dân cư mình đang sống cần phải làm những gì để bảo vệ môi trường chúng ta phải tự đi tìm hiểu, tổng hợp lại các quy định của pháp luật có nói đến vấn đề này. Thứ ba, việc xây dựng các quy định về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường mới chỉ dừng lại ở quy mô chung chung trên phạm vi cả nước chứ chưa áp dụng được vào từng địa phương vì mỗi địa phương có điều kiện môi trường khác nhau. Trên phạm vi địa phương, vẫn còn nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức đến hiệu quả của sức mạnh cộng đồng trong bảo vệ môi trường nên không có chính sách cụ thể quy định hay hướng dẫn chi tiết việc cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường như thế nào. Thứ tư, pháp luật của chúng ta còn thiếu các chế tài xử phạt để xử lý những sai phạm của cộng đồng khi họ không chấp hành những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường. Việc xử phạt chỉ được quy định cho cá nhân, chưa hề được giao trách nhiệm cho cả một cộng đồng để họ tự nâng cao trách nhiệm quản lý ở địa phương vì thế ý thức của từng cá nhân trong một tập thể cộng đồng về bảo vệ môi trường vẫn chưa cao. Thứ năm, các quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường còn thiếu tính khả thi vì chúng ta chỉ xây dựng những quy định đó trên cơ sở nguyên tắc mà không chú trọng đến hiện trạng cộng đồng hiện nay tham gia bảo vệ môi trường như thế nào. 3. Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Trước những hạn chế trong vấn đề cộng động tham gia bảo vệ môi trường như hiện nay cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng này. Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cần thực hiện theo hướng sau: 3.1. Tăng cường những quy định về chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức. Cơ quan lãnh đạo hiệu quả thì mới là “gương” cho cộng đồng. Do đó: Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các loại hình cơ quan Nhà nước, có tính chất đặc trưng là hợp tác, hỗ trợ, thúc đẩy, giám sát lẫn nhau trong các hoạt động quản lý môi trường. Có những quy định về chính sách xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực môi trường. Qua đó nâng cao năng lực của đội ngũ Cán bộ về năng lực chuyên môn, trình độ và kiến thức pháp luật nói chung cũng như pháp luật về bảo vệ môi trường. Bởi lẽ, lĩnh vực môi trường là lĩnh vực phức tạp, đỏi hỏi phải có trình độ chuyên môn trong công tác quản lý. Có như vậy, việc đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường mới đảm bảo được tính khả thi và thu hút được cộng đồng tích cực tham gia vào bảo vệ môi trường. 3.2. Hoàn thiện những quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Dần hoàn thiện các quy định của pháp luật về sự tham gia của cộng động theo hướng: quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ tham gia bảo vệ môi trường của cộng đồng. Mở rộng hợp lý các quy định mang tính nghĩa vụ của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Thể chế hoá các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định có liên quan về bảo vệ môi trường Xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm túc, đảm bảo cho các quy định của pháp luật được cộng đồng thực hiện nghiêm túc. Có nhiều biện pháp xử phạt nghiêm minh, kịp thời, nhằm tạo thành công luận trong xã hội ủng hộ việc làm tốt, phản đối việc làm sai trái, đấu tranh với những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật. Giúp hạn chế tư tưởng xem thường pháp luật. Xây dựng các quy định cần vận dụng hiệu quả các công cụ như: chính trị, tuyên truyền,…đặc biệt là công cụ kinh tế. Bởi lẽ, công cụ kinh tế có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới cộng đồng. Có các quy định tăng cường tính lợi ích của cộng đồng khi tham gia bảo vệ môi trường. Quy định bằng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý về sự tham gia của cộng đồng và công chúng vào các hoạt động bảo vệ môi trường, từ việc góp ý chủ trương, chính sách và các biện pháp lớn đến các dự án cụ thể tại địa phương. Đặc biệt là việc tham khảo ý kiến người dân đối với các dự án tác động trực tiếp tới môi trường, tới sản xuất và đời sống của nhân dân, cần đựơc quy định như một thủ tục bắt buộc trong quá trình đánh giá tác động môi trường. Xây dựng các quy định đảm bảo được lợi ích kinh tế khi tham gia bảo vệ môi trường tương tự như các loại phí đã được xây dựng: phí dịch vụ bảo vệ môi trường. Xây dựng các quy định về chính sách khen thưởng, không chỉ dừng lại một cách chung chung như: khuyến khích các đoàn thể tham gia bảo về môi trường, khen thưởng nhưng không có những giới hạn để được khen thưởng. Dẫn đền tình trạng thiếu tính khả thi của pháp luật. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để công chúng có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin về môi trường, các v
Tài liệu liên quan