Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method - CVM) để đánh giá sự sẵn lòng
chi trả của các hộ gia đình đối với nước máy sinh hoạt an toàn phục vụ cho mục đích ăn uống và không bị
gián đoạn ở tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Kết quả cho thấy các hộ gia đình hiện nay đang tự áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau như đầu tư hệ thống xử lý nước tại nhà, sử dụng các nguồn nước thay thế và lắp đặt
các thiết bị chứa nước để thích ứng với hệ thống nước máy hiện có. Những hành vi trên cho thấy nhu cầu
thực sự đối với việc nâng cấp dịch vụ cấp nước sạch an toàn và đảm bảo hơn và điều này đã được chứng
minh bằng kết quả khảo sát về sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay - WTP) và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến WTP. Kết quả đã chỉ ra rằng, các hộ gia đình sẵn sàng trả thêm trung bình 11.415 đồng/m3,
tương đương 2,67% thu nhập hộ gia đình trên hóa đơn tiền nước hiện tại để có được các dịch vụ nước máy
sinh hoạt an toàn hơn và liên tục. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP cho thấy thu nhập,
trình độ học vấn, độ tuổi, nhận thức về thực trạng hệ thống nước máy, nhu cầu cải thiện hệ thống nước máy
và niềm tin về khả năng thực hiện của dự án có tác động đến mức giá sẵn lòng chi trả. Dựa trên kết quả
phân tích, nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý và truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức và thúc đẩy sự sẵn lòng chi trả của dân hướng đến công tác xã hội hóa dịch vụ cấp nước.
11 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức sẵn lòng chi trả để cải thiện chất lượng nước máy sinh hoạt của người dân tỉnh Thái Bình, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 122
MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG
NƯỚC MÁY SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN
TỈNH THÁI BÌNH, VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hoài Thương1, Bùi Thị Thu Trang1
TÓM TẮT
Sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method - CVM) để đánh giá sự sẵn lòng
chi trả của các hộ gia đình đối với nước máy sinh hoạt an toàn phục vụ cho mục đích ăn uống và không bị
gián đoạn ở tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Kết quả cho thấy các hộ gia đình hiện nay đang tự áp dụng nhiều
biện pháp khác nhau như đầu tư hệ thống xử lý nước tại nhà, sử dụng các nguồn nước thay thế và lắp đặt
các thiết bị chứa nước để thích ứng với hệ thống nước máy hiện có. Những hành vi trên cho thấy nhu cầu
thực sự đối với việc nâng cấp dịch vụ cấp nước sạch an toàn và đảm bảo hơn và điều này đã được chứng
minh bằng kết quả khảo sát về sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay - WTP) và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến WTP. Kết quả đã chỉ ra rằng, các hộ gia đình sẵn sàng trả thêm trung bình 11.415 đồng/m3,
tương đương 2,67% thu nhập hộ gia đình trên hóa đơn tiền nước hiện tại để có được các dịch vụ nước máy
sinh hoạt an toàn hơn và liên tục. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức WTP cho thấy thu nhập,
trình độ học vấn, độ tuổi, nhận thức về thực trạng hệ thống nước máy, nhu cầu cải thiện hệ thống nước máy
và niềm tin về khả năng thực hiện của dự án có tác động đến mức giá sẵn lòng chi trả. Dựa trên kết quả
phân tích, nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý và truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức và thúc đẩy sự sẵn lòng chi trả của dân hướng đến công tác xã hội hóa dịch vụ cấp nước.
Từ khóa: CMV, nước sạch sinh hoạt, Thái Bình, hệ thống nước máy, sự sẵn lòng chi trả.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ§§
Hệ thống xử lý nước và cấp nước đảm bảo số
lượng và chất lượng cho sinh hoạt của người dân
hiện vẫn là mối quan tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia
kém và đang phát triển [1]. Hiện nay, nhiều khu vực
phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa nhu cầu của
người dân và khả năng của các công ty cung cấp
nước địa phương [2]. Doanh thu từ khách hàng và
ngân sách hỗ trợ của Nhà nước thường không đủ để
duy trì, nâng cấp các cơ sở hạ tầng hệ thống cấp
nước và xử lý nước. Thực tế là, nguồn nước máy hiện
nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu và thường bị đánh
giá là không đảm bảo an toàn [1], [3]. Vì vậy ở Việt
Nam, dù đã có hệ thống cấp nước cơ bản thì số lượng
hay tính chủ động và chất lượng của nguồn nước
máy vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Trong những điều
kiện như vậy, nhiều hộ gia đình (HGĐ) thường tự
khắc phục bằng cách đầu tư các thiết bị xử lý và trữ
nước tại nhà hoặc sử dụng các nguồn nước thay thế
như nước đóng chai, nước giếng khoan hay nước
mưa. Tuy nhiên, tổng chi phí đầu tư cho nguồn nước
thay thế hay thiết bị trữ và xử lý nước tại nhà thường
1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
cao hơn nhiều so với phí mua nước từ hệ thống nước
máy công cộng [4]. Chính vì vậy, không phải HGĐ
nào cũng có khả năng thực hiện. Quan trọng hơn,
các thiết bị xử lý và lưu trữ nước tại nhà khó có thể
đảm bảo chất lượng nước, đáp ứng yêu cầu “nước ăn
uống trực tiếp” cho HGĐ đầu tư.
Thiếu thông tin về sự quan tâm của HGĐ liên
quan đến việc cải thiện dịch vụ cấp nước gây ảnh
hưởng lớn đến tính khả thi khi triển khai các dự án
nâng cấp cơ sở hạ tầng của hệ thống nước máy công
cộng [5], [6]. Những hiểu biết về mức sẵn lòng chi
trả và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả
của người dân có thể giúp xác định mức độ quan tâm
đến dịch vụ cấp nước sạch. Từ đó, cơ quan chức
năng có thể xây dựng các chính sách thích hợp về
tiêu chí đầu tư, giá cả dịch vụ, giúp đảm bảo kinh phí
duy tu, bảo trì và nâng cấp hệ thống xử lý nước máy
an toàn và đảm bảo [3], [7], [8].
Phương pháp định giá ngẫu nhiên (Contingent
valuation method - CVM) là một loại phương pháp
tiếp cận dựa trên việc khảo sát trực tiếp sự ưa thích
để tính ra giá trị, thường được sử dụng để định giá
hàng hóa chất lượng môi trường [9]. Bằng cách xây
dựng một tình huống giả định, người ta phải xác định
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 123
được hàm cầu về hàng hóa môi trường thông qua sự
sẵn lòng chi trả (Willingness to pay - WTP). Trong
nghiên cứu này, tình huống giả định là chất lượng
nước hoặc độ đảm bảo của hệ thống cấp nước [10].
Một tình huống giả định đưa ra đủ tính khách quan,
người trả lời đúng với hành động thực tế của họ thì
phương pháp được đánh giá đủ chính xác. Cho đến
nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về WTP
liên quan đến dịch vụ nước sạch, đặc biệt ở các cộng
đồng nông thôn [2], [11-13]. Nhưng ở Việt Nam, vấn
đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức và hầu
như chưa có những dữ liệu thực nghiệm có giá trị,
gây ra rào cản đáng kể trong việc cải tiến hệ thống
cấp nước [15]. Chính vì vậy, đã thực hiện nghiên cứu
này với mục tiêu là đánh giá hiện trạng sử dụng nước
và điều tra mức sẵn lòng chi trả kết hợp với phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của
các HGĐ đối với việc cải tiến dịch vụ nước máy. Hi
vọng rằng các ước tính giá trị từ nghiên cứu có thể
góp phần tăng tính khả thi của chính sách thu hút
nguồn vốn xã hội hóa, nhằm cải thiện hệ thống cung
cấp nước máy tại Việt Nam.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khu vực nghiên cứu và đặc điểm hệ thống
nước máy
Thái Bình là tỉnh đồng bằng được bao bọc bốn
phía là biển và sông, với vị trí địa lý nằm từ 20017 -
20044 vĩ độ Bắc và 106006 - 106039 kinh độ Đông.
Nằm trong vùng có lợi thế của khu tam giác kinh tế
đồng bằng Bắc bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh), tỉnh Thái Bình được chia ra làm 8 đơn vị hành
chính cấp huyện/thành phố (bao gồm: thành phố
Thái Bình, huyện Kiến Xương, huyện Vũ Thư, huyện
Đông Hưng, huyện Quỳnh Phụ, huyện Hưng Hà,
huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy). Dân số tỉnh
Thái Bình tính đến năm 2018 là 1.789.942 người, với
531.463 HGĐ. Mật độ dân số trung bình là 1.128
người/km2 (trong đó mật độ cao nhất tại thành phố
Thái Bình là 2.745 người/km2) với tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên khoảng 9,0‰ (2018). Số người trong độ tuổi
lao động là 1.104,72 nghìn người trong đó lao động
nữ chiếm 52,38% [16]. Với đặc điểm như trên, nhu
cầu nước an toàn phục vụ sinh hoạt của tỉnh Thái
Bình ngày càng gia tăng.
Về công tác quản lý và khai thác nước máy sinh
hoạt, Ủy ban nhân dân tỉnh đóng vai trò lập kế hoạch
tài chính, đưa ra các quyết định về giá nước. Trong
việc vận hành hệ thống cấp nước, chính quyền địa
phương ký hợp đồng với doanh nghiệp nhà nước
hoặc một công ty tư nhân. Đơn vị quản lý khai thác
công trình cấp nước sinh hoạt tập trung có trách
nhiệm quản lý vận hành công trình và thu tiền nước
từ các tổ chức, HGĐ dùng nước theo quy định. Cơ sở
hạ tầng cần thiết vẫn là tài sản của Nhà nước như đã
nêu trong Luật Tài nguyên Nước. Nhìn chung, tỉnh
Thái Bình có hệ thống cấp nước sạch tập trung khá
phát triển bước đầu đáp ứng được nhu cầu sử dụng
nước của người dân. Tỉnh hiện có 4 nhà máy nước ở
khu vực thành phố (đạt công suất khai thác 92.000
m3/ngày đêm) và một số công trình cấp nước sinh
hoạt tập trung ở khu vực nông thôn (với công suất
thiết kế 368.950 m3/ngày/đêm) cung cấp nước sạch
cho 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2018, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh
đã thực hiện giám sát chất lượng tại 70 cơ sở cấp
nước, với tổng số 210 mẫu [17].
Về nguồn cấp nước, tổng lượng tài nguyên nước
của tỉnh Thái Bình bị chi phối chủ yếu bởi dòng chảy
của các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái
Bình và một số sông nội đồng khác [16], do vậy,
có nhiều biến động và khó kiểm soát. Bên cạnh đó,
dù tỉnh Thái Bình được đánh giá có tiềm năng nước
dưới đất khá phong phú, nhưng nguồn nước dưới đất
có chất lượng không ổn định, với các vùng nước mặn
nhạt đan xen, đặc biệt ở các khu vực Nam và Đông
Nam giáp biển. Nước máy sinh hoạt được lấy chủ yếu
từ nguồn nước mặt, được xử lý bằng clo theo công
nghệ cũ, trước khi phân phối qua hệ thống đường
ống [17]. Hiện nay, hệ thống cấp nước tại tỉnh Thái
Bình đang phải đối mặt với một số thách thức. Các
đường ống đã cũ và hư hỏng, hiện tượng rò rỉ tại các
mối nối diễn ra khá phổ biến, dẫn đến một lượng
nước lớn bị thất thoát (32%) trước khi đến người tiêu
dùng. Do đó hiện nay, đa số các HGĐ tự đầu tư các
thiết bị chứa nước để thích ứng với hệ thống cấp
nước không liên tục, thường thấy các bể chứa nước
được lắp đặt trên các mái nhà. Ngoài việc không
đáng tin cậy, nước máy công cộng có nguy cơ bị ô
nhiễm và không thực sự an toàn để sử dụng. Kết quả
kiểm định gần đây cho thấy chất lượng nước đầu vào
trên các sông Hồng, Luộc, Hóa, Trà Lý, Kiến Giang,
Tiên Hưng và các sông nội đồng khác đều bị ô nhiễm
các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5, coliform vượt ngưỡng
tiêu chuẩn cho phép [17]. Kết quả phân tích chất
lượng nước ngầm năm 2018 tại các lỗ khoan quan
trắc trên địa bàn tỉnh Thái Bình cũng đã xác định
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 124
một số chỉ tiêu chưa đáp ứng mục đích sử dụng
nguồn nước, như NH4, clorua, mangan, đặc biệt là
chỉ tiêu Fe vượt tiêu chuẩn ở 11/12 vị trí thử nghiệm.
Trong tổng số 12 giếng quan trắc, không có giếng
nào đảm bảo tiêu chuẩn toàn bộ 100% các chỉ tiêu
[17]. Vì vậy việc tăng cường các nỗ lực quản lý và đầu
tư liên quan đến nước hiện nay ở tỉnh Thái Bình để
đảm bảo cung cấp nước đầy đủ liên tục và chất lượng
nước tốt hơn là hết sức cần thiết. Do đó, việc nâng
cao hiểu biết về WTP của HGĐ cho nước máy sinh
hoạt an toàn và đảm bảo, có thể cung cấp các dữ liệu
đầu vào quan trọng cho quá trình lập kế hoạch của
tỉnh Thái Bình.
2.2. Phương pháp thu thập và chọn mẫu nghiên
cứu
Theo Trung tâm Thông tin và Phân tích dữ liệu
Việt Nam, nghiên cứu được triển khai trên địa bàn
rộng có thể áp dụng công thức tính cỡ mẫu xác định
số lượng người dân tham gia khảo sát là:
(1)
Trong đó: n: cỡ mẫu; z: 1,96 với độ tin cậy 95%; p:
ước tính tỷ lệ ước tính của tổng thể (50%); khả năng
lớn nhất q = 1-p; e = sai số cho phép (0,05).
Số lượng người tham gia khảo sát tính toán theo
công thức là ≥ 384 mẫu.
Bên cạnh đó phương pháp sử dụng để phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến WTP được sử dụng cho
nghiên cứu này là phân tích hồi quy trên mô hình cấu
trúc tuyến tính. Để đạt được ước lượng tin cậy của
phương pháp, kích thước mẫu được xác định [18]:
n ≥ 50+8 x m (2)
Trong đó: n: cỡ mẫu; m là số biến độc lập của mô
hình.
Đối với nghiên cứu này mô hình hồi quy sử dụng
11 biến độc lập nên quy mô mẫu là: n ≥ 50+11 x
8=138. Do đó để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu đã
tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 400 người (đại diện
cho 400 HGĐ) ở 2 huyện và 1 thành phố đại diện cho
tỉnh Thái Bình bao gồm: thành phố Thái Bình, huyện
Hưng Hà và huyện Thái Thụy.
Kết quả 386 bảng hỏi đạt yêu cầu để đưa vào
phân tích. Thông tin cơ bản về mẫu điều tra thể hiện
ở bảng 1.
Bảng 1. Phương pháp chọn mẫu, dung lượng và đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra
Tiêu chí
Thành phố
Thái Bình
Huyện
Hưng Hà
Huyện
Thái Thụy
Tỷ lệ (%)
Tổng số người điều tra 143 124 119 100
Giới tính
Nam (người) 41 23 3 17,4
Nữ (người) 103 101 116 82,9
Số nhân khẩu trung bình (người) 4 6 5
Trình độ học vấn trung bình (năm) 12 9 10
Tuổi trung bình (năm) 38 41 45
Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/năm) 52,08 50,23 48,02
Chủ sở hữu (người) 140 119 118 97,7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
Hầu hết những người được hỏi là nữ (82,9%), với
độ tuổi trung bình là 41 và trình độ giáo dục trung
bình 11 năm đi học. Quy mô HGĐ xấp xỉ 5 người và
hơn 97% số người được hỏi có nhà riêng. Thu nhập
trung bình của 2 huyện và 1 thành phố đại diện cho
tỉnh Thái Bình là 50,11 triệu đồng/người/năm.
Số liệu sơ cấp về mức sẵn lòng chi trả và dữ liệu
phân tích yếu tố ảnh hưởng được thực hiện bằng
phương pháp CVM. Trong nghiên cứu này, để khắc
phục một số hạn chế của CMV trước khi điều tra
chính thức, đã thực hiện điều tra thử 10 phiếu hỏi thử
nhằm điều chỉnh kịch bản, bảng hỏi cho phù hợp.
Trong phiếu điều tra thử, các mức giá được đưa ra ở
dạng câu hỏi mở, người trả lời sẽ tự đưa ra mức giá
sẵn lòng chi trả cao nhất. Đây cũng là tham chiếu để
chọn ra mức giá phù hợp sử dụng cho điều tra chính
thức.
Phiếu điều tra chính thức bao gồm 3 phần:
Phần 1: Xây dựng các câu hỏi nhằm thu thập các
thông tin liên quan đến nhận thức về hiện trạng hệ
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 125
thống cấp nước và chất lượng nước hiện tại, việc sử
dụng nước, biện pháp trữ và xử lý nước mà gia đình
đang áp dụng.
Phần 2: Phần định giá WTP, xây dựng kịch bản
với phần mô tả đặc điểm của hệ thống nước hiện có
và sự cải tiến về tiêu chuẩn chất lượng nước an toàn
cho nhu cầu ăn uống.
Kịch bản được trình bày cụ thể như sau: Hiện
nay, việc cung cấp nước máy ở tỉnh Thái Bình thường
bị gián đoạn và nước máy nói chung không đảm bảo
phục vụ cho nhu cầu ăn uống một cách an toàn. Giả
sử rằng người dân tỉnh Thái Bình sẽ có cơ hội bỏ
phiếu ủng hộ hoặc không ủng hộ dự án xây dựng và
áp dụng công nghệ nhằm cải thiện chất lượng nước
(giảm vi khuẩn, vi nấm và kim loại nặng) và đầu tư
cho các dự án bảo vệ và khai thác bền vững tài
nguyên nước hiện đang có nguy cơ cạn kiệt và ô
nhiễm. Dự án này sẽ giảm thiểu ô nhiễm, cung cấp
đầy đủ nguồn nước và giúp nước máy ở tỉnh Thái
Bình an toàn phục vụ cho nhu cầu ăn uống trực tiếp
theo các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận. Để
thực hiện dự án này, hơn 50% cư dân của tỉnh Thái
Bình phải bỏ phiếu cho dự án. Nếu dự án được chấp
thuận, để xây dựng và bảo trì hệ thống nước mới
cũng như đóng góp vào quỹ bảo vệ nguồn nước,
một số tiền mỗi tháng sẽ được thêm vào hóa đơn
tiền nước của gia đình ngoài số tiền mà gia đình
hiện tại phải trả.
Tiếp theo, là câu hỏi thăm dò mức sẵn lòng chi
trả của người dân. Trong nghiên cứu này, người được
phỏng vấn sẽ được hỏi “có đồng ý với mức giá WTP
khởi điểm hay không?” Nếu “có” họ sẽ được hỏi có
sẵn lòng trả thêm ở mức giá cao hơn và tiếp tục cho
đến mức giá cao nhất; nếu “không” họ sẽ được hỏi số
tiền cao nhất có thể chi trả là bao nhiêu? Trong
nghiên cứu này sau khi cân nhắc mức WTP ở phiếu
điều tra thử, mức WTP khởi điểm được tính dựa trên
đơn giá nước sạch hiện tại là 7.300 đồng/m3. Các
mức WTP thực tế đề xuất mức chi trả của hộ trên cơ
sở tỷ lệ gia tăng lần lượt là 20% mỗi mức so với mức
WTP cơ sở và được làm tròn. Theo đó, WTP thực tế =
WTP cơ sở *(1 + i*20%) = các giá trị lần lượt là 7.300;
9.000; 1.000; 13.000; 15.000; 18.000; 22.000
đồng/m3/tháng.
Phần 3 là phần thông tin cá nhân gồm họ tên, năm
sinh, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập bình quân.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu và mô hình
nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, thống kê so sánh... Để phân tích thực trạng sử
dụng nước sạch và phương pháp chuyên gia để đề
xuất giải pháp.
Tính toán WTP trung bình:
(3)
Trong đó, i chỉ số quan sát (i= 1 - 386), n là tổng
số quan sát, WTPi là mức sẵn lòng chi trả của người
thứ i.
Tổng WTP cho 531.463 HGĐ ở tỉnh Thái Bình
được tính là:
ƩWTP = WTPTB x Tổng số hộ dân tỉnh Thái Bình
x Tỷ lệ số HGĐ sẵn lòng chi trả x Lượng nước bình
quân sử dụng hàng tháng của HGĐ (4)
Một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây ghi
nhận rằng người tiêu dùng nhạy cảm đối với sự
thay đổi giá cả hàng hóa [19]. Các yếu tố đặc điểm
cá nhân như tuổi, trình độ học vấn và quyền sở hữu
nhà riêng... được kể đến như là các yếu tố quyết
định đến mức WTP. Phương pháp hồi quy tuyến
tính để xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến
sự sẵn lòng trả tiền và sử dụng phương pháp tham
số để phân tích sự sẵn lòng chi trả. Nghiên cứu giả
định mức WTP của các HGĐ là biến phụ thuộc,
được giải thích bằng các biến độc lập. Mô hình
tổng quan có dạng sau:
(5)
Trong đó: i là chỉ số các quan sát; j là chỉ số của
các biến; βo là hệ số chặn; βi là hệ số hồi quy; Xj là
biến giải thích j (j=1-10); Xij là các giá trị quan sát thứ
i của biến Xj; Ui là sai số ngẫu nhiên.
Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến
tính, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân
tích tương quan Pearson để kiểm tra tính tin cậy và
phù hợp của mô hình phân tích cũng đã được thực
hiện. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết và khảo
sát, đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 11 nhóm
nhân tố với 15 biến quan sát kỳ vọng. Danh sách các
biến được thể hiện ở bảng 2.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 126
Bảng 2. Danh sách biến được lựa chọn, giả thuyết và mô tả thống kê
Danh sách biến
Ký
hiệu
Mô tả biến Đơn vị
Kỳ
vọng
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Biến phụ thuộc WTP
Mức phí sẵn lòng trả thêm ngoài số tiền
nước hiện tại
Nghìn
đồng/m3
+ 11,415 4,62
Biến độc lập
Thu nhập bình
quân
X1
Phân nhóm thu nhập của HGĐ, bằng
triệu đồng (0= thu nhập < 5 triệu, 1= 5 -10
triệu, 2 = từ 10 triệu - 15 triệu, 3 = từ 15
triệu - 20 triệu, 4 = từ 20 triệu đến 30
triệu, 5 = trên 30 triệu đồng
+ 3,17 2,88
Đánh giá hệ
thống dịch vụ
nước máy
X2
04 biến đánh giá dịch vụ nước máy.
Điểm trung bình đánh giá theo thang đo
linker 5 điểm: 1 = rất kém, 2 = kém, 3 =
bình thường, 4 = tốt, 5 = rất tốt
Điểm - 3,30 0,83
Tuổi X3 Tuổi của người trả lời Năm + 41,07 14,85
Trình độ giáo
dục
X4 Số năm đi học Năm + 10,77 4,39
Nhu cầu cải
thiện hệ thống
nước máy
D1
Biến giả; nhu cầu cải thiện nước máy sẽ
cung cấp nước (1 = nước ăn uống an toàn
và cung cấp liên tục; 0 = nước an toàn và
nguồn cung cấp có thể bị gián đoạn)
+ 0,67 0,47
Trữ nước tại nhà D2
Biến giả, HGĐ có thiết bị trữ nước tại
nhà = 1, HGĐ không có thiết bị trữ nước
tại nhà = 0
Xử lý nước D3
Biến giả, HGĐ có thiết bị xử lý nước = 1,
HGĐ không có thiết bị xử lý nước = 0
Điểm - 3,30 0,83
Chủ sở hữu D4
Biến giả; HGĐ được hỏi là chủ sở hữu
của ngôi nhà (1 = Có, 0 = Ngược lại)
Người + 0,83 0,38
Sự quan tâm D5
Biến giả, nếu người trả lời thể hiện bất
kỳ sự quan tâm nào bằng cách hỏi bất kỳ
câu hỏi liên quan đến việc triển khai hệ
thống nước khi phỏng vấn (1 = Có; 0 =
Nếu không)
Điểm + 0,39 0,49
Tin vào tiềm
năng thực hiện
của dự án
D6
Biến giả, người dân tin rằng dự án sẽ
được triển khai ở tỉnh Thái Bình = 1,
không = 0
+ 0,67 0,47
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019)
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng sử dụng nước máy sinh hoạt của
người dân tỉnh Thái Bình
3.1.1. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của
người dân tham gia khảo sát
Theo báo cáo kết quả sử dụng nước sạch sinh
hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến hết
ngày 15/6/2018 tỷ lệ dân cư tỉnh Thái Bình được sử
dụng nước sạch là 94,2% [15]. Kết quả khảo sát về
nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng được thể hiện ở
hình 1.
Hình 1. Tỷ lệ phần trăm nguồn nước sử dụng chủ
yếu cho sinh hoạt của các hộ gia đình khảo sát
(N = 386)
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 12/2020 127
Ngoài việc sử dụng nguồn nước chính là nước
máy thì người dân còn sử dụng thêm nguồn nước từ
giếng khoan, nước mưa trong bể chứa cho sinh hoạt
và nhu cầu ăn uống. Ngoài ra, có một số các hộ dân
sinh sống gần bờ sông, sử dụng thêm nguồn nước từ
sông, ao hồ mà chưa qua xử lý cho các mục đích sinh
hoạt khác. Theo kết quả điều tra, lý do một số HGĐ
ngoài việc sử dụng nước máy còn kết hợp sử dụng
các nguồn nước là do họ cho rằng chất lượng nước
máy cũng giống với chất lượng của các nguồn nước
khác như nước giếng khoan (25%), thậm chí nhiều
người tin rằng nguồn nước mưa vẫn được cho là sạch
hơn nước máy (43%). Khoảng 8% HGĐ có thu nhập
thấp khôn