Trong cuộc sống, để có thể tồn tại và phát triển con người không thể nào sống thiếu lương thực. Việc lo cho mọi người dân có đủ ăn- An ninh lương thực (ANLT) - đã được các quốc gia quan tâm từ rất lâu. ANLT luôn được coi là một yếu tố nền tảng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, hiện nay vẫn còn có hơn 1/7 nhân loại (khoảng 800 triệu người) đang sống trong cảnh thiếu ăn. Điều đó có nghĩa là cứ bẩy người đang sống thì có một người luôn phải đương đầu với mối lo cái ăn hàng ngày. Chính vì vậy, vấn đề ANLT ngày nay không chỉ còn là nỗi lo riêng của mỗi quốc gia mà nó đã trở nên lớn hơn đó là mối lo chung của toàn thế giới.
Với xu hướng đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ tháng 8/1967 cho tới nay (1999) gồm 10 thành viên: Malaysia, Indonesia, Philippine, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Mianmar và Campuchia. Hơn 30 năm tồn tại và hoạt động, ASEAN đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực chính trị, giải quyết các tranh chấp trong khu vực, dần dần nâng cao vị thế của khu vực trên trường quốc tế và với mong muốn nơi đây là khu vực của hoà bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển.
55 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2267 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về an ninh lương thực của khu vực Asean và Việt Nam được phản ánh qua báo chí những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Trong cuộc sống, để có thể tồn tại và phát triển con người không thể nào sống thiếu lương thực. Việc lo cho mọi người dân có đủ ăn- An ninh lương thực (ANLT) - đã được các quốc gia quan tâm từ rất lâu. ANLT luôn được coi là một yếu tố nền tảng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, hiện nay vẫn còn có hơn 1/7 nhân loại (khoảng 800 triệu người) đang sống trong cảnh thiếu ăn. Điều đó có nghĩa là cứ bẩy người đang sống thì có một người luôn phải đương đầu với mối lo cái ăn hàng ngày. Chính vì vậy, vấn đề ANLT ngày nay không chỉ còn là nỗi lo riêng của mỗi quốc gia mà nó đã trở nên lớn hơn đó là mối lo chung của toàn thế giới.
Với xu hướng đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) được thành lập từ tháng 8/1967 cho tới nay (1999) gồm 10 thành viên: Malaysia, Indonesia, Philippine, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Mianmar và Campuchia. Hơn 30 năm tồn tại và hoạt động, ASEAN đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực chính trị, giải quyết các tranh chấp trong khu vực, dần dần nâng cao vị thế của khu vực trên trường quốc tế và với mong muốn nơi đây là khu vực của hoà bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển.
Cũng trong mối lo lắng chung của toàn thế giới về tình hình ANLT, các nước trong khu vực ASEAN đã có sự chú trọng tới vấn đề này từ rất sớm. Với xu thế đa dạng hoá trong quan hệ quốc tế, ngày nay trong khu vực không chỉ có hợp tác về kinh tế - chính trị- văn hoá mà đang diễn ra một lĩnh vực hợp tác mới đó là: cùng hợp tác để đảm bảo ANLT cho riêng mỗi quốc gia và cho cả khu vực.
Là một lĩnh vực hợp tác mới : lo ANLT cho toàn khu vực, do đó mỗi quốc gia trong khu vực ngoài việc phải lo ANLT trong nước thì cần phải có sự cố gắng phối hợp rất nhiều thì mới có thể thành công trong lĩnh vực hợp tác mới này. Đối với Việt Nam, một quốc gia có dân số xấp xỉ 80 triệu người với 70- 80% dân số sống bằng nghề nông thì việc đảm bảo ANLT là một vấn đề cực kì quan trọng. Từ trước những năm 90 nước ta luôn thiếu lương thực, hàng năm phải nhập cảng gạo để đảm bảo mức lương thực 13-15 kg/ tháng/ người. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình ANLT của khu vực là một điều rất cần thiết vì qua đó Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm bổ ích để đề ra chính sách ANLT cho riêng mình, đồng thời đưa ra những ý kiến đóng góp vào kế hoạch đảm bảo ANLT cho toàn khu vực.
Để có thể tuyên truyền tới từng người dân giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của ANLT đối với mỗi người và toàn xã hội thì phương tiện truyền thông- báo chí có nhiều ưu thế mạnh mẽ. Báo chí là công cụ sắc bén nhanh nhậy trong việc phản ánh các vấn đề kinh tế- chính trị- văn hoá- xã hội. Xác định được tầm quan trọng của ANLT, trong những năm gần đây đặc biệt là trong ba năm trở lại đây (1996-1998) trên các phương tiện thông tin đại chúng đã dành nhiều sự quan tâm đến vấn đề ANLT và tình hình ANLT của khu vực.
ANLT là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhưng trong thời gian qua chưa có đề tài nghiên cứu về báo chí nào đề cập tới chủ đề này. Chúng tôI mạnh dạn chọn “ Một số vấn đề về an ninh lương thực của khu vực ASEAN và Việt Nam được phản ánh qua báo chí những năm gần đây”. Đây là một vấn đề lớn chắc chắn người viết sẽ gặp phải nhiêù khó khăn trong quá trình nghiên cứu, đánh giá và đề xuất ý kiến khi mới có một số kiến thức cơ bản vừa tiếp thu ở ghế nhà trường và năng lực tư duy còn hạn hẹp.
Nhưng bằng nhiệt huyết và khả năng hết sức khiêm tốn của mình, chúng tôi mong rằng qua những bước đi đầu tiên của mình vào trong lĩnh vực nghiên cứu sẽ có thể nêu ra được một số vấn đề nào đó để cùng được bàn bạc với những người quan tâm đến vấn đề này.
Vấn đề ANLT có liên quan tới mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội. Rất nhiều vấn đề liên quan tới việc đảm bảo và gìn giữ ANLT như: ANLT với sự phát triển bền vững, với môi trường sinh thái, dân số, với việc xoá đói giảm nghèo, đầu tư vào nông nghiệp, áp dụng khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp, với công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cũng như với sự quản lý điều tiết lúa gạo của chính phủ...
Trong phạm vi thời gian và sức lực của một sinh viên tập sự nghiên cứu khoa học với đề tài “Một số vấn đề về an ninh lương thực của khu vực ASEAN và Việt Nam được phản ánh qua báo chí những năm gần đây” chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu toàn diện mà chỉ hạn chế ở một số vấn đề quan trọng sau đây: ANLT với việc xoá đói giảm nghèo, công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp, sự quản lý điều tiết lúa gạo của chính phủ qua sự phản ánh của các tờ báo: Nhân Dân, Nông nghiệp, Việt Nam - Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam trong cùng một thời kì từ 1996-1998. Việc người viết lựa chọn bốn tờ báo trên bởi vì: tờ Nhân Dân “Cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam - Tiếng nói của Đảng Nhà nước và Nhân dân Việt Nam” là tờ báo lớn nhất nước, nơi đăng tải chính những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi đi đầu trong việc phản ánh và thực hiện những đường lối chính sách đã được đề ra, tờ Nông nghiệp là tờ báo chuyên nghành nông nghiệp, tất cả những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp đều được đăng tải ở đây. Hai tờ còn lại là những tờ có viết nhiều về tình hình kinh tế và tình hình khu vực. Mặt khác, các tờ báo này đều là những tờ có số lựơng độc giả phong phú.
Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: sưu tầm, thống kê, phân loại, khái quát, phân tích,so sánh nội dung và hình thức của các bài viết trên bốn tờ báo về các vấn đề trên trong cùng thời kỳ (1996-1998).
Bố cục được chia theo các phần chính như sau:
* Phần mở đầu: Khái quát mục đích, yêu cầu, hạn chế đề tài, phương pháp nghiên cứu và bố cục chung của luận văn.
- ANLT là một vấn đề lớn có liên qua đến mọi mặt của đời sống, góp phần sự ổn định xã hội.Tính cấp thiết của đề tài là cơ sở cho việc hình thành lý do chọn đề tài.
- Những đóng góp của báo chí là vô cùng to lớn trong việc tuyên truyền và phản ánh tầm quan trọng cuả ANLT của khu vực ASEAN và Việt Nam tới từng người dân.
- Đây còn là đề tài khá mới mẻ, rất ít được đề cập nên việc nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết thực tiễn.
- Mục đích nghiên cứu: Nêu lên một số vấn đề quan trọng của ANLT được đề cập trên báo chí Việt Nam từ đó tìm ra một số ý kiến đóng góp với tinh thần hết sức khiêm tốn, học hỏi nhằm xây dựng một kế hoạch tuyên truyền ngày một hiệu quả hơncho báo chí trước một vấn đề lớn như tầm quan trọng của ANLT của khu vực và của Việt Nam.
* Chương I: Báo chí với công tác phản ánh tình hình ANLT ba năm gần đây(1996-1998) trên các báo: Nhân Dân- Nông Nghiệp- Việt Nam & Đông Nam á ngày nay- thời báo kinh tế Việt Nam.
1. Tầm quan trọng của báo chí trong công tác tuyên truyền phản ánh tình hình ANLT.
2 Nội dung của các tin, bài viết về tình hình ANLT trên các tờ báo: Nhân Dân- Nông nghiệp- Việt Nam & Đông Nam á ngày nay-Thời báo kinh tế Việt Nam.
3. Nhận xét chung về hình thức chuyển tảI của bốn tờ báo Nhân dân- Nông nghiệp- Việt Nam & Đông Nam á ngày nay- Thời báo kinh tế Việt Nam về nội dung phản ánh tình hình các vấn đề liên quan đến ANLT của ASEAN và Việt Nam.
* Chương II: ANLT của khu vực ASEAN qua sự phản ánh của bốn tờ báo: Nhân Dân, Nông nghiệp, Việt Nam & Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam.
1 Tình hình chung của khu vực.
2 VàI nét về tình hình ANLT của các nước :Indonesia,Malaysia, Philippine, Thái Lan qua sự phản ánh của báo chí.
*ChươngIII: Một số vấn đề đảm bảo ANLT của Việt Nam qua sự phản ánh của bốn tờ: Nhân Dân, Nông nghiệp, Việt Nam & Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam.
1 Những đóng góp của bốn tờ báo trong việc tuyên truyền vận động thực hiện chính sách quốc gia về ANLT.
2 Bốn vấn đề: Xoá đói giảm nghèo, Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá nông nghiệp, Đầu tư vào nông nghiệp, Sự quản lý đIều tiết gạo của Chính phủ qua sự phản ánh của bốn tờ báo: Nhân dân, Nông nghiệp, Việt Nam & Đông Nam á ngày nay, Thời báo kinh tế Việt Nam.
a Vấn đề xoá đói giảm nghèo.
b Vấn đề Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn(CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn).
3 Vấn đề đầu tư vào nông nghiệp.
4 Sự quản lý điều tiết lúa gạo của chính phủ.
* Phần kết luận: Tóm tắt ưu nhược điểm ; kiến nghị.
Chương I
Báo chí với công tác tuyên truyền phản ánh tình hình ANLT ba năm gần đây (1996-1998) trên các báo: Nhân Dân- Nông Nghiệp- Việt Nam & Đông Nam á ngày nay- Thời báo kinh tế Việt Nam.
1. Tầm quan trọng của báo chí trong công tác phản ánh tình hình ANLT.
Ngay từ khi ra đời cho tới nay, nền báo chí cách mạngViệt Nam luôn luôn được coi là phương tiện đắc lực luôn đi đầu trong việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ buổi đầu đất nước đi lên trong khó khăn bởi nạn xâm lăng, báo chí Việt Nam không những được coi là điểm tựa tinh thần trong suốt cuộc kháng chiến mà sự đóng góp lớn lao của nó còn được đánh giá như một vai trò không thể thiếu được trên con đường đưa đất nước tới hoà bình ổn định hôm nay.
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, báo chí của ta ngày một trưởng thành luôn xứng đáng với sự tin tưởng là chiếc cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng nhân dân. Chiếc cầu nối thông tin luôn giúp cho mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ đến với người dân kịp thời trước những đòi hỏi cấp bách của đất nước. Trong quá trình triển khai các nội dung chính sách với đời sống xã hội, báo chí luôn theo sát phản ánh tình hình, cổ vũ động viên người dân thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cụ thể từng giai đoạn của Cách mạng. Mặt khác báo chí cũng phản ánh tâm tư, tiếng nói của nhân dân.
Với nhiệm vụ thông tin tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh các vấn đề sự kiện của đất nước và thế giới, báo chí đã có nhiều cố gắng để hoàn thành sứ mạng của mình.
Ngày nay, cùng với nhịp phát triển nhiều mặt của đất nước vấn đề ANLT đã trở thành một vấn đề nổi bật. ANLT là một vấn đề lớn có liên quan đến mọi mặt đời sống chính trị xã hội, ANLT góp phần đảm bảo sự ổn định của mỗi quốc gia, mỗi khu vực. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo và giữ vững được sự ổn định của ANLT của mỗi quốc gia thì không có gì thay thế được nông nghiệp. ANLT gắn liền với với nông nghiệp và nông dân là những người nắm giữ chìa khoá ANLT của mỗi quốc gia.
Sớm xác định được tầm quan trọng của nông nghiệp, Đảng- Nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách kịp thời đúng đắn đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân để từng bước đưa nền nông nghiệp nước taphát triển vững chắc. Để có thể đưa những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tới được nhân dân một cách nhanh chóng kịp thời thì không có gì nhanh chóng và tiện lợi hơn là sử dụng phương tiện thông tin báo chí. Để đáp lại sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và của nhân dân, báo chí nước ta đã phát huy hết khả năng vốn có của mình để đưa thông tin tới mọi người một cách nhanh nhất, chính xác và kịp thời nhất. Nông nghiệp từ nhiều năm nay là mặt trận hàng đầu có vị trí quan trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng được báo chí ta trình bày khá đầy đủ thường xuyên và liên tục như: tình hình trồng trọt trên cả nước, những diễn biến phức tạp của thời tiết làm ảnh hưởng đến nông nghiệp, lụt lội diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán đang diễn ra ở miền trung.v.v..Tất cả những thông tin trên đều được báo chí thông tin đầy đủ cho mọi người dân cũng như những nhà lãnh đạo biết. Đồng thời báo chí nước ta cũng đưa ra những ý kiến đề xuất với các cấp lãnh đạo để giải quyết các vấn đề trên nhằm góp phần đảm bảo ANLT và sự phát triển của nông nghiệp nước nhà.
ANLT ngày nay đã trở thành một vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong đời sống của con người. Để có thể tuyên truyền phản ánh tình hình ANLT tới từng người dân giúp họ hiểu được tầm quan trọng của ANLT đối với mình thì không gì có thể thay thế được vai trò của báo chí.
2. Nội dung của các tin, bài viết về tình hình ANLT trên các tờ báo: Nhân Dân- Nông Nghiệp- Việt Nam- Đông Nam á ngày nay- Thời báo kinh tế Việt Nam.
Trong mối quan hệ giữa công chúng với báo chí thì sự quan tâm của công chúng dành cho báo chí và hiệu quả thông tin, tuyên truyền mà báo chí tác động tới công chúng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố sau đây:
- Vấn đề báo chí nêu lên có phải là những vấn đề cần thiết cho cuộc sống, khiến công chúng sẵn sàng quan tâm và chờ đón hay không.
- Hình thức chuyển tải nội dung thông tin trên báo có hấp dẫn người đọc, người xem và người nghe hay không.
Từ xa xưa khi báo chí mới ra đời con người đã sớm nhận thức được diều này và rất quan tâm đến mối quan hệ giữa báo chí và người đọc.
Không nằm ngoài phương châm hành động ấy, báo chí của ta cũng đang ngày một cải tiến nhằm nâng cao chất lượng để phục vụ người đọc được tốt hơn. Trong hoạt động nghiệp vụ của mình, các nhà báo đã ngày càng tận dụng được nhiều hơn khả năng hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại bên cạnh đó là việc lựa chọn những thể loại thích hợp để khai thác triệt để đề tài phục vụ cuộc sống.
Trong vòng 3 năm qua tình hình ANLT và các vấn đề có liên quan chặt chẽ tới việc đảm bảo ANLT đã được đề cập khá nhiều trên 4 tờ báo này dưới nhiều hình thức đa dạng.
a. Tin:
Tin là một thể loại được sử dụng thường xuyên trên các tờ báo để phản ánh mọi hoạt động của đời sống xã hội. Ưu thế của nó là thông tin đến với công chúng nhanh chóng, kịp thời đáp ứng được sự mong đợi có thông tin sớm nhất của công chúng. Bên cạnh ưu điểm, trong thể loại này còn tồn tại một số mặt hạn chế: trữ lượng thông tin trong tin, sự thiếu hụt các yếu tố phân tích, ý kiến đánh giá, lời nhận định của tác giả v.v... Vì những lý do trên nên việc sử dụng thể loại tin thường được người viết lựa chọn tuỳ theo tình huống để phát huy được hết ưu điểm của thể loại này ví dụ: một sự kiện, một vấn đề vừa mới xảy ra thì việc sử dụng thể loại tin để đưa tin được kịp thời là rất cần thiết. Trong trường hợp cần làm sáng tỏ thêm sự kiện mà tin đề cập, theo cách thông thường là bổ xung thêm các bài viết quy mô hơn để cung cấp thêm thông tin cho công chúng về các diễn biến của sự kiện hay khi cần thiết phải “mổ xẻ” vấn đề...
Tính hợp lý trong việc sử dụng thể loại tin là rất cần thiết đối với mỗi tờ báo nhưng qua thống kê số tin ( hơn 200 tin) trên bốn tờ báo về những vấn đề liên quan tới ANLT của khu vực và của Việt Nam cho thấy có hiện tượng sử dụng chưa hợp lý thể loại này. Có thể tóm tắt mấy đặc điểm lớn sau:
- Qua 3 năm 1996-1998 tin tức trên tờ Nhân dân được sử dụng khá nhiều chiếm tới 35-40%. Tuy nhiên trên tờ Nhân dân các tin tức chủ yếu phản ánh tình hình sản xuất lương thực của Việt Nam mà ít chú trọng tới việc phản ánh các vấn đề của khu vực, số lượng tin viết về vấn đề nông nghiệp và ANLT của các nước thành viên ASEAN rất ít chiếm chưa đầy 10%.
-Báo Việt Nam- Đông Nam á ngày nay lượng tin - bài viết về ANLT của khu vực không nhiều và không đều chủ yếu tập trung vào cuối hai năm 97- 98 khi có những hội nghị về ANLT được tổ chức. Việc phản ánh các vấn đề có liên quan đến ANLT của khu vực mang tính chất mùa vụ số lượng tin được đăng tảI ít chỉ chiếm khoảng 15%
-Hai tờ Thời báo kinh tế Việt Nam và Nông nghiệp là hai tờ báo có thể trở thành tấm gương về sử dụng tin bởi tính cân đối tin- bài, sự lựa chọn chuẩn xác khi sử dụng và sự phản ánh đầy đủ đa dạng thông tin.
Tất nhiên việc đánh giá trong khuôn khổ chật hẹp của một tờ báo thì tính hợp lý khó đạt đến mức độ toàn vẹn. Trong khi đó, bổ xung cho nhau, chỉ riêng phần tin tức trên bốn tờ báo đã có tác dụng hỗ trợ làm phong phú nguồn tin và có tác dụng khá hiệu quả trong tuyên truyền.
Về cấu trúc của tin mà bốn tờ báo sử dụng để thông tin về các vấn đề liên quan tới ANLT, chúng tôi nhận thấy có một dạng được sử dụng nhiều hơn cả đó là cấu trúc “hình tháp ngược”. Trong dạng này tác giả chú ý đưa yếu tố quan trọng (phần tin cốt lõi ) lên trên cùng nhằm đạt mục đích gây sự chú ý, quan tâm của người đọc ngay từ khi mới bắt đầu đọc và người đọc có thể nắm được thông tin chính một cách nhanh nhất, có kết quả nhất. Hiệu quả của cách viết này luôn được thực tế đánh giá cao vì người đọc dễ dàng nắm bắt được thông tin khi đọc những dòng đầu tiên của tin. Ví dụ:
-“Indonesia lại phải nhập khẩu gạo trong năm nay”.
(Thời báo kinh tế Việt Nam, trang 15 ,thứ 7 ngày 3/1/98).
-“Giới thiệu hợp tác ASEAN về lương thực, nông và lâm nghiệp”.
(Báo Nông nghiệp, số 26/680 từ 30/3- 1/4/98).
-“Lào tiếp nhận và phân phối 200 tấn thóc giống do chính phủ Việt Nam tặng”.
(báo Nông nghiệp, số 80/630 từ 6-8/10/97).
-“ Hội nghị ban chấp hành diễn đàn quốc hội Châu á về an toàn lương thực và dân số”.
(Nhân dân, trang 4 số 14928 ngày 4/5/96).
Ngoài việc sử dụng “ hình tháp ngược” để thể hiện tin tức các tác giả cũng sử dụng cấu trúc “hình chữ nhật”. Mỗi yếu tố thông tin trong đó có tầm quan trọng tương đương nhau và có thể đứng thành cụm từ độc lập, những tin được thể hiện dưới hình thức này phần lớn là tin có dung lượng khá dài. Trong đó vừa có con số vừa có suy nghĩ của tác giả hay nhà chuyên môn nào đó. Ví dụ trong tin: Hội thảo quốc tế “An ninh lương thực Việt Nam- ASEAN”- Báo Việt Nam- Đông Nam á số 20/10/98 có viết: “hội thảo quốc tế lần này xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề ANLT trong khu vực và thế giới hiện nay. Việc đảm bảo an ninh lương thực không chỉ là vấn đề hôm nay mà còn là công cuộc bảo vệ sự phát triển bền vững của ASEAN trong tương lai. “Hội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực kết thúc tốt đẹp” (báo Nông nghiệp, số 47/465 từ 20-26/11/96 có viết : “hơn 100 nguyên thủ quốc gia và những người đứng đầu chính phủ đã có mặt với sự quan tâm sâu sắc về vấn đề ANLT trên phạm vi toàn cầu. Hội nghị thượng đỉnh đã thông qua Tuyên bố kế hoạch hành động tại Roma .... cần tiếp tục nỗ lực xoá đói giảm nghèo và thực hiện mục tiêu trước mắt là giảm một nửa số người thiếu dinh dưỡng muộn nhất vào năm 2015”.v.v...
Trên đây là một số nhận xét về tình hình sử dụng thể loại tin nói chung trên bốn tờ báo (Nhân dân, Nông nghiệp, Thời báo kinh tế Việt Nam, Việt Nam- Đông Nam á ngày nay) hiệu quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục khi sử dụng thể loại này để thông tin những vấn đề có liên quan đến tình hình ANLT của khu vực ASEAN và của Việt Nam nói riêng hay phản ánh mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội nói chung.
b.Bài phản ánh.
Qua khảo sát ở trên bốn tờ báo Nhân dân- Nông nghiệp- Thời báo kinh tế Việt Nam- Việt Nam- Đông Nam á ngày nay thì hình thức sử dụng bài phản ánh là một trong những hình thức chuyển tải được sử dụng nhiều sau thể loại tin. Các bài viết thuộc thể loại này có thể chứa đựng nhiều yếu tố: thông tin, bình luận, cảm xúc suy nghĩ của tác giả, đồng thời lại có ý kiến của các nhà chuyên môn. Trên báo Thời báo kinh tế Việt Nam đã có những bài viết khá dài chuyển tải được những thông tin quan trọng tới công chúng quan tâm tới vấn đề này. Trong bài “Phát triển nông nghiệp bền vững” (Thời báo kinh tế Việt Nam, trang 10, số 80 thứ tư ngày 7/10/98), tác giả đã đưa ra một số thông tin về tình hình lương thực của Việt Nam, một số vấn đề còn tồn tại của Việt Nam. Về sự liên quan mật thiết giữa ANLT và dự trữ lương thực quốc gia, cũng đã được tác giả đưa ra giải pháp nhằm dự trữ được lương thực nhiều hơn tốt hơn. Ngoài ra tác giả còn đề cập tới phương pháp dự trữ mới trong lưu thông. Một lần nữa tác giả lại khẳng định tầm quan trọng của ANLT và dự trữ quốc gia đối với mỗi người dân và toàn đất nước. Bài “Thực trạng an ninh lương thực tại Indonesia”(Phương Anh, Việt Nam- Đông Nam á ngày nay số 19 tháng 10/98) phản ánh về tình hình Indonesia trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, những bất ổn về tình hình kinh tế- xã hội đã làm ảnh hưởng trầm trọng tới tình hình an ninh lương thực của đất nước này. Tác giả cho ta thấy rõ tầm quan trọng của an ninh lương thực đối với Indonesia, một quốc gia với dân số lớn nhất khu vực. Những nguyên nhân đe doạ trực tiếp đến an ninh lương thực và công cuộc đi tìm giải pháp giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực của đất nước này.
Sử dụng dạng bài phản ánh này, các tác giả có lợi thế là ngoài những con số thông tin, còn có thể đưa ra