Trên thế giới, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) các ngân hàng thương
mại (NHTM) là xu hướng phổ biến nhằm cải tổ hệ thống NHTM, tăng cường
tính cạnh tranh và khai thác các lợi thế kinh tế. Trong bài viết này, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo lường mức độ tập trung thông qua
chỉ số CRk và HHI của 35 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005- 2017 nhằm
đưa ra đánh giá về cấu trúc thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
14 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập giai đoạn 2005- 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 207- Tháng 8. 2019
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam
sau sáp nhập giai đoạn 2005- 2017
Lương Minh Hà
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Tô Phương Ngọc
Sinh viên K19CLC-TC.A
Nguyễn Thị Minh Tâm
Sinh viên K19CLC-TC.A
Nguyễn Bích Ngọc
Sinh viên K19CLC-TC.A
Lê Vũ Thu Trang
Sinh viên K19CLC-TC.A
Ngày nhận: 13/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 23/05/2019 Ngày duyệt đăng: 17/06/2019
Trên thế giới, hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) các ngân hàng thương
mại (NHTM) là xu hướng phổ biến nhằm cải tổ hệ thống NHTM, tăng cường
tính cạnh tranh và khai thác các lợi thế kinh tế. Trong bài viết này, nhóm
nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đo lường mức độ tập trung thông qua
chỉ số CRk và HHI của 35 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005- 2017 nhằm
đưa ra đánh giá về cấu trúc thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
The competition level among Vietnamese commercial banks after M&A in the period of 2005- 2017
Abstract: Four years after completing Project 254 “Restructuring the system of credit institutions in the period
of 2011 - 2015”, the banking sector of Vietnam has changed remarkably through a series of mergers and
acquisitions (M&A). However, the change in the number of Vietnamese commercial banks also impacted on
the competitiveness in the banking sector, so the access of commercial banks’ performances in the post-
merger period is extremely important. The objective of the article is to analyze the competitive situation of
Vietnamese commercial banks before and after the merger, thereby seeing the level of competition in the
banking industry decrease after mergers through analyzing two indicators HHI and CRk.
Keywords: M&A, Vietnamese banks, economic concentration.
Ha Minh Luong, M.Ec.
Email: halm@hvnh.edu.vn
Ngoc Phuong To, Student of K19 Advanced Program
Email: tophuongngoc6a14gv@gmail.com
Ngoc Bich Nguyen, Student of K19 Advanced Program
Email: ngocnb.025@gmail.com
Tam Thi Minh Nguyen, Student of K19 Advanced Program
Email: minhtam31198@gmail.com
Trang Vu Thu Le, Student of K19 Advanced Program
Email: trangism216@gmail.com
Organization of all: Finance faculty, Banking Academy of Vietnam
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 35
dưới tác động của M&A. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra chỉ số tập trung kinh
tế HHI có xu hướng tăng sau mỗi thương vụ sáp nhập ngân hàng, thể hiện
tính cạnh tranh giảm do M&A. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh vẫn ở khoảng
chấp nhận được do các ngân hàng sáp nhập đều có quy mô không lớn so
với toàn hệ thống và chỉ số CRk vẫn thể hiện sự tập trung ở mức trung bình.
Từ khóa: tập trung kinh tế, M&A, ngân hàng, Việt Nam
1. Khái quát ngành ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2005- 2017
Trong suốt giai đoạn 2005- 2017, nền kinh
tế Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt
là năm 2008 do sự ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới mà nền kinh
tế Việt Nam có xu hướng đi xuống cho tới
năm 2013 mới có sự khởi sắc. Tuy nhiên,
nhìn chung, Việt Nam đã tạo ra được một
môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh
tranh và năng động. Nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần được khuyến khích phát
triển, các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở
nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày
càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài, và phát triển thêm một số lĩnh
vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ
ngày càng lớn.
Theo đó ngành ngân hàng trong giai đoạn
này cũng có nhiều sự thay đổi lớn, đặc
điểm của giai đoạn này thể hiện rõ nét qua
ba đặc trưng nổi bật: tăng trưởng nóng,
suy thoái do khủng hoảng và dần đi vào
ổn định. Đặc biệt, với sự ra đời của Đề án
“Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng
giai đoạn 2011 - 2015” (sau đây gọi tắt
là Đề án 254), hoạt động của các NHTM
chịu sự tác động mạnh mẽ. Vì vậy, bài viết
sẽ tập trung vào 2 giai đoạn chính: (1) Giai
đoạn 2005- 2011: Giai đoạn trước khi thực
hiện Đề án 254; (2) Giai đoạn 2012- 2017:
Giai đoạn trong và sau khi thực hiện Đề án
254.
Trong khoảng từ năm 2005 đến 2011, dư
nợ cho vay kinh doanh, đầu tư bất động
sản chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ.
Đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng tín
dụng trở nên quá nóng khi đạt tốc độ tăng
54% do nhu cầu tín dụng trong nền kinh
tế tăng cao, trong đó bao gồm cả nhu cầu
vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản.
Từ năm 2012- 2017, tăng trưởng dư nợ tín
dụng tuy không mạnh mẽ như giai đoạn
trước nhưng ổn định và đều đặn hơn.
Cùng năm 2007, mức tăng trưởng huy
động vốn của toàn ngành Ngân hàng đạt
47,64%- tốc độ tăng mạnh nhất so với
những năm trước đó. Đến năm 2010, tổng
huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống
ngân hàng đã đạt 2.321.973 tỷ đồng, tăng
36,24% so với năm 2009, đây là mức tăng
khả quan sau cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008. Giai đoạn 2012- 2017, tăng
trưởng huy động vốn ở mức ổn định, chỉ
trong 2 năm 2014 và 2015 tốc độ tăng
trưởng huy động vốn chững lại do lãi suất
huy động được điều chỉnh xuống mức thấp
so với các kênh sinh lời khác.
Bên cạnh hai hoạt động chính của các
NHTM là huy động vốn và tín dụng thì
các hoạt động khác như bảo hiểm hay
cung cấp các dịch vụ thanh toán cũng từng
bước được phát triển qua các năm.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
LƯƠNG MINH HÀ - TÔ PHƯƠNG NGỌC - NGUYỄN BÍCH NGỌC - NGUYỄN THỊ MINH TÂM - LÊ VŨ THU TRANG
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201936
2.1. Cơ sở lý thuyết về M&A và cạnh
tranh trong các NHTM Việt Nam
Trên thế giới, hoạt động mua bán sáp
nhập các NHTM trong ngành tài chính-
ngân hàng là xu hướng phổ biến nhằm
cải tổ hệ thống NHTM, tăng cường tính
cạnh tranh và khai thác các lợi thế kinh
tế. Bên cạnh đó, hoạt động này còn đem
đến những kết quả khả quan khác như
gia tăng lợi nhuận, tinh giản bộ máy
hoạt động, tiết kiệm chi phí xâm nhập
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN 2005- 2017
Hình 1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005- 2017
Đơn vị: nghìn tỷ đồng, %
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN
Hình 2. Tăng trưởng huy động vốn các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005- 2017
Đơn vị: nghìn tỷ đồng, %
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập giai đoạn 2005- 2017
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 37
LƯƠNG MINH HÀ - TÔ PHƯƠNG NGỌC - NGUYỄN BÍCH NGỌC - NGUYỄN THỊ MINH TÂM - LÊ VŨ THU TRANG
thị trường hay giải cứu các NHTM bên
bờ vực phá sản. Tại Việt Nam, từ năm
2006, khi Luật Doanh nghiệp 2005 có
hiệu lực và đi vào đời sống, hoạt động
M&A NHTM tại Việt Nam đã bước đầu
phát triển cả về số lượng và giá trị, theo
đó các nghiên cứu dưới đây về M&A
trong lĩnh vực ngân hàng được chia
thành 2 hướng: Hướng thứ nhất đưa ra
những nhân tố tác động tới M&A; và
hướng thứ hai chỉ ra sự ảnh hưởng của
hoạt động M&A đến các yếu tố bên
trong các ngân hàng cũng như các chỉ số
của thị trường kinh tế.
Hướng thứ nhất phải kể đến các nghiên
cứu của Ngô Đức Huyền Ngân (2009),
Shipra Jindal (2008) và Vương Thị Minh
Đức (2018). Nghiên cứu của Jindal (2008)
đã chỉ ra lý do tại sao M&A lại đóng vai
trò quan trọng nhìn từ góc độ của công ty
hoặc ngân hàng. Ngô Đức Huyền Ngân
(2009) đã phân tích thực trạng hoạt động
M&A của hệ thống ngân hàng Việt Nam,
điểm mạnh, điểm yếu cũng như động cơ
sáp nhập của các ngân hàng và đề xuất
các giải pháp giúp định hướng các NHTM
trong hoạt động M&A của các ngân hàng
Việt Nam. Vương Thị Minh Đức (2018)
đánh giá ưu điểm và những vấn đề còn
tồn tại, rút ra được những đặc điểm, nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A ngân
hàng tại Việt Nam, qua đó gợi ý một số
giải pháp phát triển hoạt động M&A trong
ngành ngân hàng tại Việt Nam.
Hướng nghiên cứu thứ hai đã có nhiều
đánh giá về tác động của hoạt động M&A
trong ngành ngân hàng tới mức độ cạnh
tranh và các yếu tố khác. Nghiên cứu của
Le Hai Trung (2014) đã chỉ ra M&A là
một trong những nhân tố chính làm cải
thiện mức độ cạnh tranh các ngân hàng
nội địa. Cùng mục đích đưa ra đánh giá về
cấu trúc thị trường cạnh tranh trong lĩnh
vực ngân hàng, nghiên cứu của Nguyễn
Thế Bính (2015) sử dụng phương pháp
đo lường mức độ tập trung thông qua chỉ
số CRk và HHI. Đó là mức độ tập trung
thị trường trong hệ thống có xu hướng
giảm trong cả 03 tiêu chí: Tổng tài sản,
huy động vốn và cho vay của hệ thống
NHTM Việt Nam. Với mục đích phân tích
tác động của M&A tới các yếu tố khác,
nhóm tác giả Vuong Quan Hoang, Tran
Tri Dung và Nguyen Thi Chau Ha (2009)
đã kết hợp các nguồn dữ liệu từ phỏng vấn
quản lý tới báo cáo tài chính hay thông
cáo báo chí để phân tích các tác động của
M&A tại Việt Nam thời kỳ đổi mới tới.
Nghiên cứu của Phan Quan Viet (2014)
đã nghiên cứu hoạt động M&A ở Việt
Nam giai đoạn 2005- 2011 và phân tích
các thành tựu và tác động của các thương
vụ M&A đến thị trường kinh tế Việt Nam.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoang
Thi Thanh Hang, Phan Dien Vy, Jay
Bandaralage (2016) đã chỉ ra tác động của
M&A đối với hệ thống NHTM Việt Nam
là tích cực; sau M&A, mức độ tập trung
kinh tế chỉ ở mức trung bình và mức độ
cạnh tranh cao. Tuy nhiên các chỉ số tập
trung trong bài không thể phản ánh toàn
bộ sự ảnh hưởng của một nhóm ngân hàng
trên thị trường.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả
Nguyễn Ngọc Lý, Trần Văn Quyết, Dương
Thanh Tình (2013), được thực hiện dựa
trên các số liệu thu thập được từ các báo
cáo tài chính của các NHTM, đã phân tích
các vấn đề cần lưu ý và đề xuất một số
kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình tái cấu
trúc hệ thống ngân hàng trong thời gian tới
từ thương vụ sáp nhập đầu tiên theo chủ
trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của
NHNN. Nghiên cứu của Lương Minh Hà,
Nguyễn Minh Chi, Ngô Trần Vân Khanh
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201938
(2018) đã bổ sung thêm kiến thức về hoạt
động M&A nói chung tại Việt Nam khi
đánh giá, phân tích cả những nhân tố tác
động tới M&A và những nhân tố bị ảnh
hưởng bởi M&A.
Tổng quan các nghiên cứu trên cho thấy,
nghiên cứu về hoạt động M&A trong lĩnh
vực Tài chính- Ngân hàng tại Việt Nam là
không quá mới mẻ, tuy nhiên các tác giả
nhận thấy rằng đa phần các nghiên cứu
về cạnh tranh trong ngành ngân hàng và
M&A đều thể hiện được mối quan hệ qua
lại của hoạt động M&A đến hoạt động của
các ngân hàng thời kỳ hậu sáp nhập nhưng
chưa khẳng định rõ hệ quả của hoạt động
này đến mức độ cạnh tranh trong ngành
cũng như các mô tả chi tiết hơn xung
quanh các tác động đó đến tính cạnh tranh
giữa các NHTM.
Bảng 1. Thống kê về tỷ trọng của 3 NHTM thuộc mẫu nghiên cứu giai đoạn 2005- 2017
Năm
Tổng tài sản Cho vay Huy động vốn
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
2005 72,30% 373.625.709 76,81% 273.373.778 75,75% 279.725.897
2006 63,49% 460.735.158 71,57% 335.891.086 69,51% 317.146.479
2007 50,66% 568.032.155 58,45% 403.072.326 56,34% 389.350.609
2008 48,85% 662.199.555 56,21% 439.616.893 53,20% 442.098.432
2009 42,19% 795.713.178 50,26% 542.948.497 46,66% 504.726.555
2010 38,11% 1.041.619.762 47,46% 714.619.647 44,12% 655.375.289
2011 36,40% 1.232.897.811 48,90% 882.088.192 42,24% 724.660.428
2012 40,80% 1.402.803.136 47,18% 983.816.228 41,87% 877.546.566
2013 42,13% 1.593.748.531 47,16% 1.077.014.225 40,92% 1.035.644.731
2014 43,40% 1.888.577.751 48,18% 1.288.021.030 41,89% 1.286.856.543
2015 44,83% 2.304.385.067 48,52% 1.584.385.457 42,53% 1.558.705.673
2016 46,12% 2.742.883.228 49,16% 1.919.719.072 45,66% 1.971.533.188
2017 46,67% 3.332.637.968 49,55% 2.321.931.257 46,73% 2.321.440.228
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Bảng 2. 35 NHTMCP thuộc mẫu nghiên cứu
Á Châu (ACB) Nhà Hà Nội MHD Sacombank Bản Việt
An Bình HDBank Nam Á SHB Vietcombank
Bảo Việt Kiên Long Quốc dân Phương Nam Vietinbank
BIDV Bưu điện Liên Việt
Xăng dầu
Petrolimex Techcombank VIB
Đại Á MSB Phương Đông Tiên Phong Việt Nam Thương Tín
SeaBank MB SCB Việt Nam Tín Nghĩa VPbank
Eximbank MHB Saigonbank Việt Á Phương Tây
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập giai đoạn 2005- 2017
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát diễn biến chỉ số tập trung kinh
tế sau các thương vụ M&A trong lĩnh vực
NHTM tại Việt Nam, nghiên cứu chủ yếu
dựa trên dữ liệu thứ cấp từ trang thông tin
điện tử của NHNN và các báo cáo thường
niên của các NHTM Việt Nam trong giai
đoạn nghiên cứu (2005- 2017). Đây là
khoảng thời gian mở cửa nền kinh tế với
hàng loạt bộ Luật đã ra đời, tạo hành lang
pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp nói
chung, ngành ngân hàng nói riêng có cơ sở
tiến hành M&A, như Luật Doanh nghiệp
2005, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Chứng
khoán 2006... Các thông tin được sử dụng
là ba chỉ tiêu thể hiện đặc trưng hoạt động
kinh doanh của các NHTM, đó là: tổng tài
sản, dư nợ tín dụng và tiền gửi khách hàng.
Về phương pháp đo lường, nhóm sử dụng
chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index)
và CRk (Concentration Ratio). Hai chỉ
số này được sử dụng phổ biến nhất trong
việc đo lường mức độ tập trung thị trường
trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực
ngân hàng nói riêng (Le Hai Trung, 2014;
Nguyễn Thế Bính, 2015; Hoang Thi
Thanh Hang và cộng sự, 2016).
2.2.1. Chỉ số CRk
Chỉ số CRk được dùng để đo lường mức
độ tích tụ thị trường, cho biết liệu thị phần
có rơi vào một nhóm ngân hàng không.
Trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện
nay, tuy có nhóm 4 ngân hàng lớn nhất
về quy mô tổng tài sản gồm có Agribank,
BIDV, Vietinbank và Vietcombank,
nhưng đặc thù của Agribank là doanh
nghiệp Nhà nước tổ chức theo mô hình
công ty TNHH Một thành viên, với 100%
số vốn thuộc sở hữu Nhà nước, và chưa
thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn mà
nhóm thực hiện nghiên cứu nên khi tính
toán chỉ số CRk, nhóm sẽ không xét đến
Agribank trong mẫu. Do đó, trong nghiên
cứu này, nhóm sử dụng CR3, để kiểm tra
mức độ tập trung trên ba khía cạnh tổng
tài sản, huy động vốn và cho vay của các
ngân hàng qua các năm.
Cách thức xác định chỉ số này như sau
(Westman, 2005):
Trong đó S
i
là thị phần của doanh nghiệp
lớn thứ i trong ngành; n = 3 hoặc 5 tùy
trường hợp cần xác định CR3 hay CR5.
Dựa vào các mức độ tập trung, có thể phân
loại thị trường thành các dạng sau:
- Cạnh tranh hoàn hảo, với tỷ lệ tập trung
rất nhỏ.
- Cạnh tranh một cách tương đối, CR3<
65%, mức độ tập trung trung bình.
- Độc quyền nhóm (Oligopoly) hoặc có vị
trí thống lĩnh thị trường, CR3> 65%, mức
độ tập trung cao.
- Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%.
2.2.2. Chỉ số HHI
Chỉ số HHI được sử dụng để đo lường quy
mô của doanh nghiệp trong mối tương quan
với ngành. Đây là một chỉ báo về mức độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
ngành, thường được tính bằng tổng bình
phương thị phần của các doanh nghiệp và
có giá trị từ 0 đến 10.000. Nhóm chọn ra 35
NHTMCP có đầy đủ dữ liệu từ năm 2005
đến năm 2017 về cả ba chỉ tiêu tổng tài sản,
huy động vốn và tín dụng.
LƯƠNG MINH HÀ - TÔ PHƯƠNG NGỌC - NGUYỄN BÍCH NGỌC - NGUYỄN THỊ MINH TÂM - LÊ VŨ THU TRANG
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 201940
Trong giai đoạn 2005- 2017, tỉ trọng của
35 NHTMCP này ở cả ba chỉ tiêu tổng
tài sản, tổng mức tín dụng và tổng mức
huy động vốn toàn ngành dao động trong
khoảng từ 65%- 80%. Cụ thể, năm 2005
chiếm 66,92% tổng tài sản ngành ngân
hàng; 67,4% tổng mức tín dụng toàn
ngành và 74,48% tổng mức huy động vốn
toàn ngành. Như vậy, mẫu 35 NHTM có
tính đại diện cho toàn ngành, đủ cơ sở
cho nhóm nghiên cứu đưa ra nhận xét, kết
luận. Trong bài viết, nhóm chỉ tập trung
vào các NHTMCP, không bao gồm chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và NHTM
Nhà nước.
Cho vay và huy động vốn là hai nghiệp vụ
kinh doanh chính của các NHTM. Trong
đó, cung cấp tín dụng là hoạt động đặc
trưng quan trọng nhất, mang đến lợi nhuận
lớn hàng đầu cho các NHTM. Bên cạnh
đó, nghiệp vụ huy động vốn tuy không
mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng
nhưng lại là nghiệp vụ giải quyết yếu tố
đầu vào cho ngân hàng. Tổng tài sản là
một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh
giá mức độ cạnh tranh giữa các NHTM
trên thị trường, vì tổng tài sản gắn liền
với ưu thế thị phần, thị phần càng lớn
thì lợi thế cạnh tranh càng lớn. Như vậy,
việc chọn ba chỉ tiêu trên từ 35 NHTMCP
là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của
nhóm.
Cách tính chỉ số HHI như sau:
Trong đó n là tổng số doanh nghiệp và S
i
là thị phần của doanh nghiệp thứ i trong
ngành.
Theo Horizontal Merger Guidelines, ban
Bảng 3. Thống kê về tỷ trọng của 35 NHTM thuộc mẫu nghiên cứu giai đoạn 2005- 2017
Năm Tổng tài sản Cho vay Huy động vốn
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
(triệu đồng)
2005 66,92% 516.760.444 67,40% 355.908.514 74,48% 369.261.254
2006 68,07% 725.646.844 68,96% 469.335.221 73,08% 456.237.130
2007 71,69% 1.121.198.264 71,45% 689.593.938 73,66% 691.014.997
2008 71,42% 1.355.569.659 69,45% 782.139.042 71,19% 830.944.686
2009 74,70% 1.886.127.679 70,24% 1.080.223.502 74,08% 1.081.798.054
2010 79,58% 2.733.515.807 73,38% 1.505.739.030 76,01% 1.485.412.554
2011 80,95% 3.387.402.885 75,46% 1.803.940.516 77,53% 1.715.431.917
2012 80,77% 3.438.228.450 76,64% 2.085.339.141 77,13% 2.095.695.648
2013 80,06% 3.783.202.151 79,41% 2.283.551.548 77,12% 2.530.798.753
2014 81,29% 4.351.580.113 78,21% 2.673.524.938 78,58% 3.071.850.082
2015 83,76% 5.139.731.747 80,88% 3.265.621.097 79,64% 3.664.951.828
2016 83,96% 5.947.657.847 81,53% 3.904.909.719 80,30% 4.318.209.066
2017 85,17% 7.140.908.948 82,64% 4.686.289.107 82,26% 4.967.927.375
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập giai đoạn 2005- 2017
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 41
hành bởi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Ủy ban
Thương mại Liên bang Mỹ, các cơ quan
quản lý cạnh tranh thường phân loại các
thị trường theo cơ sở sau: (i) HHI< 1.000:
Thị trường không mang tính tập trung; (ii)
1.000≤ HHI≤ 1.800: Thị trường tập trung
ở mức độ vừa phải; (iii) HHI> 1.800: Thị
trường tập trung ở mức độ cao.
Ưu điểm chủ yếu của chỉ số HHI so với
các cách đo khác (chẳng hạn như tỷ lệ tập
trung- CR) là đã tính tỷ trọng lớn hơn đối
với các doanh nghiệp lớn.
Chỉ số HHI tăng làm mức độ cạnh tranh
giữa các ngân hàng giảm, ngược lại, khi
chỉ số HHI giảm nghĩa là mức độ cạnh
tranh giữa các ngân hàng tăng.
3. Kết quả nghiên cứu
Thông qua tính toán nhóm nghiên cứu
thấy rằng, chỉ số HHI ở các chỉ tiêu Tổng
tài sản, Tín dụng và Huy động vốn đều có
xu hướng giảm trước năm 2011 và tăng
lên từ năm 2012 trở đi (Hình 3). Điều
này cho thấy mức độ cạnh tranh của các
NHTM trước năm 2011 cao hơn so với
các năm sau đó. Diễn biến của chỉ số CR3
trong giai đoạn này tương tự như chỉ số
HHI: Đồ thị của chỉ số CR3 (Hình 4) cũng
cho thấy một sự sụt giảm liên tục trong
giai đoạn 2005- 2011 và bắt đầu ổn định
hơn trong giai đoạn 2012- 2017. Hai chỉ
số này bổ sung cho nhau cùng thể hiện
mức độ cạnh tranh của các NHTM tại Việt
Nam có xu hướng giảm khi số lượng ngân
hàng giảm do hoạt động M&A. Điều này
đồng nghĩa với việc hoạt động M&A có
tác động làm tăng mức độ tập trung kinh
tế trong ngành Ngân hàng, kết quả này
giúp nhóm có cơ sở thực tế để đề xuất
những kiến nghị trong phần tiếp theo.
Trong giai đoạn trước năm 2004, quá
trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt
Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của kinh tế trong
nước, các ngân hàng gặp khó khăn trong
việc thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ nên các ngân hàng, đặc
biệt là NHTMCP nông thôn mất khả năng
thanh toán, gây ảnh hưởng đến cả hệ thống
ngân hàng t