Mức độ hiểu biết, sự quan tâm về nhãn mác thực phẩm của khách hàng tại một số siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010

Bối cảnh: Việc ghi nhãn mác thực phẩm nhằm giới thiệu những đặc tính chất lượng của thực phẩm, giúp người tiêu dùng có thể chọn lựa những sản phẩm thích hợp, từ đó có thể phòng ngừa được bệnh tật, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, do đó nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức độ hiểu biết và sự quan tâm của khách hàng về nhãn mác thực phẩm tại một số siêu thị ở TP.HCM, năm 2010. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ khách hàng có kiến thức đúng về nhãn mác thực phẩm tại một số siêu thị ở TP.HCM và mối liên quan giữa kiến thức, sự quan tâm về nhãn mác thực phẩm với các đặc điểm dân số học. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 403 khách hàng (được chọn ngẫu nhiên) đã đến siêu thị Maximark Cộng Hòa và Coop.Mart Cống Quỳnh trong 2 ngày 28-29/9/2010. Các khách hàng được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm các đề mục về đặc tính dân số, kiến thức và sự quan tâm của khách hàng về nhãn mác thực phẩm. Kết quả: Tỷ lệ khách hàng quan tâm đến nhãn mác thực phẩm cao chiếm 90,57%, nhưng tỉ lệ khách hàng có kiến thức đúng về nhãn mác thực phẩm vẫn còn thấp (12,3%). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức đúng về nội dung nhãn mác với các đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu. Kết luận: Ở khách hàng, kiến thức đúng về nhãn mác thực phẩm còn rất thấp, các cơ quan chức năng, đặc biệt là nhân viên y tế cần tăng cường truyền thông về nhãn mác thực phẩm đến người tiêu dùng. Với các trường chuyên ngành (như Y, Y tế công cộng) nên đưa nội dung nhãn mác thực phẩm vào chương trình đào tạo.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ hiểu biết, sự quan tâm về nhãn mác thực phẩm của khách hàng tại một số siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 126 MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT, SỰ QUAN TÂM VỀ NHÃN MÁC THỰC PHẨM CỦA KHÁCH HÀNG TẠI MỘT SỐ SIÊU THỊ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010 Phan Hồng Minh*, Phạm Thị Lan Anh*, Trần Ngọc Đăng* TÓM TẮT Bối cảnh: Việc ghi nhãn mác thực phẩm nhằm giới thiệu những đặc tính chất lượng của thực phẩm, giúp người tiêu dùng có thể chọn lựa những sản phẩm thích hợp, từ đó có thể phòng ngừa được bệnh tật, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, do đó nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức độ hiểu biết và sự quan tâm của khách hàng về nhãn mác thực phẩm tại một số siêu thị ở TP.HCM, năm 2010. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ khách hàng có kiến thức đúng về nhãn mác thực phẩm tại một số siêu thị ở TP.HCM và mối liên quan giữa kiến thức, sự quan tâm về nhãn mác thực phẩm với các đặc điểm dân số học. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả trên 403 khách hàng (được chọn ngẫu nhiên) đã đến siêu thị Maximark Cộng Hòa và Coop.Mart Cống Quỳnh trong 2 ngày 28-29/9/2010. Các khách hàng được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm các đề mục về đặc tính dân số, kiến thức và sự quan tâm của khách hàng về nhãn mác thực phẩm. Kết quả: Tỷ lệ khách hàng quan tâm đến nhãn mác thực phẩm cao chiếm 90,57%, nhưng tỉ lệ khách hàng có kiến thức đúng về nhãn mác thực phẩm vẫn còn thấp (12,3%). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức đúng về nội dung nhãn mác với các đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu. Kết luận: Ở khách hàng, kiến thức đúng về nhãn mác thực phẩm còn rất thấp, các cơ quan chức năng, đặc biệt là nhân viên y tế cần tăng cường truyền thông về nhãn mác thực phẩm đến người tiêu dùng. Với các trường chuyên ngành (như Y, Y tế công cộng) nên đưa nội dung nhãn mác thực phẩm vào chương trình đào tạo. Từ khóa: Nhãn mác thực phẩm, khách hàng, sự hiểu biết, quan tâm. ABSTRACT SURVEY ABOUT THE CONSUMERS’ COMMON KNOWLEDGE AND INTERESTS IN FOOD LABELS AT SOME SUPERMARKETS IN HO CHI MINH CITY, YEAR 2010 Phan Hong Minh, Pham Thi Lan Anh, Tran Ngoc Dang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 126 - 131 Background: The food labeling to introduce the quality characteristics of foods which can help consumers choose the appropriate product, thus it can help them to prevent disease and improve their health. But until now, there has been very little research on this issue, so this study was conducted to determine the level of understanding and concern of consumers on food labels in some supermarkets in Ho Chi Minh city (HCMC), year 2010. * Bộ môn Dinh dưỡng-Sức khỏe Môi trường, khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ: ThS. Phạm Thị Lan Anh ĐT: 0988542251 Email: lanh2804@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 127 Objective: To determine the proportion of consumers have correct knowledge about food labels in some supermarkets in HCMC and the relationship between knowledge and concern about food labels with the demographic characteristics. Methods: The study used cross-sectional design described above 403 consumers (randomly chosen) went to Maximark supermarket and Coop.Mart Cong Quynh supermarket in two days (the September, 28- 29). Consumers were interviewed directly by researchers using the questionnaire including items on population characteristics, knowledge and concern of consumers on food labels. Results: The proportion of consumers interested in food labels accounted for 90.57%, but the proportion of consumers have correct knowledge about food labels is low (12.3%). This study has not found an association between correct knowledge about food labels with the demographic characteristics of study subjects. Conclusion: The consumers’ correct knowledge about food labels is very low. The authorities, especially health care workers need to strengthen communication on food labels to consumers. The medical schools or public health schools should include the contents of food labels in the training program. Keywords: Food labels, consumers, knowledge, interest. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, không những giúp cho sự sinh trưởng, phát triển và duy trì sức khỏe của con người mà còn là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính không lây có liên quan đến chế độ dinh dưỡng ở người (béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, loãng xương, sâu răng). Đồng thời cũng là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn,tiêu thụ và sử dụng. Việc ghi nhãn mác thực phẩm nhằm giới thiệu những đặc tính chất lượng liên quan đến bản chất, nguồn gốc, đặc tính dinh dưỡng, quá trình chế biến, thành phần cấu tạo hoặc bất kỳ chỉ tiêu chất lượng nào khác của thực phẩm đó. Thực hiện việc ghi nhãn mác thực phẩm cũng là một biện pháp kiểm soát VSATTP của các cơ quan chức năng. Những nội dung bắt buộc phải được ghi trên một nhãn mác thực phẩm(1): - Tên thực phẩm - Tên cơ sở sản xuất - Khối lượng thực phẩm - Thành phần cấu tạo của thực phẩm - Chỉ tiêu chất lượng thực phẩm - Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng - Hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản - Xuất xứ của thực phẩm Đối với người tiêu dùng, nếu có kiến thức về nhãn mác thực phẩm sẽ giúp họ chọn lựa sản phẩm thích hợp cho bản thân và các thành viên trong gia đình (nhất là các sản phẩm trans fat), từ đó có thể phòng ngừa được bệnh tật. Việc giáo dục kiến thức về nội dung nhãn mác thực phẩm là cần thiết cho người tiêu dùng thực phẩm.Với các cơ quan chức năng, đặc biệt là nhân viên y tế cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến về nội dung nhãn mác thực phẩm cho cộng đồng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành vào tháng 09 năm 2010 ở Siêu thị Maximaxk Cộng Hòa và Coop. Mart Cống Quỳnh tại Tp.HCM theo tiêu chí chọn vào là những khách hàng đến siêu thị trong 2 ngày 28-29/9/2010 và đồng ý tham gia nghiên cứu. Để có 95% khoảng tin cậy xác định tỷ lệ khách hàng có kiến thức đúng về nội dung nhãn mác thực phẩm, với sai số cho phép 5%, cỡ mẫu được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 128 ước lượng là 384 người. Biến số phụ thuộc gồm các biến về mức độ quan tâm (rất quan tâm, quan tâm, không quan tâm, không ý kiến), kiến thức về nội dung nhãn mác thực phẩm như tên thực phẩm, tên cơ sở sản xuất, khối lượng, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng, ngày sản xuất - thời hạn sử dụng, cách sử dụng - bảo quản, xuất xứ của thực phẩm. Các thông tin cơ bản về đối tượng được đưa vào nghiên cứu bao gồm tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu còn quan tâm đến nguồn cung cấp thông tin về nội dung nhãn mác thực phẩm. Các số liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn, làm sạch dữ liệu thô và nhập vào Epidata 3.02, xử lý bằng Stata 10 và phần mềm R để thống kê mô tả tần số và tỷ lệ các biến số, dùng phép kiểm chi bình phương ở mức có ý nghĩa 5% để xét sự khác biệt giữa kiến thức đúng về nội dung nhãn mác thực phẩm với các yếu tố giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp của khách hàng tại hai siêu thị. KẾT QUẢ Bảng 1: Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu (n=403): Đặc điểm Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tuổi 33,93 12,77 17 85 Bảng 2: Đặc điểm về giới tính, dân tộc, trình độ văn hóa và nghề nghiệp (n=403) Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) Giới tính Nữ 302 74,94 Nam 101 25,06 Dân tộc Kinh 389 96,53 Khác 14 3,47 Trình độ văn hóa Không biết chữ 2 0,5 Cấp 1 23 5,71 Cấp 2 65 16,13 Cấp 3 169 41,94 Trên cấp 3 144 35,73 Nghề nghiệp Đặc tính Tần số Tỉ lệ (%) Công nhân viên chức 119 29,53 Nghề nghiệp Buôn bán 111 27,54 Nội trợ 55 13,65 Sinh viên 54 13,4 Khác 64 15,88 Bảng 1 và 2 mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu. Theo đó, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu khoảng 34 tuổi, tỉ lệ nam thấp hơn nữ, dân tộc Kinh chiếm đa số, trình độ học vấn của khách hàng chủ yếu là cấp 3 và cấp 3 trở lên (77,67%), nghề nghiệp công nhân viên chức chiếm tỉ lệ nhiều nhất (29,53%). Bảng 3: Sự quan tâm về nhãn mác (n=403) Tần số Tỉ lệ (%) Dùng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn Có 402 99,75 Không 1 0,25 Mức độ sử dụng Thường xuyên 194 48,14 Thỉnh thoảng 183 45,41 Hiếm khi 26 6,45 Đọc nhãn mác khi mua thực phẩm Có 380 94,29 Không 23 5,71 Quan tâm nhãn mác thực phẩm Rất quan tâm 120 29,78 Quan tâm 245 60,79 Không quan tâm 37 9,18 Không ý kiến 1 0,25 Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều đã từng dùng thực phẩm chế biến đóng gói sẵn (99,75%). Tỷ lệ khách hàng thường xuyên dùng thực phẩm đóng gói sẵn chiếm cao nhất (48,14%), kế đến là mức độ thỉnh thoảng (45,41%). Hầu hết khách hàng đều có đọc nhãn mác trước khi mua thực phẩm (94,29%). Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ người tiêu dùng không đọc nhãn mác khi mua thực phẩm (5,71%). Mức độ khách hàng có quan tâm đến nhãn mác thực phẩm cũng chiếm tỷ lệ cao (90,57%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 129 Nhưng cũng có 9,43% khách hàng không quan tâm đến nhãn mác thực phẩm. Bảng 4: Các nội dung nhãn mác thực phẩm mà khách hàng quan tâm (n=366) Sự quan tâm về nội dung của nhãn mác Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Ngày sản xuất, thời gian sử dụng 307 83,88 Xuất xứ của thực phẩm 195 53,28 Tên cơ sở sản xuất 192 52,46 Giá tiền 184 50,27 Tên thực phẩm 180 49,18 Hướng dẫn sử dụng, bảo quản 175 47,81 Chỉ tiêu, chất lượng thực phẩm 164 44,81 Thành phần cấu tạo thực phẩm 128 34,97 Khối lượng thực phẩm 61 16,67 Nội dung khác 7 1,91 Khách hàng rất quan tâm đến nội dung về ngày sản xuất, thời gian sử dụng (83,88%) và xuất xứ của thực phẩm (53,28%). Trong khi đó khách hàng ít quan tâm hơn về các nội dung như khối lượng thực phẩm (16,67%), thành phần cấu tạo (34,97%), chỉ tiêu, chất lượng thực phẩm (44,8%). Bảng 5: Các nội dung nhãn mác thực phẩm giúp khách hàng quyết định mua thực phẩm (n=366) Nội dung quyết định mua thực phẩm Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Ngày sản xuất, thời gian sử dụng 188 51,37 Chỉ tiêu, chất lượng thực phẩm 173 47,27 Giá tiền 153 41,8 Xuất xứ của thực phẩm 115 31,42 Tên cơ sở sản xuất 101 27,6 Tên thực phẩm 98 26,78 Thành phần cấu tạo thực phẩm 93 25,41 Hướng dẫn sử dụng, bảo quản 74 20,22 Do ý thích 52 14,21 Khối lượng thực phẩm 27 7,38 Nội dung khác 6 1,64 Các nội dung trên nhãn mác thực phẩm giúp khách hàng quyết định mua sản phẩm chiếm tỉ lệ nhiều nhất là ngày sản xuất, thời gian sử dụng (51,37%); chỉ tiêu, chất lượng thực phẩm (47,27%); và giá tiền (41,8%). Ngoài ra còn do ý thích của khách hàng (14,21%). Bảng 6: Kiến thức về nội dung nhãn mác thực phẩm (n=366) Kiến thức về nhãn mác tốt cần những nội dung Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Ngày sản xuất, thời gian sử dụng 255 69,67 Chỉ tiêu, chất lượng thực phẩm 216 59,02 Thành phần cấu tạo thực phẩm 175 47,81 Xuất xứ của thực phẩm 167 45,63 Tên cơ sở sản xuất 150 40,98 Hướng dẫn sử dụng, bảo quản 147 40,16 Giá tiền 111 30,33 Tên thực phẩm 108 29,51 Khối lượng thực phẩm 65 17,76 Nội dung khác 16 4,37 Kiến thức chung Đúng Chưa đúng 45 321 12,3 87,7 Tỉ lệ khách hàng có kiến thức đúng về nội dung nhãn mác thực phẩm vẫn còn tương đối thấp (12,3%). Và 2 nội dung chiếm tỉ lệ cao nhất mà khách hàng cho rằng một nhãn mác tốt nên có đó là ngày sản xuất, thời gian sử dụng (69,67%) và chỉ tiêu, chất lượng thực phẩm (59,02%). Một số khách hàng cho rằng ngoài những nội dung trên, các yếu tố khác như bao bì đẹp, rõ ràng, màu sắc đẹp cũng góp phần tạo nên một nhãn mác thực phẩm tốt. Bảng 7: Nguồn thông tin về nhãn mác Tần số Tỉ lệ (%) Nghe nói về nhãn mác thực phẩm Có 289 71,71 Không 114 28,29 Nguồn thông tin (n=289) Đài truyền hình, truyền thanh 237 82,01 Sách, báo 147 48,14 Người bán hàng 82 28,37 Tài liệu học tập 22 7,61 Nhân viên y tế 16 5,54 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 130 Có 289 khách hàng đã từng được nghe nói về nhãn mác thực phẩm từ các nguồn thông tin khác nhau, trong đó nguồn thông tin khách hàng nhận được nhiều nhất là từ đài truyền hình, truyền thanh (82,01%); kế đến là qua sách, báo (48,14%) và qua người bán hàng (28,37%) Bảng 8: Mối liên quan giữa kiến thức về nội dung nhãn mác với các đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu (n*=366). Kiến thức về nội dung nhãn mác Đặc điểm Đúng n (%) Chưa đúng n (%) p-value PR (KTC 95%) Giới tính Nam 11 (12,64) 76 (87,36) 0,91 1,037 Nữ 34 (12,19) 245 (87,81) Dân tộc Kinh 43 (12,15) 311 (87,85) 0,639 0,73 Khác 2 (16,67) 10 (83,33) Trình độ văn hóa Không biết chữ - - Cấp 1 17 (89,47) Cấp 2 52 (94,55) 0,452 0,52 (0,1- 2,9) Cấp 3 140 (89,17) 0,968 1,0 (0,3 - 4,1) Trên cấp 3 112 (82,96) 0,489 1,6 (0,4 - 6,3) Nghề nghiệp Công nhân viên chức 17 (14,29) 102 (85,71) Buôn bán 7 (6,31) 104 (93,69) 0,114 0,5 (0,2-1,2) Nội trợ 6 (10,91) 49 (89,09) 0,577 0,8 (0,3 -1,8) Sinh viên 8 (14,81) 46 (85,19) 0,720 0,9 (0,4 - 1,9) Khác 7 (10,94) 57 (89,06 0,88 1,1 (1,5 - 2,3) *Trong số 403 đối tượng nghiên cứu chỉ có 366 khách hàng trả lời là có quan tâm đến nhãn mác thực phẩm, nên mẫu số của phần kiến thức đúng chỉ gồm 366 đối tượng. Chưa tìm thấy mối liên quan của kiến thức đúng về nội dung nhãn mác theo các đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu. BÀN LUẬN Trong số 403 khách hàng đến Siêu thị Maximaxk Cộng Hòa và Coop. Mart Cống Quỳnh có tuổi trung bình khoảng 34 tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi; nữ chiếm 74,94%, nam 25,06%. Kết quả trên khá phù hợp với công việc đi chợ, nấu cơm phục vụ gia đình hằng ngày của phụ nữ. Có 99,75% khách hàng dùng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn; trong đó có 48,14% sử dụng thường xuyên, điều đó đã nói lên việc dùng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. 94,29% khách hàng đọc nhãn mác trước khi mua, trong đó có 29,78% rất quan tâm đến nhãn mác thực phẩm, 60,79% quan tâm và chỉ có 9,18% không quan tâm, như vậy nếu xét ở mức độ quan tâm: có đến 90,57% khách hàng quan tâm đến nhãn mác thực phẩm. Trong đó nội dung ngày sản xuất, thời gian sử dụng và xuất xứ của thực phẩm được khách hàng quan tâm nhiều nhất. Chỉ có 12,3% khách hàng có kiến thức đúng về nội dung nhãn mác thực phẩm, kết quả trên có thể bị chi phối bởi: sự qui định số câu đúng hoặc sai của nhóm nghiên cứu, và có đến 30,33% khách hàng chọn giá tiền nhưng giá tiền không phải nội dung đúng của một nhãn mác thực phẩm, vì vậy nên có thể ảnh hưởng đến kết quả trên. Song điều đó cũng cho chúng ta thấy tuy có đến 94,29% khách hàng đọc nhãn mác trước khi mua và có đến 90,57% khách hàng quan tâm đến nhãn mác thực phẩm, nhưng thật sự hiển biết về nội dung nhãn mác thực phẩm vẫn còn thấp. Bên cạnh đó có 71,71% khách hàng được nghe nói về nhãn mác thực phẩm (từ đài truyền hình, truyền thanh, sách, báo, người bán hàng, tài liệu học tập, nhân viên y tế) một cách chung chung chưa cụ thể về nội dung nhãn mác thực phẩm, đặc biệt nguồn thông tin từ cơ quan y tế chỉ chiếm 5,54%. Do vậy nên chăng đưa giá tiền vào nội dung nhãn mác thực phẩm?, các cơ quan chuyên trách đặc biệt là cơ quan y tế cần tăng cường tuyên truyền cụ thể về nội dung nhãn mác thực phẩm. Với các cơ sở đào tạo, nên đưa nội dung nhãn mác thực phẩm vào chương trình giảng dạy. Qua nghiên cứu, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y tế Công cộng 131 chưa tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức đúng về nội dung nhãn mác với các đặc điểm dân số học của đối tượng nghiên cứu (có thể do cơ mẫu nghiên cứu quá nhỏ). KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Tỉ lệ khách hàng sử dụng thường xuyên thực phẩm đã được chế biến, đóng gói sẵn là khá cao, và mặc dù đa số khách hàng đều quan tâm đến nội dung ghi trên nhãn mác thực phẩm tuy nhiên tỉ lệ khách hàng có kiến thức đúng về nhãn mác thức phẩm lại rất thấp. Điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều đến việc phòng bệnh và nâng cao sức khỏe của khách hàng, đặc biệt là sự bùng nổ của các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe (thực phẩm có chứa chất bảo quản, phụ gia độc hại, trans fat). Qua kết quả của nghiên cứu này đã cho thấy một tình trạng báo động về sự hiểu biết của người tiêu dùng về nội dung nhãn mác thực phẩm, và thiếu thốn nguồn thông tin về những nội dung của nhãn mác thực phẩm. Do đó đề nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là nhân viên y tế cần tăng cường truyền thông về nhãn mác thực phẩm đến người tiêu dùng, với các trường chuyên ngành (như Y, Y tế công cộng) nên đưa nội dung nhãn mác thực phẩm vào chương trình đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. QUY CHẾ Ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (178/1999/QĐ – TTg, 30-08- 1999, 30-06-2000).